Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang “tấn công” vào nhiều lĩnh vực, trong đó có Bảo hiểm Y tế.
Công nghệ 4.0 làm thay đổi toàn bộ quy trình thu, chi BHYT dẫn đến ảnh hưởng nguồn nhân lực kế toán quỹ BHYT nói riêng và nhân lực quản lý quỹ nói chung tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Bài viết giúp cho BHXHVN xây dựng nguồn nhân lực phù hợp khi BHXHVN có được một hệ thống thông tin kế toán toàn diện dựa trên nền tảng của công nghệ 4.0.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đến nguồn nhân lực kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung, trong giai đoạn vừa qua, phần mềm VSA là công cụ
hữu dụng giúp cho BHXHVN quản lý quỹ BHYT. Tuy nhiên, phần mềm VSA do tự xây dựng nên
thông tin kế toán cung cấp còn manh mún. Hiện nay, khi chuyển sang BHYT toàn dân, phần mềm
này chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý tầm chiến lược.
Với cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin còn lạc hậu, BHXHVN mất nhiều nhân lực nói
chung và đặc biệt là nhân lực kế toán để thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHYT. Tuy nhiên, các
phần mềm chưa đồng bộ và các khâu chưa được tự động hóa nên mặc dù nguồn nhân lực quản lý
quỹ BHYT lớn nhưng vẫn để xảy ra tình trạng lạm dụng, rút lõi quỹ BHYT tại các cơ sở KCB.
Do đó, việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực BHYT là một tất yếu khách quan. Hiện nay,
khả năng tiếp cận công nghệ 4.0 của BHXHVN còn nhiều hạn chế: phần cứng máy tính giữa vùng
đồng bằng và miền núi, giữa thành thị với nông thôn chưa đồng bộ. Phần mềm kế toán chỉ kết nối
dữ liệu giữa tỉnh và huyện, chưa có mạng lưới kết nối ở phạm vi toàn quốc và chưa đồng bộ với
các cơ sở khám chữa bệnh. Số bệnh nhân khám chữa bệnh chưa có mã định danh riêng cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát chi phí KCB BHYT. Phần mềm VSA không đáp ứng được
nhu cầu cung cấp thông tin kế toán trong phạm vi rộng và không kết nối được với các phần mềm
khác. Bởi vậy, để quản lý quỹ BHYT tốt hơn, BHXHVN cần xây dựng một hệ thống thông tin nói
chung và thông tin kế toán nói riêng trên một cơ sở hạ tầng công nghệ mới - công nghệ 4.0. Tuy
nhiên, khi áp dụng công nghệ 4.0, nguồn nhân lực kế toán tại BHXHVN sẽ có nhiều thay đổi do
HTTTKT được xây dựng dựa trên nền công nghệ hiện đại với phạm vi lớn và đa chiều.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN QUỸ BHYT.
Đổi mới CNTT là yếu tố cơ bản quyết định sự thay đổi công tác quản lý quỹ BHYT nói riêng
và các quỹ khác tại BHXHVN nói chung. Để đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin trong đó có
thông tin kế toán cho nhiều đối tượng liên quan đến quỹ BHYT thì BHXHVN cần có một hệ thống
thông tin kế toán dựa trên cơ sở công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ 4.0.
Khi ứng dụng công nghệ 4.0, BHXHVN tương lai sẽ là nơi tập hợp nguồn dữ liệu về quỹ
BHYT rất lớn trong phạm vi cả nước. Do vậy, BHXHVN cần sử dụng máy tính có nhiều phân
hệ nền tảng hạ tầng như: quản lý chính sách sao lưu, phục hồi dữ liệu; thiết bị lưu trữ cho cơ sở
dữ liệu. Do nhu cầu xây dựng dữ liệu cấp quốc gia và nhu cầu xử lý thông tin ngày càng tăng,
BHXHVN cần tiến hành cải tiến trung tâm dữ liệu cấp trung ương. Tùy vào khối lượng công việc
mà thêm bớt các máy chủ. Các máy chủ tại BHXHVN phải có cấu hình phù hợp với nhiệm vụ xây
dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia. BHXHVN là trụ sở chính cần có một phòng máy chủ tương tự
như trung tâm CNTT có trách nhiệm thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia, là nơi khắc
phục sự cố cho trung tâm CNTT và thực hiện sao lưu dữ liệu. Thông tin từ các doanh nghiệp,cơ
sở KCB, cá nhân được đưa lên Internet qua điện toán đám mây và chọn lọc các thông tin cần thiết
(Qua bộ phận tường lửa) để lên máy chủ. Hệ thống các máy chủ trao đổi thông tin cần thiết, truyền
dữ liệu giữa các cấp và tổng hợp đưa lên máy chủ tại BHXHVN và lưu trữ thông tin tại máy SAN.
Ngược lại, các thông tin cung cấp cho doanh nghiệp, cá nhân, cơ sở y tế sẽ được truyền từ máy
chủ tại BHXHVN xuống máy chủ BHXH các cấp và kết nối sang Internet, thuận lợi cho từng đối
tượng tra cứu.
612 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
BHXHVN xây dựng một hệ thống CNTT phản ánh toàn diện các quy trình thu, chi BHYT, có
sự liên kết chặt chẽ giữa phần mềm kế toán với các phần mềm liên quan khác. Các phần mềm này
có sự liên thông với các đơn vị có liên quan đến BHYT ( Như phần mềm KCB tại các cơ sở KCB,
hay phần mềm quản lý đối tượng thu BHYT tại các đơn vị sử dụng lao động...). Nếu xây dựng
được phần mềm như vậy, việc quản lý quỹ BHYT rất chặt chẽ, đảm bảo mục tiêu: thu đủ, chi đúng,
có nguồn lực để nâng cao chất lượng KCB cho người hưởng BHYT, đảm bảo mục tiêu ASXH. Khi
xây dựng phần mềm kế toán thu BHYT, quyết toán chi BHYT phải xây dựng với ngôn ngữ hiện đại
để đảm bảo chia sẻ với các modul phần mềm khác trong HTTT quản lý chung toàn ngành. Đồng
thời, phần mềm kế toán BHYT tại BHXH và phần mềm chi phí KCB của các cơ sở KCB cùng cấp
phải tương thích với nhau. Khi xây dựng một cổng thông tin điện tử hiện đại có tính tương tác. Qua
đó, cá nhân và các doanh nghiệp cũng như cơ sở y tế có thể sử dụng để lấy thông tin.
- Đối với các cá nhân: Thông tin cung cấp bao gồm: Các khoản đóng góp của các cá nhân;
Các điều kiện hưởng cho các chế độ BHYT; Các hồ sơ yêu cầu hưởng hiện tại đã trình lên BHXH;
Thông tin về quá trình nộp BHYT của từng đối tượng.
- Đối với các doanh nghiệp: Các thông tin cung cấp là: Các khoản đóng BHYT; Danh sách lao
động tham gia BHYT; Danh sách lao động nghỉ ốm đau/thai sản; Số tiền cho chế độ ốm đau, thai
sản; Các khoản chi trả gần đây cho ốm đau, thai sản
- Đối với cơ sở KCB: Các điều kiện hưởng BHYT cho từng cá nhân; Những hồ sơ yêu cầu
hưởng BHYT đã được chuyển cho BHXH
Cổng thông tin điện tử chỉ cho phép người dùng đọc thông tin, số liệu chung. Phần mềm kế
toán thu BHYT, quyết toán chi BHYT khi xây dựng phải liên thông với tất cả các phần mềm quản
lý khác như phần mềm thu BHYT, phần mềm chi phí KCB, phần mềm quản lý đối tượng hưởng
BHYT, phần mềm quản lý thẻ BHYT, và mỗi đối tượng hưởng BHYT phải có một mã định
danh riêng để có thể theo dõi cả quá trình từ khi nộp BHYT, quá trình nộp BHYT và những lần
thanh toán BHYT cho từng đối tượng hưởng cụ thể. Tuy nhiên khi xây dựng được hệ thống hạ
tầng hiện đại, mô hình tổ chức công tác kế toán phân tán chuyển sang mô hình kế toán tập trung thì
tại các địa phương không cần phải duy trì cơ sở dữ liệu nữa mà chỉ cần ở cấp trung ương. Do vậy
nguồn nhân lực kế toán làm nhiệm vụ tổng hợp các khoản thu, chi BHYT tại tuyến tỉnh, thành phố
không cần thiết. Lực lượng này sẽ giảm mạnh. Đồng thời, việc tổng hợp thu, chi BHYT lại dồn lên
BHXHVN. Số lượng nhân viên kế toán trong đơn vị BHXH cấp Trung ương đòi hỏi tăng mạnh.
Yêu cầu về công nghệ thông tin đối với nhóm nhân viên kế toán này rất cao. Người làm công tác
kế toán ngoài chuyên môn còn phải được đào tạo giỏi về Công nghệ thông tin.
Đối với đối tượng thụ hưởng BHYT, khi ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc thu, chi BHYT,
mỗi đối tượng có một mã định danh riêng, Quá trình thu, chi BHYT của mỗi đối tượng đều được
minh bạch, công khai trong phần mềm. Cá nhân nào muốn biết thông tin về quá trình thu, chi
BHYT của mình chỉ cần vào phần mềm tra cứu. Ở đó, họ biết được toàn bộ thông tin cả quá trình
đóng góp BHYT, quyền lợi hưởng BHYT như thế nào, mỗi loại bệnh được hưởng BHYT ra sao.
Như vậy, khi áp dụng CNTT ứng dụng công nghệ 4.0, số lượng nhân viên giải thích thắc mắc về
chế độ hưởng BHYT của đối tượng không còn cần thiết, tất cả đã được lập trình trong phần mềm
kế toán.
613PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
Đối với các cơ sở KCB, thông tin của bệnh nhân từ lúc vào khám cho đến khi ra viện đều có
mã định danh xác định nên không còn tình trạng đối tượng mượn BHYT đến khám như hiện nay.
Toàn bộ quá trình thăm khám bệnh, điều trị đều được phản ánh trong hồ sơ khám bệnh điện tử. Như
vậy, BHXHVN không cần nguồn nhân lực đòi hỏi am hiểu cả về kế toán và y tế tá túc tại mỗi cơ
sở KCB để giám định lại hồ sơ của bệnh nhân làm căn cứ thanh toán BHYT.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quá trình thu, chi BHYT giúp cho BHXHVN giảm được nguồn
nhân lực kế toán BHYT, nhân lực tại các bộ phận giải thích thắc mắc cho dân, nhân lực trong khâu
giám định hồ sơ BHYT tại các cơ sở KCB. Nó làm cho bộ máy nhân sự của ngành tinh giảm,
giữ lại những nhân lực có trình độ tay nghề kế toán và CNTT cao. Do đó, giúp cho BHXHVN có
những chính sách giữ được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Đồng thời, công nghệ 4.0 cũng giúp
cho việc quản lý quỹ BHYT được chặt chẽ hơn, tránh hiện tượng rút lõi BHYT từ phía các cơ sở
KCB. BHXHVN cần hiểu rõ được tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đến nguồn nhân lực nói
chung và nhân lực kế toán nói riêng để vận dụng trong chiến lược tổng thể nguồn nhân lực của
ngành trong phạm vi cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. A .G.Griaznova, E. V. Markina.(2012) “Bảo hiểm y tế”, Sách giáo khoa Tài chính, NXB Tài chính và Thống kê,
p 124- 126.
2. Adel M, Qatawneh, (2011) “The effect of electronic Commerce on the Accounting Information system of
Jordanian Banks”, Sciedu Press, Toronto, Canada, Business And Economic, Nov.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2013) “Chế độ kế toán Bảo hiểm Xã hội Việt Nam”, lưu hành nội bộ.
4. Đào Văn Thành và Cù Thu Thủy (2007), “Hệ thống thông tin quản lý”, NXB Tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thanh Nga, Luận án tiến sĩ: “Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại BHXHVN”, 2017.
6. Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP ( “Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến
phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- anh_huong_cua_cach_mang_cong_nghe_4_0_den_nguon_nhan_luc_ke.pdf