Ảnh hưởng của phương pháp tưới và chu kỳ tưới đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp (Zea mays L.)

Kỹ thuật canh tác là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Trong đó, tưới tiêu hợp lý không chỉ giúp cây trồng sinh trưởng tốt mà còn tiết kiệm nguồn nước

tưới thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước tưới ngày càng khan hiếm. Thí

nghiệm được tiến hành ở vụ Xuân Hè trên nền đất lúa tại huyện Châu Thành A – tỉnh Hậu Giang

với mục tiêu tìm ra phương pháp tưới và chu kỳ tưới phù hợp trên giống ngô nếp để giúp cây tăng

trưởng tốt nhất. Thí nghiệm được bố trí gồm 2 nhân tố với 7 nghiệm thức, 4 lần nhắc lại. Kết quả

thí nghiệm cho thấy chiều cao cây ngô ở nghiệm thức A2B1 (phương pháp tưới gốc kết hợp chu

kỳ tưới 1 ngày/lần) cao nhất, tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức có chu kỳ tưới 1 ngày/lần

luôn cao nhất. Trọng bắp, đường kính bắp, trọng lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết và năng suất

thực thu ở nghiệm thức A1B2 (phương pháp tưới phun kết hợp 3 ngày tưới/lần) cao nhất. Theo

dõi ngày chín sinh lý của ngô thí nghiệm cho thấy nghiệm thức A1B2 (phương pháp tưới phun

kết hợp 3 ngày tưới/lần) và A2B2 (phương pháp tưới gốc kết hợp 3 ngày tưới/lần) có thời gian

chín sinh lý ngắn nhất. Tính toán hiệu quả mô hình trồng ngô trên ruộng cho thấy chi phí đầu tư

là 24.390.000 đồng, lợi nhuận thu được từ mô hình là 20.020.000. Kết quả bước đầu xác định với

chu kỳ tưới 3 ngày/lần kết hợp phương pháp tưới phun sẽ giúp nâng cao năng suất của ngô nếp

trong vụ Xuân Hè ở tỉnh Hậu Giang.

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp tưới và chu kỳ tưới đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp (Zea mays L.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khối lượng trung bình/bắp thấp hơn so với các chu kỳ tưới 1 ngày/lần và 3 ngày/lần. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt chu kỳ tưới giữa các nghiệm thức thí nghiệm ở mức ý nghĩa α = 0,05 (Sig.= 0,006). – Đường kính bắp: Đường kính bắp dao động từ 4,9 đếm 5,2 cm giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Trong đó, nghiệm thức A1B2 cho kết quả đường kính bắp cao nhất (5,2 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức A2B3 và nghiệm thức DC (4,9 cm). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong điều kiện tưới ít nước hoặc được cung cấp quá nhiều nước, đường kính bắp giảm so với các nghiệm thức được cung cấp nước vừa đủ (chu kỳ tưới 3 ngày/lần). – Chiều dài bắp: Chiều dài bắp dao động từ 14,6 cm đến 17,4 cm ở các nghiệm thức thí nghiệm. Trong đó, nghiệm thức có chiều dài bắp lớn nhất là A2B2 (17,4 cm), kế đến là nghiệm thức A1B2 (16,2 cm) và thấp nhất là nghiệm thức A1B3 (14,6 cm). – Số hạt/hàng: Số hạt/hàng giữa các nghiệm thức dao động từ 20,5 đến 22,8 (hạt/hàng). Trong đó, nghiệm thức A1B2 có số hạt/hàng cao nhất (22,8 hạt/hàng), kế đến là nghiệm thức A1B1 (22,6 hạt/hàng) và thấp nhất là nghiệm thức DC (20,5 hạt/hàng). – Trọng lượng 1000 hạt: Kết quả phân tích cho thấy trọng lượng 1000 hạt lúc thu hoạch ở nghiệm thức A1B2 cao nhất (395,2 g), kế đến là nghiệm thức A2B2 (395,0 g) và thấp nhất là nghiệm thức DC (353,6 g). Trọng lượng 1000 hạt sau khi sấy về ẩm độ 14% (phù hợp với ẩm độ bảo quản) cho thấy nghiệm thức A2B2 có trọng lượng 1000 hạt cao nhất (148,6 g), kế đến là A1B1 (142,9 g), A1B2 có trọng lượng là 142,3 g và thấp nhất là nghiệm thức DC (119,0 g). Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 49 – Năng suất lý thuyết: Kết quả phân tích năng suất lý thuyết của các nghiệm thức cho thấy nghiệm thức A1B2 có năng suất lý thuyết cao nhất (66,8 tạ/ha), kế đến là nghiệm thức A1B3 (61,4 tạ/ha) và thấp nhất là ở nghiệm thức DC (47,4 tạ/ha). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy đối với các nghiệm thức sử dụng phương pháp tưới phun cho năng suất cao hơn so với các nghiệm thức sử dụng phương pháp tưới gốc. Đối với chu kỳ tưới trên ngô cho thấy các nghiệm thức tưới theo kỳ kỳ 3 ngày tưới/lần cho năng suất cao nhất. – Năng suất thực thu: Kết quả phân tích cho thấy năng suất thực tế của nghiệm thức A1B2 cao nhất (65,5 tạ/ha), thấp nhất ở nghiệm thức DC (43,5 tạ/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cung cấp nhiều nước cho cây hoặc quá ít nước làm cây không thể phát huy hết khả năng sinh trưởng làm năng suất của ngô cũng giảm. Một số chỉ tiêu theo dõi ngày trổ cờ, ngày phun râu và ngày chín sinh lý Hình 4: Ngày trổ cờ, phun râu và chính sinh lý giữa các nghiệm thức – Ngày trổ cờ: Kết quả phân tích cho thấy giữa các nghiệm thức có số ngày bắp trổ cờ dao động từ 51,3 đến 54 ngày. Trong đó, nghiệm thức DC cho ngày trổ cờ dài nhất là 54 ngày kể từ lúc gieo hạt, kế đến là nghiệm thức A2B2 (52,3 ngày) và thấp nhất là nghiệm thức A1B3 (51,3 ngày), nghiệm thức A1B2 có số ngày trở cờ là 52 ngày. – Ngày phun râu: Kết quả thể hiện trên hình 4 cho thấy số ngày bắp phun râu dao động từ 55,5 đến 57 ngày kể từ lúc gieo hạt. Trong đó, nghiệm thức có ngày phun râu dài nhất là DC (57 ngày), kế đến là nghiệm thức A1B2 (56,8 ngày) và thấp nhất là 55,5 ngày đối với 3 nghiệm thức A1B1, A1B3 và A2B2. – Ngày chín sinh lý: Sau khi thụ phấn, thụ tinh hạt ngô hình thành và bắt đầu tích lũy chất vào hạt. Giai đoạn chín sinh lý là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây ngô, được tính từ khi chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen, thân lá chuyển sang màu vàng, lá bi khô. Cũng ở giai đoạn này tất cả các hạt trên bắp đã tích lũy vật chất khô tối đa, hàm lượng nước trong hạt giảm. Số Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 50 ngày bắp chín sinh lý cao nhất ở nghiệm thức DC và A2B3 (69 ngày), kế đến là nghiệm thức A1B1, A1B3 và A2B1 (68,8 ngày) và thấp nhất ở 2 nghiệm thức A1B2 và A2B2 (68,5 ngày). Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách giữa ngày trổ cờ và phun râu của nghiệm thức A1B2 và A2B3 dài nhất (4,8 ngày), khoảng cách giữa ngày trổ cờ đến chín sinh lý ở nghiệm thức dài nhất A1B3 (17,5 ngày). Hiệu quả của mô hình Bảng 4: Hạch toán mô hình canh tác bắp trên ruộng lúa của nông hộ STT Nội dung Số tiền 1 Chi phí đầu tư (đồng/ha) 24.390.000 2 Thu nhập (đồng/ha) 43.700.000 3 Lợi nhuận (đồng/ha) 20.020.000 4 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí đầu tư (đồng/ha) 0,82 Kết quả phân tích chi phí của mô hình được thể hiện trên bảng 4 cho thấy chi phí đầu tư vào mô hình sản xuất ngô là 24.390.000 đồng/ha, lợi nhuận của mô hình thu được 20.020.000 đồng/ha. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình là 0,82, điều này có nghĩa là nông hộ đầu tư 1 đồng thì sẽ thu được lãi là 0,82 đồng. Kết luận Nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng mang ý nghĩa lớn đối với khoa học và sản xuất, giúp bố trí mùa vụ, kỹ thuật canh tác phù hợp thích ứng với sự thay đổi của thời tiết hiện nay. Kết quả thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng của cây đạt cao nhất ở thời kỳ 25-35 ngày trồng, trong đó nghiệm thức A1B1 cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Chiều cao đóng bắp của ngô ở nghiệm thức A2B1 cao nhất. Theo dõi chỉ tiêu trọng lượng bắp, đường kính bắp, trọng lượng 1000 hạt lúc thu hoạch, năng suất lý thuyết và năng suất thực tế cho thấy nghiệm thức A1B2 cao nhất. Theo dõi ngày ngô chín sinh lý cho thấy nghiệm thức A1B2 và A2B2 có ngày chín sinh lý ngắn nhất. Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng phương pháp tưới phun kết hợp chu kỳ 3 ngày tưới/lần đã ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất của ngô. Phân tích hiệu quả mô hình trồng ngô trên ruộng lúa cho thấy chi phí đầu tư của nông hộ là 24.390.000 đồng/ha, lợi nhuận thu được từ mô hình là 20.020.000 đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận của mô hình đạt 0,82. KẾT LUẬN Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ nhiệm Dự án SD=HS, hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm ở ấp Trường Long Tây, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, cán bộ xã trên địa bàn nghiên cứu và các em sinh viên ngành Kỹ thuật Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho nghiên cứu này được thực hiện. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô. Thông tư số 67/2011/TT-BNNPTNT, ngày 17 tháng 10 năm 2011. [2] Dương Thị Loan, Trần Thị Thanh Hà, Vũ Thị Bích Hạnh và Vũ Văn Liết (2014). Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng tự phối và tổ hợp lai ngô nếp. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Số 08/12/2014: 1202-1212. [3] Dương Thị Loan, Vũ Thị Bích Hạnh, Nguyễn Văn Hà, Trần Thị Thanh Hà, Hoàng Thị Thùy và Vũ Văn Liết (2016). Ảnh hưởng của các mức đạm bón và mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất của giống ngô nếp lai HUA518. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Tập 14, số 6: 833-842. [4] Kwanchai A. Gomez and Arturo A. Gomez (1984). Statistical Proceddures for Agricultural Research (2 nd Edition). Publication: John Wiley & Sons. Canada. 680 pages. [5] Lê Quý Kha (2001). Ảnh hưởng của thiếu nước và đạm và giai đoạn trước trỗ đến các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất của ngô nhiệt đới. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Số 4/2001: 221-222. [6] Long Thúy Vân (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng, phát triển giống ngô VS36 tại tỉnh Lai Châu. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Cây trồng. Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. [7] Ngô Hữu Tình (1995). Nghiên cứu xây dựng qui trình trồng ngô trên đất ruộng một vụ ở các tỉnh miền núi Đông Bắc. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội. [8] Nguyễn Văn Đức, Lê Đức Thuận, Châu Võ Trung Thông (2017). Nghiên cứu xác định giống ngô nếp lai và mật độ gieo trồng thích hợp tại tỉnh Phú Yên. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nông nghiệp. Tập 1 (1)-2017: 55-65. [9] Trần Đức Thiện (2014). Ảnh hưởng của lượng phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919 tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Số 04/12/2014: 495-501. [10] Tổng cục thống kê (2017). Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2016. Nhà xuất bản Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_phuong_phap_tuoi_va_chu_ky_tuoi_den_mot_so_chi.pdf