81 nan kinh - Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam

NAN 1

Nhất Nan viết: “Thập nhịkinh giai hữu động mạch. Độc thủthốn khẩu dĩquyết ngũtạng lục phủ

tửsinh cát hung chi pháp hà vịdã ?” - Nhiên: “ Thốn khẩu giả, mạch chi đại hội, thủThái âm chi

mạch động dã. Nhân nhất hô, mạch hành tam thốn, nhất hấp mạch hành tam thốn, hô hấp định

tức, mạch hành lục thốn. Nhân nhất nhật nhất dạ, phàm nhất vạn tam thiên ngũbạch tưc, mạch

hành ngũthập độ, chu ưthân , lậu thủy há bách khắc Vinh Vệhành Dương nhịthập ngũ độ,

hành Âm nhịthập ngũ độ, vi nhất chu dã. Cốngũthập độphục hội ưthủThái âm thốn khẩu giả

ngũtạng lục phủchi sởchung thỉ, cốpháp thủ ưThốn khẩu dã”.

* Điều 1 Nan nói: “12 kinh đều có động mạch nhưng chỉcần thủmạch ởThốn khẩu đểlàm phép

đoán việc lành dữ, chết sống của ngũtạng lục phủmà thôi. Nói nhưvậy có nghĩa là gì ?

Thực vậy: “Thốn khẩu là nơi đại hội của mạch, là động mạch của kinh thủThái âm. Con người

mỗi lần hô (thởra) thì mạch hành 3 thốn, mỗi lần hấp ( thởvào) mạch cũng hành 3 thốn. Hô hấp

định tức, mạch hành 6 thốn. Con người mỗi ngày đêm thởgồm 13.500 tức, mạch hành 50 độ,

chu 1 vòng thân thể, lậu thủy ( nước chảy xuống ) chảy đầy 100 khắc,khí Vinh Vệvận hành ở

dương phận 25 độ, vận hành ởâm phận cũng 25 độ, thành 1 chu. Cho nên phép chẩn phải thủ

mạch Thốn khẩu”.

NAN 2

Điều 2 Nan ghi: “ Mạch có Xích và có Thốn, nghĩa là thếnào?

Thực vậy, Xích và Thốn là nơi đại yếu hội của mạch. Từ( vịtrí bộ) Quan cho đến (vịtrí bộ) Xích,

gọi là ‘Xích nội’, thuộc vềphần Âm khí quản trị. TừbộQuan cho đến huyệt Ngưtếgọi là ‘Thốn

nội’, thuộc vềphần Dương khí quản trị.

Cho nên tách 1 phần của Thốn làm Xích, tách 1 phần của Xích làm Thốn.

Cho nên, Âm được 1 thốn trong xích nội và Dương được 9 phân trong Thốn nội. Sựchung thỉ

của Xích và Thốn gồm có ‘1 thốn và chín phân’. Đó là ý nghĩa đểgọi tên Xích và Thốn vậy

NAN 3

* Điều 3 Nan ghi: “Mạch có Thái quá, có Bất cập, có Âm Dương tương thừa, có Phúc, có Dật, có

Quan, có Cách, nói thếnghĩa là thếnào ?”

Thực vậy: “Phía trước Quan là nơi động của Dương, mạch phải (dương) hiện ra 9 phân mà Phù.

Nếu quá (mức) thì phép gọi là Thái quá; nếu giảm hơn thì phép gọi là Bất cập. Nếu nó đi thẳng

lên đến huyệt Ngưtếthì gọi là Dật, là Ngoại quan, Nội cách. Đây là mạch “Âm thừa”.

Phía sau Quan là nơi động của Âm, mạch phải hiện ra 1 thốn mà Trầm. Nếu quá (mức) thì phép

gọi là Thái quá; nếu giảm hơn thì phép gọi là Bất cập. Nếu nó đi thẳng nhập vào huyệt Xích trạch

thì gọi là Phúc, là Nội quan, Ngoại cách. Đây là mạch “Dương thừa”.

Cho nên nói rằng: “Nếu gặp phải mạch Phúc và mạch Dật thì đó là mạch thuộc chân tạng. Con

người (gặp t ờng hợp này) không bệnh cũng chết”.  rư

pdf21 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu 81 nan kinh - Học viện y dược học cổ truyền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf81nan kinh.pdf
Tài liệu liên quan