Ly hôn trong những gia đình có trẻ con là thử thách nặng
nề và nghiêm trọng nhiều hơn, bởi trong khi tinh thần bị tàn
phá, người trong cuộc vẫn luôn phải tỏ ra bình thản và cứng
cỏi.
Cố gắng giảm thiểu tổn thương cho trẻ khi ly hôn
Nhưng ngay cả khi vụ ly dị đã xong thì những lo lắng của
người làm cha mẹ mới chỉ bắt đầu. Khó khăn lớn nhất là
giúp con mình thích nghi với điều kiện sống mới, cho dù nó
sẽ ở với ai. Đứa trẻ không dễ dàng hiểu được tại sao bố và
mẹ bây giờ không chung sống nữa. Và như thế, để không
phá hoại tinh thần và cảm giác được bình yên, che chở của
đứa trẻ, bạn hãy cố gắng càng phạm ít sai lầm càng tốt
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 7 sai lầm lớn nhất của bố mẹ sau ly hôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 sai lầm lớn nhất của bố mẹ sau ly hôn
Ly hôn trong những gia đình có trẻ con là thử thách nặng
nề và nghiêm trọng nhiều hơn, bởi trong khi tinh thần bị tàn
phá, người trong cuộc vẫn luôn phải tỏ ra bình thản và cứng
cỏi.
Cố gắng giảm thiểu tổn thương cho trẻ khi ly hôn
Nhưng ngay cả khi vụ ly dị đã xong thì những lo lắng của
người làm cha mẹ mới chỉ bắt đầu. Khó khăn lớn nhất là
giúp con mình thích nghi với điều kiện sống mới, cho dù nó
sẽ ở với ai. Đứa trẻ không dễ dàng hiểu được tại sao bố và
mẹ bây giờ không chung sống nữa. Và như thế, để không
phá hoại tinh thần và cảm giác được bình yên, che chở của
đứa trẻ, bạn hãy cố gắng càng phạm ít sai lầm càng tốt.
Sai lầm số 1: Đừng cãi cọ lớn tiếng
Thật dễ hiểu là khi bạn bị mất đi mọi niềm hy vọng, bạn
khó kiềm giữ cảm xúc của mình. Những tổn thương còn
tươi mới quá, cảm giác thuộc về nhau bỗng dưng biến
thành sự xa lạ, và những thói quen cũ khó lòng từ bỏ vẫn
còn đây. Bên cạnh đó, những tình cảm còn sót lại khiến nảy
sinh những vấn đề không thể giải quyết một cách rốt ráo
trên văn bản ly hôn. Và vì thế, cứ mỗi lần chạm chán là
những cặp vợ chồng cũ lại phải xác định lại mối quan hệ,
họ khó lòng tránh được những chỉ trích, phê phán trong
những cuộc nói chuyện ấy.
Những cuộc cãi cọ như thế sẽ làm tăng thêm cảm giác về
sự đổ vỡ trong đứa trẻ, một cảm giác khiến nó dần dần
nhận thức được thảm họa của riêng mình. Điều đó có thể
dẫn tới các tình trạng tâm lý căng thẳng, khép kín, thậm chí
là trầm cảm của đứa trẻ.
Vì thế, điều hết sức quan trọng là bạn hãy làm sao cho cuộc
sống của bạn và con bạn nhanh chóng được ổn định và bình
yên, dù chỉ là sự bình yên trên bề mặt. Tất nhiên, có một
điều vô cùng phức tạp ở đây là để có được tình trạng ấy,
mọi thành viên của tấn bi kịch không chỉ phải hiểu mà còn
phải cảm thấy rằng mọi việc đang bình thường dần. Và bạn
cần phải học cách giải thích bản chất sự việc một cách bình
tĩnh với con mình. Nhất định bé phải hiểu một điều rằng
việc bố và mẹ ly dị sẽ không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ
của họ với con.
Sai lầm thứ 2: Đi tìm sự đồng cảm bên ngoài
Trong tình trạng bị tổn thương, con người ta thường hay
tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, hay chính
xác hơn, của những ai ủng hộ mình. Thế nhưng, việc kéo
thêm nhiều người vào câu chuyện này sẽ chỉ làm mâu thuẫn
thêm nặng nề, bởi mỗi người tham gia vào sẽ có ý kiến
riêng của mình và họ sẽ bảo vệ quan điểm đó. Đạt được
thỏa thuận giữa hai phe bao giờ cũng khó hơn đạt được
thỏa thuận giữa hai người.
Đặc biệt phức tạp nếu những người ông, người bà tham gia
vào quá trình này, bởi họ luôn có gì đó không bằng lòng
với dâu hoặc rể và họ cho rằng đó chính là nguyên nhân
gây nên thảm họa. Sự phản ứng của họ thường là rất gay
gắt. Điều gì sẽ xảy ra với đứa trẻ?
Nó sẽ cảm thấy mình mất đi không chỉ cha hay mẹ, không
chỉ là một gia đình, mà cả những người thân yêu xưa kia
cũng trở thành xa lạ và thù địch. Trước kia, họ thường nói
những điều tốt đẹp về cha mẹ, họ dạy cháu phải kính trọng
và nghe lời. Còn bây giờ họ cũng hét lên những lời xấu xa -
điều đó làm đứa trẻ bị tổn thương ghê gớm.
Vì thế, nếu bạn không thể ngăn ngừa sự can thiệp của gia
đình hai bên, bạn hãy cố gắng
đừng phê phán họ trước mặt con theo kiểu: “ Già rồi mà cư
xử kỳ cục”. Tốt hơn hết hãy nói với con: “ Bà yêu con lắm,
bà buồn là con không được sống chung với cả ba mẹ nên
nói vậy thôi”
Sai lầm thứ ba: Những vở kịch thừa
Còn một sai lầm nữa có thể làm xấu đi tình hình, đó là khi
một trong hai người cha hay mẹ lập gia đình mới. Như vậy
là những người có liên quan tới sự việc sẽ trở nên nhiều
hơn, và tình cảm sẽ phức tạp hơn.
Trong tình huống ấy, điều quan trọng là bạn đừng quá bi
kịch hóa mọi vấn đề. Hãy nhớ rằng con trẻ làm quen với
những điều mới dễ dàng hơn người lớn. Cha mẹ sống
chung hay riêng, đứa trẻ cuối cùng cũng có thể chấp nhận
và biết cách tồn tại trong hòan cảnh đó, nếu như nó cảm
thấy rằng tuổi thơ của nó không bị phá hoại bởi những
cuộc tấn công tinh thần của người lớn. Bạn hãy ghi nhớ
điều quan trọng này: ly hôn không phải bao giờ cũng ảnh
hưởng xấu đến con trẻ, nếu cha mẹ của nó cư xử một cách
bình thường và chân thành tin rằng họ đang làm cho mọi
việc được tốt hơn lên
Sai lầm thứ 4: Những thay đổi quá đột ngột
Sai lầm này bắt nguồn từ việc người lớn coi đứa trẻ là nạn
nhân đáng thương của cuộc ly hôn. Họ cho rằng đứa trẻ vô
cùng thiệt thòi khi mất đi sự quan tâm đầy đủ của cả hai
người cha và mẹ. Trong khi cố gắng bù đắp hay sửa chữa,
họ sẽ thay đổi đột ngột các phương pháp giáo dục quen
thuộc. Họ thường ít mắng hay phạt trẻ, họ cố gắng khen
ngợi nó quá mức hay vì thương xót mà bỏ qua việc kiểm
soát các điểm số …
Với tất cả những điều đó, họ dần dần xử sự với nó như với
một người bệnh. Cũng có thể có chuyện ngược lại: những
người bố hay mẹ quá quan tâm đến việc xây dựng cuộc
sống của riêng mình mà quên đi trách nhiệm giáo dục, giao
khoán đứa trẻ cho ông bà chẳng hạn.
Mọi tình huồng kể trên đều làm cho việc quen dần với cuộc
sống mới của con trẻ trở nên phức tạp hơn, hình thành
trong đứa trẻ cảm giác bất ổn. Điều này có thề dẫn đến sự
khủng hoảng tâm lý lâu dài trong trẻ em. Vì vậy, tốt nhất là
bạn hãy tiếp tục những phương cách giáo dục trước đó,
đừng thay đổi gì hết.
Sai lầm thứ 5 : Nuôi dưỡng lòng thù hằn
Khi mối quan hệ của cha và mẹ sau ly hôn hoàn toàn không
tốt đẹp (và điều đó là bình thường), thường người lớn hay
cố gắng chứng minh là mình đúng, cố gắng kéo đứa trẻ về
phía mình, cố gắng khiến cho nó phải chống lại người kia.
Thậm chí cả những người cha mẹ thông minh, có học thức
và có tính kiềm chế cũng sa vào lỗi lầm này. Họ cho rằng
con trẻ “cần phải biết sự thật”. Đây là một sai lầm khá phổ
biến có thể gây ra những hậu quả lâu dài.
Với đứa trẻ, tình huống này hết sức mệt mỏi, bởi dù thế nào
đi nữa chúng cũng sẽ tiếp tục yêu thương cả bố và mẹ, điều
ấy rất khó thay đổi. Vì thế, việc phải nghe những lời lẽ
nặng nề về cha hay mẹ với chúng là hết sức khổ sở . Trong
tâm hồn, đứa trẻ sẽ không đồng ý và những xung đột tâm lý
sẽ nảy sinh. Cùng với điều ấy, uy tín của bố mẹ cũng giảm
sút nghiêm trọng, bởi đứa trẻ không biết nên tin vào ai bây
giờ.
Bạn hãy cố gắng, bằng hết mọi sức lực của mình, kiềm chế
những lời chỉ trích, kể tội. Nếu bạn nhận được những thái
độ đó từ phía người cũ, hãy cố gắng hết sức bình tĩnh.
Đừng tranh cãi rằng bạn tốt hơn nhiều. Điều quan trọng là
con bạn sẽ hiểu là bạn không muốn tham gia vào cuộc tranh
cãi vớ vẩn đó. Chỉ có cách cư xư ấy là mang đến kết quả tốt
cho trường hợp này. Cùng với thời gian, khi mọi cảm xúc
đã qua, mối quan hệ của các bạn sẽ dễ ổn định hơn.
Sai lầm thứ 6: Đừng "đấu súng" với trẻ
Sẽ có rất nhiều các tảng đá lớn chờ đón những thành viên
mới của gia đình - người vợ mới của cha hay người chồng
mới của mẹ - nếu họ cố gắng xây dựng mối quan hệ với
đứa con riêng này. Nhận biết được sự “dễ chạm nọc” của
những người lớn, đứa trẻ có thể sẵn sàng bắt đầu những trò
ngang ngược của mình với những nhận xét kiều như: “Mẹ
của cháu đẹp hơn tất cả”, hay “Mẹ luôn luôn nấu món này
rất ngon” , hay” Bố ngày xưa mua những thứ đồ tốt hơn”…
Phải nghe những câu như thế quả thực không dễ chịu chút
nào.
Đừng sai lầm! Sự bình thản là cách xử sự khôn ngoan nhất.
Hãy coi đó là những trò hờn dỗi của trẻ con, một đứa trẻ
đang phải trải qua giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Đừng
mắng mỏ chúng và đừng cố gắng chứng minh: “ Nếu mẹ đã
phải bỏ cha thì ông ta chả có gì tốt đẹp”. Bằng cách đó, bạn
sẽ biến đứa trẻ thành kẻ thù của mình mãi mãi. Bạn sẽ làm
cho mối quan hệ với đứa trẻ thêm phần phức tạp. Bạn có
thể trả lời một cách tránh né như: "Tất nhiên rồi, ai cũng
yêu mẹ của mình: cô yêu mẹ của cô và cháu yêu mẹ của
cháu. Với chúng ta họ luôn là đẹp nhất”
Bạn cũng có thể làm như bạn không hề nghe thấy những
câu nói ấy của đứa trẻ, hãy chuyển hướng sang một trò đùa
nào đó. Bạn cũng có thể có một cuộc trò chuyện nghiêm
túc với nó: "Cô không thích cháu nói như thế, mặc dù cô
hiểu vì sao cháu nói thế. Tốt nhất là chúng ta đừng có làm
cho nhau bực mình”. Những đứa trẻ 5 tuổi trở lên có thể đã
hiểu được những lời nói cương quyết ấy!
Sai lầm thứ 7: Một đứa trẻ mới ra đời.
Việc xuất hiện một đứa trẻ khác vào lúc này là vô cùng
nghiêm trọng. Quá quan tâm đến việc chờ đợi một đứa con
mới, cha mẹ có thể không còn chú ý đến đứa con chưa hết
sốc tinh thần. Điều đó sẽ là một vết rạn lớn với nó, là bằng
chứng rằng những gì quan trọng với nó đang mất đi vĩnh
viễn, không bao giờ trở lại. Nó sẽ cảm thấy mình thừa thãi
trong nhà, nhất là khi cả bố và mẹ đều có em bé mới.
Vì thế, tốt hơn hết là bạn hãy “tiêm ngừa” trước cho trẻ:
“Con muốn em trai hay em gái? Con sẽ dạy em gấp thuyền
giấy nhé? Mẹ con mình đi mua đồ cho em đi….” . Những
cuộc nói chuyện đó sẽ giúp trẻ hiểu rằng sự xuất hiện của
đứa trẻ mới không làm thay đổi mối quan hệ của mẹ hay
cha với nó. Họ vẫn luôn yêu thương và cần đến nó, nó là
một con người có ý nghĩa trong cuộc sống của họ.
Theo PNO/Abcwomen
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_398.pdf