Ảnh hưởng của tiếng Việt đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng anh của người Hà Nội

In the academic paper, the author will concentrate on the influence which may

appear when a language user is learning English; when he tries his best to recall and use what

he has previously learnt; and when he makes an effort to construct a compound word or an

expression that has not been learnt as a unit of information for authentic communication. As

a learning process, language transfer supports the learner's selection and remodelling of

language input as he progresses in the development of his interlanguage knowledge. As

a production process, language transfer is involved in the learner's retrieval of the knowledge

and in his efforts to linguistically bridge those gaps in his knowledge that cannot be sidestepped by avoidance. Thus, it will be useful to briefly consider how languages differ in the

ways of cross-linguistic influence.

pdf10 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của tiếng Việt đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng anh của người Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i riêng) bởi lẽ chỉ cần nhận diện danh từ làm trung tâm; còn yếu tố/ các yếu tố đặt trước được gọi là bổ tố/ ngữ đặt trước; yếu tố/ các yếu tố đặt sau được gọi là bổ tố/ ngữ đặt sau. Tuy nhiên, vì đã quen với trật tự từ như thế nên người Hà Nội sử dụng trật tự từ tiếng Anh hay bị sai. Đó là trật tự từ giữa danh từ và tính từ. Điều này khó với người Hà Nội học tiếng Anh bởi vì trong tiếng Việt, tính từ đi sau danh từ; còn trong tiếng Anh, tính từ đi trước danh từ, chẳng hạn tháp nhà thờ cổ kính ngoạn mục hình ngũ giác dáng xiêu vẹo, trong đó tháp là danh từ trung tâm; và picturesque ancient pentagonal crumbling church towers, trong đó towers là danh từ trung tâm/ danh từ chính ở các ví dụ đã dẫn trên đây. 3.2.2. Thì cơ bản trong tiếng Anh Dưới đây là bảng tóm tắt các thì trong tiếng Anh (dạng thức và cách dùng cơ bản): Thứ tự (1) Đơn giản (Simple) (2) Tiếp diễn (Continuous) (3) Hoàn thành (Perfect) (4) Hoàn thành tiếp diễn (Perfect continuous) 1) Quá khứ (Past) - Dạng thức (Form): + To be:was/were + Ordinary V(động từ thường):V-ed/d (theo quy tắc) - Cách dùng (Use): diễn đạt 1 hành động/sự việc thuần túy xảy ra trong quá khứ - Dạng thức: was/were + V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định trong quá khứ - Dạng thức: had+P2 - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc đã hoàn thành tại một thời điểm xác định trong quá khứ - Dạng thức: had+been+V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc xảy ra trước nhưng đã hoàn thành và vẫn đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định trong quá khứ (2) Hiện tại (Present) - Dạng thức: + To be:am/are/is + Động từ thường: I/you/we/they+V; he/she/it+V-es/s - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc thuần túy xảy ra ở hiện tại, hoặc mang tính quy luật, lặp đi lặp lại, luôn luôn đúng - Dạng thức: is/am/are + V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định ở hiện tại; hoặc diễn đạt một hành động/ sự việc sẽ xảy ra trong tương lai gần, theo dự định, kế hoạch. - Dạng thức: have/has+P2 - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc bắt đầu trong quá khứ nhưng đã hoàn thành ở hiện tại hoặc có kết quả liên quan đến hiện tại - Dạng thức: have/has +been+V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc bắt đầu trong quá khứ nhưng đã hoàn thành và vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại (3) Tương lai (Future) - Dạng thức: shall/will+V - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc thuần túy xảy ra ở tương lai - Dạng thức: shall/will+be+V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc sẽ đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định ở tương lai - Dạng thức: shall/will+ have+P2 - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc sẽ hoàn thành tại một thời điểm xác định ở tương lai - Dạng thức: shall/ will+have+ been+V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc sẽ hoàn thành nhưng vẫn còn đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định ở tương lai (4) Tương lai - Dạng thức: should/would+V - Dạng thức: should/ would+be+V-ing - Dạng thức: should/would+ - Dạng thức: should/would+ Số 3 (233)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 43 trong quá khứ (Future in the past) (so với quá khứ thì nó là tương lai) - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc thuần túy xảy ra ở tương lai trong quá khứ - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc sẽ đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định ở tương lai trong quá khứ have+P2 - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc sẽ hoàn thành tại một thời điểm xác định ở tương lai trong quá khứ have+been+V-ing - Cách dùng: diễn đạt 1 hành động/sự việc sẽ hoàn thành nhưng vẫn còn đang tiếp diễn tại một thời điểm xác định ở tương lai trong quá khứ Trong bảng này, chúng tôi mới chỉ trình bày khái quát các thì tiếng Anh ở dạng chủ động (active voice), chưa có điều kiện bàn về các thì ở dạng bị động (passive voice). Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng, tính hệ thống - cấu trúc vốn có trong mỗi thì [lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải theo kí hiệu (1) - (1), (1) - (2),; (2) - (1), (2) - (2), là thì quá khứ đơn giản, quá khứ tiếp diễn,; hiện tại đơn giản, hiện tại tiếp diễn,] được thể hiện rõ trong mỗi dạng thức, mỗi cách dùng. Qua kinh nghiệm học và giảng dạy tiếng Anhcho thấy, người Hà Nội học tiếng Anh phải đương đầu, đánh vật với các thì của ngôn ngữ này, mà nhiều khi kết quả vẫn không được như mong muốn. Đó cũng chính là một trong những ảnh hưởng không nhỏ đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng Anh của người Hà Nội, trong đó có liên quan đến các thì tiếng Anh, dưới tác động của chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Dưới đây là một số lưu ý cần quan tâm vì hay có sự nhầm lẫn, khó hiểu khi phải làm sáng tỏ những nét khác biệt giữa các thì có mối liên hệ khăng khít với nhau, chẳng hạn: a) Giữa thì quá khứ đơn giản với thì hiện tại hoàn thành, ví dụ: He learned English for 4 years. (1) (Anh ấy đã học tiếng Anh được 4 năm.) He has learned English for 4 years. (2) (Cho đến nay, anh ấy đã học tiếng Anh được 4 năm.) Câu (1) và (2) gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ khác một điều duy nhất là ‘thì’: câu (1), động từ được dùng ở thì quá khứ đơn giản; câu (2), động từ được dùng ở thì hiện tại hoàn thành. Chính sự khác biệt về ‘thì’ đã làm cho 2 câu trên khác nhau về nghĩa. Câu (1) được hiểu là ‘Anh ấy đã học tiếng Anh được 4 năm.’ (nghĩa là bất cứ các năm nào trong quá khứ, miễn là có tổng số năm là 4, và người lĩnh hội thông tin không biết được điểm bắt đầu anh ấy học tiếng Anh). Câu (2) được hiểu là “Cho đến nay, anh ấy đã học tiếng Anh được 4 năm”. (nghĩa là tính đến thời điểm hiện tại, anh ấy đã học tiếng Anh được 4 năm, và người lĩnh hội thông tin biết được điểm bắt đầu anh ấy học tiếng Anh). Sự khác biệt cơ bản giữa câu (1) và (2) là vậy. b) Giữa thì hiện tại tiếp diễn với thì tương lai đơn giản, ví dụ: What is she doing tonight? (3) (Cô ta dự kiến/ dự định tối nay làm gì?) What will she do tonight? (4) (Cô ta tối nay sẽ làm gì? hoặc Cô ta sẽ làm gì tối nay?) Sự khác biệt về ‘thì’ giữa câu (3) và (4) làm cho 2 câu này có sự khác nhau về nghĩa. Đó là ‘dự định/ dự kiến/ chuẩn bị/ sắp sửa’ trong kế hoạch, nếu câu có động từ được dùng ở thì hiện tại tiếp diễn; và không có nét nghĩa đó, nếu câu có động từ được dùng ở thì tương lai đơn giản. 4. Kết luận Sau khi trình bày một số nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề Ảnh hưởng của tiếng Việt đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng Anh của người Hà Nội, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1) Theo lí thuyết chuyển ngôn ngữ như tác giả đã trình bày trong bài viết này, thì tiếng Việt - với tư cách là tiếng mẹ đẻ - có khả năng ảnh hưởng đến cách người Hà Nội sử dụng và thụ đắc tiếng Anh như một ngoại ngữ. Điều này là không thể tránh khỏi. Để hạn chế đến mức tối thiểu các chuyển di tiêu cực đó, một trong các cách phù hợp, khả thi đối với người Hà Nội học và sử dụng tiếng Anh là được học, thực hành tiếng trong môi trường ngoại ngữ thật càng nhiều càng tốt, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên có trình độ chuyên môn, NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 3 (233)-2015 44 nghiệp vụ vững vàng ngay từ giai đoạn đầu học tiếng Anh. 2) Khi học và sử dụng tiếng Anh, người Hà Nội nói riêng, người Việt nói chung cần phải tránh áp đặt tiếng mẹ đẻ lên ngoại ngữ đó bởi vì trong lĩnh vực học ngoại ngữ, mọi sự áp đặt ngôn ngữ chỉ mang đến kết quả không như mong muốn. Đó là những cách nói và sử dụng ngoại ngữ ‘na ná như tiếng Anh’, khiến quá trình giao tiếp bị ngưng trệ. 3) Trong giai đoạn đầu học tiếng Anh, ngoài việc học, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản, phù hợp với trình độ, nội dung chương trình, và mục đích sử dụng, người Hà Nội cần đặc biệt lưu ý đến cách học và thực hành phát âm cho đúng. Hơn thế nữa, học ngoại ngữ cần theo đường hướng ‘sai đâu, sửa đấy’, ‘không dấu dốt’, ‘học tập suốt đời’, ‘học đi đôi với hành’. Có thể, trên đây mới chỉ là những kết luận ban đầu mang tính gợi mở, trao đổi với hi vọng phần nào giúp cho người Hà Nội nói riêng, người Việt nói chung tránh được những tác động chuyển ngôn do ảnh hưởng của tiếng Việt gây nên trong quá trình sử dụng và thụ đắc tiếng Anh với tư cách là một ngoại ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brazil D. (1997), The communicative value of intonation in English. Cambridge University Press. 2. Carter, R. and McCarthy, M. (1988), Vocabulary and language teaching. London: Longman. 3. Clark, E. (1993), The lexicon in acquisition. Cambridge: Cambridge University Press. 4. Cook, V. (1993), Linguistics and second language acquisition. London: Macmillan. 5. Cruttenden A. (1997), Intonation. Cambridge University Press. 6. Ellis, R. (1994), The study of second language acquisition. Oxford: Oxford University Press. 7. Halliday M.A.K. (1978), A course in spoken English: Intonation. Oxford University Press. 8. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội. (2010), Ngôn ngữ, văn hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 năm (sách của nhiều tác giả), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. 9. James, C. (1980), Contrastive analysis, Longman. 10. Nguyễn Huy Kỷ (2002), Trọng âm từ, xuất phát điểm của việc nghiên cứu nhịp điệu tiếng Anh. Tạp chí Ngôn ngữ số 13, Viện Ngôn ngữ học. 11. Nguyễn Huy Kỷ (2004), Ngữ điệu tiếng Anh và các chức năng. Tạp chí Khoa học số 4, Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Huy Kỷ (2006), Ngữ điệu tiếng Anh ở người Việt (English Intonation by the Vietnamese) (sách chuyên luận). Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 13. Nguyễn Huy Kỷ (2009), Tính hệ thống - cấu trúc trong dạy - học - kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh hiện nay. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Số 7 (165) - 2009. 14. Nguyễn Huy Kỷ (2014), Ngữ điệu xuống trong tiếng Anh ở người Hà Nội và các cách thể hiện tương đương trong tiếng Việt (The Falling Tone in English Performed by the Speakers of Hanoi and the Equivalent Expressions in Vietnamese). Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Số 2 (220) 2014. 15. Lado, R. (1957), Linguistics across cultures. Ann Arbor: University of Michigan Press. 16. Trần Hữu Mạnh (2007), Ngôn ngữ học đối chiếu: Cú pháp tiếng Anh - tiếng Việt. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Odlin, T. (1989), Language transfer. Cambridge: Cambridge University Press. 18. Pennington M.C. (1996), Phonology in English language teaching: an international approach. Longman. 19. Perdue, C. (1993), Adult language acquisition: Cross-linguistic perspectives. Cambridge: Cambridge University Press. 20. Tarone, E. (1988), Variation in interlanguage. London: Edward Arnold. 21. Xtankêvich. (1982), Loại hình các ngôn ngữ. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_tieng_viet_doi_voi_viec_thu_dac_va_su_dung_tie.pdf
Tài liệu liên quan