Thuật ngữ parapsoriasisđược Brocq dùng từ năm 1902 để chỉ những phát
ban dát sẩn tróc vẩy tiến triển chậm, mãn tính, kháng trị và không có triệu chứng
đặc hiệu. Mặc dù phát ban là dạng vẩy nến (psoriasiform) và dạng lichen
(lichenoid), bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị của vẩy nến, lichen
phẵng và các bệnh khác.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Á vẩy nến (parapsoriasis), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Á VẨY NẾN
(PARAPSORIASIS)
(Kỳ 1)
oooOOOooo
Thuật ngữ parapsoriasis được Brocq dùng từ năm 1902 để chỉ những phát
ban dát sẩn tróc vẩy tiến triển chậm, mãn tính, kháng trị và không có triệu chứng
đặc hiệu. Mặc dù phát ban là dạng vẩy nến (psoriasiform) và dạng lichen
(lichenoid), bệnh không đáp ứng với phương pháp điều trị của vẩy nến, lichen
phẵng và các bệnh khác.
I-DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH BỆNH HỌC:
1-Phân loại, Dịch tễ học:
-Hiện nay, việc phân loại Á vẩy nến bao gồm:
+Á vẩy nến mảng: dạng mảng lớn (LPP) và dạng mảng nhỏ (SPP).
+Vẩy phấn dạng lichen: vẩy phấn dạng lichen mãn tính (pityriasis
lichenoides chronica, PLC), vẩy phấn dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính
(Pityriasis lichenoides et varioliformis acuta ,PLEVA).
*Phân loại Á vẩy nến:
1-Á vẩy nến mảng (parapsoriasis en plaques)
A- Á vẩy nến mảng lớn (large-plaque parapsoriasis) LPP
Các dạng khác: poikilodermatous, retiform (xạm da hình mạng lưới)
B- Á vẩy nến mảng nhỏ (small-plaque parapsoriasis) SPP
Các dạng khác: bệnh da hình ngón tay (digitate dermatosis)
2-Vẩy phấn dạng lichen (pityriasis lichenoides)
A- Vẩy phấn dạng lichen mãn tính (Juliusberg) PLC
B-Vẩy phấn dạng lichen và dạng đậu mùa cấp tính (Mucha-Habemann)
PLEVA
-LPP và SPP thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già, khoảng 50 tuổi.
Thông thường, các tổn thương phát triển từ tuổi thiếu niên và có thể liên quan với
vẩy phấn dạng lichen. SPP có tỷ lệ Nam/Nữ là 3/1; LPP đa số ở nam giới. LPP và
SPP gặp ở mọi chủng tộc và mọi vùng địa lý.
-Vẩy phấn dạng lichen xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi vùng địa lý. Bệnh
thường gặp ở trẻ em và người lớn trẻ nhưng cũng có thể ở mọi tuổi. Tỷ lệ Nam/Nữ
từ 1,5/1 đến 3/1; PLC gặp gấp 6 lần so với PLEVA.
2-Sinh bệnh học:
2.1.Á vẩy nến mảng:
-Sinh bệnh học của Á vẩy nến song hành với sinh bệnh học của viêm da
mãn tính và u sùi dạng nấm (MF:Mycosis fungoides) bởi vì á vẩy nến xảy ra liên
quan với các rối loạn này. MF là sự tân sinh tế bào T của SALT (skin associated
lymphoid tisue); MF đúng hơn là u lympho của SALT, là bệnh lý ác tính của tế
bào T, sự di chuyển các tế bào bướu của MF được phát hiện trên bệnh nhân mới
khi họ có các tổn thương mang lâm sàng-mô bệnh học của LPP.
-LPP có thể là dạng lâm sàng lành tính của phổ bệnh lý MF. Nhóm các
bệnh lý Á vẩy nến xảy ra từ các rối loạn tăng sinh lympho tế bào T ở da: LPP,
SPP, vẩy phấn dạng lichen và sẩn dạng lympho;
-Điều bao quát được nhận thấy trong nhóm bệnh Á vẩy nến là không có
lâm sàng ngang với ác tính. Đa số bệnh nhân mang các bệnh này có lâm sàng lành
tính và một số khỏi hoàn toàn.
2.2.Vẩy phấn dạng lichen :
-Căn nguyên chưa rõ. Một số trường hợp có liên quan với các tác nhân
nhiễm trùng như Toxoplasma gondii, Epstein-Barr virus, Cytomegalovirus,
Parvovirus B19, HIV; liên quan với liệu pháp estrogen-progesterone và các thuốc
hóa trị liệu đã được báo cáo. Chưa rõ các tác nhân này tác động trong sinh bệnh
học như thế nào, nhưng ở các trường hợp nặng thấy có liên quan với nhiễm
Toxoplasma do đáp ứng nhanh với điều trị đặc hiệu.
-Mô miễn dịch thấy giảm kháng nguyên CD1a+ hiện diện trên các tế bào
Langerhans bên trong trung tâm thượng bì của các tổn thương vẩy phấn dạng
lichen . TCD8+ chiếm ưu thế trong PLEVA, trong khi đó hoặc là CD8+ hoặc
CD4+ chiếm ưu thế trong PLC. Dòng tế bào T nổi trội được xác định trong ½
trường hợp PLEVA và một ít trong PLC; phát hiện này làm tăng khả năng vẩy
phấn dạng lichen là do các dòng khác nhau các tế bào T đáp ứng với một hoặc
nhiều kháng nguyên ngoại lai. Sự tích tụ IgM, C3, fibrin dọc theo liên kết bì-
thượng bì trong tổn thương cấp tính cho thấy có vai trò của đáp ứng miễn dịch.