Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC

Dựa vào so sánh Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS) với Chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS/IAS), bài viết đã cho thấy sự cấp thiết của việc hội tụ với

chuẩn mực quốc tế về kế toán khi Việt nam đã là một thành viên của TPP và AEC. Kết quả

nghiên cứu thực nghiệm khẳng định sự cấp thiết trên và cho thấy một sự chuyển biến tích cực

trong nhận thức của những người làm kế toán Việt nam thời gian qua; phản ánh mức độ sẵn

sàng của họ khi chuyển sang áp dụng các chuẩn mực quốc tế như là một đòi hỏi tất yếu khi

gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các đề xuất

chính sách nhằm tận dụng và phát huy được những tín hiệu tích cực của giới hành nghề để

đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội tụ với các chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt nam.

pdf18 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100% 132 Dữ liệu ở Bảng 5.2 cho thấy 69,5% người trả lời có mức độ rất quan tâm và quan tâm tới chủ đề hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là mức độ quan tâm của phụ trách kế toán lại khá khiêm tốn so với nhân viên kế toán, 55% (22/40) so với 74,6% (88/118); đây cũng là vấn đề cần có các nghiên cứu tiếp theo, vì nhận thức của người đứng đầu bộ máy kế toán sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng áp dụng IAS/IFRS trong tương lai. Tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê hay không thì phải dựa vào kết quả kiểm định nhằm suy rộng cho tổng thể nghiên cứu (Giả thuyết H1). Để kiểm định giả thuyết H1 về mối quan hệ giữa hai biến định tính và chứng minh sự khác biệt giữa hai biến này, nghiên cứu sử dụng Chi-square Test (Trọng & Ngọc, 2008). Kết quả kiểm định dựa vào bảng rxc Contingency như sau: Chi-square = 5,54 < Chi-square lý thuyết = 5,99 với số bậc tự do d = 2 và p-value = 0,063 > 0,05. Như vậy, giả thuyết H1 chưa có cơ sở để bác bỏ, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức về hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế giữa phụ trách kế toán và nhân viên kế toán trong các DN Việt nam. Giá trị trung bình (mean) mẫu của nhóm phụ trách kế toán và nhóm nhân viên lần lượt là 1,9 và 2,1. Khoảng cách chênh lệch (không đáng kể) này có thể lý giải bởi sự tiến bộ và chủ động trong tiếp cận sự thay đổi của giới trẻ hiện đang làm kế toán tại các DN Việt nam. b. Nhận thức về vai trò của đào tạo, huấn luyện về IAS/IFRS Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây: 133 Bảng 5.2: Nhận thức về vai trò của đào tạo, huấn luyện về IAS/IFRS Phụ trách kế toán Kế toán viên Tổng Rất quan trọng 24 15,2% 46 29,1% 70 44,3% Quan trọng 7 4,4% 47 29,7% 54 34,1% Không quan trọng 9 5,7% 25 15,8% 34 21,5% Tổng 40 25,3% 118 74,7% 158 100% Có tới 78,4% người được hỏi đánh giá cao vai trò của đào tạo, huấn luyện về IAS/IFRS, trong đó có sự tương đồng về đánh giá tầm quan trọng của đào tạo, huấn luyện giữa phụ trách kế toán và kế toán viên tại các DN điều tra (xấp xỉ 78% ở mỗi nhóm). Tuy nhiên, sự tương đồng trong đánh giá vai trò của đào tạo và huấn luyện về Chuẩn mực kế toán quốc tế có thực sự có ý nghĩa thống kê hay không thì cần dựa vào kiểm định giả thuyết H2. Vẫn sử dụng Chi-square Test, rxc Contingency Table với dữ liệu ở Bảng 5.2 thu được kết quả như sau: Chi-square = 7,36 > Chi-square lý thuyết = 5,99 với bậc tự do d =2, p-value = 0,025 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H2 bị bác bỏ, chứng tỏ có sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo và trang bị kiến thức về Chuẩn mực kế toán quốc tế cho đội ngũ người làm kế toán trong các DN Việt nam. Sự khác biệt này cũng thể hiện qua giá trị trung bình (mean) cao hơn ở nhóm phụ trách kế toán (mean = 2,4) so với nhóm nhân viên (mean = 2,17). c. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển IAS/IFRS sang tiếng Viêt Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 5.3: Nhận thức về vai trò của dịch IAS/IFRS sang tiếng Việt Phụ trách kế toán Kế toán viên Tổng Rất quan trọng 8 5,1% 38 24,1% 46 29,2% Quan trọng 19 12% 49 31% 68 43% Không quan trọng 13 8,2% 31 19,6% 44 27,8% Tổng 40 25,3% 118 74,7% 158 100% Hơn 72% số người được hỏi đánh giá việc dịch các Chuẩn mực kế toán quốc tế sang tiếng Việt là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên, chỉ có 67,5% (27/41) phụ trách kế toán đánh giá cao vai trò của dịch Chuẩn mực quốc tế, so với 74% (87/118) có cùng quan điểm ở nhóm 134 nhân viên kế toán. Vậy, sự khác biệt trong nhận thức về việc dịch IAS/IFRS sang tiếng Việt có ý nghĩa thống kê hay không? Kiểm định Chi-square dựa vào kết quả của bảng rxc Contingency như sau: Chi-square = 2,19 0,05. Do vậy, chưa thể bác bỏ giả thuyết H3 để thừa nhận có sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của dịch các Chuẩn mực kế toán quốc tế ra tiéng Việt. Giá trị trung bình mẫu của hai nhóm phụ trách kế toán và kế toán viên lần lượt là 1,9 và 2,1 cho thấy mức độ khá tương đồng trong nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển IAS/IFRS sang tiếng Việt. Như vậy, các kiểm định thống kê cho thấy, ngoại trừ sự khác biệt trong nhận thức về vai trò của đào tạo và trang bị kiến thức về IAS/IFRS, nhìn chung những người làm kế toán Việt nam đều có nhận thức tích cực về vấn đề hội tụ với các Chuẩn mực kế toán quốc tế trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC; đặc biệt là ở đội ngũ lao động kế toán trẻ tuổi tại các DN Việt nam (giá trị trung bình (mean) của nhóm này luôn >2). Như vậy, theo thời gian kết quả nghiên cứu đã cho thấy một sự chuyển biến khá rõ ràng, tích cực trong nhận thức của giới hành nghề kế toán Việt nam đối với việc chuyển sang áp dụng các Chuẩn mực kế toán quốc tế. Nếu so sánh kết quả này với các kết quả nghiên cứu thực hiện trước đó (Pham, 2012; Nguyen, 2013; Phạm, 2013; Phan, 2014) thì sự thay đổi trong nhận thức là thực sự tích cực; điều đó chứng tỏ mức độ sẵn sàng tiếp nhận cái mới, chấp nhận thay đổi, sẵn sàng cho học tập đã được cải thiện đáng kể, và tín hiệu tích cực này quan trọng là lại đến từ những người phụ trách kế toán doanh nghiệp. Vì thế, mức độ lan tỏa hy vọng sẽ ngày một cao hơn trong cộng đồng kế toán Việt nam. 6. KẾT LUẬN Tuy còn có hạn chế do quy mô mẫu khiêm tốn và thời gian khảo sát chưa đủ dài, bài viết đã làm sáng tỏ phần nào nhận thức của những người làm kế toán Việt nam về khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC. Các phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy, giới hành nghề kế toán Việt nam đã có sự chuyển biến về nhận thức và thái độ đối với việc áp dụng các Chuẩn quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính, Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, cũng như các Hiệp hội nghề nghiệp (VACPA và VAA) là phải tạo lập được môi trường để ‘nuôi dưỡng’ và phát huy được các dấu hiệu tích cực này tận dụng được các điều kiện thuận lợi về ‘thiên thời’ – ‘địa lợi’ – ‘nhân hòa’ trong quá trình chuyển sang áp dụng các Chuẩn mực quốc tế như là đòi hỏi của hội nhập khu vực và thế giới. Các biện pháp cơ bản trong thời gian tới nên là: 135 - Tổ chức dịch thuật các Chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt trên nguyên tắc đảm bảo sát với nguyên gốc - Tăng cường đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức về các Chuẩn mực quốc tế dưới nhiều hình thức thông qua các tổ chức quốc tế (ACCA, ICAEW...), Hiệp hội nghề nghiệp trong nước (VACPA, VAA), Phòng thương mại công nghiệp Việt nam (VCCI), các Công ty tư vấn, dịch vụ kế toán – kiểm toán, các cơ sở đào tạo là các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành kế toán – kiểm toán - Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý DN về vai trò của Chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình hội nhập, các đòi hỏi của Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với sự thay đổi trong quản trị cho phù hợp với chuẩn quốc tế - Tăng cường tổ chức sát hạch nghề nghiệp theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế nhằm sẵn sàng cho việc tiếp nhận và xuất khẩu lao động kế toán Việt nam tay nghề cao khi gia nhập TPP và AEC. - Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động kế toán trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành thạo ngoại ngữ để có thể chủ động tham gia vào thị trường kế toán – kiểm toán sôi động trong khu vực, nắm bắt kịp thời các cơ hội do AEC và TPP mang lại. Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp ngắn hạn trên, trong dài hạn nên chuyển giao chức năng soạn thảo, ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt nam sang cho Hội nghề nghiệp (VAA, VACPA) hoặc thành lập và giao cho Hội đồng Chuẩn mực kế toán – kiểm toán (độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước) như hầu hết các nước trong TPP và AEC2 để đảm bảo sự độc lập chuyên môn, cập nhật kịp thời các yêu cầu của thị trường trong các Chuẩn mực kế toán – kiểm toán; thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa quá trình hội tụ với IFRS/IAS bắt kịp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của Việt nam. 2 Trong AEC, hiện cũng chỉ còn Lào và Việt nam là có một cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ Tài chính) giữ trách nhiệm ban hành chuẩn mực kế toán – kiểm toán, các nước còn lại trong khối đều do Hội nghề nghiệp hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán – kiểm toán (không thuộc Chính phủ) chịu trách nhiệm này. 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fine, S.F. (1986), Technological innovation, diffusion and resistance: A historical perspective. Journal of Library Administration, 7, 83-108. 2. Ford, JD, Ford, LW, McNamara, RT 2002, Resistance and the background conservations of changes. Journal of Organizational Change Management, 15, 2. 3. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu với SPSS, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Hồng Đức. 4. Leigh, KE 2002, Case study: Identifying resistance in Managing change, Journal of Organizational Change Management, 15, 2. 5. Nguyen, HC 2011, The possibilities of adopting IAS/IFRS in Vietnam: an analysis, Corporate Ownership and Control, vol. 9. 6. Nguyen, TPU 2013, Conservatism, changes and resistance: A bourdieuian study of the vietnamese accounting field, Ph.D dissertation, Auckland University of Technology. 7. PwC, 2014, IFRS adoption by country, www.pwc.com 8. Phan, D 2014, Examining key deternimants of International Financial Reporting Standards (IFRS) adoption in Vietnam: An institutional perspective, Ph.D. Thesis, Swinburne University of Technology. 9. Pham, HH, Tower, G & Scully, G 2011, De jure convergence between Vietnamese and International Accounting Standards, AFAANZ Annual Conference. 10. Pham, HH 2012, A comparative study of Vietnamese and international accounting standards, Ph.D. Thesis, Curtin University. 11. Phạm Đức Hiếu, 2013, Hội tụ với các CMBCTCQT: Nghiên cứu thái độ và nhận thức của cộng đồng kế toán ở Việt nam, Hội thảo khoa học quốc tế lần 3: Thành tựu và những vấn đề đặt ra. 12. Rusaw, AC. 2000, Uncovering Training Resistance: A critical theory perspective, Journal of Organizational Change Management, 13, 3. 13. Shields, MD., SM. Young 1991, Resistance to Change and Changes in the Workplace, The Design of Cost Management Systems. In Cooper and Kaplan (ed.), Prentice Hall, New Jersey. 14. Walley, P., Blenkinsop, S., Duberley, J. 1994, The adoption and non-adoption of modern cost accounting practices: A study of 20 manufacturing firms, International Journal of Production Economics, 36. 15. Một số website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfap_dung_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_tai_viet_nam_tro.pdf