Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến quá trình tách chiết Phenolic kháng oxy hóa từ quả sim chín (Rhodomyrtus tomentosa) thu nhận ở Phú Quốc

Nhằm mục đích cung cấp thông tin, làm tiền đề cho quá trình tách chiết và định danh các hợp

chất phenolic từ quả sim chín (Rhodomyrtus tomentosa) ở Phú Quốc, nghiên cứu đã xác định

được một số điều kiện thích hợp để ngâm chiết thu nhận cao chiết tổng như: loại dung môi sử

dụng để thu nhận cao chiết tổng là methanol 70%, nhiệt độ ngâm chiết là 50oC, thời gian ngâm

chiết là 90 phút. Kết quả thí nghiệm cho thấy quả sim chín, là nguyên liệu phù hợp để thu nhận

phenolic trong sản xuất công nghệ thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong quá trình

phân tách cao chiết tổng, phân đoạn Ethylacetate và phân đoạn nước cho hàm lượng phenolic cao

nhất (Ethylacetate: 67,14±0,849a µgGAE/ml dịch phân đoạn, nước: 50,39±0,256b µgGAE/ml dịch

phân đoạn) và hai phân đoạn này cũng có khả năng kháng oxy hóa cao nhất (Ethylacetate:

7,86±0,054a mg/ml, nước: 10,2675 ±0,365b mg/ml) từ đó có thể sử dụng dịch chiết trong hai phân

đoạn này để tiến hành các bước tách chiết và tinh sạch sâu hơn nhằm định danh loại phenolic có

khả năng kháng oxy hóa cao từ quả sim chín thu nhặt ở Phú Quốc

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của một số yếu tố công nghệ đến quá trình tách chiết Phenolic kháng oxy hóa từ quả sim chín (Rhodomyrtus tomentosa) thu nhận ở Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 23 ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN QUÁ TRÌNH TÁCH CHIẾT PHENOLIC KHÁNG OXY HÓA TỪ QUẢ SIM CHÍN (RHODOMYRTUS TOMENTOSA) THU NHẬN Ở PHÚ QUỐC 1,*Nguyễn Thủy Hà; 2Phạm Hoàng Khánh Thi; 2Lê Trương Kiều My 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM 2Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email:*thuyhadinhduong@gmail.com TÓM TẮT Nhằm mục đích cung cấp thông tin, làm tiền đề cho quá trình tách chiết và định danh các hợp chất phenolic từ quả sim chín (Rhodomyrtus tomentosa) ở Phú Quốc, nghiên cứu đã xác định được một số điều kiện thích hợp để ngâm chiết thu nhận cao chiết tổng như: loại dung môi sử dụng để thu nhận cao chiết tổng là methanol 70%, nhiệt độ ngâm chiết là 50oC, thời gian ngâm chiết là 90 phút. Kết quả thí nghiệm cho thấy quả sim chín, là nguyên liệu phù hợp để thu nhận phenolic trong sản xuất công nghệ thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra trong quá trình phân tách cao chiết tổng, phân đoạn Ethylacetate và phân đoạn nước cho hàm lượng phenolic cao nhất (Ethylacetate: 67,14±0,849a µgGAE/ml dịch phân đoạn, nước: 50,39±0,256b µgGAE/ml dịch phân đoạn) và hai phân đoạn này cũng có khả năng kháng oxy hóa cao nhất (Ethylacetate: 7,86±0,054a mg/ml, nước: 10,2675 ±0,365b mg/ml) từ đó có thể sử dụng dịch chiết trong hai phân đoạn này để tiến hành các bước tách chiết và tinh sạch sâu hơn nhằm định danh loại phenolic có khả năng kháng oxy hóa cao từ quả sim chín thu nhặt ở Phú Quốc. Từ khóa: Điều kiện tách chiết, Phenolic, Rhodomyrtus tomentosa tại Phú Quốc. Chỉ số phân loại: 2.11 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình oxy hóa kéo dài là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, các hợp chất phenolic từ thực vật đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tích cực trong việc cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý do quá trình oxy hóa gây ra [1]. Cây Sim tên khoa học Rhodomyrtus tomentosa là một loại thực vật có hoa thuộc họ Myrtaceae và có nguồn gốc ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Loài này thường mọc ở ven biển, trong rừng tự nhiên, ven sông suối, trong các rừng ngập nước, rừng ẩm ướt, và tại độ cao đến 2400 m so với mực nước biển. Tại Việt Nam cây Hồng sim mọc dại thành rừng rộng ngàn hecta ở các huyện ven biển như Hải Dương, Hòa Bình, Phú Quốc Ở một số nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc... người ta đã sử dụng quả sim để làm thuốc chữa bệnh (đau tim, đau bụng, bệnh lỵ, xuất huyết, thuốc giảm đau và Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 24 cầm máu), sản xuất mứt, rượu và các đồ uống chứa cồn; sản xuất mỹ phẩm làm trắng và đẹp da, chống lão hóa. Ở Việt Nam, quả sim đã được sử dụng từ lâu trong dân gian làm thuốc chữa bệnh, làm kẹo dẻo và làm rượu bổ. Những năm gần đây, tại Phú Quốc, quả sim chín đang được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để sản xuất rượu sim, đặc sản của địa phương. Rượu sim đã được chứng minh có tác dụng chữa trị một số loại bệnh lý có liên quan đến sinh lý sinh sản, cải thiện quá trình lão hoá cơ thể, điều hoà tim mạch. Điều này chứng minh các thành phần trong quả sim rất tốt đối với sức khoẻ con người, chất màu, chất chát trong quả sim đã được xác định là có thành phần phenolic, tuy nhiên hiện nay những nghiên cứu cơ bản về quả sim và khả năng triển khai trong thực tiễn vẫn còn chưa được thực hiện [7]. Vậy việc chứng minh quả sim là nguồn nguyên liệu có thành phần phenolic có thể cải thiện quá trình oxy hóa, tiến tới định hướng tạo chế phẩm phục vụ sức khỏe con người có nguồn gốc từ thiên nhiên là vấn đề rất đáng được quan tâm VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và hóa chất Quả sim chín được thu hái tại Phú Quốc có màu tím đỏ quả căng, quả được phơi khô tự nhiên đến độ ẩm 4%, nghiền thành bột mịn, bảo quản trong túi ni lông, hút chân không và giữ lạnh ở 4oC [1]. Hóa chất sử dụng bao gồm: DDPH, Acid galic, thuốc thử Folin-Ciocalteu, acid HCl, các dung môi: Methanol, ethanol, n-hexan, diclomethan, ethylacetate, butanol. Phương pháp nghiên cứu Bột sim được khảo sát ngâm chiết trong 3 loại dung môi khác nhau ethanol, methanol và acetone, tỉ lệ nguyên liệu dung môi là 1: 15. Lắc 200 vòng/phút trong 1 giờ. Lọc cặn, cô quay chân không đuổi dung môi thu được cao tổng. Cao tổng được sử dụng kiểm tra hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa chọn ra loại dung môi chiết cao tổng phù hợp cho các thử nghiệm tiếp theo [2]. Sử dụng loại dung môi đã chọn, tiếp tục khảo sát các điều kiện tách chiết cao tổng như: nồng độ dung môi (40% - 80%) [3], nhiệt độ (30 – 80oC) [6], thời gian (30-150 phút) [5], pH (3-7)[6]. Hỗn hợp nguyên liệu dung môi sau đó được đem lọc, dịch trong thu được đem xác định hàm lượng phenolic tổng số và khả năng kháng oxy hóa. Cao tổng ở dạng khô được hòa trong nước và được phân đoạn theo trình tự với n-hexane, CH2Cl2, EtOAc, và n-BuOH [9]. Thu được 5 phân đoạn: phân đoạn Hexane, phân đoạn CH2Cl2, phân đoạn EtOAc, n-BuOH và phân đoạn nước. Đem 5 phân đoạn kiểm tra hàm lượng phenolic và hoạt tính kháng oxy hóa. Xác định hàm lượng phenolic thông qua sử dụng thuốc thử Folin-Ciocalteu, Phenolic tổng được biểu thị tương đương với hàm lượng acid galic (mg/g trọng lượng khô) [4]. Hoạt tính kháng oxy hóa được tiến hành theo thử nghiệm DDPH [10]. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 25 Khả năng bắt gốc tự do DPPH (%) = (1 – Amẫu/Acontrol)*100. Trong đó: Amẫu là độ hấp thu của mẫu có chất thử nghiệm, Acontrol là độ hấp thu mà mẫu có chất thử được thay bằng nước cất. Giá trị IC50 được xác định tại nồng độ nhỏ nhất của chất thử nghiệm có hiệu suất bắt gốc tự do DPPH là 50%. Giá trị IC50 càng nhỏ thì chất thử nghiệm có hoạt tính càng cao. Xử lý số liệu Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, thực hiện theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phép phân tích phương sai (ANOVA) của SPSS. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Ảnh hưởng của loại dung môi Hiệu quả chiết phenolic từ nguyên liệu thực vật phụ thuộc vào loại dung môi sử dụng, đặc biệt là độ phân cực của dung môi. Không có loại dung môi hay hệ dung môi chuẩn nào sử dụng chung để tách chiết phenolic từ tất cả các loại thực vật. Bảng 1: Ảnh hưởng của loại dung môi đến hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng Loại dung môi Hàm lượng phenolic tổng (mgGAE/gCK) IC50 (mg/ml) Ethanol 6,27± 0,17 b 19,61 ± 0,13 c aceton 5,51± 0,22 c 18,53 ± 0,16 b methanol 8,78 ± 0,098 a 15,752 ± 0,19 a GAE: Acid gallic equivallent, CK: Hàm lượng chất khô. Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa p<0,05. Kết quả xử lý số liệu cho thấy: loại dung môi ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng tách chiết từ quả sim (p<0,05). Theo kết quả thí nghiệm hàm lượng phenolic thu được từ cao tổng methanol là cao nhất 8,78 ± 0,098a (mgGAE/gCK). Hàm lượng phenolic từ cao tổng acetone là thấp nhất 5,51 ± 0,22c (mgGAE/gCK). Vậy methanol là loại dung môi có khả năng chiết lớn nhất. Điều này cho thấy đa phần các hợp chất phenolic trong quả sim là các hợp chất không phân cực. Kết quả thí nghiệm cũng chỉ ra rằng khả năng kháng oxy hóa của cao tổng Methanol là cao nhất. Điều này trùng khớp với các nghiên cứu của Uroop (2007), dịch chiết bằng methanol của lá dâu tằm cho hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa cao nhất, hay nghiên cứu của Chirinos (2007): các hợp chất có độ phân cực thấp như acetone cho hiệu quả chiết phenolic thấp. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 26 Với mục tiêu tách chiết được nhiều nhất các hợp chất phenolic có khả năng kháng oxy hóa cao từ quả sim, sau đó phân tích thành phần phenolic, chọn Methanol là dung môi sử dụng cho các thí nghiệm sau. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi Kết quả phân tích ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hàm lượng phenolic tổng và khả năng kháng oxy hóa được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của nồng độ methanol đến hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng Nồng độ methanol (%v/v) Hàm lượng phenolic tổng (mgGAE/g CK) IC50 (mg/ml) 40 7,23 ± 0,092c 19,84± 0,0989e 50 7,52 ± 0,089bc 19,56± 0,164d 60 7,67 ± 0,394b 18,83 ± 0,047b 70 8,77 ± 0,097a 15,75± 0,190a 80 7,48 ± 0,055bc 19,15± 0,195c GAE: Acid gallic equivallent, CK: Hàm lượng chất khô. Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa p<0,05. Từ số liệu ở bảng 2 cho thấy nồng methanol ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng phenolic tổng và khả năng kháng oxy hóa của quả sim chín (p<0,05). Hàm lượng phenolic tổng và khả năng kháng oxy hóa của quả sim chín tăng khi nồng độ Methanol tăng từ 40% - 70% (7,23 ± 0,092c mgGAE/gCK đến 8,77 ± 0,097a mgGAE/gCK), đạt cực đại tại 70% (8,77 ± 0,097a mgGAE/gCK, 15,75 ± 0,190amg/ml) sau đó hai đại lượng này giảm khi tiếp tục tăng nồng độ methanol. Ảnh hưởng của nồng độ dung môi đến hiệu quả khi tách chiết phenolic từ hạt sim cũng đã được chứng minh thông qua nghiên cứu của Lai et al., 2014. Trên thực tế, nồng độ dung môi quyết định tính phân cực của dung môi, nên cho phép tách chiết các hợp chất có cùng độ phân cực với nó, điều này cho thấy các hợp chất phenolic trong quả sim có độ phân cực tương ứng với methanol 70% v/v. Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến quá trình tách chiết các hợp chất thứ cấp nói chung và các hợp chất phenolic kháng oxy hóa nói riêng, khi nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ khuếch tán và do đó tăng lượng phenolic chiết được từ nguyên liệu. Tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 27 lên quá cao sẽ dẫn đến sự phá hủy các hợp chất phenolic đã được chiết vào dung môi hay vẫn còn trong nguyên liệu (Chan et al., 2009). Trong thí nghiệm này, hợp chất phenolic quả sim được tách chiết với Methanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu dung môi là 1:15, thời gian 90 phút, ở nhiệt độ từ 30o C đến 80oC. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3. Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng phenolic tổng và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng Nhiệt độ (oC) Hàm lượng phenolic tổng (mgGAE/gCK) IC50 (mg/ml) 30 11,08 ± 0,030 f 17,39 ± 0,068c 40 11,71 ± 0,064e 18,92 ± 0,011f 50 14,32 ± 0,012c 18,77 ± 0,007e 60 14,71 ± 0,053b 16,91 ± 0,052b 70 15,76 ± 0,059a 15,37 ± 0,045a 80 12,26 ± 0,121d 18,29 ± 0,051d GAE: Acid gallic equivallent, CK: Hàm lượng chất khô. Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa p<0,05. Kết quả xử lý số liệu cho thấy, nhiệt độ ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng phenolic tổng số và khả năng kháng oxy hóa của quả sim (p<0,05). Khi nhiệt độ tách chiết tăng từ 30oC đến 70oC, hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa tăng dần đều, đạt cực đại tại 70oC (15,76±0,059a mgGAE/gCK, 15,37 ± 0,045a mg/ml). Khi tăng nhiệt lên cao hơn 70oC, hàm lượng phenolic và khảng năng kháng oxy hóa đều giảm. Tuy nhiên hàm lượng phenolic tổng từ 50oC và 70oC tăng không nhiều và khả năng oxy hóa cũng không chênh lệch, hơn nữa tránh trường hợp nhiệt cao làm hư hỏng phenolic chọn nhiệt độ là 50oC để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo. Ảnh hưởng của thời gian Thời gian chiết là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng dịch chiết phenolic cũng như tính kinh tế của quá trình. Thời gian quá ngắn không đủ để dung môi xâm nhập vào bên trong tế bào, hòa tan phenolic và chiết rút ra ngoài, ngược lại, thời gian chiết quá dài làm giảm hiệu suất sử dụng thiết bị, và hợp chất phenolic có thể bị oxy hóa. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 28 Bảng 4: Ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng phenolic tổng và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng Thời gian (phút) Hàm lượng phenolic tổng (mgGAE/g CK) IC50 (mg/ml) 30 13,75± 0,074c 16,20±0,203b 60 16,64± 0,136b 15,36±0,085b 90 21,22± 0,129a 10,63±0,238a 120 21,23± 0,126a 11,65±1,181a 150 21,26 ± 0,077a 11,93±1,84a GAE: Acid gallic equivallent, CK: Hàm lượng chất khô. Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa p<0,05. Kết quả xử lý số liệu cho thấy: Thời gian ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng tách chiết từ quả sim (p<0,05). Từ kết quả ở bảng 4: thời gian có ảnh hưởng đến hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa của cao tổng. Từ 30 đến 90 phút, hàm lượng phenolic tăng dần đều, khả năng kháng oxy hóa cũng tăng dần, nhưng từ 90 phút đến 120 phút, hàm lượng phenolic gần như không tăng, và khả năng kháng oxy hóa giảm. Vậy chọn thời gian chiết là 90 phút để thực hiện thí nghiệm tiếp theo. Ảnh hưởng của loại dung môi khi phân đoạn cao chiết tổng Bảng 5: Ảnh hưởng của loại dung môi khi phân đoạn cao chiết tổng Phân đoạn Hàm lượng phenolic (µgGAE/ml dịch phân đoạn) IC50 (mg/ml) Hexan 7,09 ± 0,161c 19,34 ± 0,031c CH2Cl2 2,62 ± 0,229d 18,37 ± 0,192d Ethylacetat 67,14 ± 0,849a 7,86 ± 0,054a Butanol 12,25 ± 0,181c 19,50 ± 0,067bc nước 50,39 ± 0,256b 10,2675 ± 0,365b GAE: Acid gallic equivallent, CK: Hàm lượng chất khô. Trong cùng một cột, số liệu mang chữ cái khác nhau thì khác nhau với mức ý nghĩa p<0,05. Kết quả xử lý số liệu cho thấy: Loại dung môi sử dụng trong phân chia cao chiết tổng ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa của cao chiết tổng tách chiết từ quả sim (p<0,05). Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 29 Trong tất cả các phân đoạn, phân đoạn ethylacetate có hàm lượng phenolic cao vượt trội: 67,14 ± 0,849a (µgGAE/ml dịch phân đoạn) tương ứng với khả năng kháng oxy hóa cao 7,86 ± 0,054a (mg/ml), tiếp theo là phân đoạn nước có hàm lượng phenolic và khả năng kháng oxy hóa tương đương với phân đoạn ethylacetate 50,39 ± 0,256b (µgGAE/ml dịch phân đoạn) và 10,2675 ± 0,365b (mg/ml). Phân đoạn ethylacetate và phân đoạn nước có thể được lựa chọn sử dụng để thực hiện các bước tách chiết và định danh các hợp chất phenolic trong các thí nghiệm sâu hơn. KẾT LUẬN Quả sim có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu thu nhận các hợp chất phenolic kháng oxy hóa ứng dụng trong sản xuất thực phẩm chức năng, trong công nghiệp thực phẩm. Các yếu tố: Loại dung môi, nồng độ dung môi, thời gian ngâm chiết, pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tách chiết phenolic kháng oxy hóa từ quả sim chín. Điều kiện thích hợp để ngâm chiết thu cao chiết tổng từ quả sim chín thu hái tại Phú Quốc là: loại dung môi sử dụng methanol, nồng độ dung môi 70%, nhiệt độ ngâm chiết là 70oC, thời gian ngâm chiết là 90 phút và pH phù hợp để ngâm chiết là 3. Khi sử dụng các loại dung môi khác nhau để phân đoạn cao chiết tổng, nhận thấy phân đoạn Ethylacetate và phân đoạn nước cho hàm lượng phenolic cao nhất và hai phân đoạn này cũng có khả năng kháng oxy hóa cao nhất, từ đó có thể sử dụng dịch chiết trong hai phân đoạn này để tiến hành các bước tách chiết và tinh sạch sâu hơn nhằm định danh loại phenolic có khả năng kháng oxy hóa cao từ quả sim chín thu nhặt ở Phú Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Dai, J.; Mumper, R. J. (2010), “Plant Phenolics: Extraction, Analysis and Their Antioxydant and Anticancer Properties”, Molecules, 15, pp. 7313-7352. [2] Garcia-Salas, P., Morales-Soto, A., Segura-Carretero, A., Fernández-Gutiérrez, A. (2010), “Phenolic-Compound-Extraction Systems for Fruit and Vegetable Samples”, Molecules, 15, pp. 8813-8826. [3] Properties of various solvent extracts of mulberry”, Moras in Natinal Cancer Institute, 96 (21), p. 1577- 1584. [4] Singleton, V. L. and L. A. Rossi (1965), “Colorimetry of total phenolics andphosphomolypdic-phosphotungstic acid reagents”, American journal of Enology and Viticulture, 16, p. 144-158. [5] Chirinos R., H. Rogez, D. Campos, R. Pedreschi, Y. Larondelle (2007), “Optimization of extraction conditions of antioxydant phenolic compounds from mashua (Tropaeolum tuberosum Ruiz & Pavon) tubers”, Separation and Purifiaction Technology, 55, p. 217- 225. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 30 [6] Ruenroengklin N., J. Zhong, X. Duan, B.Yang, J. Li and Y. Jiang (2008), “Effects of Various Temperatures and pH Values on the Extraction Yield of Phenolics from Litchi Fruit Pericarp Tissue and the Antioxydant Activity of the Extracted Anthocyanins”, Int. J. Mol. Sci., 9, p.1333-1341. [7] Dachriyanus S., Sargent M. V., Skelton B.W., Soediro I. et al. ( 2002) “hodomyrtone, An antibiotic from Rhodomyrtus tomentosa”, Aust. J. Chem., 55, p.229-232. [8] Jongkon Saising (2008), “Rhodomyrtone from Rhodomyrtus metosa (Aiton) Hassk. As a natural Antibiotic for Staphylococcal cutaneous infections”, Journal of Health Science, (54)5, p 589-595. [9] Liu G. L., Guo H. H., Sun Y. M. (2012), “Optimization of the extraction of anthocyanins from the fruit skin of Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk and identification of anthocyanins in the extract using high-performance liquid chromatography-electrospray ionizationmass spectrometry (HPLC-ESI-MS)”, International Journal of Molecular Sciences, 13, p. 6292-6302. [10] Muhamad Fahrin Maskam, Jamaludin Mohamad, Mahmood Ameen Abdulla, Adlin Afzan & Isa Wasiman (2014), “Antioxydant Activity of Rhodomyrtus tomentosa (Kemunting) Fruits and Its Effect on Lipid Profile in Induced-cholesterol New Zealand White Rabbits”, Sains Malaysiana 43(11), p.1673–1684. EFFECTS OF SOME TECHNOLOGICAL CONDITIONS ON THE EXTRACTION OF PHENOLIC ANTOXYDANT COMPOUND FROM SIM FRUIT (RHODOMYRTUS TOMENTOSA) HARVESTED IN PHU QUOC ABSTRACT For the purpose of providing information, as the premise for the extraction and identification of phenolic compounds from sim fruit (Rhodomyrtus tomentos) harvested in Phu Quoc, the research has identified some suitable conditions for the antoxydant phenolic extraction was as follows: methanol concertration 70% (v/v), at 50oC in 90 minutes. This study showed that Sim fruit may be consider as a potential source of nutracetical applicable in food technology in the future. With the results: the highest phenolic content and most potent antioxydants were received from Ethylacetate and water fraction (phenolic content: Ethylacetate: 67,14±0,849a µgGAE/ml, water: 50,39 ± 0,256b µgGAE/ml), (DDPH: Ethylacetate: 7,86 ± 0,054a mg/ml, water: 10,2675 ± 0,365b mg/m). Use the extracts in these two phases to perform deeper extraction and purification steps to identify high-antioxydant phenolic types from sim fruit harvested in Phu Quoc Keywords: Conditions of the extraction, Phenolic, Rhodomyrtus tomentosa in Phu Quoc. Classification number: 2.11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_mot_so_yeu_to_cong_nghe_den_qua_trinh_tach_chi.pdf
Tài liệu liên quan