Hiện nay, các thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đều cam kết xây
dựng hệ thống CMKT quốc gia phù hợp với CMKT quốc tế. Hội đồng CMKT Quốc tế
(IASB) có cách tiếp cận chủ động trong việc điều chỉnh các IAS/IFRS cho gần hơn với
hệ thống kế toán ở các nước. Những năm gần đây, quá trình hài hòa và tiêu chuẩn hóa ở
cấp độ quốc tế trong lĩnh vực kế toán diễn ra mạnh mẽ. Các CMKT Mỹ (US GAAP)
được nhiều quốc gia sử dụng, chủ yếu ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, IAS/IFRS được lựa chọn
phổ biến hơn tại các quốc gia Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Hiệp hội các nhà kế toán
ASEAN (Việt Nam là thành viên từ năm 1998) đã khuyến khích các thành viên thực
hiện hài hòa CMKT, dựa trên các nguyên tắc chỉ đạo do IASB đề ra.
IFRS được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) làm cơ sở cho
việc trình bày các BCTC của những khách hàng sử dụng các khoản tín dụng của mình.
Ngoài ra, IFRS cũng có thêm sự hỗ trợ của Ủy ban chứng khoán Quốc tế (IOSCO), Ủy
ban giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS và được cộng
đồng Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
222
ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
# TS. Nguyễn Đăng Huy
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS)
ngày càng được sửa đổi, hoàn chỉnh và hòa nhập vào các CMKT quốc tế (IAS/IFRS). Bài
viết trình bày kinh nghiệm vận dụng IFRS của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam ở lĩnh vực ngân hàng.
Từ khóa: Báo cáo tài chính (BCTC); IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế; IAS/IFRS:
CMKT quốc tế.
Áp dụng IFRS trên phạm vi toàn cầu
Hiện nay, các thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đều cam kết xây
dựng hệ thống CMKT quốc gia phù hợp với CMKT quốc tế. Hội đồng CMKT Quốc tế
(IASB) có cách tiếp cận chủ động trong việc điều chỉnh các IAS/IFRS cho gần hơn với
hệ thống kế toán ở các nước. Những năm gần đây, quá trình hài hòa và tiêu chuẩn hóa ở
cấp độ quốc tế trong lĩnh vực kế toán diễn ra mạnh mẽ. Các CMKT Mỹ (US GAAP)
được nhiều quốc gia sử dụng, chủ yếu ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, IAS/IFRS được lựa chọn
phổ biến hơn tại các quốc gia Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Hiệp hội các nhà kế toán
ASEAN (Việt Nam là thành viên từ năm 1998) đã khuyến khích các thành viên thực
hiện hài hòa CMKT, dựa trên các nguyên tắc chỉ đạo do IASB đề ra.
IFRS được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) làm cơ sở cho
việc trình bày các BCTC của những khách hàng sử dụng các khoản tín dụng của mình.
Ngoài ra, IFRS cũng có thêm sự hỗ trợ của Ủy ban chứng khoán Quốc tế (IOSCO), Ủy
ban giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS và được cộng
đồng Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng.
IFRS đã và đang được các quốc gia vận dụng theo 4 mô hình sau:
- Mô hình 1, vận dụng 100% IFRS. Nếu có CMKT không thể áp dụng được thì
xây dựng CMKT riêng.
- Mô hình 2, vận dụng 100% các IFRS nhưng có thêm phần phụ lục, để thêm
hoặc bớt một số phần vào chuẩn mực.
- Mô hình 3, vận dụng có chọn lọc các nội dung của IFRS có sửa đổi, bổ sung
một số điểm nội dung cho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế quốc gia và ban hành thêm
CMKT quốc gia.
- Mô hình 4, không sử dụng IFRS.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
223
Áp dụng IAS/IFRS trong khu vực Á, Âu và một số quốc gia khác
Quy định số 1606/2002 của EC, ban hành ngày 11/9/2002, quy định bắt buộc áp
dụng hoặc tuân thủ theo IFRS từ năm 2005 đối với các BCTC của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán EU. Các nước thành viên có quyền lựa chọn, áp dụng đối
với các BCTC công ty riêng biệt và các nhóm chưa niêm yết. Các biện pháp chuyển đổi
có thể áp dụng trong năm 2007 đối với các công ty mà trái phiếu của họ chưa được niêm
yết hoặc sẽ sử dụng US GAAP như một CMKT.
Ở Anh, Luật công ty quy định BCTC phải phù hợp với các CMKT của Anh. Cuối
năm 2002, chính phủ Anh quy định mọi doanh nghiệp (DN) Anh có thể áp dụng IFRS
nếu muốn.
Kinh nghiệm của các nước châu Âu cho thấy, việc áp dụng IAS/IFRS giúp làm
giảm sự tùy tiện trong quản lý. Điều đó cũng có thể làm giảm lợi ích cá nhân của cán bộ
trong công ty, giảm các vụ bê bối tài chính của các công ty. Trên cơ sở đó, IAS/IFRS là
phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tạo điều kiện để nhà đầu tư
tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
Tại khu vực Châu Á, một số nước điển hình như: Hàn Quốc (tháng 3/2007, Uỷ ban
giám sát tài chính Hàn Quốc và Viện Kế toán Hàn Quốc, đã thông báo một lộ trình cho việc
chấp nhận IAS/IFRS vào hệ thống khuôn mẫu BCTC quốc gia, thường được gọi là IFRS Hàn
Quốc hay “K-IFRS”. Hàn Quốc cũng cho phép các công ty niêm yết được áp dụng IAS/IFRS
vào năm 2009, ngoại trừ các tổ chức tài chính. Năm 2011, tất cả các công ty niêm yết được
yêu cầu áp dụng IAS/IFRS trong việc lập BCTC); Trung Quốc (năm 2006, Trung Quốc đã
quyết định kết hợp IAS/IFRS vào hệ thống luật pháp của mình và đã ban hành một hệ thống
CMKT DN Trung quốc (ASBE), về cơ bản là phù hợp với IAS/IFRS trong những nguyên tắc
chủ yếu về soạn thảo và trình bày BCTC. Năm 2010, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ban hành
lộ trình tiếp tục hội tụ hệ thống CMKT Trung Quốc với IAS/IFRS. Hiện nay, các công ty
niêm yết áp dụng theo ASBE, vốn đang hòa hợp với IAS/IFRS trong một lộ trình do Nhà
nước quản lý. Trong khi đó, các DN không niêm yết của Trung Quốc vẫn áp dụng hệ thống kế
toán DN được ban hành năm 2001). Bên cạnh đó, nhiều quốc gia Châu Á đang xây dựng
lộ trình tiến tới áp dụng IFRS và một số đã tuyên bố áp dụng, ví dụ: Ấn Độ đã chính
thức tuyên bố áp dụng IFRS từ ngày 01/04/2011. Đặc biệt, đối với các nước trong khu
vực Đông Nam Á, về cơ bản các thành viên của Liên đoàn Kế toán các nước ASEAN
(AFA) tán thành, ủng hộ việc phát triển CMKT quốc gia hài hòa với IAS/IFRS và tích
cực hoạt động để chuẩn bị và thực hiện tiến trình này (Singapore áp dụng gần như toàn
bộ IFRS; Malaysia đã áp dụng cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Philippines
áp dụng IFRS có điều chỉnh cho phù hợp...).
Áp dụng IFRS trong lĩnh vực ngân hàng
Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực chuyên ngành mà việc áp dụng IFRS hay không
áp dụng sẽ ánh hưởng trọng yếu đến quản trị điều hành ngân hàng, tính minh bạch của
BCTC và việc quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước. Theo các chuyên gia ngân hàng,
IFRS về công cụ tài chính có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng, trong đó phạm vi
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
224
chuẩn mực IAS 39 bao gồm gần 80% tổng tài sản có của ngân hàng và là phần quan
trọng của các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán.
Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đã
dựa trên hệ thống kế toán ngân hàng theo nội dung IAS/IFRS để phát triển các nguyên
tắc về quản trị kinh doanh ngân hàng về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ và về các tiêu
chuẩn giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Đồng thời, Ủy ban giám sát hoạt động
ngân hàng BIS cũng cảnh báo về việc các chỉ tiêu giám sát an toàn ngân hàng theo
hướng dẫn sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu việc hạch toán kế toán của ngân hàng không
tuân thủ theo IFRS.
Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam
Vấn đề đặt ra khi phát sinh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu
- Các cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây đã xảy ra với năm đầu tiên của các ứng
dụng bắt buộc của IFRS 7. Việc này đã cung cấp một cơ hội để thử nghiệm với những
tiêu chuẩn mới, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cần thiết phải tăng cường sự minh bạch
trong BCTC DN. Một nghiên cứu gần đây của Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young
đối với 24 ngân hàng lớn Châu Âu, đã phát hiện một số vấn đề nảy sinh gồm:
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải công bố đầy đủ, chi tiết các thông tin có liên quan
đến công cụ tài chính và yêu cầu không nên công bố quá nhiều thông tin. Nhiều DN cho
rằng, việc công bố quá nhiều thông tin có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cao. Ngược lại,
nhiều tổ chức tài chính tăng cường việc công bố thông tin như là những công cụ để cải
thiện chất lượng quản trị DN, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
- Tính so sánh về số liệu, thông tin kế toán giữa các DN (đặc biệt là ngân hàng)
không mang nhiều ý nghĩa do mô hình đo lường các rủi ro tài chính không giống nhau,
nguồn dữ liệu đầu vào mô hình để xác định GTHL của công cụ tài chính không giống
nhau giữa các DN.
Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Với Việt Nam, từ những năm 1990 trở về trước, Việt Nam đã có những chính
sách tài chính riêng biệt quy định đối với các DN Nhà nước mà không quy định đối với
DN cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, còn kế toán chỉ là công cụ để ghi chép các hoạt
động tài chính theo quy định của Nhà nước, mà chủ yếu để quyết toán thuế, do vậy, các
BCTC phản ánh số liệu kế toán rất khác nhau giữa doanh ngiệp Nhà nước và DN thuộc
các thành phần khác (đặc biệt là đối với các DN nước ngoài), không tạo ra môi trường
bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Điều này đi ngược với chủ trương mở
cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia vào phát triển kinh tế.
Nhưng từ những năm 1993-1994, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với các IFRS và
được nghiên cứu một cách đầy đủ từ giai đoạn năm 1996 – 1998, khi thực hiện dự án kế
toán kiểm toán của cộng đồng Châu Âu (EURO - TAPVIET). Kể từ năm 1999, Bộ Tài
chính bắt đầu soạn thảo và xây dựng VAS trên cơ sở IAS/IFRS. Đến tháng 12/2001, Bộ
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
225
Tài chính đã ban hành được 04 VAS đầu tiên và liên tiếp cho đến nay đã ban hành được
26 VAS, dự kiến năm 2014 – 2015 ban hành thêm 8 VAS nữa.
Theo Bộ Tài chính, về cơ bản các VAS được đánh giá là phù hợp với IAS/IFRS,
thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước Việt Nam đối với các CMKT Quốc tế được áp dụng
ở Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tài chính nhận định các CMKT sẽ góp phần tạo thuận lợi
cho môi trường đầu tư ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế trong nước và DN nước ngoài, tạo đà cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiếp
cận với các IFRS là tương đối phức tạp và còn khó khăn đối với Việt Nam, đặc biệt là
đối với nghiệp vụ mới phát sinh trong hoạt động kinh tế. Bộ Tài chính cũng không vội
vàng ban hành tất cả các VAS với số lượng lớn, khiến đối tượng áp dụng bị rối do phức
tạp và khó tiếp cận. Mặt khác, một số CMKT đòi hỏi khắt khe (yêu cầu đối tượng áp
dụng phải có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại) về thời điểm thích hợp đưa ra áp
dụng với nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, qua phân tích kinh nghiệm quốc tế về áp dụng IAS/IFRS trong nền
kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, chấp nhận và áp dụng IAS/IFRS (đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân
hàng) để nâng cao tính minh bạch của BCTC DN, bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư. Tăng
cường hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực quản trị DN.
- Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tổ chức hạch toán kế toán
và hoạt động kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để tuân thủ toàn diện nội dung
IAS/IFRS. Đối với ngân hàng, cần phải có cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, chi tiết các
thông tin tài chính, phi tài chính và được tổ chức theo chuẩn mực quốc tế.
- Thứ ba, việc triển khai áp dụng IAS/IFRS là công việc khó và phức tạp, cần sự
phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội kế toán kiểm toán và ban lãnh đạo các
DN. Quá trình này cần có định hướng, lộ trình cụ thể để phấn đấu thực hiện, kiểm tra
đánh giá.
- Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối
với lĩnh vực tài chính ngân hàng cả trên phương diện vi mô và vĩ mô, nhằm phát huy
hiệu quả và lợi ích của cơ chế thị trường, của công cụ tài chính phái sinh và của
IAS/IFRS. Đồng thời, hạn chế những mặt trái của các nhân tố này đến tài chính DN, đến
sự ổn định, bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc lập và trình bày BCTC theo IAS/IFRS là rất
cần thiết vì những lý do sau:
- Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc áp dụng
IAS/IFRS không chỉ hiện hữu tại các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt
Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty và đặc biệt là các ngân hàng hoạt động
tại Việt Nam.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
226
- Việc lập BCTC theo IAS/IFRS phản ánh GTHL của ngân hàng. Các ngân hàng
vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IAS/IFRS giúp Ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá
toàn diện hơn về giá trị DN đặc biệt trong các trường hợp mua bán, sáp nhập, tìm đối tác
chiến lược và các cổ đông mới
- Đối với các nghiệp vụ phức tạp, VAS và các quy định có liên quan có thể chưa có
hướng dẫn cụ thể. Việc hiểu biết IAS/IFRS giúp ngân hàng có cách áp dụng hợp lý hơn.
- Cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính) cũng cập nhật IAS/IFRS và ban hành
VAS theo chiều hướng hội nhập với quốc tế.
- IAS/IFRS là ngôn ngữ tài chính chung được sử dụng phổ biến trên thế giới. Việc
hiểu biết IAS/IFRS giúp ngân hàng có những thông tin hữu ích về các ngân hàng khác trong
nước cũng như các ngân hàng có mức hoạt động tương đương ở các nước khác.
- IAS/IFRS là “thước đo” tương đối chính xác thực trạng tình hình tài chính của ngân
hàng, góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước có biện pháp quản lý phù hợp và kịp thời.
Tóm lại: Từ sự phân tích trên, có thể thấy tiến trình hội tụ kế toán quốc tế là hướng đi
tích cực đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nhưng quá trình đó cũng đầy cam go và phức
tạp. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài
dòng chảy hội nhập quốc tế, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng tài chính.
Song, Việt Nam cần phải nhận định đúng đắn tình hình để có những lộ trình thích hợp, đáp
ứng phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng với quốc tế.
--------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Hệ thống CMKT Quốc tế (IAS)
2. Hệ thống CMKT Việt Nam (VAS)
3. Hệ thống TK kế toán áp dụng cho các TCTD
4. www.mof.gov.vn Bộ Tài chính; www.sbv.com.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_chuan_muc_ke_toan_quoc_te_trong_linh_vuc_ngan_hang_k.pdf