Ảnh hưởng của nho giáo đối với nền văn học Việt Nam thời trung cận đại

Những cử chỉ ân cần không phải đơn thuần chỉ là nghệ thuật lung lạc nhân tài mà phản ánh sự quí trọng thực sự của nhà vua dành cho viên quan văn nhưng lại làm quan võ giỏi, quan kinh tế tài năng: năm 1826, có tang mẹ, ông về để tang, được Minh Mạng ban tặng cho 100 lạng bạc; từng được đề nghị ghi tên vào bia võ công và được bổ nhiệm Binh bộ Thượng thư Một người như Nguyễn Công Trứ được khắc họa qua Đại Nam thực lục như thế có đầy đủ quyền được tự hào, được nghĩ về mình như là người tài, một điển hình của chí nam nhi. Có một sự tương ứng rất rõ giữa thơ viết về chí nam nhi của ông với tiểu sử ông được dựng lại qua những dòng ghi chép của Đại Nam thực lục. Phán đoán như Trương Tửu cho rằng ông nêu cao chí nam nhi để “đánh” bọn phú hộ chỉ là suy diễn thiếu căn cứ mặc dù sự biện luận của ông có vẻ duy vật biện chứng. Nhưng nếu là một người ảo tưởng về nhân cách cao thượng mà phản ứng, mà lui về ẩn dật thì có lẽ Nguyễn chẳng bao giờ làm được những công trạng lẫy lừng để cả vua phải khen, dân lập sinh từ.

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nho giáo đối với nền văn học Việt Nam thời trung cận đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọi khuôn mẫu có sẵn, chất cá nhân đậm nét, tính tự nhiên trong ứng xử… là những nét đặc trưng của Nguyễn Công Trứ mà hầu hết các “Nguyễn Công Trứ học” đều chẳng hẹn mà gặp gỡ. Nhưng còn có một số cách cắt nghĩa khác nhau về sự độc đáo trong mô hình nhân cách Nguyễn Công Trứ. Không dừng lại ở sự mô tả thuần túy, Trương Tửu (1943) đã vận dụng phép biện chứng duy vật để cắt nghĩa những gì mà giới nghiên cứu từng hình dung là mâu thuẫn, là đặc điểm của anh hùng, hào kiệt. Theo ông, con người là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử- xã hội, nó vận động, biến đổi theo sự biến đổi của lịch sử xã hội. Hành động và quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ là sản phẩm của xã hội. Quan niệm “hành lạc” và “tang bồng hồ thỉ” chính là bắt nguồn từ thái độ chống lại bọn phú hộ giàu có khi ấy đã thành một tầng lớp xã hội do ngoại thương phát đạt. Chống lại bọn phú hộ tất dẫn đến chống lại đồng tiền. Trương Tửu viết: “Quan niệm “cầm kì thi tửu” là một quan niệm tài tử… Người phú hộ chỉ say có một thứ: sự làm việc, chỉ mê có một vật: tiền bạc. Hai quan niệm xung đột nhau như nước với lửa. Cho nên, muốn chống phú hộ, Nguyễn Công Trứ đã dùng đến triết lí hành lạc của phường tài tử. Ông đã ca tụng rượu, đàn, thơ, cờ, giăng, gió. Hơn nữa, ông đã sống đầy đủ, sống nghênh ngang triết lí tài tử, suốt một kiếp người” (tr.524-525). Sự sống bằng giác quan - một nhu cầu của thời đại - đã được tài tử Nguyễn Công Trứ biểu hiện ra ở sự hành lạc mê man tế nhị. Mà trong các cách hành lạc, chỉ có hát ả đào là kích thích đủ các thứ giác quan đang thèm sống. Chỉ có lối chơi ấy là thỏa mãn được con người một cách cầu kì, quý tộc. Sống bằng giác quan, bằng tình dục, bằng các thứ vật chất bác tạp, nhưng vẫn giữ được tính cách quý tộc không lẫn với các đẳng cấp xã hội khác, đó là tất cả nguyện vọng hành lạc của Nguyễn Công Trứ. Và chỉ có sự hát ả đào là giúp ông đạt được ý muốn ấy. Bởi vậy nên Nguyễn Công Trứ thích ả đào, yêu cô đào, lấy cô đào, nhớ cô đào “đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi”, mà tận hưởng cuộc sống của giác quan. Ông đã dám ngang nhiên bênh vực sự hát ả đào” (tr.530). Trương Tửu cũng giải thích nguyên nhân của hoạt động xã hội của Nguyễn Công Trứ bằng tinh thần chống bọn “phú hộ” này. Hành lạc chỉ là cách chống tiêu cực, chính nhập thế mới là cách chiến đấu chống phú hộ tích cực. “Phú hộ ra làm quan là để kiếm lợi và đè nén. Còn nho sĩ (Nguyễn Công Trứ) ra làm quan là để thực hiện một lí tưởng, thỏa mãn một chí khí” (tr.534). Từ đây dẫn đến chí nam nhi. Đó là nguồn gốc của hai hành vi tưởng như mâu thuẫn là hành đạo và hành lạc. Từ đây, Trương Tửu khái quát về kiểu nhân cách Nguyễn Công Trứ: “Tính chất ấy là một tính chất hiếu thắng vậy. Người có tính chất ấy là người nuôi một quan niệm cực đoan về nhân sinh: không sống thì thôi đã sống phải “có danh với non sông”, không thi thì thôi đã thi thì phải “miếng khoa giáp ăn xanh phường sĩ tử”, không lập sự nghiệp thì thôi, đã lập thì phải “ba vạn anh hùng đè xuống dưới”. Đó là một người lúc nào cũng muốn làm hơn người, làm khác người, làm những cái lạ mà thiên hạ không ai làm được” (tr.618). Trần Ngọc Vương cắt nghĩa chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ như là tia hồi quang - sự tiếp biến - của “người anh hùng thời loạn” trong hoàn cảnh chế độ chuyên chế nhà Nguyễn. Vậy là có hai cách cắt nghĩa Nguyễn Công Trứ: một cách dựa vào các yếu tố Nho- Phật- Đạo và một cách dựa vào hiện thực lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội. Nhưng trong mỗi hướng cắt nghĩa đó, lại có những quan điểm khác nhau, đưa đến kết quả khác nhau. Một số nhà nghiên cứu ở miền Bắc trước đây (trước 1975) trên lập trường giai cấp thường phê phán “chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ là xa lạ với quần chúng, là biểu hiện “anh hùng cá nhân”, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân (ý nói ông trấn áp các cuộc “khởi nghĩa nông dân”). Nhưng không ít người lại cho mẫu hình nhân cách của Nguyễn Công Trứ là mẫu mực, đạo sống của ông là lý tưởng cho nhân cách Việt Nam. Vậy nên cắt nghĩa như thế nào để tiệm cận sự thực lịch sử về nhân cách Nguyễn Công Trứ? * Chúng tôi đã có dịp nói rằng, hầu như không có một tác gia văn học nào thời trung đại lại được chính sử nhắc đến nhiều như Nguyễn Công Trứ trong Đại Nam thực lục. Theo khảo sát của Đinh Văn Niêm, ở Đại Nam thực lục Nguyễn Công Trứ xuất hiện với 261 sự kiện. Nghiên cứu kỹ các sự kiện này, cùng với sự khảo sát văn bản thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể cho chúng ta những ánh sáng mới để lý giải mô hình nhân cách Nguyễn Công Trứ. Nguyễn Công Trứ xuất thân quan văn. Đại Nam thực lục cho ta biết Nguyễn Công Trứ rất giỏi về chữ nghĩa. Chưa rõ vì sao ông đỗ đạt muộn, song trong kỳ thi năm 1819, ông được Giám thí trường thi Hoàng Kim Hoán đánh giá là người khoa mục xuất sắc. Đến tháng 5-1824 ông được bổ làm Thự Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Hai lần, từng làm Chánh chủ khảo trường thi (1840 - Hà Nội, 1847 - Nam Định). Đó là những chức trách thuộc phạm vi của quan văn. Ông cũng từng được bổ nhiệm Hữu Thị lang Bộ Lễ tháng 7-1827- một chức vụ của quan văn. Vậy có thể nghĩ, ông cũng thuộc loại người học giỏi, thiên kinh vạn quyển. Nhưng ông lại hầu như không thể hiện mình trong hoạt động của quan văn. Ông không thành danh trên đường khoa cử, cũng không trổ tài thơ văn như các nhà nho khác, sáng tác để lại thi tập cho con cháu - nói theo nghĩa là sáng tác thi tập Hán văn, một loại sáng tác có tính chất chính thống, dẫu cho tiềm năng trong ông đáng kính nể. Hoạt động xã hội nhiều mặt của ông, chưa kể sáng tác văn thơ bằng chữ Nôm là chủ yếu, khiến chúng ta phải suy nghĩ: 1) các chức trách ông đảm nhiệm trong thời gian dài không có liên quan gì đến văn chương mà ông đã dùi mài, nhưng có ấn tượng mạnh nhất, thành công nhất lại thuộc ngạch võ quan: những nơi khó khăn nhất, phức tạp nhất cả nước hồi ấy về quân sự đều thấy có mặt ông (vùng núi phía Bắc với các cuộc nổi loạn, điển hình là của Nông Văn Vân; các cuộc xâm nhập quấy rối của hải tặc người Hoa ở vùng biển Đông Bắc; thổ phỉ ở Thanh Hóa; vùng biên giới Trấn Tây và Cămpuchia). Tuy có lần bị phạt hay giáng cấp, nhưng tháng 5-1835, nhân đạo quân của ông phục giết được Nông Văn Vân, được vua cho về Kinh ăn mừng, vua ban thưởng nghi thức trọng thể “ôm gối vua”, chính tay vua rót rượu ban cho và dụ: “Nay nghĩ Trứ xuất thân từ quan văn, thế mà ngày ngày làm được việc quân, đến nay đã 3 năm, không quản ngại khó nhọc, kể cũng đáng khen. Vậy chuẩn cho một người con được tập ấm làm Hiệu uý vệ Cẩm y”. Tháng 7/1835, được giữ chức Thượng thư Bộ Binh! Đến năm 1838, Minh Mạng cho dựng “bia võ công” để ghi công những người có nhiều công lao trong quân lữ nhất, 20 người trong đó có Nguyễn Công Trứ được đề nghị ghi tên vào bia này, con của họ được tập ấm. 2) Các hoạt động đa dạng trong lĩnh vực kinh tế: khai hoang, trị thủy (đê sông Hồng); đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn; kiến nghị về quĩ xã thương (dự trữ gạo), về việc cấp tiền dưỡng liêm để chống tham nhũng… cũng được Nguyễn Công Trứ thực hiện đầy tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả, dù có những kiến nghị không được vua và đình thần ủng hộ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, ông đều tỏ rõ sự tinh nhạy, khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Việc giải quyết những vấn đề này rất xa lạ với công thức “vì dân” hay “đi ngược với lợi ích của dân” mà nhiều nhà nghiên cứu hiện đại từng vận quan điểm giai cấp chật hẹp để đánh giá ông, cũng rất xa lạ với khuôn khổ quan niệm phổ biến của nhà Nho về tu kỷ trị nhân, nội thánh ngoại vương. Có lẽ ngoại trừ bài đối sách trong kỳ thi Hương năm 1819 - kỳ thi ông đã đỗ đầu - là ông có vận dụng kiến thức sách vở nhà Nho (bàn về lòng ái dân, huệ dân, tí dân của bậc vương giả trong lịch sử). Ngoài ra, các diễn ngôn có màu sắc sách vở hầu như không bắt gặp trong thơ văn, trong các bản tấu của ông. Ông liên tục đưa ra các bản tấu, kiến nghị phân tích và nêu hướng giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, thực tế của nước ta trong nửa đầu thế kỷ XIX. Năm 1827, nhân việc có công dẹp loạn Phan Bá Vành, ông được Minh Mạng cho phép có bản tấu nào thì được niêm phong gửi thẳng lên vua. Chẳng hạn, cái tệ hại của bọn cường hào được ông phát hiện rất sắc sảo nhờ ông đi sát thực tế nông thôn. Tháng 9-1827, ông tấu: “Từ trước đến nay, những người bàn việc đều đổ lỗi cho quan lại mà không biết phần nhiều là tại hào cường. Cái hại quan lại là 1, 2 phần 10, cái hại cường hào đến 8, 9 phần 10, bởi vì quan lại là chẳng qua kiếm lợi nhỏ ở giấy tờ, đòi tiền ngoài lệ ở thuế khoá, cái hại gần và nhỏ, việc đã phát lộ, thì giáng cách ngay, rồi cũng biết hối. Còn cái hại hào cường, nó làm con người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá bụa, giết cả tính mạng của người ta, hết cả gia tài của người ta, mà việc không lộ, cho nên cứ công nhiên không kiêng sợ gì. Chỗ nào chúng cũng cùng nhau anh chị, chuyên lợi làm giàu, dối cợt quan lại, để thoả lòng riêng. Có công điền công thổ thì chúng thường thường bày việc thuê mướn làm béo mình, những dân nghèo cùng không kêu vào đâu được. Giáo hoá không thấm xuống dưới, đức trạch không đến khắp nơi, chưa hẳn là không bởi đó. Thậm chí còn ẩn lậu đinh điền, ruộng đến nghìn mẫu không nộp thuế, chỉ đầy túi của hào cường, đinh đến trăm suất không đăng sổ chỉ phục dịch riêng cho hào cường. Nay xin trích lấy một vài người đưa ra pháp luật và bãi lệ thuê mướn ruộng đất công” (chỗ in ngả do chúng tôi nhấn mạnh). Phải lăn lộn trong thực tế nông thôn Việt Nam và có quan điểm thực tiễn cao mới thấy được những vấn đề như thế. Trong kiến nghị trị thủy sông Hồng của Nguyễn Công Trứ đệ trình Minh Mạng tháng 10 - năm 1835, mấy tháng sau khi ông cùng các đồng sự thanh toán được Nông Văn Vân cũng khẳng định điều đó. Ông đã tham vấn các bô lão là những người hiểu biết nhiều, nhận thấy chỉ có 2-3/10 số người được hỏi đồng ý giữ đê, đa phần xin bỏ đê; từ đó, ông đưa ra phương án bỏ đê và nạo vét lòng sông để nước đổ nhanh ra biển (phương án này đã không được vua chấp nhận). Dễ thấy cách nhìn của ông rất khác với cung cách quan sát cuộc sống trong thi ca nhà Nho thường thấy: motip đi qua một vùng quê, nhân quan sát thấy một hiện tượng gì thuộc đời sống xã hội thì có cảm xúc và ao ước vẽ được bức tranh dâng lên vua rõ là motip khá phổ biến trong thơ nhà Nho xưa, phản ánh một cung cách suy nghĩ sách vở, khá “quan liêu”, hời hợt, lười biếng của họ, coi như thế đã là thể hiện đầy đủ bổn phận của nhà Nho thân dân. Theo chúng tôi, tinh thần thực tiễn của Nguyễn Công Trứ bộc lộ một mặt ở chỗ ông đã không viết những bài thơ bằng chữ Hán có tinh thần “thân dân” kiểu đó; mặt khác là ở các kiến nghị, các bản tấu đậm đà hơi thở của thực tiễn cuộc sống. Ông hiểu biết sâu sắc cuộc sống và ưa hành động để giải quyết các vấn nạn của thực tế hơn là than thở hay phiếm luận. Nhân đây chúng ta cũng nên đặt Nguyễn Công Trứ vào bối cảnh văn hóa Nho giáo Việt Nam, nơi mà hầu như không thấy nhà Nho Việt Nam nào có trước tác bàn về nông nghiệp hay thủy lợi vốn là những lĩnh vực thiết yếu đối với một xã hội nông nghiệp như nước ta. Xa hơn nữa, ta nhớ đến câu chuyện Khổng Tử chê Phàn Trì là tiểu nhân chỉ vì người học trò này xin thầy dạy cho nghề làm vườn, nghề làm ruộng(2). Thật khó qui Nguyễn Công Trứ vào một truyền thống Nho giáo, dù là Việt Nho hay Nguyên Nho, Hán Nho, Minh Nho, Tống Nho, Thanh Nho... Những diễn ngôn của ông có thể mượn những từ ngữ nào đó của Nho gia như trung hiếu, quân thân, công nghiệp hay chương trình kẻ sĩ (Luận kẻ sĩ), sau những từ ngữ đó là một con người với phương pháp suy nghĩ đầy tính hiện thực, tự nhiên, trong môi trường văn hóa phương Đông đầy tính giáo điều, kinh viện. Không ít diễn ngôn của ông thể hiện khát vọng lập công danh như một sự thôi thúc từ bên trong, tự nhiên, khác với tinh thần Nho giáo: Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ Những dạng hoạt động mà ông kinh qua chắc chắn không có trong chương trình học và thi của nhà Nho. Học vấn nhà nho xoay quanh những vấn đề tu thân và nguyên lý trị đạo về phương diện đạo đức. Chỉ có người chấp nhận thâm nhập cuộc sống muôn hình ngàn vẻ mới có kiến thức và khả năng ứng phó, sáng kiến tích cực. Nguyễn Công Trứ thành công trong hoạt động quân sự và kinh tế nhờ tài năng thiên bẩm, nhờ tinh thần năng động sáng tạo, nhờ tinh thần xông pha không quản khó khăn nguy hiểm, nhờ sự tận tâm của bản thân ông, không quản những lời dị nghị hay dư luận đồn đoán cũng như sự thất thường trong cách dùng người của một ông vua chuyên chế như Minh Mạng. Biết bao lần ông bị trách phạt, bị giáng cấp, bị bạc đãi, nhưng ông không nản chí, không hề nhiễm tinh thần dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng đầy cao ngạo của nhà Nho vốn cậy mình có đức. Tuy Minh Mạng có nghiêm khắc quá mức với ông trong nhiều lần trách phạt, giáng chức như thế (để thị uy ?), song nhìn chung, ông ta vẫn biết đánh giá đúng tài năng của Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Công Trứ cũng không lấy việc bị trách phạt làm điều. Những câu thơ dường như được ông viết từ khi chưa nhập thế hành đạo đã báo trước phương cách xử thế của ông cho cả cuộc đời, không chút ảo tưởng về khả năng giữ nhân cách cao cả khi phải làm quan dưới trướng của một ông hoàng đế “con trời” chuyên chế; chấp nhận dấn thân vì “con trời” đồng nghĩa với chấp nhận cả vinh và nhục, đón nhận cả ân và uy: Đương cơn khổ nhục lắm người khinh, Vốn hễ làm người nhục có vinh. Vận đỏ ghe người cho muối cá Hồi đen lắm kẻ xóc xương kình. Đại nhân bao quản nhời chênh lệch, Quân tử khôn từ chốn đá đanh. Thôi hẵng đợi trời bình trị đã, Gặp thời vỗ cánh sẽ ra danh. Những cử chỉ ân cần không phải đơn thuần chỉ là nghệ thuật lung lạc nhân tài mà phản ánh sự quí trọng thực sự của nhà vua dành cho viên quan văn nhưng lại làm quan võ giỏi, quan kinh tế tài năng: năm 1826, có tang mẹ, ông về để tang, được Minh Mạng ban tặng cho 100 lạng bạc; từng được đề nghị ghi tên vào bia võ công và được bổ nhiệm Binh bộ Thượng thư…Một người như Nguyễn Công Trứ được khắc họa qua Đại Nam thực lục như thế có đầy đủ quyền được tự hào, được nghĩ về mình như là người tài, một điển hình của chí nam nhi. Có một sự tương ứng rất rõ giữa thơ viết về chí nam nhi của ông với tiểu sử ông được dựng lại qua những dòng ghi chép của Đại Nam thực lục. Phán đoán như Trương Tửu cho rằng ông nêu cao chí nam nhi để “đánh” bọn phú hộ chỉ là suy diễn thiếu căn cứ mặc dù sự biện luận của ông có vẻ duy vật biện chứng. Nhưng nếu là một người ảo tưởng về nhân cách cao thượng mà phản ứng, mà lui về ẩn dật thì có lẽ Nguyễn chẳng bao giờ làm được những công trạng lẫy lừng để cả vua phải khen, dân lập sinh từ. Về vấn đề hưởng lạc, cũng căn cứ vào Đại Nam thực lục, ta phải ghi nhận một sự thực hiển nhiên về thú giải trí của vua quan thời Nguyễn. Theo sách Đại Nam thực lục, tháng 3-1835, do vây bắt và đốt chết Nông Văn Vân, vua ban thưởng cho cả đạo quân trong đó có Nguyễn Công Trứ, trả lại mũ áo đã tước trước đây. Tháng 4 năm ấy, vua dụ cho Nguyễn Công Trứ và các tướng khác được ở lại Thái Nguyên, được “ăn yến, xem chèo hát” (chúng tôi nhấn mạnh), sẽ về Kinh chầu sau. Thuở thiếu thời ông mê hát, từng đi hát vì mê cô đào Hiệu Thư, lớn lên làm quan, vẫn được thưởng thức hát xướng dưới sự bảo trợ chính thức của nhà nước. Nếu nhìn rộng ra, ta thấy, thú hát xướng, chơi bời là thú chơi khá phổ biến trong giới nho sĩ từ ngay thế kỷ XVIII và tiếp tục được duy trì, gia tăng trong thế kỷ XIX, thành một dấu hiệu của trí thức, kẻ sĩ. Nguyễn Khản, anh cả của Nguyễn Du mê hát xướng, nuôi con hát trong nhà, đến nỗi con hát có tang trở, cũng không cho về chịu tang, bắt ở lại hát. Nguyễn Hữu Chỉnh nuôi riêng trong nhà hàng chục ca nhi kỹ nữ. Bọn tướng lĩnh Tây Sơn khi chiếm đóng Thăng Long, tiếp tục những người của tiền triều, cũng tận hưởng tài nghệ của cô Cầm, một người còn sót lại của làng ca vũ của triều Lê, mê hát đến nỗi ném tiền vàng thưởng cho cô, coi tiền như đất bùn. Nguyễn Khuyến có thú nhận đã cùng ông bạn Dương Khuê. Có khi từng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang. Có lẽ không phải đợi đọc Trang Tử thì quan chức, quí tộc hay thương nhân thời Lê-Trịnh - Tây Sơn - Nguyễn mới có thú hưởng lạc. Những người thuộc các khuynh hướng chính trị- tư tưởng khác nhau trong hàng thế kỷ đều gặp nhau tại chiếu hát của các ả đào, các ca nhi, kỹ nữ. Đó là “phong khí” của thời đại. Đừng nghĩ là chỉ riêng Nguyễn Công Trứ mới hát, mới chơi. Tất nhiên, cũng có mẫu người như Phạm Đình Hổ, lờ mờ không hiểu gì về câu ca bản đàn thơ văn Nôm và hát ca trù, song mẫu người này không phổ biến. Nguyễn Công Trứ viết bài Luận kẻ sĩ, chia cuộc đời của kẻ sĩ thành ba chặng chính với các hoạt động tách rời nhau, khi còn ở miền hương đảng thì tu dưỡng, gương mẫu về đạo lý; khi ra hành đạo thì “đem quách cả sở tồn làm sở dụng” và lúc về ở ẩn, thì hưởng lạc, vui sống. Nhưng đó thực ra chỉ là một tuyên ngôn có tính chất sách vở chứ không phải là thực tế cuộc đời ông như nó đã diễn ra. Ông hưởng lạc ngay từ thời thanh niên, từ ngày làm chân kép hát và vẫn duy trì cách sống ấy trong lúc hành đạo, cho đến tận “mái tóc đã phau phau”, ông hoạt động xã hội say mê và thường xuyên nếm mùi trách phạt, thăng giáng nên không phải chỉ đến già mới thấm thía nhân tình thế thái. Bị trách phạt, giáng chức nhưng không lấy thế làm điều mà tự ái, oán hận, bỏ dở giữa chừng công việc - dẫu than thở chán chường trong các bài thơ, hát nói - mà vẫn hăng hái, tận tâm làm việc cho đến tận cuối đời, ông xin ra trận đánh giặc năm 1858 - khi nghe tin Pháp gây hấn ở Đà Nẵng. Vinh/ nhục, hành/ tàng nếu hiểu tách bạch thành những cặp phạm trù đối lập thì không thích hợp với con người Nguyễn Công Trứ. Ra trường danh lợi vinh liền nhục Vào cuộc trần ai khóc trước cười. Ông không oán trách cuộc đời mà nhận thức đây mới chính là cuộc đời. Và ông cũng không ảo tưởng về một thời đại Nghiêu Thuấn như nhiều nhà Nho khác. Trong hoàn cảnh chế độ chuyên chế độc đoán, đấy chính là tư tưởng hiện thực tỉnh táo. Nhiều lần kiến nghị bị vua và đình thần bác bỏ, không nản chí, cứ tiếp tục kiến nghị, nêu sáng kiến; bị cách chức, thậm chí có lúc bị nghị án tử hình mà cứ ung dung hành đạo, cứ tiếp tục kiến nghị, nêu các bản tấu sớ (năm 1834, Bộ Hình từng đề nghị kết án ông (và Lê Văn Đức) tội tử hình vì chậm trễ hành quân, vua châm chước cho lập công chuộc tội: “trước hãy tước mũ áo, đoạt hết lương bổng - Lê Văn Đức bị giáng 4 cấp, Nguyễn Công Trứ giáng 3 cấp, khiến họ thu công về sau để chuộc tội trước” rồi cuối năm lại khen và phục hồi 1 cấp, tháng 1/1835 thì cho phục cấp cũ do bắt được vợ Nông Văn Vân). Hệt như trong thơ, Nguyễn Công Trứ than nhục vinh, trách thế thái nhân tình rồi lại vẫn hăm hở nhập cuộc với chí nam nhi. Thật khác xa tâm lý cao đạo, dễ tổn thương của nhiều nhà Nho mà mẫu hình được ca ngợi chính là Đào Tiềm, người lập tức treo ấn từ quan khi buộc phải khom lưng đón quan trên. Thậm chí trước Đào Tiềm, có mẫu nhà Nho như Bá Di, Thúc Tề và Khuất Nguyên đã lấy cái chết để bảo toàn nhân cách độc lập, cao đạo ấy. Đây là hiện tượng lạ nếu ta nhìn từ góc độ một mẫu hình nhân cách được khái quát có hệ thống như Nho- Phật- Đạo. Dường như ông ý thức được bản chất của chế độ chuyên chế, độc đoán và lý tưởng về việc kết hợp vừa làm quan, hành đạo lại vừa bảo toàn nhân cách cao thượng tuy rất đẹp song chỉ là một ảo tưởng. Dường như ông cũng biết, con người trong cuộc đời này không thể hoàn thiện; lý tưởng về con người hoàn thiện, dù là thánh nhân, là phật hay là tiên chỉ là một ảo tưởng hay không tưởng. Ông sống ngất ngưởng trong mọi hoàn cảnh, trong triều ngoài nội, khi làm quan ở mọi cương vị, mọi thời điểm, và ngay cả khi về hưu, vẫn tiếp tục ngất ngưởng, tức là không trình diện mình trong cuộc đời một cách trọng thể, trang nghiêm “xuất môn như kiến đại tân, sử dân như thừa đại tế”; ông thừa nhận mình “không Phật không Tiên nhưng khác tục”. Ông hát hò vui vẻ với các ả đào như rất nhiều nhà nho khác, nhiều tướng lĩnh khác, chỉ có điều khác là nếu như họ im lặng không nói lời nào về đề tài này thì ông lại khoe tướng lên với mọi người, vì ông không quan niệm rằng kể một sự thật hò hát, liếc mắt đưa tình với các cô ả đào là chuyện có thể làm hoen ố nhân cách. Chơi là quyền sống mà cũng là nghệ thuật: - Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy, Nếu không chơi thiệt ấy ai bù. Nghề chơi cũng lắm công phu - Chơi cho lịch mới là chơi, Chơi cho đài các cho người biết tay. Tài tình dễ mấy xưa nay. Cũng như thế, ông không coi chuyện “khoe” bảy mươi ba tuổi cưới vợ hầu là chuyện có thể hạ nhục nhân cách. Xét về con người bản thể, Nguyễn Công Trứ là một con người tự nhiên. Ông là con người theo mẫu nhất nguyên luận (monism), kết hợp trong bản thân nhiều khả năng, nhiều thế lựa chọn. Ông học giỏi, đọc thông các kinh sách thánh hiền nhưng lại nghĩ và sống không câu nệ theo kinh sách. Ông vào đời như một người tự nhiên, làm việc, hành đạo, chơi bời, Hành tàng bất nhị kì quan, với tất cả suy nghĩ thành thực của con người tự nhiên đó, không hề quan tâm như thế nào là hiền nhân quân tử, như thế nào là phàm nhân. Từ ngay chính trong bản thân mẫu hình nhân cách ông đã bao hàm tất cả các khả năng, không thể tách biệt phàm/ thánh, thanh/tục, lễ/ tục, hành/ tàng trong khi văn hóa Nho giáo chính thống đối lập các phạm trù này... Ngay thơ hát nói, với ông, cũng là một hình thức nghệ thuật tổng hợp, vừa nói chí, vừa để các cô đào cất lên tiếng hát hòa với tiếng đàn nhịp phách - vì thế ông viết bằng chữ Nôm mà không viết bằng chữ Hán - các bản tấu sớ chữ Hán đã đảm nhiệm quá đủ sứ mệnh chuyển tải quan điểm chính trị - xã hội rồi. Nhưng thơ hát nói của ông khác với hát nói của một số nhà nho khác, vừa dùng để ca tụng thú ăn chơi, ca tụng thú tài tình (khi đắc ý mắt đi mày lại/ đủ thiên thiên thập thập thêm nồng/ nợ phong lưu ai nỡ chối không/ duyên tri ngộ nên đeo đẳng mãi), vừa nói chí nam nhi (đường trung hiếu chữ quân thân là gánh vác/ có trung hiếu nên đứng trong trời đất/ không công danh thời nát với cỏ cây)1 ___________ (1) Theo sách Nguyễn Công Trứ trong dòng lịch sử (Đoàn Tử Huyến chủ biên - Chương Thâu, Trần Nho Thìn, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy biên soạn). Nxb. Nghệ An, Trung tâm Văn hóa- Ngôn ngữ Đông Tây, 2008. (2) Một học trò của Khổng Tử là Phàn Trì xin được thầy dạy làm ruộng, làm vườn nhưng Khổng Tử đều trả lời rằng mình không rành các nghề này. Khi anh học trò đi ra, Khổng Tử nói đại khái: anh này là tiểu nhân. Nếu người trên chuộng Lễ thì dân đâu dám bất kính, trên chuộng nghĩa, dân đâu dám bất phục, trên chuộng tín, dân đâu dám sai ngoa. Nếu người trên đủ lễ, nghĩa, tín thì dân bốn phương sẽ đến để phục dịch mình, đâu cần học cày cấy (Luận ngữ, Tử Lộ). Một số nhà nghiên cứu cho rằng không thể coi đây là bằng chứng của việc nhà Nho coi nhẹ nông nghiệp và kỹ thuật thực hành vì: a) mục tiêu giáo dục của Khổng Tử là bồi dưỡng người quân tử có đạo đức cao thượng, với nội dung dạy là văn, hạnh, trung, tín, đòi hỏi học trò qua học tập Thi, Thư, Lễ, Nhạc mà thành người quân tử “chí ư đạo, cứ ư đức, y ư nhân, du ư nghệ” (Luận ngữ, Thuật nhi), từ đó mà không tán thành học trò học các tri thức không liên quan; b) Khổng Tử chú ý phân công lao động trí óc và lao động chân tay, đây là điều tất yếu của lịch sử phát triển nhân loại. Khổng Tử thiên về lao động trí óc, quân tử dụ ư đức, tiểu nhân dụ ư lợi”, “quân tử mưu đạo bất mưu thực”. Do đó ông đòi hỏi học trò có cống hiến lớn về lao động trí óc chứ không có ý coi rẻ lao động chân tay như làm ruộng; c) Khổng Tử từng nói “sử dân dĩ thời”: chữ “thời” đây có ý coi trọng thời vụ nông nghiệp. (Xem 乐爱国. 也谈孔子反对“樊迟学稼” Nhạc Ái Quốc, Lại bàn về chuyện Khổng Tử phản đối Phàn Trì học trồng lúa. Tuy nhiên, đây chỉ là thảo luận theo hướng “lý thuyết”, xét trên văn bản kinh điển chứ không căn cứ vào thực tiễn hành xử. Các nhà Nho, nhất là nhà Nho Việt Nam rất ít người viết sách nghiên cứu, bàn luận về nông nghiệp hay thủy lợi. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong sách Bản sắc văn hóa Việt Nam (NXB Văn học, 2001), đã phân tích 5038 quyển sách trong Di sản Hán Nôm Việt Nam, có 194 quyển nói về thi cử (luyện thi văn, phú, thơ) và nhận xét : “Mọi nhà Nho Việt Nam trước hết là một nhà văn, một nhà thơ. Số lượng áp đảo các sách về văn thơ đã chứng minh điều đó” (tr.271). Trong số hơn năm ngàn sách, không có quyển nào nói về thương nghiệp, về nghề thủ công. Sách về nông nghiệp chủ yếu là loại sách địa bạ, đê điều. Ông viết: “Mặc dầu kinh nghiệm nông nghiệp của Việt Nam hết sức phong phú, kết tinh bao công sức, trí tuệ của nhân dân vẫn không có một tác phẩm nào nói về kĩ thuật làm đất, dẫn nước, tháo nước, trồng trọt. Tất cả chỉ là nói lên kinh nghiệm quản lý ruộng đất, thu thuế, lấy thổ sản, giải quyết việc kiện tụng về ruộng đất. Có thể đây là cách nhìn của quan lại về ruộng đất, không phải cách nhìn của người sản xuất” (tr.272-273). Không phải nhà Nho không hiểu biết về nông nghiệp, song lối học khoa cử đã đẩy họ về phía từ chương. Mô hình sĩ, nông, công, thương không nói gì nhiều về tinh thần trọng nông của Nho gia Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 3.2009 Top of Form Ý kiến của bạn về bài viết Tên người gửi: Email: Địa chỉ: Nội dung  : Bottom of Form Top of Form Các tin khác •  Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam •  Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo •  Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctro_lai_van_de_anh_huong_cua_nho_giao_84.doc
Tài liệu liên quan