Áp dụng DACUM để chuyển tải các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của thị trường lao động vào chương trình đào tạo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Với quan điểm cải tiến liên tục không ngừng để nâng cao chất lượng, Trường Đại học

Nguyễn Tất Thành đang sử dụng Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của mạng lưới các

trường đại học Asean (AUN-QA) để quản trị, tham chiếu cải tiến chất lượng, trong đó quan

trọng nhất là cải tiến chương trình đào tạo. Một trong những yếu tố cốt lõi khi rà soát

chương trình đào tạo là chuẩn đầu ra phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao

động. Nhà trường đã thực hiện tổ chức Hội thảo phân tích năng lực nghề (DACUM) để

phân tích các yêu cầu nghề nghiệp và chuyển tải vào chương trình đào tạo. Bài viết chia sẻ

các bước của quy trình để phân tích kết quả từ yêu cầu của thị trường lao động và chuyển

tải vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Áp dụng DACUM để chuyển tải các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của thị trường lao động vào chương trình đào tạo tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 277 ÁP DỤNG DACUM ĐỂ CHUYỂN TẢI CÁC YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ThS. Nguyễn Thị Anh Đào, Nguyễn Duy Minh, Trần Ái Cầm Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TÓM TẮT Với quan điểm cải tiến liên tục không ngừng để nâng cao chất lượng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đang sử dụng Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học Asean (AUN-QA) để quản trị, tham chiếu cải tiến chất lượng, trong đó quan trọng nhất là cải tiến chương trình đào tạo. Một trong những yếu tố cốt lõi khi rà soát chương trình đào tạo là chuẩn đầu ra phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động. Nhà trường đã thực hiện tổ chức Hội thảo phân tích năng lực nghề (DACUM) để phân tích các yêu cầu nghề nghiệp và chuyển tải vào chương trình đào tạo. Bài viết chia sẻ các bước của quy trình để phân tích kết quả từ yêu cầu của thị trường lao động và chuyển tải vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Từ khóa: Liên kết, năng lực nghề nghiệp, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đang đặt ra cho nền giáo dục đại học (ĐH) đó là tình trạng việc làm của sinh viên (SV) tốt nghiệp, SV ra trường thiếu kỹ năng phải đào tạo lại, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động,; do đó, nhu cầu liên kết giữa trường ĐH và doanh nghiệp (DN) trong quá trình đào tạo trở nên cấp thiết để giải quyết các vấn đề nêu trên. Theo Werner Hofer (2016) cho biết, để giải quyết các vấn đề của ĐH đang gặp phải cần nâng cao mối quan hệ gắn kết giữa cơ sở đào tạo và DN nhằm phát triển các chương trình hợp tác đa phương, giúp chia sẻ và linh hoạt hóa tri thức, thực hành, kỹ thuật và nguồn lực tài chính; hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững. Rõ ràng, không thể đánh giá một cơ sở giáo dục là có thương hiệu, uy tín khi mà tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm không cao, vì vậy trường ĐH cần phải kết nối được nhu cầu của nền kinh tế thông qua các DN với vai trò là những người cung cấp thông tin về nhu cầu lao động mà thị trường cần, từ đó chuyển tải các yêu cầu vào cấu trúc và nội dung của CTĐT thông qua chuẩn đầu ra. Liên kết giữa trường ĐH và DN để giải quyết việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp là nhiệm vụ chiến lược được ưu tiên hàng đầu của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (ĐH NTT) hiện nay; trong đó rà soát và cải tiến chương trình đào tạo LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 278 (CTĐT) như là cầu nối giúp gắn kết, cập nhật các nhu cầu của nhà trường và DN, giúp cho sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo (SV tốt nghiệp) đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Theo Phùng Xuân Nhạ (2009), để sản phẩm đào tạo có thể đáp ứng thị trường lao động thì nhà trường và DN cần xác định rõ việc liên kết bao gồm nội dung gì, cơ chế triển khai và vai trò của DN trong thiết kế CTĐT như thế nào. Vai trò của doanh nghiệp trong thiết kế chương trình đào tạo Theo UNESCO (2016), một CTĐT có chất lượng trong quá trình thiết kế cần đáp ứng yêu cầu các bên liên quan, trong đó khi DN tham gia xây dựng CTĐT sẽ thông qua việc đóng góp các yêu cầu về nghề nghiệp trong thế giới việc làm cũng như khơi dậy những tham vọng nghề nghiệp cho SV. Vai trò của các bên liên quan trong quá trình thiết kế CTĐT được thể hiện qua Bảng 1. Bảng 1: Vai trò của các bên liên quan trong thiết kế CTĐT STT Các bên liên quan trong thiết kế CTĐT Vai trò 1 SV và gia đình Cần biết CTĐT để biết rõ hơn về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai 2 Giảng viên Tham gia vào quá trình xây dựng CTĐT như là một chuyên gia, biết rõ những điều mong đợi cho SV 3 Nhà tuyển dụng/doanh nghiệp Cần biết SV đã được trang bị những gì để sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp 4 Các cơ sở giáo dục đại học Biết rõ SV được trang bị tốt các năng lực sau khi tốt nghiệp 5 Xã hội Biết rõ SV nhận thức được và có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng 6 Chính phủ Biết rõ rằng các trường ĐH/CTĐT đang tham gia vào phát triển các mục tiêu chung của quốc gia về chính trị, kinh tế xã hội. Theo mô hình đảm bảo chất lượng cấp CTĐT của AUN-QA thì CTĐT cần đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan, trong đó DN /nhà tuyển dụng là 1 trong 6 bên liên quan quan trọng. DN không chỉ tham gia đánh giá sự hài lòng của SV tốt nghiệp có việc làm như trước đây mà còn cung cấp thông tin từ thị trường lao động, các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của SV tốt nghiệp, từ đó trường ĐH sẽ phân tích và chuyển tải các yêu cầu này vào kết quả học tập dự kiến hay còn gọi là chuẩn đầu ra của CTĐT. Có nhiều phương pháp và công cụ để thiết kế, phân tích và chuyển tải các yêu cầu năng lực nghề nghiệp từ thị trường lao động vào chuẩn đầu ra của CTĐT, Trường ĐH NTT đang sử dụng phương KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 279 pháp thiết kế ngược (Backward design) và phân tích năng lực nghề nghiệp DACUM. Hình 1: Các phương pháp thiết kế chuẩn đầu ra của CTĐT Chuẩn đầu ra của CTĐT là phát biểu về năng lực (gồm Kiến thức, kỹ năng, thái độ) của SV tốt nghiệp ngay khi hoàn tất CTĐT. Nhu cầu của thị trường lao động sẽ khác nhau giữa các quốc gia, vì vậy CTĐT tại các trường ĐH của Việt Nam cần được thiết kế/ điều chỉnh làm sao cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo Nguyễn Tiến Dũng (2018), cách phát biểu/ hiểu để đánh giá năng lực của SV tốt nghiệp giữa nhà trường và DN được thể hiện qua Hình 2. LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 280 Hình 2: Các cấp độ phát biểu chuẩn đầu ra theo thang Bloom Phân tích yêu cầu năng lực nghề nghiệp DACUM Để chuyển tải được yêu cầu về năng lực nghề nghiệp từ thị trường lao động vào chuẩn đầu ra của CTĐT, một trong những phương pháp là tổ chức Hội thảo phân tích năng lực nghề nghiệp DACUM. Theo DACUM handbook (1997), DACUM là viết tắt của cụm từ “Development A Curicculum”, được xem như là công cụ hữu hiệu, có chi phí thấp nhưng hiệu quả và nhanh trong phân tích nghề nghiệp để chuyển tải vào trong CTĐT. Kết quả thực tế để thể hiện chất lượng của quá trình đào tạo là SV ra trường có kỹ năng nghề nghiệp để tham gia thành công vào thị trường lao động. Theo Debbie Gideon (2015), việc phân tích năng lực nghề nghiệp là cần thiết để thiết kế CTĐT và DACUM được xem như là công cụ để rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và thực tế nghề nghiệp. Triết lý của DACUM - Những người lành nghề là lựa chọn tốt nhất để mô tả chính xác nhất về nghề nghiệp hơn bất cứ ai; - Cách tốt nhất để xác định ngành nghề là mô tả những công việc mà người lành nghề trong nghề đó đang thực hiện; - Tất cả các công việc để thực hiện một cách chính xác và tốt nhất cần yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, công cụ và thái độ/ hành vi của người làm nghề. Quy trình chuyển tải các yêu cầu năng lực nghề nghiệp bằng DACUM Trong thời gian qua, Trường ĐH NTT đã tổ chức cho các CTĐT thực hiện phân tích năng lực nghề nghiệp theo DACUM, bao gồm các ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính Có CL CL cao CL khá cao CL rất cao Chất lượng đào tạo/nguồn nhân lực Mức năng lực theo nhà tuyển dụng Xuất sắc Thành thạo Đạt yêu cầu CL thấp Cơ bản Thang/Bậc/Mức/tiến trình nhận thức của Bloom và Marzano C H U Ẩ N Đ Ầ U R A T H Ứ i KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 281 ngân hàng, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ Thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa Thực phẩm, Cơ khí Ô tô. Quy trình tổ chức hội thảo năng lực nghề nghiệp theo DACUM, phân tích và chuyển tải các yêu cầu vào chuẩn đầu ra của CTĐT được thực hiện thông qua các bước: Bước 1: Chuẩn bị Bảng phân tích nghề và các yêu năng lực đối với sinh viên tốt nghiệp (DACUM Chart) Dựa trên định hướng chiến lược của Trường ĐH NTT, nhu cầu của thị trường lao động về nghề nghiệp hiện tại; lãnh đạo các khoa, giảng viên tổ chức họp và chuẩn bị dự thảo_ Bảng phân tích nghề và các yêu năng lực đối với SV tốt nghiệp (DACUM Chart), trong đó thể hiện rõ việc định hướng của CTĐT hướng đến SV với các nội dung cụ thể: - Bối cảnh ngành nghề; - Vị trí việc làm; - Các khối kiến thức – Kỹ năng; - Năng lực nghề: + Gồm các năng lực chính và năng lực bổ trợ (tuân thủ quy định, phát triển nghề nghiệp, hướng dẫn người khác, năng lực đóng góp cho đơn vị,); + Có ít nhất là 04 năng lực chính, mỗi năng lực chính có nhiều nhất là 16 công việc cụ thể - Năng lực chung: năng lực kết nối người – người, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, thái độ - tác phong. A. (Năng lực nghề: động từ + danh từ) A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 A11 A12 A13 A14 A15 Bước 2: Lựa chọn và mời doanh nghiệp tham gia Hội thảo DACUM DN là một bên liên quan quan trọng giúp cung cấp các thông tin từ thị trường lao động cũng như các yêu cầu về năng lực nghề nhiệp của SV tốt nghiệp. Do đó, cần lựa chọn và mời doanh nghiệp tham dự Hội thảo DACUM bao gồm: + Đại diện các DN phù hợp với ngành nghề, khoảng từ 10 DN trở lên (ưu tiên doanh nghiệp đang có SV của Trường ĐH NTT đang làm việc); + Khoảng từ 10 người giỏi nghề (có từ 10 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời gian). LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 282 Bước 3: Tổ chức Hội thảo DACUM Thành phần tham dự, gồm: - Chuyên gia có chứng chỉ giảng viên phân tích nghề DACUM (CVA certified DACUM Analysis Facilitator): điều phối chương trình, giải thích bối cảnh và các yêu cầu về thiết kế/ đào tạo các chương trình trong giáo dục ĐH, hướng dẫn DN cung cấp thông tin về nghề nghiệp; - DN và người giỏi nghề; - Toàn thể lãnh đạo và giảng viên của khoa (để quan sát). Nội dung Hội thảo: - Dựa trên Bảng phân tích nghề và các yêu năng lực đối với SV tốt nghiệp, DN và người giỏi nghề sẽ thực hiện việc góp ý và bổ sung điều chỉnh. Nguyên tắc góp ý: - Mọi ý kiến đóng góp đều được ghi nhận; - Không nhận xét ý kiến đúng, sai; - Không bác bỏ tranh luận; - Không đánh giá sinh viên tốt nghiệp CTĐT; - Chỉ tập trung phân tích năng lực của người lành nghề hiện tại và tương lai gần (3 – 5 năm sắp tới); - Yêu cầu về năng lực đối với (i) Sinh viên mới tốt nghiệp, và (ii) Sinh viên sau 3 năm tốt nghiệp, sẽ thu thập qua Phiếu khảo sát; - Xu hướng phát triển ngành nghề trong những năm sắp tới. Bước 4: Phân tích kết quả góp ý, khảo sát từ Hội thảo Thống kê mức độ yêu cầu về năng lực của nhà tuyển dụng/ người giỏi nghề đối với nghề (dựa trên thống kê kết quả khảo sát DACUM) theo khung chung như sau: Năng lực A: .. .. .. .. .. .. Yêu cầu đối với SV mới tốt nghiệp Yêu cầu SV tốt nghiệp sau 3-5 năm KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 283 Chọn công việc thuộc năng lực cần thực hiện: Chia 2 dòng (dòng 1: SV mới tốt nghiệp, dòng 2: SV tốt nghiệp sau 3-5 năm) cho mỗi công việc trong các năng lực (Bảng tổng hợp ý kiến của DN trong hội thảo DACUM)  Đánh dấu  (nếu >50% ý kiến của DN có yêu cầu đối với công việc) và đánh dấu x (nếu < 50% ý kiến của DN có yêu cầu đối với công việc). - Chọn các nội dung có >50% ý kiến của DN yêu cầu về năng lực để chuyển tải vào trong CTĐT; - Các nội dung có < 50% ý kiến của DN sẽ được thảo luận để chọn lọc lại tạo thành điểm nhấn của CTĐT. Các DN tham gia Hội thảo DACUM đều có những góp ý tích cực theo hướng dẫn của chuyên gia; trong đó ý kiến nhiều nhất về năng lực tư duy, năng lực quan hệ giữa người và người, phẩm chất, năng lực phát triển bản thân. Một số các góp ý được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2: Bảng góp ý của doanh nghiệp về các năng lực của SV NĂNG LỰC Góp ý của doanh nghiệp Quan hệ giữa người và người - Xây dựng các mối quan hệ - Làm việc nhóm - Hỗ trợ đồng nghiệp Giao tiếp - Thuyết trình, - Đàm phán - Giao tiếp bằng cử chỉ, viết, đa phương tiện - Xác định phong cách, tạo sự tin cậy Phát triển bản thân - Tư duy phản biện, sáng tao - Lập mục tiêu - Tự quản lý bản thân - Tự học Phẩm chất - Trung thành - Đam mê, chịu khó - Trách nhiệm - Hành xử chuyên nghiệp Bổ sung - Xây dựng thương hiệu cá nhân - Khởi nghiệp LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 284 KIẾN THỨC Thang Bloom về kiến thức Sản phẩm Đề xuất cải tiến Học kỳ Hiểu Áp dụng Phân tích Đánh giá Sáng tạo 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 - - - - - - - - - - 1. 2. 3. 1. 2. 3. Môn A Môn B Môn C Phát biểu CĐR kiến thức KỸ NĂNG Phát biểu CĐR kỹ năng Lưu ý: Sử dụng thang Bloom về kỹ năng  viết CĐR kỹ năng; THÁI ĐỘ Phát biểu CĐR Thái độ Sử dụng các ý kiến của DN trong DACUM  viết CĐR thái độ. Về xu hướng phát triển ngành nghề và những năng lực nào cần cho SV tốt nghiệp sau khi ra trường cho các năm tiếp theo thì đa số DN đều không đưa ra câu trả lời. Điều này sẽ khó để giúp các CTĐT lựa chọn đào tạo các năng lực cho ngành nghề cần thiết ít nhất cho 4 năm nữa để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Bước 5: Chuyển tải góp ý từ doanh nghiệp vào chuẩn đầu ra, cấu trúc và nội dung của CTĐT Sau khi chọn lựa thống nhất các năng lực cần có đảm bảo cân bằng giữa các bên gồm (i) Theo yêu cầu doanh nghiệp, (ii) Tầm nhìn sứ mạng của Trường/khoa và (iii) Bộ Giáo dục và Đào tạo; các khoa sẽ phát biểu chuẩn đầu ra của toàn bộ CTĐT và chuyển tải vào từng môn học theo mô hình ở Hình 3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 285 Kết luận Để rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế ngành nghề, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp thì việc liên kết giữa trường ĐH và DN là xu thế tất yếu trong môi trường giáo dục ĐH hiện nay, điều này đã được nhiều trường ĐH tự nhận thức và dần dịch chuyển theo hướng tích cực trong những năm qua. Chuẩn đầu ra và nội dung của CTĐT là phương thức giúp kết nối nhu cầu của 2 bên, là yếu tố gắn kết để đảm bảo cho đầu ra của quá trình đào tạo (SV tốt nghiệp) có việc làm ổn định. Có nhiều phương pháp và công cụ giúp tạo sự kết nối và chuyển tải các yêu cầu của thị trường lao động vào CTĐT của các trường ĐH, việc áp dụng DACUM để phân tích ngành nghề theo bối cảnh của Việt Nam là một phương pháp và công cụ phù hợp đã được Trường ĐH NTT lựa chọn nhằm xây dựng, cải tiến các CTĐT đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động. Tuy nhiên, để quá trình triển khai thực sự đồng bộ, sâu rộng và Đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT Lấy ý kiến các thành phần liên quan Những yêu cầu của các thành phần liên quan đối với SVTN (năng lực) Khoa lựa chọn và Quyết định Chuẩn đầu ra (ELO- Kết quả học tập dự kiến của CTĐT) Gồm có 2 dạng tuyên bố CĐR theo năng lực: 1. "Competencies" based programe  SV sau khi tốt nghiệp có năng lực (ability to.........); 2. "Competences" based programe  SV sau khi hoàn tất CTĐT có thể đạt được theo KSA. Sử dụng kết quả khảo sát DACUM DACUM Yêu cầu nhà tuyển dụng/ người giỏi nghề Bộ GD&ĐT Nhà trường Tầm nhìn - Sứ mạng - Giá trị cốt lõi Học thuật của Khoa LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO SINH VIÊN 286 mang lại hiệu quả thực tế cần một số yếu tố: sự quan tâm, ủng hộ sâu sắc của lãnh đạo nhà trường; hiểu rõ triết lý của DACUM, lợi ích, thống nhất nhận thức và thực sự quyết tâm trong quá trình triển khai; đội ngũ nhân sự phải ổn định, đặc biệt là giảng viên tham gia giảng dạy và điều chỉnh CTĐT; lựa chọn các DN, người giỏi nghề phù hợp với các CTĐT khi tham gia góp ý; có Hội đồng thẩm định để cùng tham vấn cho các CTĐT khi điều chỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. DACUM handbook, (1997), Leadership training Series No.67. 2. Debbie Gideon, (2015), SCTCS Faculty Fellow Project: DACUM Design at Octech. 3. Nguyễn Tiến Dũng, (2018), Tập huấn về đảm bảo sự phù hợp với cơ sở lý luận và đáp ứng thực tiễn, tập huấn Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tháng 8/2018 tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành. 4. Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009), tr. 1-8. 5. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, (2017), Báo cáo Nội dung Rà soát – cải tiến CTĐT theo yêu cầu năng lực từ kết quả khảo sát DACUM và chuyển tải năng lực vào chuẩn đầu ra của CTĐT. 6. UNESCO IBE, (2016), “What Makes a Quality Curriculum”. Werner, H, (2016), Hội nghị đối thoại giáo dục toàn cầu, avariable at: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/ged-bai-tong-ket_0.pdf

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_dacum_de_chuyen_tai_cac_yeu_cau_ve_nang_luc_nghe_ngh.pdf
Tài liệu liên quan