- Xuất Xứ:
Sách Bản Kinh.
- Tên Khác:
A giao nhân, A tỉnh giao, A tỉnh l ư bì giao, Bồ hoàng sao A giao (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển), Bì giao, Bồn giao, Hiển minh bả, Ô giao, Phó tri
giao, Phú bồn giao (Hòa Hán Dược Khảo), Cáp sao a giao, Châu a giao, Hắc lư
bì giao, Sao a giao, Sao a giao châu, Thanh a giao, Thượng a giao, Trần a giao
(Đông Dược học Thiết Yếu), Lư bì giao (Thiên Kim).
- Tên Khoa Học:
Colta Asini, Gelantinum Asini, Gelantina Nigra.
- Mô Tả: A giao là keo chế từ da con lừa (Equus Asinus L.). Thường A giao
được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài 6cm, rộng 4cm, dầy 0,5cm,
mầu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm, dẻo, trời khô thì
dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20g. vết cắt nhẵn,
mầu nâu đen hoặc đen, bóng, dính (Dược Tài Học).
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu A Giao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A GIAO
- Xuất Xứ:
Sách Bản Kinh.
- Tên Khác:
A giao nhân, A tỉnh giao, A tỉnh lư bì giao, Bồ hoàng sao A giao (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển), Bì giao, Bồn giao, Hiển minh bả, Ô giao, Phó tri
giao, Phú bồn giao (Hòa Hán Dược Khảo), Cáp sao a giao, Châu a giao, Hắc lư
bì giao, Sao a giao, Sao a giao châu, Thanh a giao, Thượng a giao, Trần a giao
(Đông Dược học Thiết Yếu), Lư bì giao (Thiên Kim).
- Tên Khoa Học:
Colta Asini, Gelantinum Asini, Gelantina Nigra.
- Mô Tả: A giao là keo chế từ da con lừa (Equus Asinus L.). Thường A giao
được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài 6cm, rộng 4cm, dầy 0,5cm,
mầu nâu đen, bóng, nhẵn và cứng. Khi trời nóng thì mềm, dẻo, trời khô thì
dòn, dễ vỡ, trời ẩm thì hơi mềm. Mỗi miếng nặng khoảng 20g. vết cắt nhẵn,
mầu nâu đen hoặc đen, bóng, dính (Dược Tài Học).
- Bào Chế:
a - Theo Trung Quốc.
* Chọn loại da gìa, dầy, lông đen. Vào mùa đông - xuân (khoảng tháng 2 -3
hàng năm, lấy da lừa ngâm vào nước 2-5 ngày cho mềm ra rồi cạo lông, cắt
thành từng miếng mỏng (để nấu cho dễ tan) . Nấu 3 ngày 3 đêm, lấy nước cũ
ra, thay nước mới, làm như vậy 5-6 lần để lấy hết chất keo của da lừa. Lọc qua
rây bằng đồng có lỗ nhỏ rồi khuấy với nước lọc có ít phèn chua, chờ vài giờ
sau cho các tạp chất lắng xuống, gạn lấy 1 lớp nước trong ở trên và cô đặc lại.
Trước khi lấy ra chừng 2 giờ thì thêm đường và rượu vào (cứ 600g da lừa
thêm 4 lít rượu và 9kg đường), nửa giờ trước khi lấy ra lại thêm dầu đậu nành
cho đỡ dính (600kg thêm 1kg dầu). Đổ ra,để nguội, cắt thành phiến dài 10cm,
rộng 4-4.5cm, dầy 0.8 - 1.6cm (Trung Dược Đại Từ Điển).
* Sao Với Cáp Phấn: Lấy chừng 1kg bột Cáp phấn cho vào chảo rang cho nóng
rồi bỏ các miếng A giao vào rang cho đến khi A giao nở dòn không còn chỗ
cứng nữa thì dùng rây ray bỏ bột Cáp phấn đi (Trung Dược Đại Từ Điển).
* Sao Với Bồ Hoàng: Cho Bồ hoàng vào chảo, rang nóng rồi cho A giao xắt
mỏng vào, rang cho đến khi A giao nở dòn thì bỏ Bồ hoàng đi (Trung Dược
Đại Từ Điển).
* Ngâm với rượu hoặc nấu với nước cho tan ra (Đông Dược Học Thiết Yếu).
b- Theo Việt Nam:
Lấy khăn vải sạch lau cho hết bẩn, thái nhỏ bằng hạt bắp, cho vào chảo, sao
với bột Cáp phấn hoặc Mẫu lệ (20%) cho phồng đều (Phương Pháp Bào Chế
Đông Dược).
- Thành Phần Hóa Học:
+ Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi thủy phân Collagen sẽ cho
ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%, Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%,
Glycin 2%. Lượng Nitơ toàn phần là 16.43 - 16.54% , Can xi 0.079 - 0,118%,
Sunfua 1,10 - 2,31%, độ tro 0,75 - 1,09% (Trung Dược Đại Từ Điển).
+ Glycine, Proline, Glutamic acid, Alanine, Arginine, Asparíc acid, Lysine,
Phenylalanine, Serine, Histidine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine,
Leucine, Tyrosine, Trytophan, Hydroxyproline, Threonine (Lưu Lương Sơ,
Trung Thành Dược Nghiên Cứu 1983, (1): 36).
- Tác Dụng Dược Lý:
1+ Tác Dụng Tạo Máu: Rút máu của chó để gây thiếu máu rồi chia làm 2 lô, 1
lô dùng A giao, 1 lô không dùng A giao. Lô dùng A giao: dùng dung dịch A
giao (30g/ 1 lít) rót vào bao tử chó. Sau đó xét nghiệm hồng cầu và các yếu tố
khác của máu thấy A giao làm tăng nhanh lượng hồng cầu và các sắc tố của
máu (Trung Dược Đại Từ Điển).
2+ Tác Dụng Đối Với Chứng Loạn Dưỡng Cơ Dần Dần: Cho chuột bạch ăn
theo 1 chế độ đặc biệt để gây loạn dưỡng cơ dần dần: nhẹ thì què, nặng thì tê
liệt không đi đứng được . Sau đó cho ăn dung dịch A giao thì sau hơn 100
ngày, đa số các con vật hết các triệu chứng tê liệt (Trung Dược Đại Từ Điển).
3- Tác Dụng Chống Choáng: Gây choáng đối với mèo rồi dùng dung dịch A
giao 5% thêm muối (để gây đẳng trương và kiềm hóa), lọc, nấu sôi khoảng 30-
40 phút, đợi nhiệt độ hạ xuống 38o thì tiêm từ từ vào tĩnh mạch thấy huyết áp
trở lại bình thường và con vật được cứu sống (Trung Dược Đại Từ Điển).
4- Ảnh Hưởng Chuyển Hoá Đối Với Chất Canxi: Cho chó uống dung dịch A
giao đồng thời cho ăn Canxi Carbonat, thấy lượng Can xi trong huyết thanh
tăng cao. Cho uống dung dịch A giao khả năng đông máu không tăng nhưng
nếu tiêm dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì khả năng đông máu tăng (Trung
Dược Đại Từ Điển).
5- Tác Dụng Chống Ngất: Tinh chất A giao chế thành dịch có tác dụng chống
chảy máu, ngất. Tiêm 5-6% dung dịch A giao (8ml/kg) có tác dụng làm cho
huyết áp thấp tăng lên (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
6- Tác dụngchuyển hóa tế bào Lympho: A giao có tác dụng chuyển hóa tế bào
Lympho. A giao dùng chung với bài Phúc Phương Nhân Sâm Thanh Phế
Thang có tác dụng nâng cao sự chuyển hóa tế bào Lympho nơi người bị mụn
nhọt sưng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ Tác dụng cầm máu: Có thể do tác dụng tăng Canxi máu, giữ được sự cân
bằng eủa Canxi (Trung Dược văn Kiện Trích Yếu 1965, (304) nhưng chỉ với
chảy máu nhẹ, không có tác dụng đối với chảy máu nặng (Trung Dược Ứng
Dụng Lâm Sàng).
+ A giao có tác dụng chuyển dạng Lympho bào đối với nguời khỏe (Trung
Dược Học)
+ Cho chó uống A giao làm cho Canxi huyết thanh tăng trên 10% nhưng thời
gian máu đông không thay đổi. Nếu tiêm dung dịch 5% A giao đã tiệt trùng thì
khả năng đông máu tăng (Trung Dược Học).
+ A giao cũng có tác dụng nhuận trường (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ
Lâm Sàng).
- Tính Vị:
+ Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+Vị hơi ấm, không độc (Biệt Lục).
+Vị nhạt tính bình (Y Học Khải Nguyên) .
+ Vị ngọt, cay, tính bình (Thang Dịch Bản Thảo).
- Quy Kinh:
+Vào kinh Thủ Thái dương Tam tiêu, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm
Can (Thang Dịch Bản Thảo).
+Vào kinh Thủ Thiếu âm Tâm, Túc Thiếu âm Thận và Túc Quyết âm Can
(Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh Can, Phế, Thận, Tâm (Bản Thảo Cầu Chân).
+Vào 3 kinh Can, Phế, Thận (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Tác Dụng, Chủ Trị:
+ Ích khí, an thai.Trị lưng, bụng đau, tay chân đau nhức, lao nhọc gây ra chứng
giống như sốt rét, rong huyết, mất ngủ (Bản Kinh).
+ Dưỡng Can khí. Trị bụng dưới đau, hư lao, gầy ốm, âm khí không đủ, chân
đau không đứng được (Biệt Lục).
+ Làm mạnh gân xương, ích khí, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).
+ Trị đại phong (Thiên Kim).
+ Tiêu tích.Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu
(Thực Liệu Bản Thảo).
+ Trị các chứng phong, mũi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu,
băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Hòa huyết, tư âm, trừ phong, nhuận táo, lợi tiểu tiện, điều đại trường. Trị
nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiêu ra máu, lỵ, phụ nữ bị
các chứng về huyết gây ra đau, huyết khô, kinh nguyệt không đều, không có
con, đới hạ, các chứng trước khi có thai và sau khi sinh, khớp xương đau nhức,
phù thũng, hư lao, ho suyễn cấp, ho khạc ra máu, ung nhọt thủng độc (Bản
Thảo Cương Mục).
+ Làm mạnh gân cơ, sáp tinh, cố Thận. Trị lưng đau do nội thương (Bản Thảo
Cương Mục Thập Di).
+Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).
+Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc
Dược Học Đại Tự Điển).
- Liều Dùng:
Ngày dùng 8 - 24g, uống với rượu hoặc cho vào thuốc hoàn, tán.
- Kiêng Kỵ :
+ Kỵ dùng chung với vị Đại hoàng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+Vị (bao tử) yếu, nôn mửa: không dùng. Tỳ Vị hư, ăn uống không tiêu không
nên dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vị hư, nôn mửa, có hàn đàm, lưu ẩm, không nên dùng (Bản Thảo Hối Ngôn).
+Tiêu chảy không nên dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Ngưòi tỳ vị hư yếu (tiêu chảy, ói mửa, tiêu hóa kém...) không dùng (Trung
Dược Đại Từ Điển).
+ Rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược
Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
- Phương Thuốc Kinh Nghiệm:
* Về Huyết:
+ Trị Nôn ra máu không cầm: A giao (sao) 80g, Bồ hoàng 40g, Sinh địa 120g.
Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 2 lần uống (Thiên Kim Dực Phương).
+ Trị ho ra máu: A giao (sao) 12g, Mộc hương 4g, Gạo nếp 40g. Tán bột, ngày
uống 3 lần mỗi lần 4g.
(Phổ Tế phương).
+ Trị có thai ra máu:
1- A giao sao vàng,tán nhỏ. Ngày uống 16g với nước cháo, trước bữa ăn
(Thánh Huệ phương) .
2- A giao 120g, sao, sắc với 200ml rượu cho tan ra rồi uống (Mai sư phương).
+ Trị kinh nguyệt máu ra nhiều:
1- A giao sao vàng. Ngày uống 16g với rượu (Bí Uẩn Phương).
- A giao, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo, Xuyên khung, Ngải
diệp. Các vị thuốc sau khi sắc xong, lọc bỏ bã rồi mới cho A giao vào, quấy
đều uống (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị nôn ra máu: A giao (sao với Cáp phấn) 40g, thêm 2g Thần sa, tán bột.
Uống chung với nước cốt Ngó sen và Mật ong (Nghiệm phương).
+ Trị nôn ra máu, Mũi chảy máu, Tai ra máu: A giao,sao chung với 20g Bồ
hoàng. Ngày uống 2 lần mỗi lần dùng 8g pha với 200ml nước và 200ml nước
cốt Sinh Địa, uống (Thánh Huệ phương).
* Về Hô Hấp:
+ Trị ho lâu ngày:
1- A giao (sao)40g, Nhân sâm 80g, Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước
sắc Thông bạch (A Giao Ẩm - Thánh Tế Tổng Lục).
2- A giao (chưng cách thủy )12g, Mã đâu linh 8g, Ngưu bàng tử 8g, Hạnh
nhân 12g, Nhu mễ 16g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Bổ Phế A Giao Thang -
Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Trị suyễn (do phong tà nhập Phế): A giao (loại tốt), sao. Dùng Tử tô và Ô
mai, sao, tán bột, sắc uống (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
+ Trị trẻ nhỏ Phế bị hư, khí suyễn: A giao 40g (sao), Thử niêm tử (sao thơm)
10g, Mã đâu linh (sấy) 20g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao) 7 hột, Cam thảo
(nướng) 10g, Gạo nếp (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc uống ấm (A
Giao Tán - Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).
* Về Thai-Sản .
+ Tri có thai mà bụng đau, hạ lỵ: Hoàng liên 120g, Thạch lựu bì 120g, Đương
quy 120g, A giao (nướng) 80g, Ngải diệp 60g . Sắc uống (Kinh Hiệu Sản Bảo).
+ Trị thai động không yên: A giao 80g, Ngải diệp 80g, Thông bạch 20g, nước
800ml, sắc còn 200ml chia 2 lần uống ( Sản Bảo phương).
+ Trị hai động làm tiểu són, trong người bứt rứt: A giao 120g, sắc với 400ml
nước còn 80ml, uống nóng (Thiên Kim).
* Về Tiêu Hóa.
+ Trị táo Bón (nơi người lớn tuổi, hư yếu): A giao (sao) 8g, Thông bạch 12g,
Sắc chung với rượu cho tan ra, thêm 8ml mật ong vào uống nóng (Trực Chỉ
phương).
+ Trị khí ở trường vị bị hư: A giao 80g, Hoàng liên (sao) 120g, Phục linh 80g.
Tán bột, làm viên, ngày uống 12 - 16g (Hòa Tễ Cục phương)
* Về Gân Cơ.
+ Trị gân cơ co quắp, tay chân run giật (do nhiệt làm tổn thương tân dịch): A
giao 12g, Bạch thược (sống) 12g, Thạch quyết minh 12g, Câu đằng 12g, Sinh
địa 16g, Phục thần 12g, Lạc thạch đằng 12g, Mẫu lệ (sống) 16g. Trừ A giao,
các vị thuốc sắc, lọc bỏ bã, thêm A giao vào cho chảy ra, rồi cho Kê tử hoàng
1 trái vào, quấy đều, uống nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang - Thông Tục
Thương Hàn Luận).
+ Trị lao phổi, ho ra máu: dùng A giao tán bột mịn, mỗi lần uống 20-30g, ngày
2-3 lần với nước sôi ấm hoặc sắc nấu thành hồ uống. Trường hợp ho ra nhiều
máu không cầm, cho tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị hoặc các loại thuốc Tây cầm
máu khác cho ho ra máu bớt đi rồi dùng A giao uống. Trường hợp ho ra máu ít
và vừa, chỉ dùng A giao cầm máu. Có kết hợp thuốc chống lao. Trị 56 ca, kết
quả tốt 37 ca, có kết quả 15 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ có kết quả 92,7%
(Trương Tâm Như, A Giao Điều Trị 56 Ca Lao Phổi, Ho Ra Máu, Liêu Ninh
Tạp Chí Trung Y 1987, 9: 39).
+ Trị xuất huyết tử cung cơ năng: A giao là vị thuốc thường dùng, thường kết
hợp với bài Tứ Vật Thang, dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang: A giao 20g (hòa
tan), Ngải diệp 20g, Đương qui 16g, Thụcđịa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên
khung 12g, Chích thảo 4g, sắc uống. Tùy chứng có thể gia giảm(Giao Ngải Tứ
Vật Thang - Kim Qũy Yếu Lược).
+ Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư tâm phiền, mạch Tế Sác: A giao
20g (hòa tan), Hoàng ìiên 8g, Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, sắc nước uống,
gia thêm lòng đỏ trứng gà (Kê Tử Hoàng) 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống
nóng trong ngày (Hoàng Liên A Giao Thang - Thương Hàn Luận).
+ Trị chứng âm hư co giật: thường gặp trong các bệnh di chứng não, di chứng
màng não, động kinh thể âm huyết hư:: A giao, Bạch thược (sống), Thạch
quyết minh, Câu đằng, Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, Mẫu lệ (sống), Qui
bản, mỗì thứ 16g. A giao, Kê tử hoàng (để riêng), các thuốc khác sắc lấy nước,
bỏ bã, lúc nước đang sôi, cho A giao rồi cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều uống
lúc còn nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Trị cẳng chân loét (mạn tính): Rửa vô trùng vùng loét, chiếu tia hồng ngoại
10-15 phút, cho A giao vào l chén đổ 70ml nước, sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi
phết cao vào miếng gạc độ 2-3g, tùy diện tích to nhỏ của vết loét, mỗi ngày
đắp l lần, thường khoảng 20 lần là khỏi. Đã trị 24 ca đều khỏi (Duẫn Hồng
Như và cộng sự, Dùng Tia Hồng Ngoại Kết Hợp A Giao Trị Loét Cẳng Chân
24 Ca, Tạp Chí Trung Tây Y Kết Hợp 1987, 4: 24).
+ Trị chứng bạch cầu giảm và thiếu máu nhược sắc: dùng cao lỏng A giao (A
giao, Nhân sâm, Thục địa, Đảng sâm, Sơn tra...), có tác dụng tăng bạch cầu, bổ
huyết và tăng miễn dịch. Đã trị bạch cầu giảm 179 ca, tỷ lệ kết quả 79,33%,
thiếu máu nhược sắc 230 ca, tỷ lệ kết quả 6',8% (Lý Thượng Ngọc, Kết Quả
Nghiên Cứu A Giao, Báo Công Nghiệp Sơn Đông, 1986, 3: 21).
+ Trị động thai: Thuốc có tác dụng an thai. Dùng A giao 12g, Trứng gà 2 quả,
đường đỏ 30g. Trị 36 ca, khỏi 30 ca, tỷ lệ khỏi 83,3% (Vương Tâm Hảo, Tự
Chế A Giao Kê Tử Hoàng Thang Trị Động Thai, Hoạt Thai, báo Trung Y Sơn
Tây 1987, 2: 35).
- Tham Khảo:
+“A Tỉnh, nay ở 30 dặm về phía Đông-Bắc huyện Dương Cốc, phủ Đoài Châu
tỉnh Sơn Đông (huyện Đông A xưa) nơi đó là cấm địa của quan ở. Ly Đạo
Nguyên trong ‘Thủy Kinh Chú ‘ ghi: “Huyện Đông A có cái giếng to như bánh
xe ngựa, sâu hơn 20 mét, hàng năm lấy nước giếng đó nấu cao dâng cho triều
đình. Nước trong giếng này bắt nguồn từ sông Tế chảy xuống, lấy nước này
nấu cao. Khi quậy, nước (đang) trọc đục thì trong lại, vì vậy dùng vào việc
thông quan cách, làm cho tiêu đờm, cầm nôn mửa. Vì nước sông Tế trong mà
nặng, tính của nó hướng xuống, do đó chữa được ứ đọng, bẩn đục và đờm
nghịch đi lên vậy “ (Bản Thảo Cương Mục).
+“Nay tại tỉnh Sơn Đông cũng làm được như vậy. Loại da xử dụng có loại gìa
loại non, loại cao thì có loại thanh loại trọc. Khi nấu phải bỏ vào 1 miêng sừng
hươu (Lộc giác) thì sẽ thành được keo, nếu không làm như vậy thì không được
.Về cao có 3 loại:
+ Loại trong mà mỏng là loại các họa sĩ thường dùng .
+ Loại trong mà dầy gọi là Phúc Bồn Giao
2 loại này thường dùng làm thuốc.
+ Loại trọc đục mà đen thì không dùng làm thuốc nhưng có thể làm keo dán
dụng cụ” (Thực liệu bản thảo).
+“...Ngày nay các nhà bào chế thuốc dùng Hoàng minh giao, đa số là da trâu,
bò. A giao trong ‘Bản Kinh’ cũng là da trâu,bò. Dù là da lừa hoặc trâu bò đều
có thể dùng được . Nhưng hiện nay cách chế da trâu bò không được tinh xảo
nên chỉ dùng vào việc dán dụng cụ... không thể dùng vào việc làm thuốc được
. Trần Tàng Khí nói rằng:” Các loại ‘giao’ đều có thể chữaphong,cầm tiết, bổ
hư vì vậy cao da lừa chuyên chữavề phong là vậy”. Đây là điều cho thấy rằng
A giao hơn các loại cao khác vậy - Chác Nhai nhận định: “Nghe nói cách chế
keo ngày xưa là trước tiên lấy nước ở khe suối tên Lang ( Lang Khê) ngâm da
sau đó lấy nước giếng A Tỉnh nấu thành cao. Lang Khê phát nguồn từ suối
Hồng Phạm, tính nó thuộc Dương, còn nước giếng A Tỉnh thuộc Âm, ý là lấy
Âm Dương phối hợp với nhau. Dùng lửa cây dâu tằm luyện thành cao, sau 4
ngày 4 đêm thì thành A giao. Lại nói rằng người dùng A giao kỵ nhất là rượu,
nên cố gắng phòng tránh . Đây là điều người xưa chưa từng nói, vì vậy ghi lại
để biết vậy - Vị A giao chủ yếu bổ huyết dịch, vì vậy nó có khả năng thanh
phế, ích âm, chữa được các chứng bệnh. Trần -Tự-Minh cho rằng:” Bổ hư thì
dùng Ngưu bì giao, trừ phong thì dùng Lư bì giao (keo da lừa)”. Thành-Vô-Kỷ
lại cho rằng:”Phần âm bị bất túc thì bổ bằng thuốc có vị đậm đặc, vị ngọt của
A giao để bổ âm huyết”. Dương Sĩ Doanh cho rằng: “Hễ trị chứng ho suyễn,
bất luận Phế bị hư hoặc thực, nếu dùng phép hạ hoặc phép ôn đều phải dùng
đến A giao để an và nhuận Phế. Tính của A giao bình hòa,là thuốc cần thiết
cho kinh Phế. Trẻ nhỏ sau khi bị động kinh, cơ thể co rút, dùng A giao, tăng
gấp đôi vị Nhân Sâm sắc uống là tốt nhất (Trung Quốc Dược Học Đại Tự
Điển).
+“ Giếng A Tỉnh là con mắt của sông Tế Thủy. Sách Nội Kinh cho rằng Tế
Thủy cũng như cái gan của trời đất cho nên phần nhiều có công dụng nhập vào
tạng Can. Da con lừa mầu đen, mầu sắc hợp với hành Thủy ở phương Bắc, là
giống vật hiền lành mà đi khỏe, cho nên nhập vào Thận cũng nhiều. Khi Thận
thủy đầy đủ thì tự nhiên chế được hỏa, hỏa tắt thì không sinh ra phong, cho nên
chứng Mộc vượng làm động phong, tâm hỏa thịnh, Phế kim suy, không gì là
không thấy kiến hiệu. Lại nói: A giao thứ thật khó mà có được thì dùng Hoàng
Minh Ngưu Giao, nhưng da trâu thường chế không đúng phép, mình tự chế lấy
thì tốt. Khi nấu phải cho vào 1 miếng gạc hươu, nếu không thì không thành
cao. Cao da trâu gọi là Ngưu Bì Giao hoặc Thủy Giao, có tác dụng nhuận táo,
lợi đại tiểu trường, là thuốc chủ yếu để chữa đau, hoạt huyết của ngoại khoa, trị
tất cả các chứng về huyết của nam và nữ. Mọi thứ cao đều bổ huyết, dưỡng hư,
mà A giao lại là da lừa đen nấu thành với nước giếng A Tỉnh, tức là nước
sông Tế Thủy ngâm vào, mầu sắc chính biếc, tính thì chạy xuống gấp, trong
mà lại nặng, hoàn toàn âm tính, rất khác với nước ở các sông khác, do đó càng
có khả năng để nhuận Phế, dưỡng Can và tư bổ Thận” (Dược Phẩm Vậng
Yếu)
+ “ A giao là vị thuốc phải gia công chế biến . Dùng da lừa đen, lấy nước
giếng Đông A ở tỉnh Sơn Đông nấu thành cao để chữa ho lao, là vị thuốc chủ
yếu chỉ (cầm) huyết của các chứng về huyết. Dùng loại trong, sáng, dòn, không
tanh hôi, không mềm nhũn là tốt. Khi dùng vị thuốc này phải làm cho chảy ra
rồi hòa với thuốc khác mà uống, không nên sắc chung với các vị thuốc khác vì
sắc nó khó tan ra nước cốt, hiệu quả điều trị không cao” (Đông Dược Học
Thiết Yếu)
+ “A giao gặp được lửa rất tốt” (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+”A giao có Thự Dự (Hoài Sơn) làm sứ thì tốt ( Dược Tính Luận)
+” Thứ keo nấu bằng da lừa loại tốt được gọi là ‘Cống Giao’ (dùng để cống
cho nhà vua) còn thứ nấu bằng da trâu, bò gọi là Minh Giao (Phương Bào Chế
Đông Dược Việt Nam).
+A giao và Lộc giác giao là những vị thuốc đại bổ, rất có liên hệ với huyết. Cả
2 đều có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, chỉ huyết. Nhưng A giao vị ngọt, tính
bình thiên về bổ huyết, chỉ huyết. Kiêm tư Phế, an thai, cầm huyết hư ra nhiều.
Còn Lộc giác giao vị ngọt, mặn, tính ấm, thiên về ôn bổ Can,Thận, cố tinh.
Phần hỏa suy nhiều phải dùng Lộc giác giao” (Trung Dược Lâm Sàng Giám
Dụng Chỉ Mê).
+ Thục địa và A giao có tác dụng tư âm, bổ huyết nhưng Thục địa thiên về bổ
Thận âm, trấn tinh tủy mà bổ huyết còn A giao thiên về nhuận Phế, dưỡng Can,
bổ huyết mà tư âm, chỉ huyết. Hễ âm hư, bất túc thì hư hỏa bốc lên gây ra hư
phiền, mất ngủ, thai động không yên, dễ bị xẩy thai. Dùng bài Tứ Vật Thang
Gia Vị trị 19 trường hợp dọa xẩy thai đạt kết quả tốt. Bài thuốc dùng: A giao,
Ngải diệp, Bạch thược, Đương quy, Cam thảo, Xuyên khung, Thục địa (tức là
bài Tứ Vật Thang thêm A giao, Cam thảo, Ngải diệp). Tùy chứng gia giảm
thêm (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
+ A giao có đầy đủ tác dụng dưỡng âm, bổ huyết và nhuận Phế, chỉ khái. Lại
do chất keo
dính, béo, có thể ngưng cố huyết lạc cho nên tốt về chỉ huyết. Thường dùng
trong các chứng thổ huyết, chảy máu cam, tiêu ra huyết, cũng như phụ nữ bị
băng huyết, lậu huyết. A giao có thể nhuận Phế, chỉ khái lại trị ho ra máu, cho
nên nó là thuốc chính để trị phế lao. A giao không những dùng cho nội thương
mà còn dùng cho những trường hợp sau khi bị nhiệt bệnh như tâm phiền, mất
ngủ do nhiệt làm tổn thương phần âm huyết, có thể dùng chung với thuốc
thanh nhiệt. Trường hợp bệnh âm dịch hao tổn, huyết hư sinh phong thì có thể
dùng chung với thuốc tức phong, trấn kinh, thanh nhiệt. Vị này dùng sống hoặc
sao đều có công dụng chỉ huyết, bổ huyết. Chỉ có dùng sống thì công hiệu tư
âm mới tốt, dùng sao thì công dụng chỉ huyết mới mạnh (Thực Dụng Trung Y
Học).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a_giao_2159.pdf