Khởi nghĩa Trương Định có căn cứ Tân An - Gò Công.
Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông Phạm Bành và
Đinh Công Tráng xây dựng căn cứ phòng thủ ởBa Đình. Nguyên
Thiện Thuật xây dựng căn cứ ở Bãi Sậy. Phan Đình Phùng xây
dụng khu cần cứ trong vùng núi Hương Sơn, đặt bản doanh trên
dãy núi Vụ Quang, thuộc khu Ngàn Trươt (50.209).
Đặc biệt, với việc thành lập căn cứ ởrừng núi vùng Yên Thế
bao la đểtiến hành chiến tranh du kích, cuộc khởi nghĩa do
Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã kéo dài trong gần 30 năm, gây cho
thực dân Pháp nhiều tổn thất và nỗi kinh hoàng.
107 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu An toàn khu (ATK) trung ương trong kháng chiến chống thực Pháp (1945 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xe ô tô, diệt 10 tên địch. Đêm
29/1/1948, một phân đội của tiểu đoàn 45 phối hợp với một đại
đội của tiểu đoàn 55, đánh đồn Bành Trạch, buộc địch phải rút bỏ
vị trí này...
Đêm 26/2/1948, một đại đội thuộc tiểu đoàn 45 phối hợp
với đại đội 77 và trung đội du kích tập trung huyện Ngân Sơn
tiến công đồn Bằng Khẩu. Sau hai lần bị ta tấn công, địch điều
thêm quân về tăng cường cho cứ điểm này, củng cố hầm hào,
công sự, xây dựng Bằng Khẩu thành một cứ điểm lớn.
Đêm 12/3/1948, tiểu đoàn 45 có lực lượng pháo binh yểm
trợ, mở cuộc tập kích Phủ Thông, diệt 30 tên địch, làm bị thương
40 tên nhá hỏng nặng hệ thống công sự và doanh trại địch.
Cùng thời gian trên, đại đội Ba Bể phối hợp với một phân
đội của Trung đoàn 72 tấn công đồn Nà Phác, diệt gần 10 tên
địch. Quân địch từ thị xã Bắc Cạn lên tiếp viện nhưng bị thột
phân đội của tiểu đoàn 55 (thuộc Trung đoàn 72) và trung đội du
kích tập trung huyện Bạch Thông phục kích ở ki lô mét 8 phía
bắc thị xã, buộc phải quay về.
Ngày 25/7/1948, chấp hành chỉ thị của Bộ Tồng chỉ huy,
tiểu đoàn 11thuộc Trung đoàn 308 phối hợp với tiểu đoàn 55
(Trung đoàn 72) và đại đội Ba Bể mở cuộc tập kích vào đồn Phủ
Thông. Tuy không chiếm được cứ điểm, nhưng ta đã tiêu diệt
được đại bộ phận quân địch, trong đó có tên đồn trưởng và đồn
phó, thu nhiều vũ khí. "Trận tập kích đồn Phủ Thông lần này
giáng một đòn mạnh vào mắt xích quan trọng của địch tên tuyến
đường số 3. Cùng với các trận đánh khác, trận Phủ Thông phá vỡ
âm mưu củng cố mũi dùi cắm vào lòng Việt Bắc của thực dân
Pháp".
Sau trận Phủ Thông ngày 25/7/1948; quân địch ở các cứ
điểm không dám hung hăng càn quét ra các vùng xung quanh.
Trong khi đó, công tác binh vận được các cấp bộ Đảng và chính
quyền địa phương tích cực triển khai. Nhân dân các xã ven
trục đường giao thông được hướng dẫn cách đón hàng binh.
Nhưng do thiếu kinh nghiệm tổ chức, nên công tác địch vận chưa
đạt hiện quả cao.
Đầu năm 1949, Bộ Tổng chỉ huy quyết định mở chiến dịch
Cao - Bắc - Lạng nhằm mục đích: làm tê liệt đường số 3, số 4 và
triệt nguồn tiếp tế của địch trên cả chiến trường; tiêu diệt một bộ
phận sinh lực địch, làm tan rã nguỵ binh buộc địch phải rút khỏi
Bắc Cạn.
Quán triệt mục đích của chiến dịch, Liên khu 1chủ trương
mở chiến dịch "Đường số 3" nhằm giáng một đòn mạnh vào các
vị trí địch trên dọc đường số 3, trọng điểm là thị xã Bắc Cạn. Mọi
công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương và về cơ bản hoàn
thành tù cuối tháng 7 năm 1949.
Lực lượng tham gia chiến dịch gồm có: tiểu đoàn 55 (thuộc
Trung đoàn 72) và ba đại đội độc lập (đại đội 81Bạch Thông, đại
đội 77 Ngân Sơn và đại đội 39 Chợ Rã), đại đội Cẩm Lý (thuộc
Trung đoàn Bắc Cạn), đại đội du kích Ba Bể, các trung đội du
kích của các huyện Ngân Sơn, Na Rì, Chợ Đồn và lực lượng dân
quân du kích các xã ven đường số 3. Các đơn vị triển khai hoạt
động đánh địch theo kế hoạch đã định, gây cho chúng nhiều thiệt
hại. Việc tiếp tế cho các cứ điểm thị xã Bắc Cạn, Phủ Thông gặp
nhiều khó khăn. Tình thế Của địch trên đường số 3 trở nên nguy
ngập. Trong khi đó, đường số 4, sau khi bị quân ta đánh vào các
cứ điểm và đoàn xe của địch từ Na Sầm về Nguyên Bình, đã
không còn là hành lang an toàn.
Do bị quân ta đánh mạnh và để tăng cường củng cố tuyến
phòng thủ đường số 4, khoá chặt biên giới Việt - Trung, quân
Pháp buộc phải rút khỏi thị xã Bắc Cạn (ngày 09/8/1949), Phủ
Thông, Nà Phác (l n811949), Ngân Sơn và Bằng Khẩu (
131811949).
Việc địch phải rút khỏi địa phận Bắc Cạn - nơi mà chúng
coi là "con dao găm kề sát gáy đối phương - đã góp phần loại trừ
mối uy hiếp trực tiếp ở hướng đông bắc ATK.
Trong khi đó, tại Tuyên Quang, quân và dân ta đã chiến đấu
đánh bại cuộc hành quân Pômôn của thực dân Pháp, buộc chúng
phải rút khỏi thị xã Tuyên Quang, giữ vững vùng tự do.
Ngoài những hoạt động đánh địch nhằm củng cố và mở
rộng vùng tự do Việt Băc, tạo thế vững chắc cho vùng ATK,
quân và dân ta cùng với lực lượng công an địa phương còn tham
gia tiễu phỉ ở vùng Chợ Rã.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, một số địa phương
trong tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên đã có lực lượng thổ phỉ hoạt
động cướp bóc. Khi chiếm đóng một số vị trí trên đường số 4,
thực dân Pháp đã trang bị vũ khí cho bọn phản động ở Nguyên
Bình, Bảo Lạc (Cao Bằng) để quấy rối hậu phương của ta. Bọn
phản động ở Nguyên Bình, Bảo Lạc đã câu kết, giúp đỡ một số
tên phản động ở huyện Chợ Rã (Bắc Cạn) nổi lên hoạt động phỉ,
chống phá chính quyền cách mạng, cướp bóc tài sản và giết hại
nhân dân.
Giữa tháng 10/1947, quân Pháp từ Phủ Thông lên chiếm
huyện lỵ Chợ Rã và từ Cao Bằng theo đường số 3 xuống chiếm
khu vực cầu Bành Trạch (Chợ Rã). Ngay sau đó, chúng cho lập
đồn, trại; đồng thời mua chuộc, dụ dỗ và cấp súng đạn, tiền bạc,
giúp đỡ bọn phản động nổi lên hoạt động phỉ ở vùng Chợ Rã,
hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội và phá hoại công cuộc
kháng chiến của ta. Từ các nhóm lẻ tẻ, hoạt động lén lút, lực
lượng phỉ đã nhanh chóng phát triển và công khai lập cứ điểm,
đóng quân kiểm soát từng khu vực riêng.
Trước tình hình đó, đầu tháng 11năm 1947, Uỷ ban kháng
chiến hành chính tỉnh Bắc Cạn chỉ đạo chính quyền Chợ Rã lãnh
đạo du kích và công an địa phương tích cực đề phòng và tiêu diệt
phỉ. Tỉnh uỷ Bắc Cạn ra nghị quyết, coi: " tiễu phỉ là một trong
những nhiệm vụ quân sự hàng đầu" của tỉnh và thành lập "đội vũ
trang tuyên truyền", gồm 40 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ vận
động nhân dân tiêu diệt phỉ.
Cuộc tấn công tiêu diệt phỉ chính thức bắt đầu từ ngày
02/1/1948, khi lực lượng phỉ tập kích vào trụ sở Uỷ ban kháng
chiến hành chính huyện Chợ Rã. Từ đó, trong suốt mấy tháng
liền, cuộc chiến đấu tiêu diệt phỉ vẫn tiếp diễn, nhưng ta chưa dẹp
được những hoạt động cướp bóc của chúng.
Cuối tháng 3/1949, lực lượng tiễu phỉ Bắc Cạn phối hợp với
Cao Bằng mở cuộc tổng công kích vào bọn phỉ dọc vùng giáp
giới hai tỉnh. Một số tên cầm đầu các toán phỉ bị tiêu diệt.
Nhằm biến công tác tiễu phỉ thành phong trào của toàn dân,
ngày 08/5/1949, Tỉnh uỷ Bắc Cạn chủ trương xây dựng làng, bản
chiến đấu tại những nơi có phỉ hoạt động. Thực hiện chủ trương
này, đồng bào các dân tộc xã Giáo Hiệu, Nghiên Loan, Văn Y,
Bằng Thành... trước đây sống rải rác, phân tán, nay quần tụ lại
thành bản, làng. Trong các bản, làng, lực lượng dân quân du kích
được tổ chức, có trang bị vũ khí và tăng cường canh gác, bảo vệ.
Các đội võ trang tuyên truyền, vận động các gia đình có người
theo phỉ quay trở về. Nhờ đổ, nhiều toán phỉ tan rã; nhiều tên đã
ra đấu thú và được khoan hồng. Đến cuối tháng 11/1949, công
tác tiễu phỉ căn bản hoàn thành.
Thắng lợi trong công tác tiễu phỉ góp phần làm thất bại một
bước âm mưu của thực dân Pháp hòng phía hoại hậu phương của
ta. Mối đe doạ từ xa đối với ATK vì thế cũng được đẩy lùi.
Bước vào năm 1950, trước những chuyển biến quan trọng
của tình hình thế giới, trong nước và sự can thiệp của đế quốc Mỹ
vào cuộc chiến tranh Đông Dương, để đưa cuộc kháng chiến phát
triển sang giai đoạn mới, Trung ương Đảng quyết định mở chiến
dịch Biên giới thu - đông 1950.
Chiến dịch được mở trên hướng Cao Bằng - Lạng Sơn nhằm
tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng biên giới, mở đường thông
thương với quốc tế, củng cố và mờ rộng căn cứ địa Việt Bắc.
Ngày 2/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Mình ra huấn thị, nêu rõ:
"Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng rất quan trọng, chúng ta quyết
đánh thắng trận này. Để thắng trận này, các chiến sĩ ở mát trận ấy
phải kiên quyết, dũng câm trăm phần trăm, các chiến sĩ các khu,
các mặt trận khác phải ra sức thi đua giết giặc lập công để tiêu
diệt địch, kiềm chế địch, không cho chúng tiếp viện mặt trận Cao
- Bắc - Lạng" ( 134.438).
Quân và dân Việt Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được trao, tiêu diệt và bắt khoáng 8300 tên địch, thu trên 3000
tấn vũ khí và phương liệu chiến tranh, giải phóng hoàn toàn khu
vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập; xoá sạch liên khu biên
giới Đông Bắc của địch. Đồng thời, quân và dân ta còn đập tan
cuộc hành quân "Phốc" (chó biển), đuổi địch ra khỏi thị xã Thái
Nguyên, bảo vệ vững chắc cửa ngõ phía nam ATK.
Với chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, căn cứ địa Việt
Bắc dã thoát khỏi tình trạng bị bao vây, phong toả cà trong lẫn
ngoài. Quân đội ta đã giành được quyền chủ đóng vè chiến lược
trên chiến trường chính (Bắc Bộ). Thế đứng của ATK do đó càng
được xác lập vững chắc.
phối hợp với Việt Bắc, đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Mình và chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, khắp cả
nước, quân và dân ta đồng loạt tiến công địch.
Tại liên khu III, Đại đoàn 304 đánh vòng Phát Diệm, tiêu
diệt vị trí Chính Đại, buộc địch phải rút 18 vị trí khác, phá khối
ngụy quân, ngụy quyền ở vùng Yên Mó, Nga Sơn. Sau đó, từ
21119 đến 8/10/1950, Đại đoàn chuyển ra hoạt động ở Hà Nam,
Hà Đông, tiêu diệt vị trí: Hồi Trung và đánh quân tiếp viện (60.) -
59)
Ở Bình Trị Thiên, quân ta mở chiến dịch Phan Đình Phùng,
đột nhập thị xã Quàng Trị, đánh mìn trên đường Huế - Đà Năng.
Liên khu V mở chiến dịch Hoàng Diệu ờ sắc Quảng Nam.
Tại Nam Bộ, khí thế đánh địch sôi nổi trên toàn miền. Hoạt
động mạnh mẽ và đều khắp, quân và dân Nam Bộ không những
thực hiện thắng lợi kế hoạch tác chiến của miền, mà còn giam
chân địch, không cho chúng rảnh tay tiếp viện cho chiến trường
Bắc Bộ.
Từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, trên chiến
trường chính, quân đội ta liên tiếp mở các chiến dịch: Trung du,
Đường số 18, Hà - Nam - Ninh,, Hoà Bình, Tây Bắc... Sau những
chiến dịch tiến công ấy, quyền chủ động về chiến lược của quân
ta càng được củng cố vững chắc trên chiến trường Bắc Bộ. Mối
đe doạ bị kẻ thù tấn công vào Việt Bắc nói chung và ATK nói
riêng bị đẩy lùi...
CHƯƠNG III
ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA AN TOÀN
KHU TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP
KHÁNG CHIẾN KIẾN QUỐC
1. Đặc diễm của an toàn khu Trung ương
An toàn khu Trung ương được đây dựng toàn diện, bao gồm
các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá, giáo dục
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp
xâm lược thực chất là một cuộc chiến tranh vừa có tính chất giải
phóng dân tộc, vừa có tính chất bảo vệ Tổ quốc trong đó giải
phóng dân tộc là một yêu cầu bức thiết nhất. Trong điều kiện đó,
ATK không chỉ là chỗ đứng chân của cơ quan đầu não như trong
thời kỳ Cách mạng tháng Tám, mà còn là hậu phương của kháng
chiến.
Hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên có
tác dụng quyết định thắng lợi của chiến tranh. Lê nin đã từng chỉ
rõ: "Muốn liên hành chiến tranh một
Cách nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương được tổ chức
vững chắc. Dù là quân đội giỏi nhất, dù là những người tận tụy
nhất với cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nay,
nếu họ không được vũ trang, tiếp tế và giáo dục đầy đủ.
..(58.359)
Do tầm quan trọng đặc biệt của hậu phương trong chiến
tranh, ATK Trung ương được xây dựng toàn diện, gồm các mặt:
chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục... Điều này không
phải chỉ do sự đòi hỏi của vấn đề xây dựng hậu phương kháng
chiến, mà bản thân ATK Trung ương lúc đó có đủ điều kiện hơn
các địa phương để được xây dựng toàn diện. Đây chính là điểm
khác nhau giữa ATK Trung ương và ATK địa phương.
Về chính trị, ATK phải chú trọng xây dựng và phát triển cơ
sở Đảng ở địa phương vững mạnh về mọi mặt; củng cố và từng
bước kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương, tăng
cường đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các cơ quan, đơn vị với
nhân dân địa phương, nghiêm chỉnh thực hiện chính sách dân tộc
của Đảng và Nhà nước, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ địa phương, nhất là cán bộ thuốc dân tộc thiểu số.
Xây dựng, củng cố ATK về chính trị là nhiệm vụ hàng đầu,
là một nội dung quan trọng bậc nhất, vì sự vững chắc của ATK
trước hết dựa vào sự nhất trí về chính trị và tinh thần của quần
chúng nhân dân.
Về kinh tế, phải ra sức đẩy mạnh sản xuất, chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp, phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp nhỏ.
mở mang thương nghiệp, phát triển giao thông vận tải một cách
hợp lý để cải thiện đời sống nhân dân trong vùng và bảo đảm mọi
nhu cầu cho công tác bảo vệ ATK. Đi đôi với phát triển sản xuất,
phải kiên quyết thực hành tiết kiệm, thực hiện khẩu hiệu tăng thu,
giảm chi", "tinh binh, giảm chính" để thiết thực tăng cường lực
lượng chiến đấu, lực lượng sản xuất và giảm nhẹ sự đóng góp của
nhân dân.
Về văn hoá - xã hội, phải quét sạch những tàn tích của văn
hoá nô dịch và những tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại, xây dựng
nền văn hoá mới theo phương châm dân tộc, khoa học và đại
chúng, thực hiện nếp sống mới, phát triển giáo dục không những
ở bậc phổ thông, mà cả đại học, không ngừng nâng cao trình độ
văn hoá của nhân dân.
Về quân sự, phải thực hiện võ trang toàn dân, ra sức xây
dựng lực lượng võ trang nhân dân, phát triển rộng rãi dân quân
du kích, đồng thời xây dựng bộ đội địa phương, thực hiện nếp
sống quân sự hoá, không ngừng giáo dục ý thức phòng gian, bảo
mật trong nhân dân, sẵn sàng đánh bại mọi cuộc càn quét, tấn
công của địch.
Chỉ có xây dựng toàn diện, ATK mới có thể tồn tại vững
chắc, toả tác dụng ra bên ngoài và mới trở thành hậu phương của
kháng chiến.
Khác với thòi kỳ Cách mạng Tháng Tám, ATK trung ương
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp không tồn tại độc lập, mà
là một vùng quan trọng nhất nằm sâu trong căn cứ địa Việt Bắc
và được bố trí theo một hệ thống nhiều tầng, nhiều lớp.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp
diễn ra theo hình thái chiến tranh cài răng lược. Vùng tự do và
vùng địch kiểm soát xen kẽ nhau. Trong điều kiện đó, ATK
không thể tồn tại một cách độc lập. Thực tế đã cho thấy rõ, ATK
Trung ương ở Việt Bắc được phân chia thành hai khu vực: khu
vực trung tâm là nơi đặt các cơ quan đầu não kháng chiến, khu
vực ngoại vi là nơi đặt các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung
ương.
Giữa khu vực ngoại vi ATK Trung ương và vùng địch
chiếm là vùng tự do rộng lớn, mà ở đó "có các căn cứ, hậu
phương nhỏ của các khu, tỉnh, huyên, xã được tổ chức độc lập
hoặc liên hoàn với nhau tuỳ theo địa thế từng nơi".( 126. 118).
Nếu như trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám,
ATK của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kỳ được đặt tại hai
khu vực ở Bắc Bộ (xem chú thích ở cuối Phần phụ lục), thì trong
kháng chiến chống Pháp, ATK ở Việt Bắc là nơi tập trung
toàn bộ cơ quan Trung ương Đảng, Nhà nước, Mặt trận và
quân đội...Chính điều này làm cho ATK Trung ương ở Việt Bắc
phát huy vai trò của nó không phải chỉ trong khu vực mà còn đối
với toàn quốc.
Vì là nơi có đầy đủ các cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Đảng, Nhà nước và quân đội, ATK Trung ương ở Việt Bắc luôn
luôn là một mục tiêu địch thường xuyên địch tìm mọi cách phá
hoại.
Tất cả mọi cuộc chiến tranh xâm lược đều được thực hiện
theo tư tưởng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh. Cuộc chiến
tranh do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật ấy. Ngay từ buổi đầu chiến tranh, chúng luôn ớm
cách đánh úp, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến. Điều này đã
thể hiện rõ qua cuộc tấn công quy mô lớn của thực dân Pháp lên
căn cứ địa Việt Bắc trong thu - đông 1947. Cuộc tấn công hoàn
toàn thất bại, thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nề. Từ đó trở đi,
trên thực tế đã không diễn ra cuộc tấn công chiến lược lần hai;
nhưng điều ấy không có nghĩa là thực dân Pháp từ bỏ mưu đổ
đánh vào căn cứ địa Việt Bắc. Chúng vẫn thường xuyên tung
gián điệp thâm nhập vào Việt Bắc để do thám tình hình, chuẩn bị
cho cuộc tấn công khu căn cứ khi có điều kiện.
2. Vai trò lịch sử của An toàn khu fl'rung trong
- ATK Tung ươ'jg là địa bàn cư trú và bảo vệ vững chắc
trung tâm lãnh đạo sư nghiệp kháng chiến, kiến quốc của cả
nước :
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945 -
1954), trên phạm vi cả nước, các địa phương đều có những khu
an toàn để đặt cơ quan lãnh đạo và che giấu lực lượng. Song,
những khu an toàn ấy hoàn toàn mang tính chất địa phương,
thuộc Phạm vi của một khu, hay một tỉnh, một huyện.
ATK do Trung ương xây dựng trong căn cứ địa Việt Bắc là
khu an toàn lớn nhất và quan trọng nhất, vì đó là căn cứ của các
cơ quan đầu não kháng chiến. Chính kê thù cũng nhận thấy:
"địch đã tổ chức trong khu tứ giác Chợ Chu - Tuyền
Quang - Chiêm hoá - Chợ Rã một" căn cứ địa, từ chỗ ấy
chúng chỉ huy diều khiến cuộc kháng chiến" (l 7.77). Bởi vậy,
khi mở chiến dịch mùa thu ở Bắc Kì, thực dân Pháp quyết " phá
tan cái kim tự tháp đối nghịch, bằng cách đập vào đầu não những
cơ quan quân chính điều khiển và tổ chức hành động Việt Minh
trên khắp Đông Dương..." ( 117.77)
Với cuộc tấn công lên Việt Bắc thu - đông 1947, thực dân
Pháp đã hy vọng "sẽ làm tan rã bộ máy quân sự,chính trị của Việt
Minh"; hác động Nhà nước của Việt Minh... không còn nữa, do
sự tan vỡ, rối loạn của hệ thống điều khiển và do sự bất ổn định
của các cơ quan chính thức hoặc bí mật đã bị phân tán" (45.88).
Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu - Đông 1947, khu 1và khu X
được Trung ương giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa Việt Bắc
thực sự vững chắc. Nhưng sau đó, Trung ương nhận thấy vấn đề
xây dựng căn cứ địa Việt Bắc nói chung và ATK nói riêng là một
công việc rất quan trọng, không thể giao cho các khu.
Ngày 19/4/1949, Đảng đoàn chính phủ họp do Tổng Bí thư
Trường Chinh chủ tri (có đại diện của khu 1và khu X tham dự).
Hột nghị quyết định:
Lấy sáu tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên
Quang và Hà Giang làm căn cứ địa.
Thành lập Ban căn cứ địa, lấy tên "Đội củng cố số 7", gồm 5
người do đồng chí Trần Kiên phụ trách. Ban này có nhiệm vụ
giúp Trung ương xây dựng kế hoạch và kiểm tra dồn dốc việc
xây dựng căn cứ địa Việt Bắc nói chung và ATK nói riêng.
Trong phạm vi rộng lớn của 6 tỉnh ấy, Trung ương nhấn
mạnh phải đặc biệt coi trọng những khu vực an toàn nhất, thuận
tiện nhất (10.2).
Ngày 23/9/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh (số
110/SL) về việc thành lập Ban căn cứ địa Việt Bắc (78.358).
Tuy năm trên địa phận một số tỉnh miền núi trong căn cứ địa
Việt Bắc, nhưng sự lổn lại và hoạt động của ATK Trung ương có
tầm vóc quốc gia. Phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của ATK
Trung ương không phải chỉ giới hạn trong phạm vi không gian
tồn tại của ni), mà rộng khắp cả nước.
Thực vậy, tại ATK Trung ương, có cả một bộ máy Chính
phủ gồm đủ các bộ, các ngành, sống và làm việc trong những
"căn nhà lá tồi tàn với những Bộ trưởng ba lô trên lưng, hồ sơ
đựng trong xà cột..."(46.290). Nhưng chính trong "những ngôi
nhà lá với những ông Bộ trưởng như vậy, những quyết định quan
trọng của Nhà nước Việt Nam đã ra đời và đã chôn vùi số phận
quân đội viễn chinh" (46.290).
Mặc dù trong hoàn cảnh kháng chiến, việc giao thông đi lại
khó khăn, nhưng hàng năm Chính phủ đều tổ chúc hội nghị
kháng chiến hành chính toàn quốc. Ngoài cuộc họp năm 1947 tại
thị xã Sơn Tây đang tiêu thổ kháng chiến, từ năm 1948 trở đi hội
nghị kháng chiến hành chính toàn quốc hàng năm đều được tổ
chức tại ATK Trung ương ở Việt Bắc.
Tại các hội nghị ấy:'lcác Bộ trình bày chủ trương, chính
sách của Chính phủ về ngoại giao, quân sự, kinh tế, tổ chức chính
quyền...bàn bạc để thực hiện các chủ trương như pháp lệnh động
viên sức người, sức của chăm lo công tác an ninh, tình báo.
Chính phủ cùng bạn với các khu, các tỉnh chấn chỉnh bộ máy
chính quyền, sửa đổi lề lối làm việc, giải quyết mối quan hệ giữa
Trung ương và địa phương" (46.294).
Nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của cán bộ chỉ huy cấp
tiểu đoàn và trung đoần đồng thời đáp ứng yêu cầu xây dựng lực
lượng trang, cũng vào năm 1947, từ ATK, Bộ Quốc phòng quyết
định mở lớp bổ túc cho cán bộ cấp tiểu đoàn trưởng và trung
đoàn trưởng về phương pháp tồ chức bộ đội, vồ đường lối quân
sự của Đảng. Lớp học này khai giảng từ đầu tháng 8/1947 tại La
Bằng (Đại Từ), có 8J học viên. Từ ngày đầu thành lập đến tháng
2/1948, lớp học này tổ chức được 3 khoá, bồi dưỡng được 143
học viên (46.362). Những cán bộ quân đội sau khi bổ túc trình
độ, được phân công làm nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị trên các
chiến trường.
Ngày 12/3/1948 tại ATK, Bộ Quốc phòng ra nghị định (số
88.BCH) thành lập Trường Quân chính trong cấp. Khoá học đầu
tiên có 110 học viên. Tính đến tháng 5/1950, nhà trường liên tục
mở được 5 khoá học, với 675 học viên, kịp thời bổ sung nguồn
cán bộ chỉ huy cho các đơn vị trên khắp các chiến trường toàn
quốc. Đó là cái vốn rất quý báu, góp phần quan trọng vào công
cuộc xây dựng và chiến đấu của quân đội ta trong những năm
kháng chiến chống Pháp.
Từ ATK Việt Bắc, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ
Tổng tư lệnh thường xuyên nhận được tin tức về tình hình kháng
chiến, kiến quốc ở các địa phương và có những chủ trương, biện
pháp chỉ đạo kịp thời, đẩy mạnh mọi mặt ở các khu, các tỉnh.
Ngay từ cuối năm 1948, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
phong trào kháng chiến ở Nam Bộ, Ban Thường vụ Trung ương
Đảng trao nhiệm vụ cho Bộ Tổng chỉ huy thảo một huấn lệnh gửi
Nam Bộ. Nhờ Có Sự Chỉ đạo kịp thời Của Trung ương Đảng,
phong trào kháng chiến ở Nam Bộ sau chặng đường vô cùng gian
nan trong những ngày đầu, tiếp tục đứng vững và phát triển. Các
cuộc đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ trong đô thị,
tập hợp đông đảo các tầng lớp tham gia. Lực lượng vũ trang đẩy
mạnh hoạt động chống càn, phá hoại đường giao thông, xây dựng
căn cứ. Những đơn vị vũ trang phân tán trong dân để đánh du
kích, bắt đầu được tổ chức thành một số tiểu đoàn mạnh.
Cùng thời gian trên, miền Nam Trung Bộ cũng nhận được
bản huấn lệnh của Bộ Tổng chỉ huy từ ATK ở Việt Bắc chuyển
vào.
Bản huấn lệnh để giúp cho Nam Trung Bộ thành công bước
đầu trong việc bám đất, giành dân ở Tây Nguyên, từng bước làm
thất bại những chính sách lớn của thực dân Pháp ở vùng này, tạo
cơ sở cho đòn tiến công của chiến lược của quân đội ta trên cao
nguyên sau này.
Tại ATK Việt Bắt, Hộ Tổng chỉ huy ngày đêm nghiên cứu
các hình thức tác chiến, định ra phương châm hoạt động cụ thề
thích hợp cho từng chiến trường. Cũng chính từ ATK, Trung
ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh đã thông qua phương án tác chiến
của các chiến dịch lớn tiêu biểu là chiến dịch Biên giới và cuộc
tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là chiến
dịch Điện Biên Phủ.
Từ ATK ở Việt Bắc, Trung ương Đảng và Chính phủ còn đề
ra những chủ trương và biện pháp chỉ đạo hoạt động kinh tế, tài
chính, văn hoá.. . trong các địa phương.
Kắp nơi trong vùng tự do, các uỷ ban tự túc, tự cấp về ăn,
mặc được thành lập.
Các đơn vị bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, trường học... đều
giành thời gian tăng gia sản xuất để tự túc lương thực, vừa giải
quyết một phần nhu cầu của mình vừa giảm bớt phần đóng góp
của nhân dân.
Nghành công nghiệp quốc phòng được đặc biệt quan tâm
phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Những thành tựu nghiên cứu về sản xuất vũ khí, đạn dược,
của nha nghiên cứu kỹ thuật (cục quân giới) không chỉ được đem
áp dụng thành công trong các xưởng quân giới ở ATK Việt Bắc,
mà còn gửi đến các khu các tỉnh. Chính nhờ có bản thiết kể từ
ATK Trung ương ở Việt Bắc chuyển vào mà trong năm 1949,
liên khu V, với 21xưởng quân giới có khả năng sản xuất được
một số vũ khí có yêu cầu kỹ thuật phức tạp như Badoka 60, súng
phóng lựu 50,8 mm, súng phóng bom và SKZ 60 (46. 136).
Trong hoàn cảnh chiến trường bị chia cắt, giao thông liên
lạc khó khăn, việc giữ liên lạc thường xuyên giữa Trung ương ở
ATK Việt Bắc với các địa. phương
trong toàn quốc trở thành một yêu cầu hết sức quan
trọng.(;lữ liên lạc thông suốt, Trung ương mới có thể thường
xuyên thu nhận tình hình ở các khu,tỉnh, thành để kịp thời lãnh
đạo và chủ động mọi mặt hoạt động ở các địa phương. V vậy,
ngay từ thời kỳ đầu không chiến, Trung ương đã phân công một
số cán bộ lãnh đạo đến các
Vùng quần trọng: Lê Duẩn và Phạm Hùng ở Nam Bộ, Phạm
Văn Đồng vào khu V cùng với Nguyên Duy Trinh và Nguyên
Chánh, Hồ Tùng Mậu, Nguyên Chí Thanh, Trần Hữu Dực ở khu
IV và mặt trận Bình - Trị - Thiên. Tại Thanh Hoá - nơi mà Trung
ương chủ trương xây dựng thành hậu phương thứ hai sau Việt
Bắc - có sự chỉ đạo thường xuyên của những cán bộ có năng lực
và uy tín.
Thông qua của các cán bộ biệt phái từ ATK ở Việt Bắc,
Trung ương vẫn thường xuyên theo dõi được tình hình ở các
chiến trường.Đây chính là điều kiện đảm bảo cho sự liên lạc giữa
ATK Trung ương với các địa phương được thông suốt trong hoàn
cảnh kháng chiến ngày càng ác liệt. Sự lãnh đạo của Trung ương
từ ATK Việt Bắc đối với mọi hoạt động của các chiến trường
trong toàn quốc vẫn được giữ vững.
An toàn khu Trung ương là nơi đầu tiên thực hiện chế độ
dân chủ mới: Phạm vi An toàn khu Trung ương bao gồm những
địa phương nằm trong khu giải phóng hình thành từ trong cao
trào kháng Nhật cứu nước. Nhân dân các dân tộc trong vùng đã
từng được hưởng một số quyền lợi do cách mạng đem lại thông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yudtgosuigajeioygpagd9oua0ewigiw (7).pdf