Tinh bột oxy hóa có ứng dụng rộng rãi và đa dạng trong nhiều ngành thực phẩm
và phi thực phẩm hiện nay. Trong báo cáo này, nghiên cứu sự ảnh hưởng của
nồng độ Sodium chloride (0,5; 0,75; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0%) lên cấu trúc và tính
chất hóa lý của tinh bột sắn biến tính bằng kĩ thuật điện phân. Đồng thời, mức
độ oxy hóa (hàm lượng carbonyl/carboxyl), màu sắc tinh bột sau biến tính, độ
trương nở, khả năng hòa tan, độ trong, độ nhớt và quan sát hình thái, cấu trúc
hạt thông qua SEM, FTIR, X-ray được khảo sát. Tại nồng độ NaCl là 2,0; 3,0 và
5,0% thì các giá trị về hàm lượng carbonyl/carboxyl có xu hướng bão hòa. Giá
trị hệ số L được dùng để mô tả độ trắng của tinh bột cùng với độ trong và độ hòa
tan của mẫu tinh bột oxy hóa cao hơn so với tinh bột sắn tự nhiên. Trong khi độ
trương nở, nhiệt độ hồ hóa, lại có xu hướng giảm so với tinh bột gốc khi tăng
nồng độ NaCl xử lý. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị độ nhớt cũng như
khối lượng phân tử trung bình giảm khi tinh bột bị oxy hóa.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ Sodium chloride lên sự thay đổi cấu trúc và tính chất hóa lý của tinh bột sắn biến tính bằng kỹ thuật điện phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
210
ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ SODIUM CHLORIDE LÊN SỰ THAY
ĐỔI CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT HÓA LÝ CỦA TINH BỘT SẮN BIẾN
TÍNH BẰNG KỸ THUẬT ĐIỆN PHÂN
Mạch Ngọc Xuân Trà*, Hoàng Ngọc Tân, Ngô Thị Hồng Son
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc: khanhson96@gmail.com
TÓM TẮT
Tinh bột oxy hóa có ứng dụng rộng rãi và đa dạng trong nhiều ngành thực phẩm
và phi thực phẩm hiện nay. Trong báo cáo này, nghiên cứu sự ảnh hưởng của
nồng độ Sodium chloride (0,5; 0,75; 1,0; 2,0; 3,0 và 5,0%) lên cấu trúc và tính
chất hóa lý của tinh bột sắn biến tính bằng kĩ thuật điện phân. Đồng thời, mức
độ oxy hóa (hàm lượng carbonyl/carboxyl), màu sắc tinh bột sau biến tính, độ
trương nở, khả năng hòa tan, độ trong, độ nhớt và quan sát hình thái, cấu trúc
hạt thông qua SEM, FTIR, X-ray được khảo sát. Tại nồng độ NaCl là 2,0; 3,0 và
5,0% thì các giá trị về hàm lượng carbonyl/carboxyl có xu hướng bão hòa. Giá
trị hệ số L được dùng để mô tả độ trắng của tinh bột cùng với độ trong và độ hòa
tan của mẫu tinh bột oxy hóa cao hơn so với tinh bột sắn tự nhiên. Trong khi độ
trương nở, nhiệt độ hồ hóa, lại có xu hướng giảm so với tinh bột gốc khi tăng
nồng độ NaCl xử lý. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị độ nhớt cũng như
khối lượng phân tử trung bình giảm khi tinh bột bị oxy hóa.
Từ khóa: Tinh bột oxy hóa, hàm lượng carbonyl/carboxyl, SEM, FTIR, XRD.
INFLUENCE OF SODIUM CHLORIDE CONCENTRATIONS ON
PHYSICOCHEMICAL PROPERTIES OF CASSAVA STARCH
OXIDIZED BY ELECTROLYSIS
Mach Ngoc Xuan Tra*, Hoang Ngoc Tan, Ngo Thi Hong Son
Ho Chi Minh City University of Technology and Education
*Corresponding Author: khanhson96@gmail.com
ABSTRACT
Oxidized starches are widely and widely used in many food and nonfood
industries today. In this report, study on the effect of Sodium chloride
concentrations (0.5, 0.75, 1.0, 2.0, 3.0 and 5.0%) on the structure and
physicochemical properties of Cassava starch modified by electrolysis. At the
same time, oxidation levels (carbonyl/carboxyl content), starch color after
denaturation, swelling, solubility, clarity, viscosity and morphological
observation, FTIR, X-ray surveyed. The carboxyl group and carbonyl content in
the oxidation starch increased as the concentration of NaCl increased. At a
concentration of NaCl 2.0; 3.0 and 5.0%, the values for carbonyl/carboxyl
content tend to be saturated. The coefficient L is used to describe the whiteness
of the starch together with the clarity and solubility of the oxidized starch sample
compared to natural cassava starch. While the swelling, the gelatinization
temperature tends to decrease compared to the original starch when the treated
NaCl concentration increases. The results also showed that the viscosity value as
well as the average molecular weight decreased when the starch was oxidized.
Keywords: Oxidized starch, carbonyl/carboxyl content, SEM, FTIR, XRD.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
211
TỔNG QUAN
Tinh bột là thành phần chính của ngũ
cốc, rễ và củ chẳng hạn như sắn, khoai
tây Trong ngành công nghệ thực
phẩm, tinh bột đã được sử dụng rất phổ
biến và đa dạng, nguyên liệu chính
trong bánh mì, các loại mì ống, bổ sung
vào nước sốt, súp cũng như sữa, bánh
kẹo Giấy, dệt may, dược phẩm, sinh
học, vi sinh, vật liệu xây dựng là các
ngành công nghiệp phi thực phẩm phổ
biến có sử dụng tinh bột vào sản phẩm.
Dù được ứng dụng rộng rãi trong thực
phẩm và các ngành công nghiệp khác,
nhưng các tính chất của tinh bột tự
nhiên vẫn không đáp ứng đủ các yêu
cầu về mặt kỹ thuật trong sản xuất công
nghiệp. Do đó, các nhà khoa học thực
phẩm đã không ngừng nỗ lực trong
việc điều chỉnh các thuộc tính của tinh
bột tự nhiên sao cho phù hợp với đặc
tính kỹ thuật của từng loại sản phẩm.
Trong đó tinh bột oxy hóa được biết
đến với các tính chất quan trọng như độ
nhớt thấp, độ trong và tính ổn định cao,
cùng tính chất tạo màng và tính kết
dính tốt. Trước đây, có rất nhiều
phương pháp tạo ra tinh bột oxy hóa
như sử dụng hypochlorite, hyderogen
peroxide, permanganat, dicromat... tuy
nhiên mức độ sử dụng của các hợp chất
này trong phản ứng là quá thấp để thay
đổi tính chất tinh bột (Cui, 2005). Do
đó trong nghiên cứu này, phương pháp
tạo tinh bột oxy hóa sử dụng kỹ thuật
điện phân được lựa chọn vì một số ưu
điểm như rẻ tiền, độ ổn định của quá
trình cao, dễ kiểm sóa t, và có thể sản
xuất liên tục.
Trong nghiên cứu này, nước điện phân
được sử dụng để biến tính tinh bột.
Nguyên lý của quá trình điện phân là
sử dụng dòng điện ở 2 đầu điện cực để
thúc đẩy phản ứng xảy ra. Các ion tích
điện âm như clorua (Cl-) và hydroxit
(OH-) trong dung dịch muối chuyển
sang cực dương để cho các electron và
trở thành khí oxy (O2), khí clo (Cl2),
ion hypoclorit (OCl-), axit
hypochlorous (HClO) và axit
clohydric (HCl), trong khi các ion tích
điện dương như H+ và Na+ di chuyển
đến cực âm để lấy electron và trở thành
khí hydro (H2) và natri hydroxit
(NaOH) (Hsu, 2005). Có hai loại nước
điện phân được sử dụng, tùy theo yêu
cầu: Nước điện phân có tính acid
(AEW) và nước điện phân trung tính
(NEW).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Nguyên liệu: Tinh bột sắn của công ty
GOODPRICE VIET NAM được sử
dụng trong nghiên cứu này. Nguồn gốc
nguyên liệu: Việt Nam, đảm bảo các
yêu cầu về chỉ tiêu hóa lý theo TCVN
10546:2014.
Hóa chất: Sodium hydroxide (NaOH,
Trung Quốc); Hydrochloric acid (HCl,
Trung Quốc); Potassium hydroxide
(KOH, Trung Quốc); Hydroxylamine
hydrochloride (HONH2.HCl, Trung
Quốc); Sodium chloride (NaCl, Trung
Quốc).
Phương pháp nghiên cứu
Oxy hóa tinh bột bằng kỹ thuật điện
phân
Quá trình oxy hóa tinh bột bằng kĩ
thuật điện phân được thực hiện trong
một bể nước hình trụ tròn với kích
thước (d= 12cm). Hai bản điện cực
được chế tạo bằng kim loại Titan (Ti)
được phủ lớp hợp chất trơ gồm một số
oxit RuO2, IrO2, TiO2 để chống ăn mòn
điện hóa. Tinh bột sắn thô (400g, khối
lượng khô) và muối NaCl (0,5; 0,75;
1,0; 2,0; 3,0 và 5,0%) được bổ sung
vào bể cùng với 4 lít nước cất để tạo hệ
huyền phù 10% (w/v). Điện cực Ti2O
được nhúng chìm trong huyền phù,
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
212
khoảng cách giữa hai điện cực là 10cm,
nguồn điện được cố định ở mức điện
áp 10V và cường độ dòng điện 3A.
Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ
phòng (30oC) trong thời gian 1 giờ.
Trong quá trình phản ứng, huyền phù
tinh bột được đảo trộn liên tục bằng
khuấy từ. Kết thúc phản ứng, điều
chỉnh pH về mức pH = 7,0 bằng HCl
1M. Sau đó các mẫu tinh bột được rửa
sạch 3 lần với nước cất và ly tâm 2300
× g trong 10 phút, thu lấy phần tinh bột
lắng và sấy khô trong tủ sấy 48h ở nhiệt
độ 50oC. Các mẫu tinh bột CN0,
CN0.5, CN0.75, CN1, CN2, CN3,
CN5 lần lượt là tinh bột tự nhiên và các
mẫu tinh bột được xử lý theo các nồng
độ muối NaCl (0,5; 0,75; 1,0; 2,0; 3.0
và 5,0%).
Hàm lượng Carbonyl và Carboxyl
Hàm lượng Carbonyl có trong tinh bột
xác định dựa theo phương pháp của
Smith (1967) và hàm lượng Carboxyl
hình thành trong quá trình biến tính
tinh bột được xác định dựa theo mô tả
của Chattopadhyay et al (1997).
Độ hòa tan (SI) và độ trương nở (SP)
Độ hòa tan và độ trương nở được xác
định theo phương pháp của Leach,
McCowen và Schoch (1959).
Độ trong
Độ trong được xác định bằng phương
pháp của Singhal và Kulkarni (1990).
Đọ nhớt nội tại
Dựa theo phương pháp đo của
Anastasiades (2002).
Độ ổn định đông-rã đông
Độ ổn định nhiệt của tinh bột được xác
định theo phương pháp của Singhal
(1990).
Quang phổ hồng ngoại Fourier (FTIR)
Các mẫu tinh bột oxy hóa sẽ được đo
phổ hồng ngoại FTIR bằng thiết bị đo
phổ hồng ngoại FTIR-8400S ở số sóng
từ 400 cm-1 - 4500 cm-1 (Kizil. R,
2002).
Tán xạ tia X (XRD)
Mẫu tinh bột trước và sau khi oxy hóa
được đo tán xạ tia X (XRD) bằng
phương pháp bột, góc quét từ 5 -300
theo Nara (1983).
Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Hình thái của hạt tinh bột được kiểm
tra bằng kính hiển vi điện tử tại Viện
Công nghệ Hóa học (VAST). Thông số
cơ bản tiến hành quét: Điện áp gia tốc
15Kv, độ phóng đại 1000×(10μm) và
3000×(10μm).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hàm lượng nhóm carbonyl và
carboxyl
Hàm lượng carbonyl và carboxyl của
mẫu tinh bột tự nhiên và tinh bột oxy
hóa được hiển thị trong hình 1a. Nhìn
chung cả hai hàm lượng carbonyl và
carboxyl của các mẫu tinh bôt biến tính
đều tăng khi tăng mức độ xử lý nồng
độ muối NaCl trong quá trình điện
phân. Tuy nhiên khi xử lý với nồng độ
dung dịch muối NaCl ≥ 2% thì quá
trình oxy hóa đạt mức tối đa. Hàm
lượng carbonyl tăng dần từ mẫu CN0.5
đến mẫu CN1, trong khi giữa các mẫu
CN1, CN2, CN3 và CN5 thì hàm lượng
carbonyl có xu hướng đạt cân bằng.
Đối với hàm lượng carboxyl trong các
mẫu thì cũng tương tự như với
carbonyl, tuy nhiên chúng có xu hướng
tăng nhanh hơn so với carbonyl. Điều
này có thể được giải thích là do các
nhóm hydroxyl trên các phân tử tinh
bột ban đầu bị oxy hóa thành nhóm
carbonyl như một chất trung gian và
sau đó đến các nhóm carboxyl như sản
phẩm chính sau cùng (Fengchao Zhou,
2016; Kunruedee Sangseethong,
2010).
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
213
Hình 1. (a). Hàm lượng carbonyl và carboxyl; (b). Độ trong các mẫu tinh bột
Trong nghiên cứu này, tại các nồng độ
muối NaCl xử lý (2, 3 và 5%) thì hàm
lượng carbonyl và carboxyl hình thành
không có sự thay đổi lớn, duy trì ở mức
carbonyl (0.098%) và carboxyl
(0.16%). Tại điều kiện oxy hóa (10V,
3A, thời gian 1giờ) thì cường độ dòng
điện không đủ để tiếp tục điện phân
dung dịch tạo các chất điện ly oxy hóa,
mặc dù nồng độ muối tăng (định luật
Faraday).
Kính hiển vi điện tử quét (SEM)
Ảnh SEM của hạt tinh bột tự nhiên và
tinh bột oxy hóa được thể hiện trong
Hình 2.
Từ kết quả SEM cho thấy, các hạt tinh
bột sắn có nguồn gốc tự nhiên và qua
biến tính oxy hóa đều là hình cầu, bao
gồm các hạt lớn và nhỏ, đặc trưng của
tinh bột sắn. Cấu trúc bề mặt hạt tinh
bột sắn tự nhiên không có vết nứt cũng
như hiện tượng lõm bề mặt. Tuy nhiên,
quá trình oxy hóa đã làm ảnh hưởng
đến hình thái của hạt tinh bột sắn, cấu
trúc bề mặt hạt tinh bột CN khác biệt
rõ ràng với hạt tinh bột tự nhiên.
Hình 2. Ảnh quét kính hiển vi điện tử (SEM) của các mẫu tinh bột
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
214
Độ trong
Độ trong gel tinh bột oxy hóa CN đươc
thể hiên trong hình 1b. Từ kết quả trên,
nhận thấy rằng, khi nồng độ NaCl sử
dụng tăng lên thì khả năng truyền sáng
qua dịch gel tinh bột oxy hóa tăng. Giá
trị độ truyền suốt các mẫu tinh bột
CN0.5, CN0.75 và CN1 tăng không
đáng kể so với mẫu tinh bột tự nhiên,
tuy nhiên ở các mẫu CN2, CN3 và CN5
thì độ trong tăng rất mạnh. Điều này có
thể giải thích rằng, sự gia tăng truyền
suốt của dịch tinh bột sau quá trình oxy
hóa là do sự thay thế hóa học nhóm
chức hydroxyl trong phân tử tinh bột
bằng nhóm carbonyl/carboxyl và lực
đẩy giữa các phân tử tinh bột lân cận
gây ra bởi các nhóm carboxyl/carbonyl
tích điện âm làm giảm liên kết trong
phân tử tinh bột. Các thay đổi về hình
dạng hạt và cấu trúc phân tử tinh bột
tạo điều kiện cho sự xâm nhập và hấp
thụ nước trên hạt tinh bột dẫn đến sự
trương nở nhiều hơn trên tinh bột và
kết quả là khả năng truyền sáng nhiều
hơn đối với tinh bột oxy hóa (Kawaljit
Singh Sandhua, 2008; S. LIM, 1992).
Độ trương nở (SP), hòa tan ( SI)
Độ trương nở (SP) thể hiện khả năng
hydrat hóa của tinh bột trong điều kiện
nhiệt độ cụ thể và độ hòa tan (SI) cho
biết tỷ lệ phần trăm hạt tinh bột thóa t
ra sau trương nở (Fonseca, 2014). Kết
quả độ trương nở và hòa tan của tinh
bột oxy hóa được trình bày trong hình
3. Ở các nhiệt độ thấp như 30, 40, 50
và 60oC thì giá trị SP thu được thay đổi
không nhiều. Từ nhiệt độ 60oC trở lên,
hạt tinh bột bắt đầu trương nở và kích
thước hạt tinh bột tăng lên đáng kể.
Theo Chinachoti (1990), hạt tinh bột
có thể hấp thụ 40g nước/g tinh bột
trong khi trương nở trước khi hạt bị vỡ.
Khi hạt tinh bột trương nở, các
polymer có cấu trúc đơn giản như
amylose, chủ yếu nằm trong vùng vô
định hình thóa t ra ngoài môi trường,
dẫn đến nồng độ tinh bột hòa tan tăng.
Độ ổn định đông-rã đông
Độ ổn định đông-rã đông là chỉ số để
đánh giá mức độ thóa i hóa của gel tinh
bột khi bảo quản ở nhiệt độ thấp. Sau 9
ngày lưu trữ, độ tách nước của mẫu
tinh bột tự nhiên và các mẫu tinh bột
CN có xu hướng tăng theo ngày lưu
trữ. Có thể thấy, độ tách nước của gel
tinh bột tự nhiên thấp hơn nhiều so với
gel tinh bột oxy hóa và giữa các mẫu
CN với nhau thì độ tách nước tăng dần
theo nồng độ NaCl khảo sát. Tuy
nhiên, độ tách nước của các mẫu CN2,
CN3 và CN5 không có sự khác biệt về
mặt thống kê, điều này tương tự với
hàm lượng carbonyl/carboxyl hình
thành trong quá trình oxy hóa.
Tán xạ tia X (X-Ray diffraction,
XRD)
Kết quả nhiễu xạ cho thấy có sự tương
đồng giữa các mẫu tinh bột oxy hóa và
tinh bột tự nhiên, không có đỉnh mới
hình thành hay mất đi trong quá trình
xử lý. Đỉnh nhiễu xạ tinh thể xuất hiện
ở 15.1o, 17.44o, 18.12o và 23.08o, nên
có thể chỉ ra rằng các mẫu tinh bột đều
có cấu trúc tinh thể loại A, bao gồm cả
phiến tinh thể và pha vô định hình. Các
mẫu tinh bột oxy hóa CN có độ kết tinh
tương đối khác so với mẫu tinh bột gốc.
Vị trí đỉnh nhiễu xạ của mẫu tinh bột
CN vẫn phù hợp với vị trí đỉnh của tinh
bột tự nhiên. Giá trị cường độ tại bốn
đỉnh 15.1o, 17.44o, 18.12o và 23.08o
của tinh bột CN thấp hơn so với tinh
bột chưa xử lý và có xu hướng giảm đi
khi tăng dần mức độ xử lý NaCl.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này cung cấp thông tin về
tính chất hóa lý, cấu trúc và hình thái
của tinh bột sắn oxy hóa bằng kĩ thuật
điện phân dung dịch Sodium chloride.
Quá trình oxy hóa bằng kĩ thuật điện
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
215
phân dung dịch NaCl với các nồng độ
muối khác nhau ảnh hưởng đến các đặc
điểm khác nhau của tinh bột sắn. Sự gia
tăng nồng độ NaCl sử dụng trong điện
phân làm tăng cường mức độ oxy hóa
trong quá trình biến tính tinh bột, hàm
lượng carbonyl/carboxyl, độ hòa tan và
độ trong của tinh bột sắn oxy hóa tăng
lên và độ trương nở, độ ổn định nhiệt
đông-rã đông, độ nhớt và khối lượng
phân tử tương đối giảm. Thông qua
đánh giá cấu trúc tinh bột bằng FTIR,
X-ray và kính hiển vi điện tử quét
SEM, cho thấy quá trình oxy hóa có thể
ưu tiên diễn ra trên pha vô định hình
amorphous.
Phiến tinh thể đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì tính toàn vẹn cho hạt
tinh bột. Cả amylose và amylopectin
đều bị suy thóa i nhưng amylose dễ bị
oxy hóa hơn. Tinh bột CN có độ trắng
cao hơn so với tinh bột tự nhiên.
Những thay đổi trong các đặc tính này
góp phần làm cho tinh bột sắn oxy hóa
ứng dụng tốt hơn trong nhiều loại thực
phẩm.
Nội dung nghiên cứu này là những
bước đầu tiên về việc áp dụng kỹ thuật
điện phân trong phương pháp biến tính
tinh bột. Vì vậy, để phương pháp này
được ứng dụng rộng rãi và hiểu một
cách toàn diện cần có nhiều công trình
nghiên cứu chuyên sâu và mở rộng
hơn. Chúng tôi có một số kiến nghị để
hoàn thiện hơn cho đề tài như: thực
hiện các phân tích chuyên sâu hơn về
ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, hàm
lượng amylose/amylopectin trong quá
trình xử lý mẫu, từ đó có thể đưa ra một
phương pháp biến tính tinh bột bằng kĩ
thuật điện phân dung dịch sodium
chloride một cách toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ANASTASIADES A., T. S. (2002). Rheological and Physical Characterization
of Pregelatinized Maize Starches. In Journal of Food Engineering, 52 (pp.
57-66).
CHATTOPADHYAY, S. S. (1997). Optimisation of conditions of synthesis of
oxidized starch from corn and amaranth for use in film-forming
applications. In Carbohydrate Polymers, 34 (pp. 203–212).
CUI, S. W. (2005). In Food Carbohydrates: Chemistry, Physical Properties and
Applications. 411.
FENGCHAO ZHOU, Q. L. (2016). Potato starch oxidation induced by sodium
hypochlorite and its effect. In International Journal of Biological
Macromolecules 84 (pp. 410–417).
HSU, S. Y. (2005). Effects of flow rate, temperature and salt concentration on
chemical and physical properties of electrolyzed oxidizing water. In Journal
of Food Engineering (pp. 66, 171–176.).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_nong_do_sodium_chloride_len_su_thay_doi_cau_tr.pdf