Bóc mỡ, kéo dài chân,
căng da, ghép mông,
chỉnh khuôn mặt là
những dịch vụ được các
chuyên gia phẫu thuật
thẩm mỹ khuyên nên
tránh.
Tác hại từ phẫu thuật thẩm
mỹ gây ra cho con người
không hề nhỏ, trước thực trạng đó, Hiệp hội Phẫu thuật
thẩm mỹ Mỹ mới đây đã lên tiếng cảnh báo một số loại
phẫu thuật thẩm mỹ nên tránh:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 8 kiểu phẫu thuật thẩm mỹ tàn phá cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 kiểu phẫu thuật thẩm mỹ
tàn phá cơ thể
Bóc mỡ, kéo dài chân,
căng da, ghép mông,
chỉnh khuôn mặt… là
những dịch vụ được các
chuyên gia phẫu thuật
thẩm mỹ khuyên nên
tránh.
Tác hại từ phẫu thuật thẩm
mỹ gây ra cho con người
không hề nhỏ, trước thực trạng đó, Hiệp hội Phẫu thuật
thẩm mỹ Mỹ mới đây đã lên tiếng cảnh báo một số loại
phẫu thuật thẩm mỹ nên tránh:
Bóc mỡ
Ảnh: Corbis.
Lớp mỡ dày quanh bụng, mông, đùi, cằm khiến nhiều phụ
nữ không hài lòng với cơ thể mình. Họ không ngần ngại bỏ
ra một đống tiền để đi phẫu thuật, điều này rất nguy hại cho
cơ thể về lâu dài. Giáo sư Malcolm Roth, Giám đốc Trung
tâm Phẫu thuật thẩm mỹ – y tế Maimondes ở New York
(Mỹ) cho biết sau một thời gian, ca mổ sẽ gây ra các phản
ứng phụ cho cơ thể như đau, sưng, đóng hòn tại nơi phẫu
thuật do hóa chất không tan trong lớp mỡ. Một số trường
hợp bị lở loét da, gây biến đổi bất thường cho cơ thể.
“Không có dược phẩm nào được tiêm vào trong quá trình
phẫu thuật như nhiều lời quảng cáo”, tiến sĩ Susan Kaweski
tại Viện Phẫu thuật thẩm mỹ nghệ thuật San Diego, nhận
định. Do vậy, phẫu thuật bóc mỡ dẫn tới rối loạn cơ chế
vận hành của các chất. Kết luận trên được rút ra sau khi các
nhà khoa học thử nghiệm tại Mỹ, Brazil và nhiều quốc gia
khác.
Hậu quả còn nguy hiểm hơn khi các bác sĩ phẫu thuật
không có kinh nghiệm trong nghề hay những người làm ở
những lĩnh vực khác vì lợi nhuận mà sẵn sàng vác dao kéo
đi làm thẩm mỹ.
Phẫu thuật làm chân to ra
Để có đôi chân khỏe mạnh, nhiều quý ông và cả quý bà đi
phẫu thuật cho chân to ra. “Cảnh báo nguy hiểm ư? Rất
nhiều, trong đó có cả việc bị viêm nhiễm, tổn thương thần
kinh, sưng ngón chân, thậm chí là dẫn tới tình trạng đau
kinh niên hệ thống thần kinh chi khi vận động”, tiến sĩ
Glenn B. Pfeffer, Chủ tịch Viện Nghiên cứu các vấn đề xã
hội về các vấn đề chân tay ở Mỹ, kết luận. Làm đôi chân to
ra là cả một quá trình phức tạp, từ bơm hóa chất tới tạo
hình khối của chân.
Kéo dài chân
Phương pháp kéo dài xương chân đang thịnh hành ở Trung
Quốc và nhiều nước khác. Sau khi áp dụng phương pháp
này, nhiều bệnh nhân đi lại không được tự tin và thường
cảm thấy đau ở cuối bàn chân.
Làm căng da
So với các kiểu làm đẹp khác, căng da mặt đang là một xu
hướng phổ biến nhất của phụ nữ. Các nhà phẫu thuật không
ngại dùng các loại gel đặc biệt để bơm cho da mặt căng ra,
xóa đi các nếp nhăn. Khi làm căng đường cong thân thể,
nhiều người đã không ngại dùng silicon lỏng hay chất có
tên là Aquamid. Chất này khi vào cơ thể sẽ bóp méo sự
sinh sôi của các tế bào.
Cấy ghép mông
Trong khi nhiều người phải nhịn ăn để nhỏ mông lại thì
nhiều người khác lại muốn cấy ghép mông cho to ra. Chất
độn được cấy vào dưới cơ của mông. Quá trình này làm
tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là ở khu vực hậu môn.
Bơm mỡ vào ngực
Nhiều người cho rằng, làm đầy ngực bằng các loại chất béo
hay các chất thay thế khác là không đáng sợ. Theo truyền
thống, ngực được bơm căng bằng các chất béo lấy từ các bộ
phận khác của cơ thể như mông, bắp đùi.
Theo Hiệp hội các nhà phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ, việc tiêm
các chất béo khiến nhiều mô của ngực bị tổn thương, thậm
chí còn tạo ra tình trạng giết chết hàng loạt tế bào trên
ngực. Gần đây, các nhà phẫu thuật còn sử dụng chất
Macrolane bơm thẳng vào ngực, chi phí khoảng 4.000
USD. Các nhà khoa học lo ngại rằng, cách này sẽ làm mất
khả năng miễn dịch của ngực cũng như khả năng chống
chọi lại bệnh ung thư vú.
Xăm, trổ
Nhiều cô gái chọn trang điểm cho mình hình thức xăm, trổ
ở nhiều nơi nhạy cảm. Lúc đầu là sự hưng phấn, nhưng sau
nó lại là những ác mộng. Một thời gian sau họ muốn tẩy đi
các hình này nên đã gây tổn thương cho các mô trên mặt
da, đặc biệt là tại các nơi thầm kín, khóe mắt, môi…
Ngày nay, việc xóa các vết xăm trổ bằng tia laser nhanh
gọn, nhưng thực sự không ai có thể đảm bảo rằng, có thể
xóa các vết xăm trổ hoàn toàn. Sau khi xóa đi những vết
xăm trổ, những vết hằn trên cơ thể vẫn còn, đây là nơi tạo
điều kiện cho các bệnh viêm nhiễm.
Phẫu thuật khuôn mặt
Tiến sĩ Gregory H. Branham tại Trung tâm Chỉnh hình
khuôn mặt, ĐH Washington, luôn phải bận rộn trong việc
chữa trị khuôn mặt của các bệnh nhân từng phẫu thuật sửa
mặt.
Phẫu thuật mặt từng được biết tới vào những năm 1970, khi
các bác sĩ dùng biện pháp nâng da giúp da luôn căng.
Nhiều khách hàng muốn khuôn mặt của mình trở nên góc
cạnh hơn và các nhà phẫu thuật đã phải dùng phương pháp
laser làm cho da căng ra. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau
đó, mặt của họ trở nên khô rát, nhiều mảng da bị tróc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 300_6.pdf