Trong năm 1995 -1996, chúng tôi đã tiến hành việc ghi nhận ung thư quần
thể tại 26 trung tâm, bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh với 1.057 ca ung
thư cổ tử cung mới xuất hiện trên tổng số 8.418 ca (chiếm tỉ lệ 12,6%) và
4.338 ca ở nữ giới (24,4%). Ung thư cổ tử cung tại TP. Hồ Chí Minh có xuất
độ cao (ASR = 26,0) trong vùng Ðông Nam Á cũng như trên thế giới, đặc
biệt cao gấp bốn lần so với số liệu ghi nhận ung thư tại Hà nội (ASR =
6,1).Trong khi nhiễm virút bướu gai ở người (HPV, chủ yếu típ 16 và 18)
hiện nay được đề cập chủ yếu như yếu tố nguy cơ chính của ung thư cổ tử
cung, sanh đẻ nhiều vẫn được xem là yếu tố nguy cơ độc lập trong nhóm phụ
nữ lớn tuổi tại TP. Hồ Chí Minh
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ðặc điểm dịch tễ học ung thư cổ tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÐẶC ÐIỂM DỊCH TỄ HỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
TÓM TẮT
Trong năm 1995 - 1996, chúng tôi đã tiến hành việc ghi nhận ung thư quần
thể tại 26 trung tâm, bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh với 1.057 ca ung
thư cổ tử cung mới xuất hiện trên tổng số 8.418 ca (chiếm tỉ lệ 12,6%) và
4.338 ca ở nữ giới (24,4%). Ung thư cổ tử cung tại TP. Hồ Chí Minh có xuất
độ cao (ASR = 26,0) trong vùng Ðông Nam Á cũng như trên thế giới, đặc
biệt cao gấp bốn lần so với số liệu ghi nhận ung thư tại Hà nội (ASR =
6,1).Trong khi nhiễm virút bướu gai ở người (HPV, chủ yếu típ 16 và 18)
hiện nay được đề cập chủ yếu như yếu tố nguy cơ chính của ung thư cổ tử
cung, sanh đẻ nhiều vẫn được xem là yếu tố nguy cơ độc lập trong nhóm phụ
nữ lớn tuổi tại TP. Hồ Chí Minh
SUMMARY
EPIDEMIOLOGY OF CERVICAL CANCER IN HO CHI MINH CITY.
1995 - 1996
Nguyen Manh Quoc * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 2 - No 4 - 1998: 225-
230
In 1995 - 1996, we developed the population - based cancer registry in 26
hospitals in Ho Chi Minh city with 1,057 new cervical cancer cases in a total
of 8,418 cases in both sexes (12,6%) and 4,338 cases in females (24,4%).
They are the high incidence rate of cervical cancer (ASR = 26,0) in Ho Chi
Minh city in comparison with the data from South East Asia and in the
world, in particular which is four times greater than that in Hanoi in the
Northern Viet Nam (ASR = 6,1).Cervical cancer is now generally thought to
be related to infection with Human Papilloma Virus (HPV, especially HPV
type 16 and HPV type 18), although may be also an independent risk factor
in the older generations of women in Ho Chi Minh city.
Từ nhiều năm nay, bệnh lý nhiễm trùng và chủ yếu nhiễm ký sinh trùng
đứng hàng đầu trong bảng danh sách bệnh lý tại các nước đang phát triển
như Việt Nam. Nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước đang phát triển
là các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh sản khoa và bệnh lý sơ sinh. Tuy nhiên,
trong khoảng hai mươi năm gần đây, bệnh tim mạch và ung thư lại là những
nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước này. Ngày nay, bệnh ung thư
được nhắc đến ngày càng nhiều tại các nước này, đang là một vấn đề sức
khỏe quan trọng và trong tương lai rất gần (đầu thế kỷ 21) chắc sẽ là một
gánh nặng thật sự cho đất nước(3).
Việt Nam là một nước có mật độ dân số đứng hàng thứ nhì trong các nước
Ðông Nam Á (70 triệu dân, theo thống kê dân số năm 1993), đã trải qua ba
mươi năm chiến tranh, cho đến 1975, là một trong những nước đang phát
triển có nền kinh tế nghèo nhất trên thế giới. Tuy vậy, vài chỉ số về tình
trạng xã hội như tỉ lệ mù chữ trong dân số, tử suất ở trẻ em và độ tuổi trung
bình vẫn cao hơn một số nước đang phát triển có cùng chỉ số kinh tế(3,9).
Cho đến nay, các dữ liệu về xuất độ của ung thư nói chung và của ung thư
cổ tử cung nói riêng còn hạn chế, chủ yếu dựa trên tần suất tương đối
(relative frequency) từ ghi nhận ung thư tại bệnh viện (hospital based cancer
registry)(7,9).
Giữa năm 1993, Trung Tâm Ung Bướu đã tiến hành ghi nhận ung thư quần
thể tại 26 trung tâm, bệnh viện trong thành phố Hồ Chí Minh với 4,8 triệu cư
dân (1996).
Trong bài này, chúng tôi trình bày kết quả ghi nhận ung thư cổ tử cung tại
TP. Hồ Chí Minh trong 2 năm 1995 - 1996 với 1.057 ca ung thư mới trong
tổng số 8.418 các ung thư (chiếm tỉ lệ 12,55% các ung thư; 24,4% ở nữ
giới). Các số liệu được so sánh với số liệu ghi nhận ung thư tại Hà nội
(1991-1993) và các số liệu của các nước trong vùng Ðông Nam Á và trên
thế giới.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Năm 1990, ghi nhận ung thư TP. Hồ Chí Minh được thành lập, trụ sở đặt tại
Trung Tâm Ung Bướu, chủ yếu dựa trên nguồn số liệu của Trung Tâm Ung
Bướu là một trung tâm chuyên khoa ung thư tiếp nhận chủ yếu bệnh nhân
ung thư của miền Nam Việt Nam.
Tháng 6 năm 1993, dựa vào số liệu của Trung tâm Lao và Bệnh Phỗi Phạm
Ngọc Thạch, Trung tâm Tai-Mũi-Họng, bệnh viện Bình Dân, Bộ Môn Giải
phẫu bệnh Ðại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Ung Bướu TP.
Hồ Chí Minh, bước đầu tiến hành ghi nhận ung thư quần thể. Ðến năm 1996
thì việc ghi nhận ung thư được tiến hành rộng rãi trên toàn TP. Hồ Chí Minh
(dựa trên số liệu của 26 đơn vị y tế trên địa bàn thành phố(. Phạm vi hoạt
động của ghi nhận ung thư quần thể là TP. Hồ Chí Minh, bao gồm 18 quận
huyện với khoảng 4,8 triệu cư dân.
Cách thức ghi nhận là ghi nhận chủ động (nhân viên trong nhóm ghi nhận
ung thư chủ động đến các bệnh viện để khai thác dữ liệu) kết hợp với ghi
nhận thụ động (các trung tâm, bệnh viện bạn hoàn tất chi tiết phiếu mẫu ghi
nhận ung thư do Trung Tâm Ung Bướu gởi sang).
Nguồn thông tin chủ yếu là thống kê y vụ, thống kê bệnh nhân nội trú, ngoại
trú, sổ sách giải phẫu bệnh và sổ biên bản tử vong (nếu có) (ví dụ như dựa
trên sổ giải phẫu bệnh của Bộ Môn Giải Phẫu bệnh của trường Ðại học Y
Dược). Hiện nay vẫn chưa thực hiện được sổ tử vong ở nước ta. Ðiều này
cũng là một nguyên nhân làm chúng ta
không đánh giá hết được tình hình ung thư ở TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh phía
Nam cũng như cả nước.
Các thông tin ghi nhận được mã hóa theo "Bảng phân loại quốc tế về bệnh
tật" (ICD-O), ấn bản năm 1976, với chữ số cuối cùng của mã mô học là /3,
bao gồm cả những ca ung thư có chẩn đoán chỉ dựa trên lâm sàng. Ghi nhận
ung thư sử dụng phần mềm vi tính CANREG(8) để nhập và xử lý số liệu.
Thông tin ghi nhận sau khi mã hóa sẽ được xử lý tuân theo các bước trong
"Ung thư: Các nguyên tắc và phương pháp xử lý" (O. M. Jensen; D. M.
Parkin, 1991).
Chất lượng dữ liệu tuân theo phương pháp kiểm tra tính toàn vẹn và chất
lượng của Parkin (1994). Các ca trùng lắp (trên cùng một bệnh nhân với lý
do nhiều bệnh nhân có thể có tên, họ, giới tính, mã vị trí, mã mô học... trùng
nhau) được xử lý theo chương trình "Duplicate Programme".
Xuất độ thô (Crude rate = CR), xuất độ chuẩn tuổi (Age-Standardized Rate =
ASR) trên 100.000 dân số (Breslow, Day, 1987) được tính theo phương
pháp chuẩn trực tiếp(7,8,11).
KẾT QUẢ
Bảng 1. Phân bố ung thư theo các Trung tâm, Bệnh viện trong thành phố
(thứ tự giảm dần)
Trung tâm,
Bệnh viện
Số ca Tỉ lệ (%)
Trung Tâm Ung
Bướu
738 69,8
BV Hùng Vương 118 11,2
BV. Phụ Sản Từ
Dũ
90 8,5
BV Nhân dân
Gia Ðịnh
27 2,6
BV An Binh 24 2,3
Ðại học Y Dược 12 1,1
BV. Bình Dân 11 1,0
BV Nguyễn Tri
Phương
10 0,9
BV 115 8 0,8
BV Chợ Rẫy 7 0,7
BV Trưng
Vương
6 0,6
BV Nguyễn Trãi 3 0,3
BV 175 1 0,1
BV 30/4 1 0,1
BV 7A 1 0,1
Tổng số 1057 100
Trong năm 1995 - 1996, chúng tôi đã thực hiện việc ghi nhận ung thư quần
thể (population-based cancer registration) tại 26 Trung tâm, bệnh viện trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh với 1057 ca ung thư cổ tử cung mới trên tổng số
8.418 ca chung cho hai giới (chiếm tỉ lệ 12,6% các ung thư) và 4.338 ca ở nữ
giới (24,4%) với xuất độ thô (CR) là 20,9, xuất độ chuẩn tuổi (ASR) là 26,0.
Có kiểm chứng mô học (Histology Verification = HV) là 86,2%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19_9207.pdf