Bối cảnh: Thuốc giảm đau gây tê ngoài màng cứng trong khi chuyển dạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
sơ sinh, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá dựa vào điểm số APGAR của trẻ sơ sinh.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa thuốc giảm đau gây tê ngoài màng cứng của mẹ trong khi chuyển dạ
với tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Phương pháp: Đoàn hệ nghiên cứu bao gồm 360 sản phụ nhập viện vào thời điểm chuyển dạ với ngôi đầu.
Phơi nhiễm là có gây tê ngoài màng cứng với bupivacain và fentanyl. Nhịp tim thai được theo dõi ngay sau khi
gây tê, và màu sắc da, nhịp tim, nhịp thở của trẻ sơ sinh được theo dõi trong 30 giây sau sinh, điểm số APGAR;
SpO2 máu; sau đó trẻ được theo dõi trong khoảng thời gian tối thiểu 4 ngày tại bệnh viện về thời điểm bắt đầu bú,
tiêu phân xu, vàng da. Hồi qui logistic được sử dụng để xác định mối liên quan giữa tình trạng phơi nhiễm của
mẹ và những biểu hiện lâm sàng của trẻ sơ sinh.
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của thuốc giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ trên tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Nhi Khoa 1
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC GIẢM ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ
NGOÀI MÀNG CỨNG TRONG CHUYỂN DẠ TRÊN TÌNH TRẠNG SỨC
KHOẺ CỦA TRẺ SƠ SINH
Trần Thanh Sang*, Huỳnh Thị Duy Hương**, Nguyễn Đỗ Nguyên***
TÓM TẮT
Bối cảnh: Thuốc giảm đau gây tê ngoài màng cứng trong khi chuyển dạ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ
sơ sinh, nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá dựa vào điểm số APGAR của trẻ sơ sinh.
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa thuốc giảm đau gây tê ngoài màng cứng của mẹ trong khi chuyển dạ
với tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Phương pháp: Đoàn hệ nghiên cứu bao gồm 360 sản phụ nhập viện vào thời điểm chuyển dạ với ngôi đầu.
Phơi nhiễm là có gây tê ngoài màng cứng với bupivacain và fentanyl. Nhịp tim thai được theo dõi ngay sau khi
gây tê, và màu sắc da, nhịp tim, nhịp thở của trẻ sơ sinh được theo dõi trong 30 giây sau sinh, điểm số APGAR;
SpO2 máu; sau đó trẻ được theo dõi trong khoảng thời gian tối thiểu 4 ngày tại bệnh viện về thời điểm bắt đầu bú,
tiêu phân xu, vàng da. Hồi qui logistic được sử dụng để xác định mối liên quan giữa tình trạng phơi nhiễm của
mẹ và những biểu hiện lâm sàng của trẻ sơ sinh.
Kết quả: Nhịp tim thai ở phút thứ 10 sau khi tiêm thuốc là dạng giảm chậm với trung bình và độ lệch chuẩn
là 133 và 6,08 lần/phút; và 92,8% những hình ảnh thay đổi nhịp tim là dạng giảm sớm. So với nhóm không phơi
nhiễm, những trẻ sinh ra do mẹ có sử dụng thuốc giảm đau có nhiều khả năng có da tím, điểm số APGAR thấp
hơn 7 ở thời điểm 1 p hút, SpO2 máu thấp hơn 90% ở các thời điểm 5, 10, và 20 phút. Có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa thời gian rặn, thời gian tiếp xúc với thuốc, sanh hút và những biểu hiện lâm sàng của trẻ sơ
sinh như màu da tím, điểm số APGAR dưới 7 ở thời điểm 1 phút, và SpO2 máu thấp.
Kết luận: Sử dụng thuốc giảm đau gây tê ngoài màng cứng trong khi chuyển dạ nên được thực hiện ở
những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị theo dõi nhịp tim và SpO2 máu của trẻ sơ sinh.
ABSTRACT
INFLUENCE OF EPIDURAL ANALGESIA ON FETAL AND NEONATAL WELL-BEING
Tran Thanh Sang, Huynh Thi Duy Huong, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 17 - 22
Background: Epidural anesthesia used in labor could affect neonatal health status, but published data so far
mainly focused on APGAR score.
Objectives: To determine the effects of epidural anesthesia used by mothers during labor on the health status
of the neonate.
Methods: The study cohort comprised of 360 pregnant women with fetal cephalic presentation admitted at
labor stage. Exposure was defined as having undergone an epidural anesthesia with bupivacain and fentanyl.
Fetal heart rate was monitored right after analgesic injection, and skin appearance, heart rate, and respiratory rate
of the neonates were monitored within the first thirty seconds after delivered. APGAR score, time at first sucking,
time at first meconium disposal, time of jaundice appearance, blood SpO2 were checked during the follow-up
* Bệnh viện Phụ sản – Nhi bán công Bình Dương, ** Bộ môn Nhi – ĐHYD TP. HCM,
*** Khoa y tế công cộng – ĐHYD TP. HCM
Chuyên Đề Nhi Khoa 2
period which lasted up to 4 days. Logistic regression was used to identify the association between mother epidural
anesthesia and clinical manifestations of the neonates.
Results: Fetal heart rate at ten minutes after analgesic injection was the slow decreasing rate with mean and
standard deviation of 133 and 6.08 beats per minute, respectively; and 92.8% of the heart rate changing image
were of the early decreasing rate. Compared to the non-exposed group, the neonates born by mother taking
analgesics were more likely to have purple skin appearance, higher proportion of APGAR score less than 7 at one
minute, blood SpO2 less than 90% at 5, 10, and 20 minutes. There was a significant association between exerting
time, analgesic exposed time, extracted delivery and the clinical manifestations of the neonate, as purple skin
appearance, APGAR score at one minute less than 7, and low blood SpO2.
Conclusions: Epidural anesthesia in labor requires well equipped facilities to monitor the heart rate and the
blood SpO2 of the neonates.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên chức lớn nhất của người phụ nữ là
được làm mẹ nhưng không phải tình cờ mà dân
gian ta có câu: “mang nặng, đẻ đau”. Đúng như
thế cảm giác đau trong lúc sanh là nỗi lo sợ của
các bà mẹ sanh con lần đầu cũng như các bà mẹ
sanh con thứ. Chính vì thế nguyện vọng được
giảm bớt đau đớn trong lúc sanh là thiết thực.
Từ đó nhiều phương pháp giúp giảm bớt đau
như tâm lý, thư giãn, tập thể dục trước sanh và
việc dùng thuốc giảm đau cho bà mẹ trong lúc
sanh đã được áp dụng. Phương pháp gây tê
ngoài màng cứng (GTNMC) đã được Curbelo
thực hiện đầu tiên vào năm 1949 tại Cuba(15). Sau
đó phương pháp giảm đau đã được áp dụng
rộng rãi và đa số phụ nữ dễ dàng chấp nhận
phương pháp này. Hơn 50%(12) sản phụ tại các
nước phát triển dùng phương pháp gây tê ngoài
màng cứng. Tuy nhiên bất cứ can thiệp nào
trong khi chuyển dạ, cũng có thể có 2 mặt tác
dụng tốt, xấu, nên lợi ích và nguy cơ phải được
cân nhắc cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh, tác động
của thuốc như thế nào trên sức khỏe trẻ sơ sinh
cũng cần được đánh giá
Các nghiên cứu trước đây chỉ đánh giá dựa
vào điểm số APGAR của trẻ sơ sinh
Trong khi đó thuốc giảm đau dùng cho mẹ
trong chuyển dạ còn làm thay đổi các hằng số
sinh học khác của trẻ sơ sinh như: nhịp tim, pH
máu, tính chất vàng da, sự hiện diện phân xu
trong nứơc ối, việc bú sữa mẹ, v.v Những
thông tin này chưa được ghi nhận trong các báo
cáo của VN.
Tại bệnh viện PSBCBD, dịch vụ tiêm thuốc
giảm đau cho sản phụ là dịch vụ phát triển
mạnh và duy nhất tại tỉnh Bình Dương. Theo
thống kê trung bình 1 năm có khoảng 600 ca
giảm đau, nhưng gần như 100% các bà mẹ khi
được tư vấn đều lo sợ không biết thuốc có ảnh
hưởng cho trẻ sơ sinh hay không ?
Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này,
nhằm góp phần tìm hiểu xem khi bà mẹ dùng
thuốc giảm đau trong chuyển dạ thì trẻ sơ sinh
có những đặc điểm gì về lâm sàng, cận lâm
sàng?
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Một nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được tiến
hành từ tháng 10/2007 đến tháng 06/2008 trên
toàn bộ dân số mục tiêu là những trẻ sinh ra tại
bệnh viện phụ sản - nhi Bình Dương. Để có 95%
tin cậy, sai số cho phép là 5% (8). Cỡ mẫu được
ước lượng là 360 trẻ sơ sinh được sanh ra từ 360
sản phụ có mẹ dùng và không dùng thuốc giảm
đau trong chuyển dạ và được chia thành 2 nhóm
nghiên cứu, mỗi nhóm 180 trẻ. Với kỹ thuật chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống.
Sau khi được tiêm thuốc giảm đau (thuốc tê
là Bupivacain, thuốc gây nghiện là Fentanyl). Các
sản phụ sẽ được theo dõi tim thai trên
Monitoring. Sau đó 360 đứa trẻ sanh ra được
theo dõi màu sắc da, nhịp thở, nhịp tim (trong 30
giây đầu sau khi sanh), APGAR, thời điểm bắt
đầu bú mẹ, thời điểm tiêu phân xu, thời điểm
Chuyên Đề Nhi Khoa 3
xuất hiện vàng da, chỉ số SpO2, thời gian theo dõi
từ lúc sinh cho đến tối thiểu là 4 ngày tại bệnh
viện. Số thống kê mô tả là tỉ lệ các triệu chứng
lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ sanh ra có mẹ
dùng thuốc giảm đau. Số thống kê phân tích là
so sánh các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng ở
hai nhóm với phép kiểm chi bình phương hoặc
phép kiểm t. Mức độ kết hợp được ước lượng
bằng tỉ số trên và khoảng tin cậy 95%. Phân tích
phân tầng theo các biến số kiểm soát. Phân tích
đa biến được thực hiện với hồi quy logistic (5).
KẾT QUẢ
92,8
0 0,6
6,6
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Giaûm sôùm Muoän Baát ñònh Giaûm ñôn ñoäc
Biểu đồ 1: Phân bố biểu đồ nhịp tim thai sau khi tiêm
thuốc giảm đau
Bảng 1: Đặc tính của mẹ trong nghiên cứu đoàn hệ
Đặc tính
Có dùng
thuốc
(N = 180)
n(%)
Không dùng
thuốc
(N = 180)
n(%)
P
Tuổi mẹ
< 25 93 (52) 78 (43) 0,11
≥ 25 87 (48) 102 (57)
Nơi cư trú
Bình Dương 125 (69) 118 (66) 0,43
Khác 55 (31) 62 (34)
Tiền căn sản khoa
Con so 77 (43) 96 (53) 0,05
Con rạ 103 (57) 84 (47)
Thời gian vỡ ối (giờ)
< 12 11 (6) 13 (7) 1,000
≥ 12 169 (94) 167 (93)
Thời gian rặn (phút)
(Trung bình và độ lệch
chuẩn)
22.7 ± 10.1 10.9 ± 8.8
< 0,001
Bảng 2: Đặc tính của con trong nghiên cứu đoàn hệ
Đặc tính Có dùng thuốc
Không dùng
thuốc P
(N= 180)
n(%)
(N = 180)
n(%)
Giới tính
Nam 98 (54) 90 (50) 0.40
Nữ 82 (46) 90 (50)
Cân nặng (gam)
< 2500 4 (2) 10 (6) 0.10
≥ 2500 176 (98) 170 (94)
Cách sanh
Thường 172 (96) 176 (98) 0.24
Can thiệp 8 (4) 4 (2)
Bảng 3: So sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
của trẻ sơ sinh giữa hai nhóm có mẹ dùng và không
dùng thuốc giảm đau
Đặc điểm
Có dùng
thuốc
GĐ(n=180)
Không dùng
thuốc
GĐ(n=180)
RR
(ktc 95%) P
Màu sắc da
(trong 30 giây
đầu)
Hồng 165(92) 180(100) 0,001
Tím 15(8) 0
Nhịp tim
(lần/phút)
(trong 30 giây
đầu)
< 120 3(2) 1(1) 2,9(0,3-
2,7)
0,6
120-160 177(98) 175(99) 1
> 160 0 4(2)
Nhịp thở
(lần/phút)
(trong 30 giây
đầu)
<30 3(2) 0 0,98(0,96-1) 0,25
30-60 177(98) 180(100) 1
> 60 0 0
Hồi sức sau
sanh
Có 22(12) 0 0.001
không 158(88) 180
Chỉ số
APGAR
(điểm)
1phút 0,008
<7 11(6) 0 0,9(0,9-0,97)
≥ 7 169(94) 180(100) 1
5 phút
<7 1(0,5) 0 0,9(0,9-1) 0,5
Chuyên Đề Nhi Khoa 4
Đặc điểm
Có dùng
thuốc
GĐ(n=180)
Không dùng
thuốc
GĐ(n=180)
RR
(ktc 95%) P
≥ 7 179(99) 180(100) 1
Thời điểm bú
mẹ (phút)
1
Sớm
(≤ 30phút)
64(35) 79(44) 1,1(0,9-
1,3)
0,09
Muộn
(>30phút)
116(65) 100(56)
Tiêu phân xu
(phút) 284 ± 296 326 ± 303
0,18
Thời điểm
vàng da (giờ)
sớm
1(0,5) 4(2) 0,2(0,2-
2,2)
0,28
sinh lý 179(99) 176(98) 1
SpO2
5 phút
< 90 178(99) 121(67) 1,4(1,3-
1,6)
0,001
≥ 90 2(1) 59(32) 1
10 phút
< 90 45(25) 61(34) 2,2(1,7-
2,7)
0,001
≥ 90 135(75) 119(66) 1
20 phút
< 90 81(45) 19(10) 4,2(2,7-
6,7)
0,001
≥ 90 99(55) 161(90) 1
30 phút
<90 0 4(2)
≥ 90 180(100) 176(97) 1 0,12
Bảng 4: Mối liên quan giữa màu sắc da tím với các
đặc tính của mẹ và con về thời gian rặn, thời gian tiếp
xúc thuốc, cách sinh
Yếu tố OR KTC 95% P
Thời gian rặn (phút) 1,1 1,06 – 1,16 0,001
Thời gian tiếp xúc với
thuốc (phút)
1,08 1,001 –
1,008
0,003
Cách sanh (sanh hút) 7,25 2,34 – 22,3 0,01
Bảng 5: Mối liên quan giữa Apgar 1 phút < 7 với các
đặc tính của mẹ và con về thời gian rặn, thời gian tiếp
xúc thuốc, cách sanh
Yếu tố OR KTC 95% P
Thời gian rặn (phút) 1,09 1,05 – 1,13 0,001
Thời gian tiếp xúc với thuốc
(phút)
1,004 1,001 –
1,007
0,003
Cách sanh (sanh hút) 6,4 2,55 – 16,04 0,003
Bảng 6: Mối liên quan giữa SpO2 5 phút với các đặc
tính của mẹ và con về thời gian rặn, thời gian tiếp xúc
thuốc, cách sanh
Yếu tố OR KTC 95% P
Thời gian rặn (phút) 1,1 1,06 – 1,16 0,001
Thời gian tiếp xúc với thuốc
(phút)
1,03 0,99 – 1 0,08
Cách sanh (sanh hút) 1,2 1,15 – 1,27 0,003
Bảng 7: Mối liên quan giữa SpO2 10 phút với các đặc
tính của mẹ và con về thời gian rặn, thời gian tiếp xúc
thuốc, cách sanh
Yếu tố OR KTC 95% P
Thời gian rặn (phút) 1,1 1,07 – 1,13 0,001
Thời gian tiếp xúc với thuốc
(phút)
1,06 1,003 –
1,008
0,001
Cách sanh (sanh hút) 1,2 0,8 – 1,8 0,5
Bảng 8: Mối liên quan giữa SpO2 20 phút với các đặc
tính của mẹ và con về thời gian rặn, thời gian tiếp xúc
thuốc, cách sanh
Yếu tố OR KTC 95% P
Thời gian rặn (phút) 1,1 1,09 – 1,16 0,001
Thời gian tiếp xúc với thuốc
(phút)
1,05 1,003 –
1,008
0,001
Cách sanh (sanh hút) 1,8 1,02 – 3,34 0,11
BÀN LUẬN
Nghiên cứu được thực hiện trên 360 sản phụ
nhập viện tại BV Phụ sản- Nhi bán công BD. Đa
số các sản phụ ở vào tuổi sanh đẻ tốt (<25tuổi)
(bảng1) là đối tượng có thai kỳ ít nguy cơ cao.
Trong đó sản phụ sanh con rạ chiếm đa số (bảng
1) có thể do các bà mẹ đã trải qua ít nhất một lần
sanh, nên cảm nhận được cái đau đẻ, vì thế khi
được tư vấn các bà mẹ dễ dàng chấp nhận dùng
thuốc giảm đau trong chuyển dạ.
Sau khi tiêm thuốc giảm đau, theo dõi nhịp
tim thai trên monitoring hình ảnh nhịp tim thai
là nhịp giảm sớm (biểu đồ 1) với nhịp giảm
trung bình là 133 ± 6,08 lần/phút. Điều này có thể
do sự thiếu oxygen, đi kèm với giảm huyết áp
của mẹ sau khi tiêm thuốc hoặc do tăng kích
thích co thắt cơ tử cung làm giảm cung cấp oxy
đến thai.
Sau đó, theo dõi các trẻ sanh ra (bảng 3), so
với nhóm không dùng thuốc giảm đau, trẻ sanh
ra từ mẹ có sử dụng thuốc giảm đau trong
chuyển dạ, có nhiều khả năng tím hơn, điểm số
Chuyên Đề Nhi Khoa 5
APGAR thấp hơn 7 ở thời điểm 1 phút, SpO2
máu thấp hơn 90% ở các thời điểm 5 phút, 10
phút, 20 phút, nhưng sau 30 phút SpO2 trở về
bình thường (> 90%). Những biểu hiện trên xảy
ra trong vài phút đầu có thể do thuốc mẹ đã sử
dụng trong chuyển dạ xuyên qua nhau thai, tác
động lên thai nhi và trẻ sau sanh có tình trạng
ngạt thoáng qua do thiếu oxy, gây ra toan
chuyển hóa làm ức chế hô hấp tạm thời(1,10,13,14,15).
Nhưng sự ảnh hưởng của thuốc còn tùy thuộc
vào sự tiếp nhận thuốc của thai, sự phân bố
thuốc, biến dưỡng và đào thải thuốc. Chính vì
thế các trẻ sanh ra chỉ là tình trạng ức chế hô hấp
thoáng qua, liền theo đó sẽ tự hồi phục dần, sau
30 phút SpO2 trở về bình thường, do đó trong
nghiên cứu của chúng tôi không có một trường
hợp nào ngạt nặng xảy ra.
Các biểu hiện về tím da, điểm số APGAR
thấp hơn 7 ở thời điểm 1 phút, SpO2 ở thời điểm
5 phút, 10 phút, 20 phút đều có liên quan với
thời gian rặn, thời gian tiếp xúc với thuốc và
cách sanh hút (bảng 4,5,6,7,8).
Nếu các bà mẹ có dùng thuốc giảm đau
trong chuyển dạ mà thời gian rặn, thời gian tiếp
xúc với thuốc tăng lên 1 phút và trẻ sanh hút thì
các biểu hiện trên thay đổi theo khuynh hướng
xấu tăng lên. Điều này cho thấy trẻ có thể bị
thiếu oxy do vừa có tác động của thuốc gây tê và
gây nghiện trên thai nhi, vừa bị thiếu oxy do thời
gian rặn của mẹ kéo dài hoặc vừa có tác động
của thuốc trên thai nhi lại vừa chịu thêm Stress
trong cách sanh hút(16,17,18,19).
Giảm đau trong chuyển dạ cho sản phụ là
chỉ định được áp dụng rộng rãi trong sản khoa,
nhưng nên thực hiện ở những cơ sở y tế có đầy
đủ trang thiết bị để theo dõi tim thai và SpO2
máu của trẻ sơ sanh và phải có chuẩn bị đội ngũ,
trang thiết bị hồi sức cho trẻ sơ sinh kịp thời khi
trẻ có biểu hiện ức chế hô hấp xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Minh Châu (1996), “Sinh lý của cơn co tử cung”, Bài
giảng sản phụ khoa tập I, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, tr.143-
150
2. Nguyễn Văn Chừng “Thuốc tê và các phương pháp gây tê”.
Sách GMHS. Đại học y Dược TPHCM, NXB Y Học, 2004, tr.79-
91
3. Nguyễn Văn Chừng “Sử dụng lâm sàng thuốc gây mê hồi
sức”, nhà xuất bản y học, 2004.
4. Nguyễn Văn Chinh “Luận văn thạc sỹ y học”, 2004.
5. Đỗ văn Dũng (2007) “ Phương Pháp nghiên cứu khoa học &
phân tích thống kê với phần mềm Sata 8.0” Tài liệu lưu hành
nội bộ, tr.105-157.
6. Huỳnh Thị Duy Hương(2004), “Khám và Phân loại trẻ sơ
sinh” Bài giảng Thực Hành Lâm Sàng Nhi Khoa, Nhà xuất bản y
học, tr.321-332
7. Huỳnh Thị Duy Hương (2007) “Hồi sức cấp cứu sơ sinh tại
phòng sanh”. Bài giảng Sản phụ khoa tập 1 Nhà xuất bản Y
học, Tr. 598 - 629
8. Nguyễn Đỗ Nguyên (2002), “Phương pháp nghiên cứu khoa
học trong y khoa”, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 35-51
9. Tô Văn Thình (2002) “Kỹ Thuật Tê ngoài màng cứng –Tê tủy
sống” Tài liệu lưu hành nội bộ, tr.167-169
10. Trương Quốc Việt (2005), Giảm đau trong chuyển dạ tại bệnh
viện Từ Dũ, Báo cáo hội nghị khoa học lần thứ 20 TP.HCM
11. Ann RS (2004), “seclected chemitry normal values”, Manual of
neonatal care.Lippincott Wiliams & wilkins, pp 781-783.
12. Aimee Gross, RN, MSN; Becky Krumwiede, RN(2000) “ The
Effect of Labor Pain Relief Medication on Neonatal Suckling
and Breastfeeding Duration” Journal of human Lactation, (16),
pp.7-12
13. Avroy A.Fanaroff, Richard J. Martin. (2006) Neonatal-perinatal
Medicine, Elseveir MOSBY, USA, pp 467-469.
14. American pregnancy Association (03 august 2007). Epidural
Anesthesia. http:/www. American pregnancy.
org/labornbirth/epidural.html
15. Albani A, Addamo P, Renghi A (1999), “ The effect on
breastfeeding rate Of regional anesthesia technique for
cesarcan and vaginal childbirth” Minerva Anesthesiol; (65),pp.
625-30
16. By Lewis Mehl-Madrona (30 April 07), MD,Ph.D, Morgaine
Mehl-Madrona “Medical risks of epidural anesthesia during
childbirth”
Healingarts.org/mehlmadrona/mmepidural.htm
17. By Lewis Mehl – Madrona (1990), M.D.,Ph.D. and Morgaine
Mehl – Madrona “Medical Riks of Epidural Anesthesia During
Chilbbirth; North Kolb Road.
18. Breen TW, Shapiro T, Glas B, Foster-Payne D, Oriol NE (1993)
“Epidural anesthesia for labor in an ambulalatory patient”
Anesth Analg; (77),pp.919-24.
19. Bofill JA (1997), Vincent RD, Ross EL. “Nulliparous active
labor, epidural analgesic, and cesarean delivery for dystocia”
Obstetric Gynecol; (177).pp.1465-70.
20. Clark A, Carr D, Loyd G (1998) “The influence of epidural
analgesia on cesarean delivery rate” a clinical Obstetric Gynecol;
(179).pp.1465-70.
21. Cohen SE, Tan, Albright GA, Halpren J (1993). “Epidural
fentanyl /bupivacaine mixture for obsteric anesthesiology”
Anesth Analg; (77),pp. 919-24.
22. Craig M. Pamer,MD,Jan E. (1999) “ The Incidence of Fetal
heart rate intrathecal fentanyl larbor Anealgesia” Anesth
Analg, (88); pp. 577-81
Chuyên Đề Nhi Khoa 6
Chuyên Đề Nhi Khoa 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 17_7511.pdf