Trong những năm gần đây, do chuyển dịch cơ cấu giống lúa cùng với sựthâm
canh cây lúa đã dẫn đến sựthay đổi thành phần và mức độgây hại của một sốsâu
bệnh hại chính. Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ(Cnaphalocrocis medinalis) trởthành
một đối tượng chính gây thiệt hại nặng đến năng suất lúa ởvùng Khu 4
7 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độsâu cuốn lá nhỏ ởgiai đoạn lúa làm đòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa làm đòng
Trong những năm gần đây, do chuyển dịch cơ cấu giống lúa cùng với sự thâm
canh cây lúa đã dẫn đến sự thay đổi thành phần và mức độ gây hại của một số sâu
bệnh hại chính. Trong đó, sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis) trở thành
một đối tượng chính gây thiệt hại nặng đến năng suất lúa ở vùng Khu 4.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quy định tạm thời của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) về phương pháp điều
tra sinh vật hại cây trồng năm 2003 thì ngưỡng phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ khi cây
lúa ở giai đoạn đẻ nhánh là 50 con/m2 và giai đoạn trổ đòng là 20 con/m2 (TCN
224-2003). Trong những năm qua Trung tâm BVTV vùng Khu 4 đã phối hợp với
các Chi cục BVTV trong vùng chỉ đạo cho nông dân phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
theo ngưỡng này nhưng kết quả mang lại chưa cao. Câu hỏi đặt ra là ở giai đoạn
lúa làm đòng, mật độ sâu cuốn lá nhỏ đạt bao nhiêu thì tiến hành phun thuốc sẽ
mang lại hiệu quả kinh tế cao?
Để trả lời câu hỏi trên, Trung tâm BVTV Khu 4 đã tiến hành nghiên cứu “Xác
định ảnh hưởng của các mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ở giai đoạn làm đòng đến
năng suất và hiệu quả kinh tế tại Nghệ An”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Tiến hành 6 thí nghiệm ở 6 mật độ sâu cuốn lá nhỏ:
+ Thí nghiệm 1: Mật độ sâu 22 - 25 con/m2
+ Thí nghiệm 2: Mật độ sâu 32 - 35 con/m2
+ Thí nghiệm 3: Mật độ sâu 42 - 45 con m2
+ Thí nghiệm 4: Mật độ sâu 55 - 57 con/m2
+ Thí nghiệm 5: Mật độ sâu 62 - 65 con/m2
+ Thí nghiệm 6: Mật độ sâu 72 - 75 con/m2
2.2. Phương pháp tiến hành
Chọn ruộng thí nghiệm
- Ngay từ đầu vụ chọn khu đồng có diện tích 20ha, trên cánh đồng thường
xuyên bị sâu cuốn lá nhỏ hại ở các vụ trước.
- Giai đoạn lúa làm đòng khi mật độ sâu non 1 tuổi rộ, chọn nh÷ng ruộng có mật
độ sâu phù hợp với yêu cầu thí nghiệm. Mỗi ruộng có diện tích 500-1.000m2, các
ruộng đều cấy cùng 1 giống lúa Khang dân 18 giống phổ biến ở địa phương.
- Khi sâu cuốn lá nhỏ phổ biến tuổi 2, 3 tiến hành chọn các ruộng có mật độ sâu
gần nhất với các mật độ theo yêu cầu của thí nghiệm và tiến hành phun thuốc
Ammate 150 SC dùng với liều lượng 100ml/ha (0,1 lít/ha) để phun trừ.
- Mỗi một thí nghiệm bố trí 2 công thức: Công thức phun thuốc và công thức
đối chứng không phun.
- Các ruộng còn lại không triển khai thí nghiệm thì không tiến hành phun thuốc
Ammate 150 SC.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Ảnh hưởng của mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa làm đòng đến tỷ
lệ lép, trọng lượng 1.000 hạt
Bảng 1: Ảnh hưởng của mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa
làm đòng đến tỷ lệ lép, trọng lượng 1.000 hạt
TT Mật độ sâu
cuốn lá nhỏ
Tỷ lệ lép (%)
Trọng lượng 1.000 hạt
(gr)
(con/m2)
TN ĐC
% so với
ĐC
TN ĐC
1 22 - 25 18,56 a 23,32
b
- 20,41 18,50 a 18,40 b
2 32 - 35 19,22 a 27,33
b
- 29,67 18,50 a 18,30 b
3 42 - 45 19,57 a 28,38
b
- 31,04 18,45 a 17,57 b
4 55 - 57 19,43 a 29,11b - 33,25 18,46 a 17,50 b
5 62 - 65 18,89 a 30,73
b
- 38,52 18,50 a 17,27 b
6 72 - 75 19,52 a 34,26
b
- 43,02 18,50 a 17,02 b
Ghi chú: TN: Thí nghiệm phun thuốc Ammate 150 SC liều lượng 100ml/ha
(0,1 lít/ha)
ĐC: Đối chứng không phun thuốc
Ở giai đoạn lúa làm đòng, mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 25 con/m2 đã làm tăng tỷ
lệ lép và giảm trọng lượng 1.000 hạt.
Mật độ sâu càng cao thì tỷ lệ lép càng cao, trọng lượng 1.000 hạt càng giảm. Ở
mật độ sâu 22-25 con/m2: Khi tiến hành phun thuốc tỷ lệ lép giảm từ 23,32%
xuống còn 18,56%, giảm 20,41% so với ĐC. Tương tự như vậy, ở mật độ sâu 32-
35 con/m2 khi được phun thuốc tỷ lệ lép giảm từ 27,33% xuống còn 19,22%, giảm
29,67% so với ĐC. Đặc biệt ở tỷ lệ sâu cuốn lá nhỏ cao 72-75 con/m2 ở các ruộng
được phun thuốc tỷ lệ lép giảm rất rõ: giảm từ 34,26% xuống còn 19,52% và giảm
được 43,02% so với ĐC.
2. Ảnh hưởng của mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa làm đòng đến
năng suất và hiệu quả kinh tế khi tiến hành phun thuốc
Bảng 2: Ảnh hưởng của mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa làm đòng
đến năng suất và hiệu quả kinh tế khi tiến hành phun thuốc
Năng suất thống kê (tạ/ha)
T
T
Mật độ sâu
cuốn lá nhỏ
(con/m2) TN ĐC
% so với
ĐC
Chênh lệch tổng thu sau
khi trừ chi phí phun trừ
sâu cuốn lá nhỏ so với
ĐC (đồng/ha)
1 22 - 25 49,00 a 45,60 b + 6,93 + 600.000
2 32 - 35 44,00 a 39,00 b + 11,36 + 1.140.000
3 42 - 45 45,86 a 38,52 b + 16,00 + 2.029.200
4 55 - 57 45,06 a 36,60 b + 18,77 + 3.138.800
5 62 - 65 46,40 a 33,20 b + 28,44 + 4.256.000
6 72 - 75 48,66 a 32,86 b + 32,47 + 5.244.000
Ghi chú: TN: Thí nghiệm phun thuốc Ammate 150 SC liều lượng 100ml/ha (0,1
lít/ha)
ĐC: Đối chứng không phun thuốc
Sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn lúa làm đòng đã ảnh hưởng đến năng suất.
Ở mật độ 22-25 con/m2, năng suất giảm 6,93% so với đối chứng. Ở mật độ 32-35
con/m2, năng suất giảm 11,36% so với đối chứng. Ở mật độ 42-45 con/m2, năng
suất giảm 16% so với đối chứng. Ở mật độ 55-57 con/m2, năng suất giảm
18,77% so với đối chứng. Ở mật độ 62-65 con/m2, năng suất giảm 28,44% so với
đối chứng. Ở mật độ 72-75 con/m2, năng suất giảm 32,47% so với đối chứng.
Phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn lúa làm đòng khi mật độ 22-25
con/m2 không có ý nghĩa về kinh tế.
Bảng 3: Hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ của thuốc Ammate 150 SC
Hiệu lực thuốc (%) T
T
Mật độ sâu
(con/m2) 3 DAA 7 DAA 14 DAA
1 22 - 25 72,96 85,28 71,24
2 32 - 35 70,39 85,04 72,64
3 42 - 45 70,73 84,59 74,16
4 55 - 57 72,98 85,53 72,17
5 62 - 65 69,37 86,46 74,49
6 72 - 75 70,22 86,76 74,98
Ghi chú: DAA ngày sau phun thuốc
Thuốc Ammate 150 SC phun ở liều lượng 100ml/ha (0,1 lít/ha), lượng thuốc
nước sử dụng 500 lít/ha có hiệu quả tốt trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
IV. KẾT LUẬN
- Sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở giai đoạn lúa làm đòng ảnh hưởng đến tỷ lệ lép,
trọng lượng 1.000 hạt làm giảm năng suất lúa.
- Ở vùng thâm canh lúa với mức đầu tư phân bón: 8 tấn phân chuồng hoai +
500kg NPK + 180kg đạm urê + 80kg kali/ha, trên nền đất thịt hai vụ lúa:
+ Mật độ sâu > 20 con/m2 (22-25 con/m2), năng suất giảm 6,93% so với đối
chứng.
+ Mật độ sâu > 30 con/m2 (32-35 con/m2), năng suất giảm 11,36%
+ Mật độ sâu > 40 con/m2 (42-45 con/m2), năng suất giảm 16%
+ Mật độ sâu > 50 con/m2 (55-57 con/m2), năng suất giảm 18,77%
+ Mật độ sâu > 60 con/m2 (62-65 con/m2), năng suất giảm 28,44%
+ Mật độ sâu > 70 con/m2 (72-75 con/m2), năng suất giảm 32,47%
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ 22-25 con/m2 hại lúa ở giai đoạn làm đòng chưa có ý
nghĩa kinh tế trong phun trừ. Mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở mức trên 25 con/m2 giai đoạn
lúa làm đòng cần phải tiến hành phòng trừ./.
Nguyễn Tuấn Lộc, Hồ Thị Điểm và CS - Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng
Khu 4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nong_nghiep_1__644.pdf