Mục tiêu. Xác định các đặc điểm hình thái tại vùng răng khôn hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh từ 17 đến
25 tuổi: kích thước gần xa răng khôn hàm dưới và khoảng hậu hàm, góc trục răng khôn hàm dưới, mức độ mọc,
hình thành chân răng và liên quan chân răng khôn hàm dưới với ống hàm dưới.
Phương pháp. Hình ảnh toàn cảnh của 337 cá thể tuổi từ 17 đến 25 (153 nam và 184 nữvới 674 răng khôn
hàm dưới). Các đặc điểm hình thái được ghi nhận và các biến số (góc và khoảng cách) được đo trên hình ảnh toàn
cảnh xác định các giá trị và phân theo tuổi, giới tính, vị trí.
Kết quả. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 21,6±2,2. MDW (kích thước gần xa thân răng) là
14,9±1,3 mm, 92% chân răng đã đóng chóp. Góc β là 30,3±33,40; góc α là 60,5±31,70; góc γ là 90,7±14,70. LES‐R
là 10,7±3,3 mm với tỉ số R1 0,7±0,2. LES‐Xi là 30,3±3,7 mm, tỉ số R2 2,1±0,3. Mức độ mọc A là 29,2%, 55,8%
mức độ B, 15% mức độ C. 50,4% nghiêng gần, 13,4% nghiêng xa, 15,4% ngang, and 20,8% thẳng. 26,6% răng
có dấu hiệu liên quan với ống hàm dưới; 2.1% răng có từ hai dấu hiệu liên quan. Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi so sánh các đặc điểm răng khôn bên trái và bên phải.
9 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 9 đặc điểm hình thái vùng răng khôn hàm dưới trên hình ảnh toàn cảnh lứa tuổi 17 đến 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So sánh tỉ lệ các dấu chứng biểu hiện sự liên quan giữa răng khôn hàm dưới với ống hàm dưới trong
một số nghiên cứu
Ống chồng trên chân
răng
Tăng thấu quang chân
răng
Ống gián đoạn Ống thu hẹp Ống chệch hướng
Monaco(20) 17,8% 50,7% 19,2% 19,2% 9,6%
Koong (17) 5% 23% 32% 57% 39%
Phan(1) 10,2% 8,16% 52,04% 12,25% 1,02%
Nguyen T.B.N 17,6% 21,2% 46,6% 12,4% 2,1%
Về tần suất của từng dấu hiệu trong số các
răng có liên quan với ống hàm dưới, trong
nghiên cứu này dấu hiệu ống gián đoạn chiếm tỉ
lệ cao 46,6%, thấp nhất là dấu hiệu ống chệch
hướng 2,1%. Điều này giống với Phan H. A.
2013(24), Nakamori 2008(19) nhưng khác với
Monaco 2004(18) là dấu hiệu tăng thấu quang
chân răng khôn cao nhất 50,7%, còn Koong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 323
2006(15) thì lại cho rằng dấu hiệu có tỉ lệ cao nhất
là ống thu hẹp 57%.
Khi so sánh các dấu hiệu liên quan ống hàm
dưới với mức độ mọc, hướng lệch, và khoảng
mọc răng khôn hàm dưới: nghiên cứu này nhận
thấy các răng khôn nằm càng thấp so với răng
cối lớn thứ hai hàm dưới, nhất là mức độ C thì có
chân răng liên quan với ống hàm dưới nhiều hơn ở
mức độ A, B, kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu(18,31).
Tương tự, kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với
nhiều nghiên cứu khi kết luận rằng răng ngang,
nghiêng gần có tỉ lệ liên quan chân răng và ống
hàm dưới cao hơn nhiều so với nhóm răng
thẳng, nghiêng xa(17,18).
Tóm lại, từ những kết quả trên, chúng tôi
nhận thấy tình trạng mọc, hướng lệch, khoảng
mọc răng là những đặc điểm có tính chất hỗ
tương với nhau, nghĩa là nếu răng mọc ở mức B,
C; thiếu khoảng trống thì thường không mọc lên
được(5). Về mặt lý luận, răng khôn nằm càng
thấp thì sẽ càng gần ống hàm dưới. Vì nếu xét về
mặt giải phẫu học, ống hàm dưới là một cấu trúc
chạy ở trung tâm vùng cành đứng và cành
ngang xương hàm dưới, hơi uốn ở vùng góc
hàm vì vậy mức độ mọc càng thấp thì khả năng
tiếp xúc với ống hàm dưới này càng cao. Theo
Loescher 2003, những răng có hướng nằm
ngang, lệch gần và răng ngầm hoàn toàn có khả
năng tiếp xúc với ống hàm dưới nhiều hơn(17).
Sự khác biệt theo vị trí, giới tính
Khi khảo sát các dấu hiệu biểu hiện sự liên
quan giữa răng khôn và ống hàm dưới theo vị
trí, kết quả cho thấy: không có sự khác biệt có ý
nghĩa về dấu hiệu này với tỉ lệ có dấu hiệu liên
quan ở bên trái là 24% và bên phải là 29,1%.
Tương tự, nếu xét theo giới, thì cũng không có
sự khác biệt có ý nghĩa với tỉ lệ dấu hiệu có liên
quan ở nam là 23,2% và ở nữ là 29,3%. Kết quả
trên tương tự với nghiên cứu của Koong(15),
Monaco(18). Khi xét mối liên quan thực sự giữa
răng khôn hàm dưới và ống hàm dưới cũng
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo
giới và theo vị trí (p>0,05).
Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài
Về mặt lý luận, đây là nghiên cứu về liên
quan răng khôn hàm dưới với cấu trúc giải phẫu
quan trọng xung quanh trên hình ảnh toàn cảnh
nhằm đưa ra những số liệu cơ bản về răng khôn
và cấu trúc liên quan ở nhóm tuổi 17 đến 25 cho
việc chẩn đoán điều trị, là số liệu đầu tiên về mối
liên quan của răng khôn với các cấu trúc giải
phẫu xung quanh của người Việt.
Về phương diện điều trị, các số đo góc,
khoảng cách quanh răng khôn hàm dưới là dữ
liệu tham khảo cho các nhà lâm sàng đánh giá
mức độ khó nhổ của răng khôn hàm dưới để đề
ra kế hoạch điều trị thích hợp, cân nhắc giữa
việc bảo tồn hoặc nhổ răng khôn này. Các mô tả
về đặc điểm vùng răng khôn này gợi ý và vạch
đường cho những nghiên cứu bổ sung nhằm
ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng, đồng thời
làm phong phú thêm các kho tàng hình thái học
trong nha khoa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abu Alhaija ESJ, Albhairan HM, and al (2010). ʺMandibular
third molar space in different antero‐posterior skeletal
patterns.ʺ, European Journal of Orthodontic, pp.1‐7.
2. Andrew CS (1997). ʺInferior alveolar nerve damage following
removal ofmandibular third molar teeth. A prospective study
using panoramic radiography.ʺ, Aust Dent J, 42 (3), pp.149‐
152.
3. Bell GW (2004). ʺUse of dental panoramic tomographs to
predict the relation between mandibular third molar teeth
and the inferior alveolar nerve. Radiological and surgical
findings, and clinical outcome.ʺ, Br J Oral Maxillofac Surg.,
42(1) (21‐27).
4. Böhm B and Hirschfelder U (2000). ʺLocalization of Lower
Right Molars in a Panoramic Radiograph, Lateral
Cephalogram and Dental CTʺ, J Orofac Orthop/Fortschr
Kieferorthop, 61, pp.237‐45.
5. Costa FWG, Fontenele EHL, Bezerra TPB, et al (2013).
ʺCorrelation between radiographic signs of third molar
proximity with inferior alveolar nerve and postoperative
occurrence of neurosensory disorders. A prospective, double‐
blind study.ʺ, Acta Cirúrgica Brasileira, 28 (3), pp.221‐227.
6. Chu FCS, Li TKL, Lui VKB, et al (2003.ʺPrevalence of
impacted teeth and associated pathologies—a radiographic
study of the Hong Kong Chinese populationʺ, Hong Kong Med
J, 9, pp.158‐63.
7. Demirjian A, Goldstein H, and Tanner JM (1973). ʺA new
system of dental age assessmentʺ, Hum Biol, 45(2), pp.211‐227.
8. Eduardo MV and Paula AV (2011.ʺStudy of position and
eruption of lower third molars in adolescents.ʺ, RSBO, 8(4),
pp.390‐7.
9. Ganss C, Hochban W, Kielbassa AM, and Umstadt HE (1993).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 324
ʺPrognosis of third molar eruption.ʺ, Oral Surg Oral Med Oral
Pathol Oral Radiol Endod 1993, 76, pp.688‐93.
10. Gomes ACA (2008). ʺSensitivity and Specificity of
Pantomography to Predict Inferior Alveolar Nerve Damage
During Extraction of Impacted Lower Third Molars.ʺ, J Oral
Maxillofac Surg, 66, pp.256‐259.
11. Gupta S, Bhowate RR, Nigam N, and Saxena S (2011).
ʺEvaluation of Impacted Mandibular Third Molars by
Panoramic Radiographyʺ, ISRN Dentistry, 2011, pp.1‐8.
12. Haavikko K, Altonen M, and Mattila K (1978). ʺPredicting
angulation development and eruption of the lower third
molar.ʺ, 48(1), pp.39‐48.
13. Hattab FN, Abu Alhaija ESJ, and Irbid (1999). ʺRadiographic
evaluation of manbular third molar eruption.ʺ, Oral Surg Oral
Med Oral Pathol Oral Radiol Endod 1999, 88, pp.285‐91.
14. Kahl B, Gerlach KL, and Hilgers RD (1994). ʺA long‐term,
follow‐up, radioghaphic evaluation of asymptomatic
impacted third molars in orthodontically treated patients.ʺ,
Int. J. Oral Maxillofac. Surg., 23, pp.279‐285.
15. Koong B, Pharoah MJ, Bulsara M, and Tennant M (2006).
ʺMethods of determining the relationship of the mandibular
canal and third molars: a survey of Australian oral and
maxillofacial surgeons.ʺ, Australian Dental Journal
2006;51:(1):64‐68, 51 (1), pp.64‐68.
16. Kruger E, Thomson WM, Comdent M, and Konthasighe P
(2001). ʺThird molar outcomes from age 18 to 26: Findings
from a population‐based New Zealand longitudinal study.ʺ,
Oral Surg Oral Med Oral Pathol 92, pp.150‐5.
17. Loescher AR, Smith KG, and Robinson PP (2003). ʺNerve
damage and third molar removal.ʺ, Dent Update 30, pp.375‐
382.
18. Monaco G, Montevecchi M, Bonetti GA, et al (2004).
ʺReliability of panoramic radiography in evaluating the
topographic relationship between the mandibular canal and
impacted third molars.ʺ, JADA, 135, pp.312‐318.
19. Nakamori K (2008). ʺClinical Assessment of the Relationship
Between the Third Molar and the Inferior Alveolar Canal
Using Panoramic Images ang Computed Tomography.ʺ, J
Oral Maxillofac Surg, 66, pp.2308‐2313.
20. Nedeljković N, Stamenković Z, Tatić Z, and Racic A (2006).
ʺPossibilty of the lower third molar eruption‐‐radiographic
analysis.ʺ, Vojnosanit Pregl. 2006 Feb, 63(2), pp.159‐62.
21. Nguyễn Thị Bích Lý (2011). ʺXác định tuổi sinh học của người
Việt qua nghiên cứu sự hình thành mô cứng của bộ răng vĩnh
viễn trong giai đoạn từ 7‐24 tuổi.ʺ, Luận văn tiến sĩ khoa học,
Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học y dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
22. Olive R and Basford K (1981). ʺReliability and validity of
lower third molar space‐assessment techniques.ʺ, Am. J.
Orthod., 79(1), pp.45‐53.
23. Pell GJ and Gregory BT (1933). ʺImpacted mandibular third
molars: classification and modified techniques for removalʺ,
Dent Digest, 39, pp.330 ‐ 338.
24. Phan Huỳnh An (2013). ʺXác định mối liên quan giữa chân
răng khôn và ống thần kinh răng dưới đối chiếu trên phim
toàn cảnh và phim cone beam CTʺ, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học y dược Thành phố Hồ
Chí Minh.
25. Qamruddin I, Qayyum W, Haider SM, et al. (2012).
ʺDifferences in various measurements on panoramic
radiograph among erupted and impacted lower third molar
groupsʺ, JPMA, 62(9), pp.883‐887.
26. Renton T, Smeeton N, and McGurk M (2001). ʺFactors
predictive of difficulty of mandibular third molar surgeryʺ,
British Dental Journal 190, pp.607‐610.
27. Rood JP and Shehab B (1990). ʺThe radiological prediction of
inferior alveolar nerve injury during third molar surgery.ʺ, Br
J Oral Maxillofac Surg., 28, pp.20‐25.
28. Sandhu S and Kaur T (2005), ʺRadiographic evaluation of the
status of third molars in the Asian‐Indian studentsʺ, J Oral
Maxillofac Surg, 63 (5), pp.640‐5.
29. Sebbar M and Bourzgui F (2011). ʺPredictive factors of third
molar eruption.ʺ, Rev Stomatol Chir Maxillofac. 2011 Jul 11.
30. Szalma J (2010). ʺThe prognostic value of panoramic
radiography of inferior alveolar nerve damage after
mandibular third molar removal: retrospective study of 400
cases.ʺ, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 109,
pp.294‐302.
31. Uthman AT (2007). ʺRetromolar space analysis in relation to
selected linear and angular measurements for an Iraqi
sample.ʺ, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod
2007, 104, pp.e76‐e82.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 316_7047.pdf