Tuần 1-4 là giai đoạn thụ thai, bắt đầu từ một quả cầu nhỏ gồm rất nhiều tế
bào tự nhiên bé tẹo có tên là blastocyst gắn vào lớp lót thành dạ con.
Tại một số nước như ở Anh, quá trình mang thai được tình từ ngày đầu tiên
của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho 3 tuần của tháng đầu tiên.
Tuần thứ 5:Khối cầu tế bào nói trên phát triển rất nhanh thành phôi bào,
phần lớn trong giai đoạn đầu phụ nữ thường tắt kinh. Để biết được có thai hay
không người ta có thể tiến hành các phép thử test thông dụng.
Tuần thứ 6:Phôi bào chính thức phát triển thành bào thai to bằng hạt đậu
và bắt đầu hình thành xương sống và hệ thần kinh. Tự nó có hệ thống mạch máu
riêng và cũng có trường hợp khác với nhóm máu của người mẹ.
Đây là giai đoạn hình thành các mạch máu, sau đó hình thành nhau thai và
xuất hiện các điểm nhú tiền thân của hệ chi chân và tay.
Tuần thứ 7: Bắt đầu hình thành tim, sản phụ xuất hiện tình trạng nôn
nghén và các dấu hiệu bất thường khác, ví dụ như đi tiểu nhiều hơn,buồn nôn,
người khó chịu.
Mọi phương pháp điều trị cần tư vấn bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến quá
trình phát triển của phôi thai trong 12 tuần đầu và cũng nên nói cho mọi người biết
về tình trạng sức khỏe của bản thân để được hỗ trợ, không nên giấu, nhất là khi
biết bản thân mang thai.
Tuần thứ 8:Đây là giai đoạn nên đi khám siêu âm lần đầu nếu trường hợp
đã từng bị sảy thai hoặc chảy máu khi sinh.
Kỹ thuật quét scan được thực hiện tại bộ phận sinh dục để kiểm tra hiện
tượng lạc vị, biết được nhịp tim, quá trình phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt là
não cũng như các quá trình phát triển của các bộ phận như đầu, mắt, da mặt, các
chi chân tay cũng như các bộ phận nội tạng.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 9 tháng mang thai và những chứng bệnh thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 tháng mang thai và những
chứng bệnh thường gặp
Tuần 1-4 là giai đoạn thụ thai, bắt đầu từ một quả cầu nhỏ gồm rất nhiều tế
bào tự nhiên bé tẹo có tên là blastocyst gắn vào lớp lót thành dạ con.
Tại một số nước như ở Anh, quá trình mang thai được tình từ ngày đầu tiên
của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cho 3 tuần của tháng đầu tiên.
Tuần thứ 5: Khối cầu tế bào nói trên phát triển rất nhanh thành phôi bào,
phần lớn trong giai đoạn đầu phụ nữ thường tắt kinh. Để biết được có thai hay
không người ta có thể tiến hành các phép thử test thông dụng.
Tuần thứ 6: Phôi bào chính thức phát triển thành bào thai to bằng hạt đậu
và bắt đầu hình thành xương sống và hệ thần kinh. Tự nó có hệ thống mạch máu
riêng và cũng có trường hợp khác với nhóm máu của người mẹ.
Đây là giai đoạn hình thành các mạch máu, sau đó hình thành nhau thai và
xuất hiện các điểm nhú tiền thân của hệ chi chân và tay.
Tuần thứ 7: Bắt đầu hình thành tim, sản phụ xuất hiện tình trạng nôn
nghén và các dấu hiệu bất thường khác, ví dụ như đi tiểu nhiều hơn, buồn nôn,
người khó chịu.
Mọi phương pháp điều trị cần tư vấn bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến quá
trình phát triển của phôi thai trong 12 tuần đầu và cũng nên nói cho mọi người biết
về tình trạng sức khỏe của bản thân để được hỗ trợ, không nên giấu, nhất là khi
biết bản thân mang thai.
Tuần thứ 8: Đây là giai đoạn nên đi khám siêu âm lần đầu nếu trường hợp
đã từng bị sảy thai hoặc chảy máu khi sinh.
Kỹ thuật quét scan được thực hiện tại bộ phận sinh dục để kiểm tra hiện
tượng lạc vị, biết được nhịp tim, quá trình phát triển của hệ thần kinh, đặc biệt là
não cũng như các quá trình phát triển của các bộ phận như đầu, mắt, da mặt, các
chi chân tay cũng như các bộ phận nội tạng.
Tuần thứ 9: Đây là giai đoạn sản phụ có rủi ro thiếu máu vì vậy thử teste
máu trước 10 tuần mang thai là điều cần thiết, đặc biết là hai dạng thiếu máu là
thiếu máu tế bào có tên là Sickle cell amaemia và thalassaemia (bệnh thiếu máu
Cooley hay thiếu máu Địa Trung Hải), đây là căn bệnh hiếm gặp và mang tính di
truyền, thường xảy ra ở nhóm người gốc Phi, Caribe, Địa Trung Hải và một số
quốc gia châu Á do loại gen đặc biệt truyền từ bố mẹ sang cho con cái vì vậy có
tên là bệnh rối loạn máu di truyền.
Tuần thứ 10: Từ tuần thứ 10 đến tuần 13 nên khám thai để biết sức khỏe
của mẹ và con.
Tuần thứ 11: Đây là lúc nhau thai hình thành đầy đủ để làm nhiệm vụ cung
cấp dưỡng chất và khử độc cho cơ thể bào thai. Và đây cũng là lúc bào thai phát
triển đầy đủ hình hài giống như một đứa trẻ.
Tuần thứ 12: Lúc này rủi ro sảy thai đã bắt đầu giảm và có thể công bố
rộng rãi để cho mọi người biết bạn đang mang thai. Bào thai có chiều dài trên 8cm
và nặng khoảng 60 gam, nhau thai bắt đầu thực hiện những chức năng chính của
nó.
Tuần thứ 13: Dạ con bắt đầu lớn dần, chậu hông phát triển to thêm, bào
thai bắt đầu di chuyển dễ dàng hơn.
Tuần thứ 14: Đây là giai đoạn mang thai đã được 1/3 thời gian trong tổng
số 266 đến 280 ngày mang thai đủ tuổi.
Tuần thứ 15: Nên đi khám để phát hiện sớm hội chứng Down thông qua
thử test máu và một số phép thử test khác, có thể dùng kỹ thuật Chorionic villus
hoặc chọc màng ối qua bụng để phát hiện sớm hội chứng Down, phát hiện những
sự cố bất thường về nhiễm sắc thể, đây là phương pháp ít gây sảy thai.
Ngoài ra có thể sử dụng kỹ thuật quét mới có tên là NTS (Nuchal
translucency scane) để kiểm tra nguy cơ hội chứng Down của bào thai.
Tuần thứ 16: Bào thai bắt đầu phát triển ngón chân, ngón tay, lông mi,
lông mày, tóc... nhằm để bảo vệ da cơ thể.
Tuần thứ 17: Bào thai bắt đầu nghe được những âm thanh từ thế giới bên
ngoài, bụng người mẹ ngày càng lớn dần.
Tuần thứ 18: Bào thai phát triển và di chuyển mạnh vì vậy sản phụ rất dễ
bị ngã.
Tuần thứ 19: Lúc này bào thai dài từ 15-20cm và bắt đầu xuất hiện răng
sữa.
Tuần thứ 20: Được nửa thời gian mang thai, sản phụ nên đi khám thai chi
tiết, định kỳ để xem giới tính và sức khỏe của đứa trẻ.
Tuần thứ 21: Sản phụ có cảm giác khó thở vì đứa trẻ lớn dần làm cho
đường khí thở ra vào của phổi nhỏ lại.
Tuần thứ 22: Các giác quan của đứa trẻ bắt đầu phát triển nhất là ở trên
răng, cảm giác nhận biết của trẻ phát triển mạnh.
Tuần thứ 23: Hệ thống xương cốt tiếp tục phát triển, hộp sọ cứng dần
nhưng chưa hoàn chỉnh.
Tuần thứ 24: Nên đi khám để biết vị trí bào thai, những đứa trẻ vì lý do
nào đó ra đời vào giai đoạn này sẽ khó sống sót, nếu có thì hệ thống hô hấp cũng
sẽ gặp khó khăn vì phổi chưa hoàn thiện và do cơ thể quá nhẹ, quá bé nên rất dễ
mắc bệnh viêm nhiễm.
Tuần thứ 25: Tất cả các bộ phận nội tạng đã phát triển đúng vị trí và tiếp
tục phát triển, nhưng cũng là giai đoạn sản phụ dễ mắc chứng tiền sản giật, thủ
phạm làm tăng huyết áp, protein trong nước tiểu và bệnh phù do tích dịch. Những
hiện tượng có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch của bào thai hoặc với nhau
thai.
Tuần thứ 26: Da của đứa trẻ bắt đầu phát triển thuần thục.
Tuần thứ 27: Bào thai phát triển được khoảng 34 cm và nặng khoảng 800
gam.
Tuần thứ 28: Nên khám định kỳ phát hiện nguy cơ tiền sản giật, riêng
nhóm phụ nữ có máu âm tính Rhesus (Rh) thì nên khử các chất kháng thể. Trường
hợp sản phụ có máu âm tính (Rh) thì khả năng sẽ phát hiện các chất kháng thể
trong khi sinh.
Đây là vấn đề không nghiêm trọng trong lần sinh đầu nhưng ảnh hưởng đến
những kỳ mang thai tiếp theo và làm tăng rủi ro tử sản, các sự cố này hiện nay đã
có đủ các phương án để khắc phục.
Tuần thứ 29: Vào tuần thứ 29 nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh có tên là RLS
(Restless Leg Syndrome - Hội chứng bất động chân cẳng), với các triệu chứng như
tê cẳng chân, co rút cứng hoặc như có kiến bò trong ống xương chân, nhất là vào
buổi tối, gây gián đoạn giấc ngủ, buộc phải dậy và đi bộ mới đỡ, đây là căn bệnh
vô hại nhưng đến nay khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Tuần thứ 30: Bắt đầu xuất hiện hội chứng co ngót có thể là Braxton Hick,
không gây đau, xảy ra không thường xuyên và thường có những cảm giác lạ phía
trên dạ con. Nếu đau và có tần xuất trên 4 lần/giờ thì nên đi khám để hạn chế nguy
cơ đẻ non.
Tuần thứ 31: Đứa trẻ sơ sinh có thể nhận biết ánh sáng, bầu vú sản phụ bắt
đầu sản xuất dịch lỏng. Đây là sữa non có hàm lượng calo cao để nuôi con ngay
sau khi sinh con.
Tuần thứ 32: Đến tuần thứ 32 trọng lượng bào thai phát triển đạt 42cm
chiều dài và nặng 2,2kg, nếu sinh vào tuần này thì khả năng sống sót tương đối
cao.
Tuần thứ 33: Ngôi thai bắt đầu quay đầu xuống, nếu cần, sản phụ có thể
nhờ những người xung quanh giúp đỡ khi đi lại.
Tuần thứ 34: Trong trường hợp phải mổ thì đây là giai đoạn nên đàm phán
nơi mổ, người mổ cũng như những công việc cần thiết khác.
Tuần thứ 35: Đầu đứa bé đã chuyển dịch vào vị trí chậu hông.
Tuần thứ 36: Phổi của đứa bé đã phát triển hoàn hảo và có thể tự thở được,
đây là giai đoạn bào thai phát triển cực đại nên việc đi lại của sản phụ gặp nhiều
khó khăn.
Tuần thứ 37: Nếu sinh vào tuần này trở đi được xem là đủ tuổi không phải
là đẻ non.
Tuần thứ 38: Vị trí đứa trẻ đang trở về điểm xuất phát trước khi chào đời,
cơ thể người mẹ được xem là ở giai đoạn trọng lượng cao nhất.
Tuần thứ 39: Về nguyên lý có thể sinh trong tuần lễ này, chậu hông của
người mẹ đã mở để chờ sinh.
Tuần thứ 40: Tuần cuối cùng của chu kỳ 9 tháng 10 ngày, phần lớn những
đứa trẻ mang thai bình thường, khỏe mạnh sẽ được ra đời trong giai đoạn này, trừ
những trường hợp có những sự cố bất trắc.
Trước khi sinh là giai đoạn trở dạ, sản phụ sẽ qua những cơn đau, sau khi
sinh mọi việc trở lại trạng thái bình thường, mẹ tròn con vuông và người mẹ sẽ
phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9_thang_mang_thai_va_nhung_chung_benh_thuong_gap_1374.pdf