Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với rất nhiều những sự thay đổi làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực Kế toán. Bài
viết này nhằm phân tích sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực Kế toán cũng như
những cơ hội, khó khăn, thách thức mà ngành nghề Kế toán phải đương đầu. Từ đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp để các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán có thể tận dụng tối đa các cơ hội
và vượt qua những khó khăn thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
271
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN
Liêu Tịnh Nhƣ, Nguyễn Thúy Anh
Khoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)
TÓM TẮT
Hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với rất nhiều những sự thay đổi làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực Kế toán. Bài
viết này nhằm phân tích sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực Kế toán cũng như
những cơ hội, khó khăn, thách thức mà ngành nghề Kế toán phải đương đầu. Từ đó, tác giả đề xuất một
số giải pháp để các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán có thể tận dụng tối đa các cơ hội
và vượt qua những khó khăn thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Từ khóa: Cách mạng; công nghiệp 4.0; cơ hội; kế toán; thách thức.
1. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ?
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái
niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống
nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức
năng và quy trình bên trong.
Còn theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến
cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử
dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng
dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để
tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng
lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".
Nối tiếp định nghĩa của ông Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính
gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
– Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối -
Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
– Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra
những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
– Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene,
skyrmions) và công nghệ nano.
Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu
Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức
phải đối mặt.
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN LĨNH VỰC KẾ TOÁN
Năm 2016, Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc ACCA đã đưa ra dự kiến về sự tác động của công
nghệ 4.0 sẽ kéo dài từ 3 đến 10 năm nữa, 55% người cho rằng sự phát triển của hệ thống kế toán tự
động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu hướng, 42% hài hòa chuẩn mực kế toán, 41% sự
272
xâm nhập của điện toán đám mây trong kinh doanh và 42% là sự biến động kinh tế. Máy móc có thể thay
thế con người trong việc thu thập, xử lý và phân tích và cung cấp thông tin, người làm kế toán phải hiểu
về công nghệ và sử dụng hữu ích mà công nghệ mang lại. Máy móc có thể thay thế con người trong công
việc cụ thể được lập trình trước chứ không thay thế trong việc đưa ra nhận định, lời tư vấn trong các
trường hợp phát sinh đặc biệt với tính chất mới mẻ.
Trí tuệ nhân tạo được tạo ra bởi con người và phục vụ cho mục đích của con người, chính vì thế con
người chính là yêu tố cốt lõi để xử lý mọi việc trong ngành kế toán- kiểm toán, bởi ngành kế toán – kiểm
toán cũng cần tuân theo những luật pháp nhất định, trí tuệ máy tính không thể thay thế hoàn toàn con
người trong lĩnh vực kế toán- kiểm toán nhưng cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn trong kế toán bằng
việc xử lý máy tính, bảo mật thông tin, phân tích dữ liệu và mạng máy tính. Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo
giúp tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc. Hội hiệp ACCA cũng cho rằng kế toán – kiểm
toán viên muốn làm việc trong kỷ nguyên số không chỉ cần sự thông minh, chỉ số cảm xúc mà còn cần
được bổ sung các yếu tố cần thiết cho sự phát triển sự nghiệp như kỹ năng công nghệ và tầm nhìn doanh
nghiệp.
Sự kết nối toàn cầu mà kỹ nguyên số mang lại giúp mang lại cơ hội đầu tư, nhiều nguồn thông tin tài
chính nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro với nhiều cuộc khủng hoảng tài chính mang tính quốc gia. Chính vì
thế mà kế toán – kiểm toán càng trở nên quan trọng trở thành công cụ tư vấn tài chính hữu hiệu nhất. Và
tầm nhìn của người làm kế toán – kiểm toán là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của những ai hoạt
động trong linh vực kế toán- kiểm toán, tư vấn tài chính.
Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát
triển vừa qua. Môi trường pháp lý được hình thành tương đối đầy đủ, rõ ràng, phù hợp với điều kiện của
Việt Nam và từng bước phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Định hướng phát triển ngành Kế toán -
kiểm toán Việt Nam được thể hiện rõ ràng hơn theo hướng hội nhập với sự tham gia tích cực từ các hiệp
hội nghề nghiệp, các tổ chức phát triển quốc tế và các công ty kiểm toán. Các tổ chức nghề nghiệp hoạt
động ngày càng chuyên nghiệp, góp phần phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.
Thị trường kế toán - kiểm toán có đóng góp tích cực trong việc đưa ra các thông tin tài chính minh bạch,
kịp thời cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán không chỉ hỗ trợ
doanh nghiệp (DN) tạo lập thông tin kinh tế tài chính theo quy định của luật pháp, góp phần tăng trưởng
kinh tế mà quan trọng hơn là tăng cường tính công khai, minh bạch của thông tin tài chính và làm lành
mạnh hóa nền tài chính quốc gia
Năm 2018, dự báo tiếp tục sẽ là năm sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực kế toán - kiểm toán
Việt Nam, bởi những dự báo khả quan về tăng trưởng đầu tư nước ngoài, các thương vụ mua bán sáp
nhập, cổ phần hóa các DN nhà nước (DNNN), kế hoạch tái cấu trúc của các DN, đặc biệt là những thay
đổi trong các quy định pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Năm 2018, kỳ vọng
Chính phủ sẽ ra quyết định liên quan đến việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS), mở
ra tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kế toán - kiểm toán của Việt Nam trong các năm tiếp theo,
tạo động lực hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh, dựa trên việc
sử dụng internet kết nối vạn vật để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách mạng
này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn thế giới và tác động đến tất
cả các ngành, các lĩnh vực với tốc độ công nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó có cả lĩnh
vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ không
nằm ngoài cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này.
Về mặt tổng thể, việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Việt Nam
tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giai đoạn khởi phát của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra cấu trúc mới cho nền kinh tế, đó là
dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh,
công nghệ blockchain, điện toán đám mây...
273
Điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến chu trình và phương pháp kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 còn dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp các công nghệ thông minh để
tối ưu hóa quy trình sản xuất, quy trình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, phương thức sản xuất, trong đó
có quy trình xử lý, cung cấp thông tin cho bộ phận kế toán và kiểm toán.
Do đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các công việc kế
toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ
liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học
hóa. Kế toán viên sẽ không còn mất quá nhiều công sức trong việc phân loại chứng từ, xử lý từng nghiệp
vụ kinh tế riêng lẻ, ghi các loại sổ kế toán mà vấn đề quan trọng hơn là cần phải quan tâm đến việc trình
bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ giúp ngành Kế toán, Kiểm toán sử dụng nguồn lực của
mình hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận gần hơn với hệ thống kiểm toán quốc tế. Đối với
ngành nghề kế toán - kiểm toán, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho các kiểm toán viên và cơ
quan kiểm toán có điều kiện làm việc thuận lợi hơn. Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng các trang thiết bị,
các chương trình, công nghệ số hiện đại, kiểm toán viên có thể thu thập các thông tin mà trước đây họ
khó thu thập được; Có thể chiết xuất dữ liệu từ những kho dữ liệu khổng lồ, phục vụ cho tất cả các loại
quyết định, các cấp lãnh đạo, tất cả các loại trạm kiểm soát thông tin ra quyết định và tất cả những người
có lợi ích liên quan; Nâng cao độ tin cậy và hợp lý của việc báo cáo thông qua việc tự kiểm soát hoặc các
hệ thống tự kiểm
3. CƠ HỘI, KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC
Thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, kế
toán, kiểm toán đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, cụ thể:
3.1 Một số cơ hội
Mở rộng phạm vi công việc: Thành tựu của cuộc CMCN 4.0 với hệ thống mạng không dây, dữ liệu số hóa
sẽ giúp công việc kế toán, kiểm toán không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý. Theo đó, kế toán viên,
kiểm toán viên (KTV) tại Việt Nam có thể thực hiện các phần hành công việc kế toán, kiểm toán ở bất cứ
đất nước nào trên toàn thế giới. Ngược lại, các kế toán viên, KTV ở quốc gia được chấp nhận hành nghề
ở Việt Nam đều thực hiện công việc kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp (DN), tổ chức tại Việt Nam.
Tiếp cận với công nghệ kế toán, kiểm toán quốc tế: Việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết
nối trên toàn thế giới sẽ mở ra cơ hội tốt để ngành Kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần mềm kế toán
tiện ích, chi phí phù hợp.
Từ đó, sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiệm cận hệ thống kế toán, kiểm toán
quốc tế. Chẳng hạn, thông qua việc sử dụng các trang thiết bị, chương trình, công nghệ số hiện đại, kế
toán viên, KTV có thể thu thập được các thông tin, dữ liệu mà trước đây rất khó khăn mới có thể thu thập
được.
3.2 Khó khăn, thách thức
Thứ nhất, vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế: Trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng, thông tin tài chính đòi hỏi phải minh bạch, tin cậy
và được trình bày theo chuẩn mực quốc tế.
Hơn nữa, trong giai đoạn khởi phát, với việc tạo ra cấu trúc mới của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công
nghệ cao, mạng lưới internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain,
điện toán đám mây, kỹ thuật số... cuộc CMCN 4.0 đã tác động nhất định đến chu trình và phương pháp
kế toán, kiểm toán.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS (gồm 26 chuẩn mực) mặc dù đã được xây dựng theo các chuẩn mực
kế toán quốc tế - IAS và phù hợp với đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình DN Việt Nam. Tuy nhiên,
274
giữa VAS và IAS/IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) hiện nay vẫn còn tồn tại một khoảng cách
đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập của kế toán, kiểm toán Việt Nam.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo cáo tài
chính lập theo IFRS được đánh giá theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu, nhưng lập theo VAS lại ghi là
theo giá gốc, điều này làm cho giá trị tài sản và nợ phải trả của DN chưa phản ánh đúng như diễn biến
thực tế của thị trường
Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) thống kê, hiện nay có 116/140 quốc gia được khảo sát đã yêu
cầu các công ty niêm yết áp dụng IFRS, số còn lại cũng đã cho phép áp dụng IFRS.
Các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ
quốc tế, Hội đồng ổn định tài chính quốc tế và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán đã ủng hộ và
hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn là 1 trong 10 nước đứng bên ngoài cam kết này, do vậy, về lâu dài, cần thiết
phải thống nhất VAS và IFRS, nếu chúng ta muốn nói chung một ngôn ngữ kế toán với thế giới, thúc đẩy
môi trường kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư
Thứ hai, thiếu hụt lao động chất lượng cao: Về chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của Việt
Nam, nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của Việt Nam tuy đã sẵn sàng hội nhập
kinh tế nhưng số lượng và chất lượng mang tầm quốc tế vẫn là vấn đề cần cải thiện.
Tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 4 nghìn kế toán viên, KTV có chứng chỉ hành nghề (chiếm 2%
trong tổng số 196 nghìn kế toán viên, KTV toàn khu vực ASEAN); Có 150 DN cung cấp dịch vụ kiểm toán,
phục vụ trên 40 nghìn khách hàng (bao gồm DN trong và ngoài nước) và trên 100 tổ chức cung cấp dịch
vụ kế toán với trên 10 nghìn lao động.
Thực tế cho thấy, Việt Nam không chỉ thâm hụt về số lượng, mà còn thâm hụt về chất lượng đội ngũ
người làm kế toán, kiểm toán. Việc đào tạo kế toán, kiểm toán mặc dù đã được quan tâm nhưng kế toán
viên, KTV đạt chất lượng quốc tế, có đủ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn làm việc trong môi trường cạnh
tranh hiện nay vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Hội KTV hành nghề Việt Nam thống kê, có tới 2/3 sinh viên
tốt nghiệp ngành kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía
cạnh.
Thứ ba, kỹ năng mềm của người lao động còn yếu: Khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos Search cho
thấy, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc tế, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, lối tư duy phản
biện – giải quyết vấn đề ngày càng được chú trọng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, các lao động đã qua đào tạo của
Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu cầu nhưng lại
thiếu và yếu kỹ năng mềm (như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ
công nghệ), tính tuân thủ kỷ luật chưa nghiêm...
Thứ tư, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế: Tại Việt Nam, công tác kế toán, kiểm
toán hiện nay chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ. Trong khi CMCN 4.0 lại chuyển hóa toàn bộ
các dữ liệu đó thành thông tin điện tử, vừa đa dạng, vừa khó nắm bắt, do vậy, về lâu dài nếu kế toán viên,
KTV không am hiểu về công nghệ, sẽ khó khăn trong thực hiện các phần hành công việc.
Khảo sát thực tế cho thấy, kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán
viên, KTV hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều; Công tác đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở
việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính đặc
thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo...
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
275
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang tới nhiều cơ hội mới và những thách thức mới cho các cá nhân,
tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán. Để tận dụng tối đa các cơ hội và vượt qua những khó khăn
thách thức đó, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kế toán phải đặc biệt lưu ý:
– Chú trọng chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán phù hợp với xu thế phát triển thế
giới. Vì vậy, các cơ sở đào tạo nên rà soát lại chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm
toán. Chương trình đào tạo được xây dựng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập và giao thoa về chất
lượng với chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, phù hợp với chương trình
đào tạo của các hội nghề nghiệp nhằm hướng đến sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo
về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ.
– Phát triển nội dung đào tạo giúp sinh viên sau khi ra trường thích ứng kịp thời với thời đại
công nghệ số. Ngoài giảng dạy kiến thức chuyên môn, tổ chức đào tạo cần tập trung đào
tạo các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giao tiếp hiệu quả, làm việc ở nhiều nhóm khác
nhau; kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tôn trọng đạo đức nghề
nghiệp.
– Chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang ứng dụng phương pháp giảng dạy
tích cực. Phát triển việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học, lấy người học làm trung tâm.
– Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các DN trong và ngoài nước. Trong thời
đại CMCN 4.0, việc thiết lập các mối quan hệ với các DN ngày càng mở rộng không chỉ
với các đơn vị trong nước mà cả ngoài nước, bởi điều đó giúp cho hoạt động đào tạo và
nghiên cứu được gắn kết, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng tốt cho yêu cầu
của DN.
– Trong cuộc CMCN 4.0, mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán cần ý
thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng nó cho phù hợp xu thế, tiết kiệm
nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc.
Một phương tiện không thể thiếu đối với mỗi kế toán, KTV trong hiện tại và tương lai đó là ngôn ngữ quốc
tế. Cơ hội sẽ ngày càng mở rộng cho những đội ngũ kế toán – KTV đạt chuẩn quốc tế, được công nhận
hoạt động ở nhiều nước trên thế giới như: ACCA, CMA, CIA Những chứng chỉ này có thể giúp kế toán
– KTV Việt Nam mở rộng tối đa phạm vi hoạt động của mình, nâng cao khả năng cạnh tranh nguồn nhân
lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bắc Sơn (2018) Bước đi kịp thời của Kiểm toán Nhà nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc
san Kiểm toán số 68 ban hành tháng 02/2018
[2] Nguyễn Ly (2017) Cách mạng công nghiệp 4.0: Kiểm toán Nhà nước cần sẵn sàng trước những cơ
hội và thách thức. Tạp chí Kế toán - Kiểm toán.
[3] Trà Trà (2018) Tác động của công nghệ 4.0 ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực kế toán,. Tạp chí
Diễn đàn doanh nghiệp, số 75 (2018), pp 8-9.
[4] Website: tapchitaichinh.vn, xuatkhaulaodongnhat.vn, thesaigontimes.vn, hpu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cach_mang_cong_nghiep_4_0_trong_linh_vuc_ke_to.pdf