Lịch sử phòng chống kiểm soát cúm gia cầm độc lực
cao ở Việt Nam khá ngắn ngủi, tuy nhiên 10 năm
qua là thời gian chúng ta đã có thêm những hiểu biết
sâu sắc cũng như đã trải qua những quanh co, khúc
khuỷu trên con đường đến thành công ngày nay. Nỗ
lực của FAO trong công tác hỗ trợ phòng chống cúm
gia cầm độc lực cao đang đi vào giai đoạn kết thúc,
mặc dù đã được áp dụng theo cách tiếp cận rộng hơn
của Sáng kiến Một sức khỏe đối với ngành thú y và
các bệnh lây truyền từ động vật sang người, đây là
lúc để chúng ta đưa ra đánh giá đối với chương trình
đã thực hiện để rút ra các bài học và các chú ý quan
trọng qua quá trình thực hiện. Một phần bổ sung
quan trọng cho đánh giá này là bộ tài liệu của FAO
về “Các bài học rút ra sau cúm gia cầm độc lực cao
– tổng kết kết quả, tác động, các thực hành tốt nhất
và các bài học rút ra từ công tác phòng chống cúm
gia cầm độc lực cao tại châu Á giai đoạn 2005-2011”.
Cùng với tài liệu này, đánh giá nhìn lại nỗ lực kiểm
soát cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam không có
tham vọng đưa ra một tài liệu hoàn chỉnh tổng kết
tất cả kết quả và tác động của Chương trình kiểm
soát cúm gia cầm độc lực cao mà chỉ mang tính chất
là một tài liệu tóm tắt lại những kinh nghiệm và
thách thức chính đặt ra cho Việt Nam trong công tác
giải quyết vấn đề dịch bệnh phức tạp này, tập trung
vào các đóng góp của USAID, đồng thời có sự liên
hệ đến các khu vực dự án khi phù hợp. Tài liệu này
đánh giá tình hình cúm gia cầm độc lực cao tại Việt
Nam vào một số thời điểm trong vòng 8 năm qua
qua lăng kính của các hoạt động và tác động ở các
lĩnh vực chính như công tác phối hợp, giám sát, công
tác chẩn đoán xét nghiệm, tiêm phòng, an toàn sinh
học, kinh tế- xã hội và truyền thông vận động.
120 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu 8 năm hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tăng cường ứng phó khẩn cấp với cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản của các hộ
kinh doanh vừa và nhỏ ở cấp thôn, hoặc sự lớn
mạnh nhanh chóng của tiểu ngành chăn nuôi
vịt. Mức độ hiểu biết kỹ thuật của những người
nông dân này không đủ để giúp họ giải quyết
được vấn đề gặp phải và phần lớn trong số họ
không đủ trình độ kiến thức để có thể dễ dàng
tiếp thu và nắm bắt khối lượng lớn thông tin
mang tính khái niệm được đưa đến ồ ạt trong
một thời gian ngắn như vậy. Như đã nói đến ở
phần trước, vấn đề là họ không thấy được lợi
ích của việc tiến hành thay đổi kể cả khi đã có
các cơ chế xử lý tình huống. Trong khi Bộ NN
và PTNT có một mảng dịch vụ khuyến nông
đáng kể thì phần lớn trọng tâm của mảng dịch
vụ này chỉ dồn vào nông học mà không có mấy
kinh nghiệm về thú y và mở rộng sản xuất, vì
vậy một mạng lưới đào tạo dành cho nông dân
chăn nuôi gia cầm đã không được xây dựng.
Ngoài ra, Cục Chăn nuôi không có chi cục cấp
tỉnh hoặc văn phòng cấp huyện, như hệ thống
của Cục Thú y. Kết quả là, không có cổng thông
tin sẵn sàng để liên lạc với người nông dân lúc
này đang cùng với chính phủ giải quyết vấn đề
trong một môi trường thuận lợi. Thực tế cũng
cho thấy Hướng dẫn an toàn sinh học được Cục
Chăn nuôi (mới thành lập năm 2006) ban hành
có lẽ không phù hợp với tình hình lúc đó. Tại
Cục Thú y không có chuyên gia về các bệnh gia
cầm hay một nhà nghiên cứu bệnh học nào cả.
Tất cả những điều này dẫn đến việc thiếu sự gắn
kết giữa các cơ quan thú y với hộ sản xuất. Lĩnh
vực buôn bán quy mô lớn lúc đó nắm được các
kỹ năng kỹ thuật về quản lý gia cầm trong đó
có kiểm soát dịch bệnh, tuy nhiên sự gắn kết
về mặt kỹ thuật giữa lĩnh vực tư nhân với các
dịch vụ thú y của chính phủ rất mờ nhạt. Rõ
ràng là chính các đơn vị tư nhân là người tư vấn
cho khách hàng của mình, và có thể cảnh báo về
yêu cầu phải thắt chặt an toàn sinh học tại các
trang trại nuôi gia cầm thương phẩm, tuy nhiên
không thấy sự liên kết hiệu quả giữa nhà nước
và khu vực tư nhân trong việc quản lý vấn đề
cúm gia cầm độc lực cao.
Có thể đặt câu hỏi về việc có phải do ở giai đoạn
đầu, những đóng góp của các tổ chức quốc tế đã
không thật sự thích hợp với hệ thống chăn nuôi
gia cầm hộ gia đình vừa và nhỏ vẫn tồn tại vào
năm 2005-2006. Cũng có thể đó là tình huống
“thanh xà ngang đặt quá cao” khiến nhiều
người chơi bỏ cuộc. Tuy nhiên, lúc đó đang
tồn tại nguy cơ lây bệnh từ động vật sang người
cùng với việc không có đầy đủ kiến thức dịch tễ
học về tình hình hiện tại nên vấn đề được coi là
khẩn cấp, đòi hỏi phải tiến hành một thay đổi
quan trọng ở phía những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Việc truyền tải các thông điệp kỹ thuật là rất
khó thực hiện và lúc đó thay bằng việc đánh giá
xem các hộ chăn nuôi gia cầm có thể làm gì để
bảo vệ chính mình và gia đình mình khỏi mầm
bệnh và cứu số tiền đầu tư của mình thì người
ta lại chỉ tập trung phân tích xem các thực hành
sản xuất có gì sai. Quả thực, vấn đề có vẻ nằm
ở việc truyền thông đến hộ chăn nuôi về khái
niệm rủi ro và vấn đề này sẽ được đề cập lại
ở phần nội dung nói về công tác truyền thông.
Nhìn chung, khoảng cách về mặt khái niệm này
liên quan đến việc không coi trọng “lý thuyết
mầm bệnh” và không coi tác nhân gây bệnh là
một “vi sinh vật sống” . An toàn sinh học được
coi là một phí tổn và bất kể mức độ đầu tư như
thế nào đi chăng nữa nó vẫn được đánh giá trên
cơ sở chi phí kinh tế nhận thấy được cùng với
khả năng rõ ràng về bùng phát dịch bệnh, và
vẫn không được coi là thành tựu công ích. Nhìn
ngược lại thời gian, có thể thấy là nếu một hộ
chăn nuôi chỉ có những thực hành kém trong
hầu hết các hoạt động chăn nuôi gia cầm thì hộ
đó khó có khả năng đưa ra được một thực hành
chuẩn mực cao để có thể mang lại dù chỉ là một
chút lợi ích hữu hình. Sự cải tiến để an toàn sinh
học được lồng ghép trong phương thức quản lý
gia cầm tốt đã được nhận được sự đánh giá cao
trong lĩnh vực này.
79
Chương 5. An toàn sinh học
Ở giai đoạn 2006-2010, các dự án của Chương
trình cúm gia cầm giữa Chính phủ Việt Nam và
FAO bắt đầu thu thập thông tin từ thực địa và
sau đó thăm dò việc can thiệp kỹ thuật vào các
vấn đề an toàn sinh học đã được xác định. Một
số tổng quan kỹ thuật đã nhận được hỗ trợ của
dự án 604, tuy nhiên các nguồn hỗ trợ khác là
do các bên đối tác khác của chương trình cúm
gia cầm như Chương trình chung LHQ (UNJP)
thực hiện. Hầu hết các can thiệp về an toàn sinh
học ở cấp làng xã đều do các tổ chức phi chính
phủ thực hiện, trong khi điều quan trọng đối
với Chương trình cúm gia cầm là phải tìm ra
các điểm tác động thích hợp vì quy trình làm
việc là phải thông qua các ban ngành kỹ thuật
của chính quyền trung ương và các mối quan
hệ của họ với các ban ngành địa phương. Các
đánh giá đã được tiến hành trên nhiều lĩnh vực
ở cấp cơ sở và đánh giá đầu tiên cho thấy vấn đề
tồn tại ở giai đoạn này là việc sử dụng chất khử
trùng trong các hoạt động ứng phó dịch bệnh.
Trong khi các hành động ứng phó với bùng nổ
dịch bệnh thường không được cân nhắc trong
danh mục an toàn sinh học thì thực tế việc khử
trùng thích hợp là một hành động ngăn chặn
sinh học quan trọng khi vi rút xuất hiện. Thêm
vào đó, có rất nhiều trường hợp sử dụng chất
khử trùng không hợp lý tại các cơ sở chăn nuôi
- ở đó nhiều người dân đã dùng chất khử trùng
một cách không hợp lý và lãng phí, trong một
số trường hợp còn có thể gây ra ảnh hưởng đến
môi trường. Điều quan trọng là, các cơ quan
thú y ở cấp cơ sở hầu như không có kiến thức
kỹ thuật về việc sử dụng hợp lý và thêm vào đó
là việc không coi trọng yêu cầu cần phải dọn,
rửa sạch các chất hữu cơ trước khi phun chất
khử trùng. Để giải quyết vấn đề này, dự án đã
tổ chức hàng loạt khóa tập huấn kỹ thuật cho
cán bộ thú y cấp tỉnh và cán bộ ở các huyện của
các tỉnh mà dự án có trách nhiệm hỗ trợ công
tác kiểm soát dịch bệnh. Xây dựng năng lực cho
ngành thú y về việc sử dụng hợp lý chất khử
trùng hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả lan tỏa,
bao gồm cả năng lực tư vấn cho người dân sử
dụng chất khử trùng trong ứng phó với các dịch
bệnh khác và các tình huống với các loài khác.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Chính
phủ Việt Nam và với FAO là việc xử lý xác gia
cầm chết vì dịch bệnh và/hoặc tiêu hủy gia cầm
Các hoạt động nhóm có sự tham gia được tiến hành trong khóa tập huấn về an toan sinh học tổ chức tại An Giang, 2009
Tình hình giai đoạn 2006-2010
©
F
AO
80
Chương 5. An toàn sinh học
khi xảy ra dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam đã
tiến hành đánh giá môi trường đối với các điểm
chôn gia cầm trong thời gian xảy ra dịch lớn
và Chương trình cúm gia cầm đã tiếp nối bằng
việc xây dựng bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các
hoạt động chôn xác gia cầm chết bệnh trong
tương lai thông qua các kịch bản môi trường
khác nhau. Trong khuôn khổ hoạt động này,
Chương trình cúm gia cầm đề xuất tiến hành
ủ phân compost chính là một giải pháp thay
thế thân thiện với môi trường thay cho phương
thức chôn xác gia cầm ở những địa điểm không
thích hợp. Tuy nhiên, thực tế là đã không đạt
được một thỏa thuận chính sách với Chính phủ
Việt Nam về việc ủ phân compost như một giải
pháp thay thế hoàn toàn hợp lý về mặt kỹ thuật,
an toàn và thiết thực so với việc chôn gia cầm
chết bệnh. Trong khi việc này có thể được coi
như là một thất bại của nỗ lực đầu tư thì hướng
dẫn đầu tiên về hoạt động chôn xác gia cầm chết
bệnh đã được chấp nhận, và thực sự là không
lường trước được sự phản đối của các cán bộ
kỹ thuật với phương pháp ủ phân compost như
một giải pháp thay thế đúng đắn cho việc chôn
gia cầm chết bệnh. Chương trình cúm gia cầm
không đi sâu tìm hiểu thêm về sự do dự này mà
chỉ lưu vào tài liệu các lý do chính được cung
cấp – khó khăn trong việc quy định chính sách
về các điểm ủ phân để đảm bảo các điểm này
không bị can thiệp. Cuốn cẩm nang về xử lý rác
thải an toàn và ủ phân compost hiện vẫn còn đó
và các khuyến nghị về xử lý chôn lấp đã được
chấp nhận đưa vào văn bản quy định nhà nước.
Nhằm đưa ra cơ cấu tổ chức cho sự hỗ trợ từ các
nguồn khác nhau và để cung cấp cho Cục Chăn
nuôi một diễn đàn để phối hợp chặt chẽ với các
bên liên quan, Chương trình cúm gia cầm đã hỗ
trợ thành lập và vận hành Nhóm công tác về an
toàn sinh học. Diễn đàn này có chức năngkhơi
gợi các vấn đề kỹ thuật cần cân nhắc, củng cố
và hài hòa tài liệu thông tin do các bên tham gia
khác nhau cung cấp, chia sẻ kinh nghiệm và học
hỏi lẫn nhau, đồng thời đưa ra các chương trình
đã có được lý luận chặt chẽ để cùng xây dựng và
thực hiện. Về cơ bản, diễn đàn này mang lại một
cơ chế khuyến khích sự minh bạch và điều phối
các hoạt động tập trung vào an toàn sinh học.
Chương trình cúm gia cầm cũng đã tổ chức cho
nhiều chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm về
lĩnh vực chăn nuôi gia cầm quốc tế đến tìm hiểu
về các thực hành an toàn sinh học trong lĩnh
vực chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô vừa
và nhỏ. Một số vấn đề đã được nêu bật lên đặc
biệt là các tiêu chuẩn hiện hành đang được áp
dụng tại nhiều cơ sở ấp nở ở quy mô vừa và nhỏ
còn rất sơ sài và hoàn toàn có thể nâng cao các
tiêu chuẩn đó để mang lại lợi ích ngay cho sức
khỏe của vịt con 1 ngày tuổi và sự phát triển
của hệ miễn dịch. Một vấn đề khác đã được
nêu lên là chất thải từ các trang trại nuôi vịt
chính là chất gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với
các nguồn nước mà thời điểm đó lại không có
đủ các quy định xử lý các phụ phẩm này. Bằng
phương pháp khuyến khích sự tham gia và lấy
hộ chăn nuôi làm tâm điểm, sau đó Chương
trình cúm gia cầm đã bắt đầu đề ra các hoạt
động để giải quyết các mối lo này.
Các hội thảo tham vấn quốc tế khác đã được tổ
chức, sử dụng phương pháp tiếp cận đã được
chuẩn hóa để đánh giá các thực hành an toàn
sinh học tại nơi các khóa tập huấn do nhiều tổ
chức phi chính phủ quốc tế thực hiện. Các bằng
chứng thu được cho thấy tại thời điểm đó hầu
hết những hộ chăn nuôi đã được tham gia tập
huấn đều nhận thức rất rõ về các thông tin đã
truyền tải đến họ, tuy nhiên họ vẫn chưa sẵn
sàng thực hiện những thay đổi như đã được mô
tả vì lý do chi phí tốn kém, áp lực của thị trường
đối với lợi nhuận, và do họ nhận thức rằng rủi
ro chỉ là những nguy cơ trước mắt. Thêm vào
đó, các bằng chứng cũng cho thấy sự thiếu hiểu
biết về mặt kỹ thuật về nguyên tắc và thực hành
an toàn sinh học của các cán bộ thú y – là những
người đang tư vấn và hướng dẫn hộ chăn nuôi
cấp huyện, xã. Một điều khá rõ nữa là phương
pháp “tập trung vào một bệnh” không thu hút
được sự tham gia của các hộ sản xuất một cách
hiệu quả và cần phải nhấn mạnh vào các lợi ích
81
Chương 5. An toàn sinh học
Trong giai đoạn này, dự án 604 đã tiếp tục hỗ
trợ tài chính cho các sáng kiến liên quan đến
an toàn sinh học và các hoạt động được thiết kế
trên cơ sở của các kết quả đầu ra trước đây của
chương trình cúm gia cầm. Cho đến cuối giai
đoạn củng cố này, dự án đã từng bước chuyển
trọng tâm một cách chiến lược từ áp dụng các
biện pháp an toàn sinh học đối với chăn nuôi
gia cầm vừa và nhỏ sang các hoạt động nhằm
mục tiêu đưa ra các căn cứ thực tiễn để xây
dựng chính sách cho các mảng khác nhau của
lĩnh vực chăn nuôi gia cầm như đã đề cập ở
trên. Trong vòng 4 năm sau đó, các hướng dẫn
thực hiện an toàn sinh học tại cơ sở ấp trứng gia
cầm và các trại chăn nuôi gia cầm bố mẹ quy
mô vừa và nhỏ đã được tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện, cùng với đó là việc tổ chức các khóa
tập huấn cho cán bộ thú y của các chi cục về kỹ
năng kiểm tra các cơ sở ấp nở theo tiêu chuẩn
an toàn sinh học. Nhiều mô hình trang trại đã
được xây dựng để thử nghiệm và chứng minh
hiệu quả của các hướng dẫn trên. Các hướng
dẫn cho hoạt động của cơ sở ấp nở và trại chăn
nuôi gia cầm bố mẹ phù hợp tiêu chuẩn đã
Cán bộ hạt nhân về an ninh sinh học và đánh giá lò ấp tại Cần Thơ, 2013
của thực hành quản lý tốt bao gồm đảm bảo vệ
sinh và giảm mầm bệnh.
Để đáp ứng nhận thức đang dần được nâng
cao của người dân, Chương trình cúm gia cầm
bắt đầu đi sâu nghiên cứu vấn đề tồn tại trong
cơ cấu của ngành chăn nuôi gia cầm và các hệ
thống chợ, để hỗ trợ nghiên cứu, sơ đồ mô tả
về ngành chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh dự án
đã được xây dựng. Phạm vi công việc này cũng
được mở rộng thêm đến các ban quản lý các
chợ chủ chốt và các lò mổ lân cận nhằm hiểu
biết sâu hơn về hoạt động của các cơ sở này
cũng như việc làm thế nào để có thể giảm bớt
nguy cơ lây truyền vi rút tại các mắt xích này
của chuỗi thị trường. Một kết quả quan trọng
đạt được trong quá trình này là bản đồ trang
trại chăn nuôi gia cầm, lò ấp và chợ đã được
hoàn thành trong một bộ Atlas về chăn nuôi
gia cầm cho các tỉnh tham gia dự án. Dù chỉ
là những khuôn hình tĩnh nhưng bản đồ này
giúp ích rất nhiều trong việc thuyết minh với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sự
cần thiết phải hiểu rõ các thông tin về ngành
chăn nuôi gia cầm để có thể quản lý các vấn đề
xảy ra trong lĩnh vực này.
Tình hình giai đoạn 2010 - 2014
©
F
AO
82
Chương 5. An toàn sinh học
FAO đã rất nỗ lực phối hợp trên tinh thần xây
dựng với Cục Chăn nuôi trong phạm vi chương
trình và đề xuất một phương pháp đã được biện
luận chặt chẽ và logic để từng bước tăng cường
năng lực kỹ thuật cho cán bộ các cấp về các thực
hành quản lý tốt trong đó có an toàn sinh học.
Hiện giờ là trách nhiệm của các ban ngành kỹ
thuật trong đó có các Trung tâm khuyến nông
trong việc duy trì bền vững và phát huy phương
pháp này. Điều này một phần phụ thuộc vào vai
trò của chính quyền các cấp trong việc xem xét
hỗ trợ chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ.
Để duy trì bền vững các kết quả đạt được cho
đến nay, cần tiếp tục có sự quan tâm và nhất
quán đến các chiến lược an toàn sinh học cho
sản xuất chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ cũng
như việc quản lý các rủi ro liên quan đến các
mầm bệnh mới và mới nổi trong các lĩnh vực
này. Cho đến nay, Nhóm công tác về an toàn
sinh học đã đóng một vai trò quan trọng và
hoạt động của nhóm này sẽ cần đến sự cam kết
của Chính phủ Việt Nam và nhất là sự tham gia
phối hợp của khu vực tư nhân. Trong vòng 8
năm qua, mối liên kết công-tư này chưa thực sự
vững mạnh, một phần vì hai lĩnh vực này có xu
hướng hoạt động tách rời, và có thể bởi vì trong
bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, hai lĩnh vực
này không phù hợp với nhau. Theo ý kiến đánh
giá của nhiều chuyên gia phân tích độc lập, với
thực tế không có các tổ chức độc lập đại diện và
vận động hành lang cho các cơ sở sản xuất vừa
và nhỏ có nghĩa là các cơ sở này sẽ khó có tiếng
nói để gây áp lực lên bất kỳ cấp chính quyền
nào. Cần phải tăng cường hơn nữa năng lực
kinh nghiệm về chăn nuôi gia cầm trong khối
cơ quan nhà nước và để làm được như vậy thì
các cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ
cần phải được tích hợp vào nền kinh tế chính
thống và phải được đánh giá và hỗ trợ như một
tài sản vô giá của quốc gia.
Tương lai và tính bền vững
được lồng ghép trong các văn bản hướng dẫn kỹ
thuật chính thức của Bộ NN và PTNT và Cục
Chăn nuôi đã được ban hành hoặc sẽ được ban
hành. Dự án này tiếp tục là động lực cho nhóm
công tác về an toàn sinh học và kết quả từ các
hoạt động tại thực địa vẫn tiếp tục được báo cáo
và đánh giá trên diễn đàn này.
Để đẩy mạnh hơn nữa phương pháp phân tích
rủi ro đối với an toàn sinh học, 3 chương trình
đánh giá khu vực chính đã được thực hiện theo
quy trình tư vấn và có sự tham gia. Các hội thảo
tham vấn này đã đưa ra một bức tranh rõ nét
về rủi ro chung mà vi rút H5N1 hoặc các mầm
bệnh khác gây ra cho các đàn gia cầm. Trong
quá trình này, các khóa tập huấn cũng được tổ
chức để giới thiệu với cán bộ các chi cục thú y
tỉnh về các nguyên tắc và ứng dụng thực tế của
các phương pháp phân tích rủi ro định tính đã
được sử dụng, và vì vậy việc xây dựng những
năng lực quan trọng chính là một sản phẩm phụ
của quá trình này. Sản phẩm cuối cùng của hội
thảo tham vấn là đưa ra phương pháp quản lý
dịch cúm gia cầm độc lực cao toàn quốc trên cơ
sở đánh giá rủi ro và hiểu rõ đường đi của vi rút
H5N1 cả trong và ngoài phạm vi biên giới lãnh
thổ. Trong quá trình đánh giá rủi ro, vai trò của
hoạt động buôn bán xuyên biên giới đã được
xác định là một yếu tố rủi ro quan trọng đối
với an toàn sinh học ở cấp quốc gia. Các hoạt
động tiếp theo sẽ được tiếp tục tiến hành để giải
quyết vấn đề này trong bối cảnh phân tích chuỗi
giá trị xuyên biên giới và quản lý rủi ro.
83
Chương 5. An toàn sinh học
Các câu chuyện thành công chính trong lĩnh
vực hoạt động này của dự án được mô tả là sự
cam kết ổn định giữa FAO và đối tác kỹ thuật
là Cục Chăn nuôi, tham gia từ phân tích tình
huống tại hiện trường và xây dựng các giải pháp
mang tính thực tiễn và phù hợp với nhu cầu
của người chăn nuôi – đây là điều khác với mô
hình chính quyền truyền thông theo phương
thức “chỉ đạo từ trên xuống”. Điều này đòi hỏi
phương pháp phải linh hoạt và cần nhiều nỗ lực
từ phía chuyên gia nước ngoài cũng như sự tận
tâm tận lực của đội ngũ chuyên gia tư vấn trong
nước. Thành công trong việc hợp tác với Sở NN
và PTNT của các tỉnh vốn không thực sự nhiệt
tình với công tác phòng chống cúm gia cầm độc
lực cao đã mang lại những tiến bộ quan trọng
cho chương trình an toàn sinh học dành cho
các cơ sở ấp nở và các trại nuôi vịt bố mẹ.
Thành công trong việc xây dựng các hướng dẫn
về an toàn sinh học phù hợp mục đích dành cho
các cơ sở ấp nở và các trại chăn nuôi gia cầm
bố mẹ là kết quả cuối cùng của hoạt động tham
vấn có sự tham gia của các bên liên quan. Việc
Bộ NN và PTNT sau đó đưa bộ hướng dẫn này
thành chính sách được Cục Chăn nuôi đánh giá
là một thành quả chính của dự án. Quyết định
số 1057/QĐ-BNNPTNT ra ngày 10/05/2013 là
quy định chính thức về các tiêu chuẩn an toàn
sinh học tối thiểu cho cơ sở ấp trứng gia cầm,
và dự thảo hướng dẫn kỹ thuật hiện đang được
hoàn thiện để quy định về các điều kiện an toàn
sinh học cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm bố
mẹ. Những quy định bổ sung này sẽ được kết
hợp với Quyết định số 1057 để quản lý trên diện
rộng hơn đối với chất lượng các đàn giống gia
cầm.
Cam kết này cùng với việc xây dựng năng lực
cho nhóm công tác quốc gia là một câu chuyện
thành công khác. FAO đã mời một số chuyên
gia tư vấn nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và
Các câu chuyện thành công
Cuộc họp của Nhóm công tác An ninh sinh học về chủ đề chăn nuôi động vật hoang dã ở Việt Nam, 2013
©
F
AO
84
Chương 5. An toàn sinh học
năng lực đến chia sẻ kiến thức về các lĩnh vực
mà FAO vốn không có kinh nghiệm, đặc biệt là
với các cơ sở chăn nuôi gia cầm thương phẩm.
Việc xây dựng công cụ đánh giá kết quả những
đóng góp đầu vào cho an toàn sinh học ở cấp
làng xã, sau đó là các phân tích và các hoạt động
ứng phó tiếp theo là bước quan trọng trong
mô hình nhiều bước tăng dần để đạt được kết
quả sản xuất. Phân tích như vậy rất quan trọng
để truyền tải thông điệp đến các nhà tài trợ
về hướng đi cần thiết cho chương trình trong
tương lai.
Nhóm công tác về an toàn sinh học chính là
một sáng kiến quan trọng và mối quan hệ đối
tác với Cục Chăn nuôi đã được thực hiện rất
hiệu quả. Nhóm công tác về an toàn sinh học
cũng đã hỗ trợ việc thu hút sự tham gia của các
bên liên quan khác và giúp dự án tiếp cận được
với các hoạt động về an toàn sinh học của các
tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc tổ
chức đánh giá và phân tích phương pháp tiếp
cận.
Nhóm công tác về an toàn sinh học đã cùng với
dự án xử lý linh hoạt những khó khăn trong
việc xây dựng hướng dẫn nuôi dưỡng động
vật hoang dã. Đây rõ ràng là một việc không
thuộc phạm vi chuyên môn kỹ thuật cũng như
lĩnh vực quan tâm của FAO nhưng lại có vai
trò quan trọng trong việc liên kết mối quan hệ
tương tác động vật hoang dã-con người. Việc
này cũng giúp xây dựng mối liên kết với các
dự án khác có cùng mối quan tâm đến tương
tác động vật hoang dã-con người như dự án
USAID PREDICT và RESPOND.
Mặc dù bộ bản đồ chăn nuôi gia cầm và cơ sở
ấp nở là những mô tả tĩnh về số lượng gia cầm
ở từng tỉnh nhưng đã cung cấp được những
minh họa rất tốt về nhu cầu dịch vụ thú y và lao
động tham gia sản xuất để từ đó hiểu được các
khía cạnh khác nhau của lĩnh vực chăn nuôi, là
những vấn đề sẽ được giải quyết thông qua các
hoạt động lập kế hoạch và quản lý rủi ro.
Quá trình thiết lập phân tích rủi ro khu vực đã
được nói đến trong phần nội dung về kinh tế
xã hội bởi việc này giúp chúng ta hiểu được cơ
cấu ngành và các rủi ro đi kèm đồng thời mang
lại một cơ sở vững chắc cho phương pháp kiểm
soát trong khu vực. Dự án coi hoạt động này
là một đóng góp quý giá giúp hiểu rõ các khía
cạnh khác nhau của cúm gia cầm độc lực cao
H5N1 trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam.
Kỹ thuật ủ compost xác gia cầm chết được dự án
coi là một thành công về mặt kỹ thuật và là một
sản phẩm đầu ra quan trọng của dự án, đặc biệt
việc này có khả năng giảm đáng kể ảnh hưởng
môi trường của việc tiêu hủy và xử lý xác gia
cầm.
Phương pháp tận dụng những ngày trình diễn
mô hình để khuyến khích thực hiện an toàn sinh
học tại cơ sở ấp nở và trại chăn nuôi gia cầm bố
mẹ mang tính thực tế cao và đánh trúng tâm lý
người dân, chủ yếu bởi vì những biện pháp đơn
giản như tăng cường vệ sinh hoặc cải tiến ổ đẻ
đã giúp tăng tỷ lệ ấp nở lên 5% và tương ứng với
đó là 5% tỷ lệ trứng không nứt vỡ.
Thực hiện các thay đổi trong hệ thống chăn
nuôi không phải là việc dễ dàng tuy nhiên đã
được hoàn thành tốt nhờ các nỗ lực đáng kể để
hiểu rõ quá trình đưa ra quyết định của người
nông dân, là những người có các giá trị xã hội
riêng cần phải được giải quyết để có thể thực
hiện chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi.
85
Chương 5. An toàn sinh học
Hình 5.1: Địa điểm các lò ấp ở tỉnh Quảng Trị
86
Chương 5. An toàn sinh học
Khái niệm an toàn sinh học và các nguyên tắc
an toàn sinh học được đưa vào Việt Nam từ cuối
năm 2003 khi xuất hiện những ổ dịch đầu tiên
và đặc biệt là từ lúc dự án bắt đầu. Tuy nhiên,
khái niệm này vẫn chưa được tất cả các bên liên
quan chấp nhận đầy đủ. Có lẽ lý do là bởi vì
ngành sản xuất gia cầm với an toàn sinh học
thấp đã là truyền thống có từ lâu đời và nhìn
chung người dân không có kiến thức hoặc hiểu
biết về các nguyên tắc và cũng không đủ năng
lực ứng phó. Cũng có thể có lý do nữa là Chính
phủ chưa nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của
việc hỗ trợ hoặc khuyến khích thực hiện các
biện pháp an toàn sinh học. Ở môi trường làng
xóm, rất khó duy trì an toàn sinh học bởi gia
cầm nuôi thả vườn là một nét truyền thống và
một phần của phong tục xã hội, và gia cầm thả
vườn cũng khá gần các cơ sở chăn nuôi vừa và
nhỏ. Một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a_i5611o_7772.pdf