8 dấu hiệu cảnh báo trong thời kỳ “đèn đỏ”

“Nguyệt san” là hiện tượng sinh lý bình thường bắt đầu

diễn ra kể từ thời điểm dậy thì của mỗi bạn gái cho đến

khi kếtthúc ở tuổi “xế chiều”. Tuy nhiên, nếu trong

thời kỳ kinh nguyệt, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu

bất thường sau đây thì nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ

để được điều trị kịp thời.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 8 dấu hiệu cảnh báo trong thời kỳ “đèn đỏ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 dấu hiệu cảnh báo trong thời kỳ “đèn đỏ” Những cơn đau dữ dội và quặn thắt trong thời kỳ kinh nguyệt lại là dấu hiệu rất bất thường “Nguyệt san” là hiện tượng sinh lý bình thường bắt đầu diễn ra kể từ thời điểm dậy thì của mỗi bạn gái cho đến khi kết thúc ở tuổi “xế chiều”. Tuy nhiên, nếu trong thời kỳ kinh nguyệt, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau đây thì nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Chu kỳ bất thường Nếu trước đó chu kỳ của bạn rất đều đặn Nếu đột nhiên chu kỳ nguyệt san của bạn trở nên bất thường mà trước đó nó rất đều đặn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra. Còn nếu trong trường hợp mà trước đó kinh nguyệt của bạn không đều và đến bây giờ vẫn vậy, không có gì phải lo lắng. Chu kỳ “hành quân” nhanh hơn 21 ngày Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mỗi bạn gái thường diễn ra trong vòng từ 28 – 30 ngày nhưng nếu chu kỳ ấy diễn ra với bạn dưới 21 ngày, điều này đồng nghĩa là bạn có thể xuất hiện 2 lần “đèn đỏ” mỗi tháng, rất có thể bạn đang gặp phải rắc rối về lượng hoormon trong cơ thể. Chu kỳ kéo dài trên 35 ngày Như trên đã nói chu kỳ “chuẩn” của một kỳ kinh nguyệt là từ 28 – 30 ngày nhưng nếu chu kỳ của bạn diễn ra dưới hoặc trên số ngày nói trên quá xa, đều là những dấu hiệu bất thường bạn cần được thăm khám. Ra quá nhiều máu Lượng máu trung bình của mỗi kỳ nguyệt san là khoảng 20-80 ml, trung bình là 35 ml. Thông thường, lượng máu mất đi nhiều nhất trong ngày hành kinh thứ hai, thứ ba. Màu máu kinh sẽ là đỏ tươi hoặc hơi sẫm, dính nhưng khó đông. Trong máu này còn có thể chứa một số thành phần khác như những mảnh nhỏ của niêm mạc tử cung và dịch dính của cổ tử cung. Nếu lượng máu của bạn ra nhiều hơn số lượng nói trên đều là bất thường, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu không tình trạng băng huyết xảy ra sẽ rất nguy hiểm. Sốt, giảm huyết áp Nếu mỗi lần tới thời điểm “đèn đỏ” bạn đều xuất hiện triệu chứng như sốt, hạ huyết áp hay da bị tấy đỏ, rất có thể đó là biểu hiện của hiện tượng nhiễm độc cơ thể, cần được sự chuẩn đoán kịp thời của bác sĩ. Đau bụng dữ dội Đau bụng nhẹ và nhanh chóng qua đi là hiện tượng thường thấy đối với các bạn gái cứ mỗi khi tới thời điểm “nguyệt san". Tuy nhiên, những cơn đau dữ dội và quặn thắt lại là dấu hiệu rất bất thường. Để khắc phục hiện tượng đau bụng sinh lý trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn nên tắm nước ấm và uống nước ấm cho tới khi hiện tượng hành kinh chấm dứt. Không mang thai nhưng không xuất hiện kinh nguyệt Mang thai sẽ đi kèm với tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng nhưng nếu bạn gái không mang thai mà cũng không có dấu hiện kinh nguyệt hàng tháng thì có thể bạn đang mắc phải chứng bế kinh (tắc kinh). Điều này cho thấy bạn đang gặp phải rắc rối ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, hãy sớm tới bệnh viện để được thăm khám và ứng phó kịp thời. Không xuất hiện “nguyệt san” lần đầu trước 17 tuổi Cơ thể của một bạn gái phát triển toàn diện và đầy đủ phải xuất hiện “nguyệt san” trước tuổi 17, mặc dù thời điểm dậy thì của mỗi người là khác nhau, có bạn gái dậy thì từ năm lên 9 nhưng cũng có bạn gái tới tận 16 tuổi mới dậy thì. Tuy nhiên, nếu sau 17 tuổi bạn gái vẫn chưa có hiện tượng hành kinh hàng tháng, đó là điều bất ổn. Hãy tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_dau_hieu_canh_bao_8906.pdf
Tài liệu liên quan