Hiện nay, Bộ tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định 480/QĐ-TTg ngày
18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán – Kiểm toán
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của
Chính phủ, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó việc phát triển và
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được triển khai để đáp ứng yêu cầu của nền
kinh tế trong giai đoạn hội nhập.
Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế bao gồm các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)
và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán
quốc tế ban hành và nhiều lần điều chỉnh, cập nhập và thay thế. Chuẩn mực kế toán quốc
tế là điều kiện quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới áp
dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác lập và trình bày báo cáo tài chính.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu, Châu
Á Thái Bình Dương đang tiến dần đến xu hướng hội tụ IFRS. Trong xu thế toàn cầu hoá về
kế toán, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế. Bài viết này sẽ điểm lại quá trình hình thành và phát triển IFRS,
xu hướng phát triển của IFRS và những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng IFRS tại Việt
Nam.
17 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam trong xu thế hội nhập kế toán quốc tế: Cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên trong công ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế toán viên tại các
doanh nghiệp Việt Nam là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp
cận IFRS. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên dẫn
đến tình trạng sinh viên khi ra trường chưa biết gì về IFRS.
Ngoài ra, bản thân cơ quan thuế cũng như các cán bộ thuế cũng chưa nắm rõ về các
chuẩn mực của IFRS nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi
nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ
quan thuế và doanh nghiệp khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các
doanh nghiệp.
Ngoài những khó khăn kể trên còn có những khó khăn từ thông số của thị trường.
Khi đánh giá giá trị hợp lý thì phải có thị trường thích hợp để đánh giá. Ví dụ khi muốn
đánh giá giá trị hợp lý của một sản phẩm loại A thì chúng ta phải có thị trường để xác định
giá trị của sản phẩm đó trong khi đó trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thị trường để xác
định giá trị. Ngoài ra, hệ thống đánh giá tín nhiệm, xếp hạng doanh nghiệp của Việt Nam
cũng chưa mạnh vì khi áp dụng IFRS thì phải xác định các yếu tố như là lãi suất hiệu lực.
Muốn xác định lãi suất hiệu lực thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố xác định rủi ro, hệ
thống quản trị cũng như xếp hạng doanh nghiệp để xác định lãi suất hiệu lực đối với từng
doanh nghiệp. Còn với thị trường vốn, vì quy mô doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ nên thị
trường trái phiếu chuyển đổi chưa phát triển dẫn đến công cụ vốn và công cụ nợ nếu muốn
tính theo chuẩn mực quốc tế còn gặp khó khăn do chưa có đầy đủ các thị trường để chúng
ta đo lường và xác định giá trị.
Thứ năm, Áp dụng IFRS tại Việt Nam - Cần lộ trình phù hợp. Theo IASB, IFRS
phù hợp với toàn bộ các công ty có trách nhiệm giải trình đại chúng. Điều này bao gồm các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và theo đó có trách nhiệm báo cáo tới các cổ đông.
Các công ty này cũng bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tương hỗ và
các tổ chức tương tự có nhận vốn từ công chúng. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SMEs) không có trách nhiệm BCTC ra công chúng, họ thấy chi phí để hiểu và áp
dụng IFRS cao hơn lợi ích thu được, do vậy IASB có các IFRS riêng cho SMEs.
Một trong những câu hỏi lớn dành cho Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đang cần
cập nhật các chuẩn mực kế toán, là liệu có nên áp dụng IFRS hay điều chỉnh để phù hợp
với những yêu cầu trong nước? Hầu hết các quốc gia đều cân nhắc trước vấn đề này, và đại
đa số chọn áp dụng IFRS và không điều chỉnh gì.
334
Tại một hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát
triển diễn ra ngày 8/3/2016 tại Bộ Tài chính, ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch IASB cho
biết IASB rất khuyến khích Việt Nam tham gia cộng đồng các quốc gia áp dụng IFRS bằng
việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS bởi những lợi ích mà IFRS đem lại cho nền
kinh tế quốc gia và cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong từng giai đoạn triển khai
áp dụng IFRS.
Cũng tại Hội thảo này, ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và
Kiểm toán, Bộ Tài chính, cho rằng cần có lộ trình phù hợp để từng bước tiến tới áp dụng
hoàn toàn IFRS, bên cạnh đó cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ
chức nghề nghiệp quốc tế.
Với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn áp dụng IFRS trên toàn cầu, một số tổ
chức nghề nghiệp quốc tế và các công ty kiểm toán cam kết hỗ trợ Bộ Tài chính, thông qua
Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, gây dựng lộ trình và triển khai áp dụng IFRS tại Việt
Nam, đồng thời sẽ tư vấn, trợ giúp các doanh nghiệp có nhu cầu lập BCTC theo IFRS.
Về vấn đề này, theo ông Đặng Thái Hùng, cần có sự hợp tác hiệu quả, bài bản và
sâu rộng hơn nữa giữa các bên để việc áp dụng IFRS được hiệu quả hơn. Hiện nay, Bộ Tài
chính cũng đã nhận được một số bản diễn giải chuẩn mực quốc tế và sự hợp tác của các
chuyên gia quốc tế trong việc tư vấn doanh nghiệp áp dụng IFRS.
Việc áp dụng hoàn toàn IFRS kỳ vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách
thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong
chuẩn mực kế toán, là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới
áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC.
Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị
trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị
trường. Đối với TTCK, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công
khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập
theo VAS sang IFRS đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các doanh nghiệp và những người làm
công tác tài chính kế toán.
Thứ sáu, Việc áp dụng và thực hiện IFRS đòi hỏi phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư
và duy trì khá lớn. Với sức ép và sự giám sát ngày càng cao của các nhà đầu tư và các cơ
quan quản lý, trong khi việc chuyển đổi sang IFRS cần nhiều thời gian, doanh nghiệp không
thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh. Việc lập lộ trình
để áp dụng IFRS, bao gồm nâng cao nhận thức, đào tạo và xây dựng hệ thống là cấp bách và
bắt buộc. Đó là việc xây dựng lại hệ thống các quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông
tin, số liệu kế toán, tài chính; thay đổi hệ thống phần mềm và đào tạo lại cho nhân viên để
chuyển đổi lại hệ thống báo cáo. Các chuyên gia ước tính chi phí bỏ ra để thực hiện những
thay đổi trên, đặc biệt là sự thay đổi phần mềm kế toán là không hề nhỏ nhất là đối với các
tập đoàn, tổng công ty lớn. Chi phí này có thể lên tới hàng triệu đô la Mỹ.
3.3 Thực trạng áp dụng IFRS vào Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, IFRS được yêu cầu cho các ngân hàng Nhà nước và cho
phép các ngân hàng thương mại. Tất cả các công ty của Việt Nam, niêm yết hoặc không
335
niêm yết phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, chỉ một số doanh
nghiệp lập báo cáo tài chính theo IFRS nếu có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên
thị trường quốc tế.
Trên thực tế hiện nay, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu,
phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài và các doanh nghiệp này
thường gặp phải yêu cầu bắt buộc là có báo cáo tài chính theo IFRS.
Bảng: Khảo sát tình hình áp dụng IFRS trong các doanh nghiệp Việt Nam
Số lượng công ty Áp dụng IFRS Tỷ lệ % Không áp dụng Tỷ lệ % Tổng cộng
Tổ chức tín dụng 4 6.9 54 93.1 58
Tổ chức phi tín dụng 1 1.09 91 98.91 92
Tổng cộng 5 3.33 145 96.67 150
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua khảo sát thực tế từ 150 doanh nghiệp thì có 4 ngân hàng thương mại và tổ chức
tín dụng Việt Nam bao gồm: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, tập đoàn Bảo Việt là áp dụng
IFRS trong việc lập báo cáo tài chính chiếm 6.9%. Duy nhất có một tổ chức phi tín dụng là
Vingroup Joint Stock Company công bố thông tin báo cáo tài chính theo cả chuẩn mực kế
toán Việt Nam và IFRS chiếm 1.09%. Còn 145 doanh nghiệp không áp dụng IFRS mà tuân
thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, năm
2014, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC (thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006) và Thông tư số
202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất. Các Thông tư mới này đã
góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin đáng tin cậy
phục vụ việc ra quyết định kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam với IAS/IFRS.
Vào tháng 2/2016, trong Báo cáo Việt Nam 2035 “Hướng tới Thịnh vượng, Sáng
tạo, Công bằng và Dân chủ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB đã đưa ra đề xuất rằng VAS
cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn
nữa nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt
Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền
kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trong bối cảnh thị trường “phẳng” toàn cầu với
việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC)...
5. Kết luận
Áp dụng IFRS ở Việt Nam thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp, các
nhà hoạch định chính sách. Việc thực hiện theo IFRS được ví như một cuộc cách mạng
336
trong công tác kế toán và lập báo cáo tài chính đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn của tất cả các bên
liên quan để vượt qua các thách thức và trở ngại. Theo các chuyên gia thì mô hình hợp lý
cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là vận dụng có chọn lọc IFRS trong giai đoạn đầu tiên.
Trong tương lai, để có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến IFRS nhằm đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, Việt Nam cần tiến hành nhiều giải pháp vừa mang tính
cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn
mực kế toán và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật. Các biện pháp cơ bản
trong thời gian tới nên là:
Một là, Tăng cường đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức về các Chuẩn mực quốc
tế dưới nhiều hình thức thông qua các tổ chức quốc tế (ACCA, ICAEW...), Hiệp hội nghề
nghiệp trong nước (VACPA, VAA), Phòng thương mại công nghiệp Việt nam (VCCI), các
Công ty tư vấn, dịch vụ kế toán – kiểm toán, các cơ sở đào tạo là các trường Đại học, Cao
đẳng có chuyên ngành kế toán – kiểm toán
Hai là, Tổ chức dịch thuật các Chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt trên nguyên tắc
đảm bảo sát với nguyên gốc và đồng thời Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động kế toán trẻ
chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành thạo ngoại ngữ để
có thể chủ động tham gia vào thị trường kế toán – kiểm toán sôi động trong khu vực, nắm
bắt kịp thời các cơ hội khi hội nhập thế giới
Ba là, Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý DN về vai trò của Chuẩn mực kế
toán quốc tế trong quá trình hội nhập, các đòi hỏi của Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với
sự thay đổi trong quản trị cho phù hợp với chuẩn quốc tế
Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp ngắn hạn trên, trong dài hạn nên chuyển
giao chức năng soạn thảo, ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt
nam sang cho Hội nghề nghiệp (VAA, VACPA) hoặc thành lập và giao cho Hội đồng
Chuẩn mực kế toán – kiểm toán (độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước) như hầu hết các
nước để đảm bảo sự độc lập chuyên môn, cập nhật kịp thời các yêu cầu của thị trường
trong các Chuẩn mực kế toán – kiểm toán; thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa quá trình hội
nhập với IFRS/IAS bắt kịp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của
Việt nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Tài chính, 2005b. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam. Nhà xuất bản Tài chính,
Hà nội.
2. A. Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005. Hội nhập các nguyên tắc kế toán và kiểm toán quốc
tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
3. Đặng Thái Hùng, 2008. Hệ thống CMKT Việt nam: sự cần thiết, nội dung và lộ
trình của việc cập nhật và ban hành mới. Tạp chí Kế toán.
< muc-
ke-toan-viet-nam-su-can-thiet-noi-dung-va-lo-trinh-cua-viec-cap-nhat-va-ban-
hanh.html?>. [ngày truy cập: 19 tháng 11 năm 2011].
4. Đoàn Xuân Tiên, 2008. Hệ thống CMKT Việt nam: Những vấn đề cần tiếp tục hoàn
337
thiện. Tạp chí Kiểm toán. Số 6 (91), tháng 6.
5. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích của BCTC doanh nghiệp Việt nam
trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Thị Kim Cúc, 2009. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm
phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của Việt nam. Luận án tiến sỹ. Đại
học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
7. Phạm Thị Thanh Hà, 2009. Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kế toán quốc tế. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
8. Phạm Hoài Hương, 2010. Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40).
9. Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt, 2008. Tìm kiếm một chiến lược cho quá trình hội
nhập quốc tế về kế toán tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 218.
10. Trần Quốc Thịnh, 2012, Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh
nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí kiểm toán số 3/2012
11. Baker, C.R. & Barbu, E.M., 2007. Trends in research on international
accounting harmonization. The International Journal of Accounting, 42(3). [on line]
Available
at:[Accessed
August 12, 2011]
12. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard, 2011. Economic Transition and
Accounting System Reform in Vietnam. European Accounting Review.
13. Nguyen Cong Phuong & Tran dinh Khoi Nguyen, 2012. International
harmonization and national particularities of accounting - Recent accounting
development in Vietnam. Journal of Accounting & Organizational Change, Vol. 8 No.
3, pp. 431-451
14. Lasmin, D., 2011a. Empirical Evidence on Formal and Material Harmonization of
National Accounting Standards. Journal of International Business Review,
Forthcoming. [on line] Available at:
[Accessed Oct 2, 2011]
15. Laili, N., 2008. IFRS Adoption and Organisational Change-Evidence from
Malaysia. Journal of Law and Financial Management, 7(2). [on line] Available
at:
[Accessed
Sep 12, 2012]
16. Cairns, D. et al., 2011, IFRS fairvalue measurement and accounting policy choice in
the United Kingdom and Australia, The British Accounting Review, 43(1). [on
line] Available at:
[Accessed August 12, 2012]
17. World Bank, 2006. Report On The Observance Of Standards And Codes –
338
Accounting and Auditing Update -The Philippines.
. [Accessed October 24, 2012].
18. IFRS, 2012a. Access the unaccompanied standards and their technical
summaries.[online] Available at:
[Accessed Oct 2, 2012]
19. IFRS, 2012b. The IFRS Foundation and its translation policies. [on line] Available at:
<
translations.aspx> [Accessed Oct 2, 2012], IFRS, 2012c. The move towards global
standards. [on line] Available at:
around-the-world.aspx [Accessed Oct 2, 2012]
20. IFRS Foundation, 2012a. Due Process Handbook for the IASB, IFRS Foundation,
2012b. Report to the Trustees of the IFRS Foundation: IFRS Foundation staff analysis
of the SEC Final Staff Report - Work Plan for the consideration of incorporating IFRS
into the financial reporting system for US issuers. <www.ifrs.org/Use...US.../Analysis-
of-SEC-Final-Staff-Report.pdf>. [Accessed Oct 2, 2012]
21. Duc Hong Thi Phan, B.M (2014). Optimal approach and timeline for IFRS adoption in
Viet Nam: Perceptions from accoungting professional.
Elsevier.doi:
22. Duc Hong Thi Phan, B.M; Meropy Barut (2014). International financial reporting
standards (IFRS) adoption in Viet Nam: If, when and how? Coporate
Ownership&Control, 11(4)
23. Daske, H, Hail, L, Luez, C & Verdi, R 2013. Adoping a Label: Heterogeneity in the
Economic Consequences Around IAS/IFRS Adoptions. Journal of Accounting
research, vol 51, no 3, pp 495-547
24. Mahesh Joshi Prem W.Senarath Yapa Diane Kraal (2016), IFRS adoption in Asean
countries perception of professional accountants from Singapore, Malaysia and
Indonesia, internaltional journal of managerial finance, vol 12 iss 2, pp 211-240
25. Merve Kilic Ali Uyar Basak Ataman (2016), preparedness of the entities for the IFRS
for SMEs: an emerging country case, journal of accoungting in Emerging Economies,
vol 6 iss 2, pp 156 - 178
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_vao_viet_nam_tro.pdf