9 phong cách lãnh đạo - Phần 1: Phát triển mối quan hệ

Cảnh 1: Hai con tàu đi dưới một bầu trời đầy sao. Hai thuyền trưởng trao đổi qua lại với nhau bằng radio và đề cập một chút đến tình trạng đi biển lúc đó. Hành khách chen lấn trên boong tàu để nhìn toàn cảnh và so sánh hai con tàu.

Một vài tiếng kèn ngắn từ chiếc tù và của hai con thuyền làm hành khách giật nảy mình, nhưng sau đó họ vẫn vỗ tay. Hứng thú của hành khách chấm dứt chỉ mấy phút sau đó và hành khách trở về chơi bài pinooc tại sảnh chờ. Nhân viên rút về cabin để thuyền trưởng của họ bẻ lái một lúc.

Cảnh 2: Gần đó, hai tàu đánh cá đã hoàn thành chuyến đánh cá đêm. Khi hai tàu đi sát cạnh nhau, những người làm việc trên boong tàu đã nối hai con thuyền lại. Thuỷ thủ đoàn chào hỏi, gọi tên nhau và hoà vào nhóm thuỷ thủ của tàu kia.

Cuộc trò chuyện bắt đầu về mẻ lưới trong ngày nhưng nhanh chóng chuyển về chủ đề về những thú vui, tình yêu, cuộc sống. Thức ăn được bưng ra trong những cặp lồng lén lút cùng với những ngụm rượu whiskey rẻ tiền do bị cấm trên tàu. Khoảng thời gian quây quần trước khi tàu cập bến rất quý giá.

Cảnh nào trong hai cảnh trên miêu tả nơi làm việc của bạn? Mọi người có vẫy tay chào lịch sự khi họ đi ngang qua nhau? Những cuộc trò chuyện tại nhà ăn có giữ khoảng cách an toàn và đôi khi là hời hợt bề ngoài. Đồng nghiệp có gắng sức tranh cãi và rồi cứ thế trong các cuộc họp công ty. Hoặc, bạn có nói chuyện về thú vui, tình yêu và cuộc sống?.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu 9 phong cách lãnh đạo - Phần 1: Phát triển mối quan hệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9 phong cách lãnh đạo - Phần 1: Phát triển mối quan hệ Qua 9 bài viết, cuốn sách "9 phong cách lãnh đạo" (9 lives of leadership) của Lisa Haneberg đã giới thiệu những cuộc trao đổi giữa tác giả với các chuyên gia về lãnh đạo và quản lý. Ý tưởng xuyên suốt trong bài viết đầu tiên là: phát triển những mối quan hệ bền chặt là một chất xúc tác cho thành công trong việc lãnh đạo. Cảnh 1: Hai con tàu đi dưới một bầu trời đầy sao. Hai thuyền trưởng trao đổi qua lại với nhau bằng radio và đề cập một chút đến tình trạng đi biển lúc đó. Hành khách chen lấn trên boong tàu để nhìn toàn cảnh và so sánh hai con tàu. Một vài tiếng kèn ngắn từ chiếc tù và của hai con thuyền làm hành khách giật nảy mình, nhưng sau đó họ vẫn vỗ tay. Hứng thú của hành khách chấm dứt chỉ mấy phút sau đó và hành khách trở về chơi bài pinooc tại sảnh chờ. Nhân viên rút về cabin để thuyền trưởng của họ bẻ lái một lúc. Cảnh 2: Gần đó, hai tàu đánh cá đã hoàn thành chuyến đánh cá đêm. Khi hai tàu đi sát cạnh nhau, những người làm việc trên boong tàu đã nối hai con thuyền lại. Thuỷ thủ đoàn chào hỏi, gọi tên nhau và hoà vào nhóm thuỷ thủ của tàu kia. Cuộc trò chuyện bắt đầu về mẻ lưới trong ngày nhưng nhanh chóng chuyển về chủ đề về những thú vui, tình yêu, cuộc sống. Thức ăn được bưng ra trong những cặp lồng lén lút cùng với những ngụm rượu whiskey rẻ tiền do bị cấm trên tàu. Khoảng thời gian quây quần trước khi tàu cập bến rất quý giá. Cảnh nào trong hai cảnh trên miêu tả nơi làm việc của bạn? Mọi người có vẫy tay chào lịch sự khi họ đi ngang qua nhau? Những cuộc trò chuyện tại nhà ăn có giữ khoảng cách an toàn và đôi khi là hời hợt bề ngoài. Đồng nghiệp có gắng sức tranh cãi và rồi cứ thế trong các cuộc họp công ty. Hoặc, bạn có nói chuyện về thú vui, tình yêu và cuộc sống?. Một vài nét về Keith Farrazzi Keith Farrazzi, người được mệnh danh là một trong những cá nhân có nhiều quan hệ nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes và Inc., là CEO của Ferrazzi Greenlight, một công ty tư vấn và đào tạo có trụ sở ở Los Angeles và New York. Ferrazzi Greenlight giúp các lãnh đạo thị trường tăng doanh số công ty và thúc đẩy sự nghiệp cá nhân. Trước khi thành lập Ferrazzi Greenlight, Keith Ferrazzi là CEO cho YaYa Media và là CEO của hệ thống khách sạn và khu du lịch của Starwood trên toàn thế giới. Trước nữa ông ta là CEO của hãng tư vấn Deloitte Consulting. Ông được mệnh danh là “Nhà lãnh đạo của tương lai” theo bình chọn của Diễn đàn kinh tế Thế giới ở Davos (Thuỵ Sỹ), một trong những nhà lãnh đạo “40 hoặc dưới 40 tuổi” của tạp chí Crain’s Business, một trong những người California thành công nhất của Jaycees, và một trong những người Mỹ sáng tạo nhất trong bình chọn của Richard Wurman “Ai thực sự là ai”. Ferrazzi thành công xuất chúng trong việc xây dựng danh tiếng đã trở thành một ví dụ trong bài giảng của trường Kinh doanh Stanford. Khi tôi lần đầu tiên đọc được một thuật ngữ thời thượng trong cuốn sách mới nhất của Keith Ferrazzi, “Đừng bao giờ ăn một mình: Những bí mật mới cho sự thành công nhanh chóng của các mối quan hệ”, tôi có ấn tượng rằng cuốn sách nói về làm việc nhóm. Tôi biết nếu nói rằng làm việc nhóm chẳng làm tôi thích thú là báng bổ tác giả. Những cách làm việc nhóm khoa trương làm tôi mất hết hứng thú vì chúng giả tạo và thiếu chân thành. Kết quả là, tôi không mua cuốn sách đó, mặc dù tất cả mọi người và cả anh trai của tác giả đều đã mua sách đó. Cuốn sách đó đang rất thời thượng. Ngẫm nghĩ lại, tôi ước là mình đã đặt ra hai câu hỏi quan trọng: “Tại sao nó lại trở thành thời thượng?” và “Cuốn sách đề cập đến vấn đề cộng hưởng với những người xung quanh cụ thể về vấn đề nào?” Bất kì ai cũng có thể có một ảnh hưởng nho nhỏ nào đó của cuốn sách, nhưng để cuốn sách thực sự được ưa chuộng, người ta cần một cái gì đó như gióng lên hồi chuông. Tôi cảm thấy mình có gì ngu ngốc, bởi vì giờ tôi biết rằng “Đừng bao giờ ăn một mình” không phải là cuốn sách về mạng lưới làm việc. Trên thực tế Keith có lẽ thích chúng ta coi cuốn sách của ông là một phương thuốc chữa trị cho bệnh làm việc theo mạng lưới. Đây là những điều ông nói về mạng lưới làm việc: Tôi cố gắng tránh từ “mạng lưới làm việc” trong vốn từ của mình càng xa càng tốt bởi vì mọi người đã sử dụng thuật ngữ này và thực hành nó trên thực tế một cách sai lầm. “Mạng lưới làm việc” trở nên gắn liền với hình ảnh một gã một tay rúng rẩy cốc rượu Martini, tay kia cầm những chiếc card đưa cho đối tác kinh doanh. Khi chúng ta nhắc đến cụm từ “mạng lưới làm việc”, chúng ta thường nghĩ đến những kẻ nói chuyện bỗ bã, tọc mạch và soi mói, họ có đôi mắt rà soát khắp phòng, tìm kiếm con cá lớn hơn để làm thịt. Chúng tôi không muốn là những kẻ như thế. Bởi thế, nếu tôi không dùng từ “mạng lưới làm việc” thì các bạn hãy hiểu là tôi đang dùng nó theo một nghĩa khác. “Kết nối” là một từ tốt hơn rất nhiều. “Kết nối” chính là việc xây dựng những mối quan hệ chân thành, thân thiết, cao thượng, vị tha để tất cả cùng thành công. Keith Ferrazzi là một nhà lãnh đạo trong kinh doanh giao thiệp rộng và được mọi người kính trọng. Ông ta đã lãnh đạo và tư vấn cho nhiều công ty. “Đừng bao giờ ăn một mình” là một câu chuỵện cá nhân về các kỹ năng và thực hành trong các mối quan hệ đã giúp ông thành công. Tôi thấy “Đừng bao giờ ăn một mình” giống với quyển “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie. Sách của Keith là một cuộc hành trình hiện đại về làm cách nào để kết nối với mọi người. Hãy tạm dừng lại và thảo luận về những mối quan hệ trong vài phút. Thảo luận về các mối quan hệ có thể làm cho một số người lặng thinh. Nếu như bạn cũng trong nhóm này, bạn phải vượt qua nó. Tôi là một người nội tâm và tôi phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ và tìm ra quy luật “hai bằng bốn” - những mối quan hệ sẽ đem lại kết quả tương ứng. Tôi ước là tôi đã học được điều này sớm hơn trong sự nghiệp của mình và tôi cũng ước bạn đã học được. Công việc được thực hiện trong một bối cảnh xã hội. Chúng ta sắp xếp các cuộc nói chuyện. Những mối quan hệ chúng ta xây dựng và duy trì ảnh hưởng đến thành công của chúng ta hơn bất cứ thứ gì có thể tác động. Nếu chúng ta là những đối tác và đồng nghiệp khó chịu, chúng ta sẽ không thể đạt được tiềm năng của mình và rất có thể sẽ phá huỷ những sự nghiệp hứa hẹn khác. Không gì quan trọng hơn việc xây dựng những mối quan hệ với những người để tiếp sức cho thành công của chúng ta cũng như chúng ta có thể đóng góp cho thành công của họ. Keith hiểu biết sâu sắc về điều này hơn hầu hết chúng ta. Ông ta là bậc thầy trong việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ bền vững. Hãy tin tôi đi, bạn sẽ muốn học nhiều điều từ con người này đấy. 9 phong cách lãnh đạo - Phần 1: Phát triển mối quan hệ (tiếp theo) Tác giả Lisa Haneberg đã trao đổi với Keith Farrazzi - người được mệnh danh là một trong những cá nhân có nhiều quan hệ nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes và Inc.. Ông cũng đồng thời là CEO của Ferrazzi Greenlight, một công ty tư vấn và đào tạo có trụ sở ở Los Angeles và New York. Cuộc nói chuyện của tôi với Keith bắt đầu với một điều bất ngờ dễ chịu. Cách cư xử của ông rất dứt khoát và chuyên nghiệp. Khiếu hài hước của ông rất sắc sảo và giọng nói thì trầm ấm. Hãy lắng nghe lời ông ta và nhận ra rằng phong cách của ông ta là một sự tự giáo dục. Phong cách của ông rất phù hợp bởi những mối quan hệ và cầu nối không phải những kỹ năng rắc rối, mờ nhạt; mà đó là những yêu cầu cốt yếu trong kinh doanh. Sau đây là một vài điều nên cân nhắc quan trọng khi quan hệ với những người xung quanh: Hãy tìm cơ hội giúp đỡ người khác Những mối quan hệ nâng đỡ cho thành công của chúng ta, nhưng không phải là khi chỉ phục vụ cho lợi ích của bản thân thì chúng ta mới xây dựng quan hệ. Chúng ta cần thực sự mong muốn được đóng góp cho thành công của những người khác; bằng cách làm như vậy, các mối quan hệ sẽ đóng góp cho thành công của chính chúng ta. Hãy hào phóng Bí quyết này tập trung vào sự hào phóng. Nếu bạn đang tiếp cận ai đó người có thể rất quan trong với thành công của bạn và nhóm của bạn, và những nỗ lực của bạn trong việc giúp người đó thành công rất đáng giá và chân thành, sau đó bạn sẽ chẳng gặp phải rắc rối nào nữa. Mối quan hệ giao thiệp này sẽ khiến anh ta không bao giờ mất công suy tính nếu cần giúp đỡ bạn cái gì, cho bạn cái bạn cần nếu họ cảm thấy bạn thực sự quan tâm đến họ Đừng là một kẻ lười biếng ăn bám Hãy duy trì mối quan hệ với mọi người và hãy giữ lời hứa của bạn. Liên tục tìm kiếm những liên hệ mới Chúng ta nên luôn luôn kết nối với nhiều người hơn. Nhiều hơn những mối quan hệ chất lượng sẽ chỉ làm tăng tốc thành công của bạn và đem lại niềm vui cho cuộc sống của chúng ta, xét cả trên khía cạnh đời tư và công việc. Hãy tự hỏi bản thân: “Tôi đang đạt được những kết quả mà tôi muốn?” Nếu bạn không hài lòng với câu trả lời, sau đó hãy bắt đầu lên danh sách những người bạn cần thiết lập quan hệ để đạt được những thành công mà bạn muốn. Số lượng người trong danh sách còn tuỳ thuộc từng trường hợp. Lời khuyên này đối với tôi có nghĩa là hãy xây dựng quan hệ theo chiều sâu. Keith gợi ý rằng chúng ta hãy di chuyển với tốc độ ánh sáng, bỏ qua những tán gẫu nhàm nhạt và bỏ các chủ đề chẳng có ý nghĩa gì. Trong cuốn “Đừng bao giờ ăn một mình”, Keith gợi ý rằng chúng ta nên trở thành những người nói chuyện thông minh. Tôi đề nghị ông giải thích rõ hơn ý nghĩa của từ “người nói chuyện thông minh”: Hiện nay, cái gì khiến con người ta trở thành những người nói chuyện thông minh và vĩ đại? Mặc dù bạn có thể là người hiểu rất nhanh những ý nghĩa truyền tải trong những tán gẫu về thời tiết và về công ty họ đang làm việc, bạn chú ý vào cuộc nói chuyện với đối tác về những vấn đề ngoài lề nhưng có tầm quan trọng - như là sở thích của họ, những đứa con đang tuổi lớn thích gây rắc rối, những khó khăn trong công việc, mối quan hệ gia đình thực sự khiến họ mệt mỏi. Nhưng chỉ khi bạn nói chuyện với ai đó về những khao khát lớn lao và những cuộc đấu tranh thầm kín nhất của họ thì bạn mới biết, trân trọng và đánh giá họ như là một con người đầy đủ, và đó là khi bạn bắt đầu sợi dây kết nối bền chặt. Hãy đi vào chiều sâu. Những mối quan hệ thực sự là những mối quan hệ thân thiết. Để hiệu quả hơn, chúng ta cần bất chấp những rủi ro và chia sẻ bản thân hơn. Chúng ta có xu hướng phán xét người khác trước. Sau khi biết nhiều hơn về mọi người, những phán xét ban đầu của chúng ta mờ nhạt dần đi; những phán xét đó được thay thế bởi những khái niệm mới mẻ và có ý nghĩa hơn về con người và mục tiêu mà anh ta đang cố gắng đạt được. Những mối quan hệ hoặc là có tính chất riêng tư hoặc là chúng chỉ mãi là những quen biết xã hội hời hợt. “Thân mật” là một từ khác mà nhiều người (kể cả nhiều chuyên gia về nguồn nhân lực) cảm thấy không thoải mái khi nhắc đến. Những mối quan hệ kinh doanh thân mật là những mối quan hệ chúng ta tạo ra qua những cuộc đối thoại và hợp tác sâu sắc giữa những con người. Khi chúng ta chia sẻ những ước mơ của mình, chúng ta trở nên thân mật hơn. Khi chúng ta lắng nghe những ưu tư và thử thách trong đời của ai đó, cuộc nói chuyện trở nên thân mật. Bất cứ khi nào chúng ta nói hay lắng nghe từ trái tim và tâm hồn mình, chúng ta được kết nối bền chặt. Và điều này thật là tuyệt diệu! Cách Keith quan hệ không phải là cùng làm việc trong một căn phòng. Khi ông ta nói trong suốt cuộc nói chuyện của chúng tôi, “…đó là việc tìm ta một ai đó bạn cảm thất đồng cảm, thoải mái, thích thú, và có thể quý giá cho bạn theo một cách nào đó. Đó là việc tiếp xúc với họ trên những khía cạnh nhân bản của một con người thực sự và mời chào họ theo một cách thân thiện và thực lòng. Sau đó khám phá ra những sở thích và niềm say mê chung để kết nối sâu sắc hơn một chút, và thực sự liên kết qua những đồng cảm và sự nhạy cảm của bạn. Trên hết, hãy tập trung vào việc cho đi - sử dụng bất cứ phương tiện nào bạn có để giúp họ có được cái mà họ mong muốn trong cuộc đời.” Tôi hỏi Keith về cách thức làm thế nào để nhận ra chúng ta đang quan hệ không đủ thân thiết với những ai để chúng ta có thể bắt đầu sửa chữa. Đây là hai lời khuyên quan trọng của ông: Hãy chia sẻ niềm đam mê của bạn Bạn có thể bắt đấu xây dựng nhiều mối quan hệ hơn để thành công bằng cách đơn giản là chọn một sở thích trong tuần này mà bạn đã sẵn sàng lên kế hoạch để thực hiện nó - ví dụ như một bữa ăn, một buổi tập thể dục, đi đến nhà thờ, hay bất cứ thứ gì - và mời ai đó mà bạn muốn hiểu rõ hơn về họ đi cùng với bạn. Hãy có một người bạn thân Vì lí do là tập thể dục và các chương trình ăn kiêng sẽ thành công hơn nếu như bạn luyện tập theo đôi, bạn sẽ thành công hơn trong các nỗ lực “kết nối” nếu như bạn có một người cùng làm với mình. Bạn và người đó có thể động viên lẫn nhau, giúp đỡ nhau xây dựng Bản kế hoạch hành động cho các mối quan hệ, và đó là chỉ những hỗ trợ nói chung - bất cứ điều gì luôn nhắc nhở giúp bạn tập trung vào mục tiêu. Bất kể bạn làm nhiệm vụ nào trong công việc của mình, với tư cách là một giám đốc, thành công của bạn sẽ xuất hiện thông qua các cuộc đối thoại và các mối quan hệ. “Không bao giờ ăn một mình” có rất nhiều ví dụ có thể giúp bạn xây dựng ý tưởng về cách thức để xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt hơn. Đây là những kỹ thuật và cách thực hành có thể có ích cho bạn để sẻ chia bản thân và mơ ước của mình một cách hiệu quả và thoải mái hơn. Hãy chia sẻ ước mơ của mình là một bước quan trọng để biến những ước mơ đó thành sự thật. Lời khuyên của Keith Ferrazzi 1. Bạn không thể đạt được mục đích chỉ với một mình bạn. Bất kể mục đích trong công việc của cuộc đời bạn là gì, thành công đòi hỏi những mối quan hệ. 2. Những mối quan hệ kinh doanh là những mối quan hệ giữa người với người. Bằng cách nói cường điệu lên để tìm ra sự lãng mạn, thì quy luật này cũng áp dụng trong việc xây dựng các mối quan hệ. Chúng ta đều là con người bình thường. 3. Hãy quan tâm đến người khác. Tôi luôn ghi nhớ những điều mà Nancy Badore nói với tôi: “Nếu như anh hiểu rằng thành công là của cả đội, và cái mà họ làm là vì bạn, nhưng họ làm không phải vì lợi ích cuả bạn, điều đó sẽ biến bạn thành một nhà lãnh đạo.” Để lãnh đạo thành công, bạn phải tập trung quan tâm đến người khác. 4. Hãy tìm người hướng dẫn. Hãy tìm người để bạn hướng dẫn. Thực hành lặp lại. Không có gì ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công trong sự nghiệp của bạn hơn có một nhà hướng dẫn giàu kinh nghiệm dạy bảo và quan tâm đến bạn. Và không có cách nào tốt hơn để học tập và tiếp tục phát triển hơn là giúp đỡ thế hệ đi sau cũng làm như bạn. 5. Hãy xây dựng những mối quan hệ trước khi bạn cần đến chúng. Hãy bắt đầu từ hôm nay. Xây dựng những mối quan hệ bạn cần cho thành công của nhóm cũng như thành công trong sự nghiệp của bạn. Ông chủ cũng có thể bị sa thải một ngày nào đó, và khi đó bạn sẽ trở nên thất nghiệp, bạn không còn làm việc trong hệ thống. Bạn là người săn việc. 9 phong cách lãnh đạo - Phần 2: Từ vô danh đến một người thành công 08:46' 21/07/2007 (GMT+7) Trước những gã khổng lồ trong kinh doanh, chúng ta vẫn thường nhìn vào đầy ngưỡng mộ và... kinh hãi. Nhiều người trong chúng ta đều lấy nguồn cảm hứng từ những mẫu người thành công giống nhau. Nhưng khoảng cách giữa ta và họ dường như quá lớn để lấp đầy. Vì vậy, chiến lược mà các nhà lãnh đạo nhỏ được khuyên nên làm là: Hãy trở thành con cá lớn bằng cách làm chủ cái ao nhỏ!.  Con đường lên đến đỉnh sự nghiệp của chúng ta còn mơ hồ. Chắc chắn những người khác có những cũng có một vài ưu điểm nào đó; họ biết ai đó hoặc họ chính là những người được sinh ra đã có sẵn những đặc quyền. Có thể họ được sinh ra trong những gia đình dòng dõi cao quý được mở sẵn cánh cửa đến việc trở thành lãnh đạo. Hoặc, có lẽ đó không phải là tất cả câu chuyện. Peter Han đang băn khoăn trước những ngã rẽ của sự nghiệp. Ông ta là nhà đồng sáng lập và đã bán thành công một công ty phần mềm, và đang cố gắng để quyết định cách thức tạo ra một sự nghiệp như đã từng ao ước. Để có được những gợi ý và động lực mình cần, Peter tìm đến 100 nhà lãnh đạo thành công và thảo luận với họ về cách thức họ tạo ra và phát triển sự nghiệp của mình. Cuốn sách của ông, “Từ người vô danh đến một người thành công: Cách thức 100 sự nghiệp thành công bắt đầu” đã phân tích những bài học ông tìm được. Trong khi có rất nhiều sách khác cũng nói về tiểu sử của các nhà lãnh đạo thành công, Peter là người đầu tiên tập trung vào những năm tháng đầu tiên và những quyết định giúp họ có được những bước ngoặt quan trọng mà nhiều người trong chúng ta ao ước. Đây là một vài quan điểm gây ngạc nhiên mà Peter đã khám phá ra, những quan điểm có thể rất dễ chịu và cho chúng ta niềm hy vọng: - Nhiều nhà lãnh đạo là những sinh viên trung bình (xét về mặt điểm số) - Nhiều người trong số họ có tiểu sử rất đặc biệt - Hầu hết họ đều nhận thức được giá trị và tin tưởng rằng cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều rất quan trọng. - Nhà lãnh đạo có nhiều người thầy kinh nghiệm trong suốt cuộc đời họ. - Tự nhận thức bản thân giúp họ có những sự lựa chọn khác thường. - Một vài người có tầm nhìn từ sớm về sứ mệnh cao cả nhất trong cuộc đời họ, nhưng nhiều người trong số họ không hề có điều đó từ sớm. Tom Clancy bắt đầu sự nghiệp của mình là một người bán bảo hiểm và trở thành một tác giả nổi tiếng. Những nghề trong quá khứ của chúng ta sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm và sự tự tin, nhưng thường có xu hướng hạn chế chúng ta chỉ đi theo những con đường nhất định trong tương lai. Nhiều nhà lãnh đạo mà Peter phỏng vấn đã từng có những thay đổi nghề nghiệp lớn trong sự nghiệp của họ. Tôi bị ấn tượng bởi hàng loạt những sự đa dạng và phẩm chất của những người Peter tìm hiểu như Grad Anderson - CEO của Best Buy; Paul Fireman - nhà sáng lập và chủ tịch của Reebok; Lowry Kline - Phó chủ tịch và CEO của Coca-Cola; Ron Sargent - CEO của Staples; Douglas Osheroff - học giả dành giải Nobel Vật lý; Ann Richards - Cựu thống đốc bang Texas; Eric Freedman - nhà báo giành giải Pulitzer; Shirley Tolghman - chủ tịch của trường đại học Princeton... Những hiểu biết của những người này và các nhà lãnh đạo khác là nguồn sáng quý giá dẫn đường cho chúng ta trong hành trình khám phá của mình. Hầu hết chúng ta có cơ hội nói chuyện với một số nhà lãnh đạo thành công trong cuộc đời mình, và khi điều này này xảy ra, bạn sẽ thấy đó là một kỉ niệm đáng nhớ. Những câu chuyện của họ đầy tính thông thái, và hành động của họ toát lên uy quyền và sức mạnh của họ. Điều này không có nghĩa là họ hợm hĩnh và không thể nói chuyện được. Chắc chắn một vài nhà lãnh đạo là tuýp người kiểu đó, nhưng Peter nhận thấy những người đã từng trải qua những chặng đường khó khăn để đạt đến đỉnh cao lại thường rất cởi mở và hào phóng. Tương tự như vậy, bởi vì họ có những người thầy hướng dẫn thông thái và được tiếp sức bởi những động lực đó trên suốt chặng đường của họ, họ cũng ý thức được về trách nhiệm và mong muốn cho người khác những sự giúp đỡ như thế. Làm cách nào những nhà lãnh đạo này trở nên vĩ đại? Cuốn sách của Peter có một bài học tôi thích nhất là “Trở thành con cá lớn bằng cách làm chủ cái ao nhỏ.” Peter nhận thấy rằng nhiều nhà lãnh đạo thành công bắt đầu trong những công ty địa phương nhỏ. Họ trở thành con cá lớn trong cái ao nhỏ của mình trước khi họ nhảy vào cái ao lớn hơn. Trong một công ty nhỏ, chúng ta có những nghĩa vụ rộng và có tầm quan trọng hơn. Phạm vi công việc ít hạn chế hơn và rộng mở hơn so với các công ty lớn. Thêm vào đó, nếu như bạn là một ngôi sao nhạc rock trong một công ty nhỏ, bạn sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn và có nhiều cơ hội hơn. Trong những công ty nhỏ, tôi làm việc trong thời gian dài hơn và giữ nhiều chức danh khác nhau. Trong các công ty lớn, tôi đảm đương ít nghĩa vụ hơn. Kinh nghiệm thể loại này là vô giá. Độ rộng của các kinh nghiệm của bạn càng lớn thì bạn càng tự tin khi giải quyết những bất ngờ trên con đường của mình. Nếu bạn muốn bắt đầu một động lực cho sự nghiệp của mình, hãy cố gắng làm việc ở một công ty nhỏ hoặc vừa. Sau đây là một trích đoạn trong “Từ người vô danh đến người thành công” nói về lợi ích của việc bắt đầu làm việc từ những công việc tại những công ty nhỏ: "Sự tự tin để đạt được thành công lớn bắt nguồn từ những thành công của những nhiệm vụ nhỏ bé. Xét cho cùng sự tự tin là một điều rất mong manh. Ngay cả với những lãnh đạo thành công nhất, sự tự tin của họ có thể rất thoáng chốc, rất khó để duy trì khuôn mặt lạnh lùng thờ ơ trước những biến động xung quanh, hay thậm chí tồi tệ hơn là trước những sự phản đối trực tiếp. Điều quan trọng nhất để thành công là biết cách lảng tránh - đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp. Những nhà lãnh đạo không phải ngoại lệ… Họ không bắt đầu nghề đầu tiên của mình một cách kì diệu bởi niềm tin rằng họ có thể đạt được một cái gì lớn lao. Cũng giống như những người khác, một khi họ đã đạt được những thành công nhỏ, họ cần thiết phải xây dựng lòng tin cho những thành tựu lớn hơn. Nhà báo được giải thưởng Pulitzer Alan Miller bắt đầu sự nghiệp bằng cách chịu trách nhiệm mảng tình hình ở Albany ngoại ô Colonie, New York. Giám đốc điều hành của UNICEF Carol Bellamy thành lập Tổ chức vì Hoà bình sau khi tốt nghiệp đại học. Những doanh nghiệp nhỏ tạo điều kiện cho sáng tạo và sự linh hoạt; chúng ta có thể thử nghiệm các ý tưởng mới và các giả thiết, và nhìn thấy kết qủa trực tiếp của những quyết định của mình. Tôi hỏi Peter về bí quyết dẫn đến thành công. Trong khi có nhiều rất nhân tố và mỗi con người là một thực thể duy nhất, Peter có nhấn mạnh một vài tố chất chung. Đây là một trích đoạn từ cuốn sách tổng kết lại những bí quyết mà ông ta đã khám phá ra: Mỗi thái độ miêu tả ở các chương trước là những điều quan trọng nhất là những gia vị thần kì cho thực đơn để thành công. Khi phỏng cấn Luckovich và các lãnh đạo khác, tôi nhận thấy những gia vị đó là: Năng lực ý chí thuần thuý, khả năng tập trung và biến quyết tâm thành hành động. Thứ hai, là năng lượng tích cực xuất hiện trong nhiều tình huống là niềm ham mê, và trong nhiều trường hợp khác là niềm lạc quan. Năng lực ý chí và niềm hứng khởi là món súp bí mật, cái mà nhà báo chuyên viết về thể thao George Plimpton gọi là nhân tố X, những thành phần sẽ phá huỷ sự cân bằng giữa đầu vào và đầu ra và bằng cách nào đó, biến cái vô nghĩa thành một thành công. Tôi không bị ngạc nhiên bởi điều này, nhưng đó là tin vui cho chúng ta. Tại sao ư? Niềm ham mê và năng lực ý chí của chúng ta là hoàn toàn trong tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu như đó là những gia vị bí mật dẫn đến thành công, chúng ta có tiềm năng và cơ hội để đạt đến những giấc mơ xa vời nhất. Điều mà tôi họ được khi nói chuyện với Peter và đọc cuốn sách của ông là chúng ta có thể thành công và thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình bất cứ khi nào chúng ta cởi mở với mọi người và để cho các khát khao của chúng ta đơm hoa kết trái. Chúng ta không cần phải tuân theo những con đường nhất định; trên thực tế, đi theo những con đường nhất định thậm chí còn có phản ứng ngược lại. Liên tục cải thiện và thay đổi là trong tầm khả năng của chúng ta; điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân chúng ta để tự tạo ra thành công của chính mình. Lời khuyên từ Peter Han 1. Luôn luôn có thái độ cởi mở với sự thay đổi. Những nhà lãnh đạo tốt nhất có mục tiêu những họ cũng phản ứng với những biến động phản hồi từ môi trường xung quanh. 2. Lãnh đạo đỉnh cao không luôn luôn là những sinh viên đạt điểm A trong cuộc sống. Nhiều nhà lãnh đạo có quá khứ khác thường và những phiêu lưu rất kì quặc trong sự nghiệp của họ. 3. Là một người biết tận dụng cơ hội và sự cân bằng. Những người thầy của chúng ta có thể đến trong nhiều hình dáng và tình huống khác nhau, và những nhà lãnh đạo thành công nhất có nhiều hơn một người thầy. 4. Công việc có thể khiến bạn phát điên nhưng hãy bình tĩnh khi về nhà. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều rất quan trọng. Hầu hết các nhà lãnh đạo là những những hết sức chăm chỉ; những nhà lãnh đạo thành công nhất rèn luỵện được sự cân bằng giữa công việc và gia đình. 5. Hãy nhìn vào bản thân, chứ không phải lảng tránh bản thân. Nhiều nhà lãnh đạo tập trung vào những điểm yếu của họ hơn là điểm mạnh. Biết điều gì làm nên con người bạn, người đó chính là bạn. Hãy xây dựng trên những thứ làm bạn trở nên độc đáo, trong khi đó hãy nhận thức được những điểm yếu của bạn. 9 phong cách lãnh đạo: Phần 3: Tận dụng tối đa hiệu quả của các thành viên nhóm Làm cách nào để bạn có thể cải tiến kết quả và sự hài lòng bằng cách tận dụng tối đa hiệu quả hoạt động của các thành viên trong nhóm?. Lời khuyên từ Laurence Haughton - một nhà viết sách kinh doanh, giảng viên và nhà tư vấn giàu kinh nghiệm. Các chuyên gia về phát triển tổ chức có niềm tin vững chắc rằng hầu hết những khó khăn và thử thách về bản chất là có tính hệ thống. Điều này có nghĩa là nếu như bạn muốn tổ chức làm cho mình thích thú, bạn cần phải đảm bảo rằng tất cả những thành tố trong tổ chắc được liên kết với nhau để cùng được được vực lên. Tiền đề này áp dụng cho môi trường công việc nói chung. Một vài môi trường làm tiếp thêm sức sống cho người ta, và khơi dậy những khát khao tự nhiên để làm những công việc vĩ đại. Những môi trường làm việc khác lại làm hao mòn năng lượng, cuộc sống và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchin_phong_cach_lanh_dao_7494.doc