Bạn nên khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ 1 năm
2 lần, nên tìm hiểu các thông tin để phát hiện triệu
chứng bệnh phụ khoa và rất nhiều những lời khuy ên
khác nữa là kinh nghiệm quý báu để bạn chăm sóc sức
khỏe phụ khoa của bạn cho thật tốt.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 7 lời khuyên để chăm sóc sức khỏe phụ khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nên khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ 1 năm 2 lần.
(Ảnh minh họa)
7 lời khuyên để
chăm sóc sức
khỏe phụ khoa
- Bạn nên khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ 1 năm
2 lần, nên tìm hiểu các thông tin để phát hiện triệu
chứng bệnh phụ khoa… và rất nhiều những lời khuyên
khác nữa là kinh nghiệm quý báu để bạn chăm sóc sức
khỏe phụ khoa của bạn cho thật tốt.
1. Khám phụ khoa thường xuyên theo định kỳ
Các chuyên gia phụ khoa đều khuyến cáo phụ nữ từ độ tuổi
18 trở lên nên đi khám phụ khoa ít nhất mỗi năm 2 lần. Việc
thăm khám rất đơn giản, không gây đau và rất hiệu quả
trong việc phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm hay tiền ung
thư.
2. Quan tâm đến “vòng 1”
Nên thăm khám ngực mỗi năm ít nhất 1 lần, đặc biệt với phụ
nữ sau 40 tuổi, hoặc có thể tự học cách khám ngực tại nhà
mỗi tháng. Phần lớn các khối u ở ngực đều được phát hiện
bởi chính các bệnh nhân chứ không phải bác sĩ. Thời gian
tự khám tốt nhất là vào khoảng ngày thứ 9 của chu kì kinh
(hoặc một vài ngày sau khi hết kinh), đây là lúc đôi nhũ hoa
của bạn ít bị ảnh hưởng bởi hormone nhất.
3. Tìm hiểu thông tin để phát hiện triệu chứng bệnh
Những dấu hiệu ngứa thông thường dễ chữa trị và đơn giản
chỉ bằng nước rửa phụ khoa chứa acid lactic như Lactacyd
FH. Những dấu hiệu ngứa này có thể do dị ứng xà phòng,
kinh nguyệt hay quần áo quá bó… Nếu như dấu hiệu ngứa
đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những
triệu chứng của viêm nhiễm. Trong trường hợp này, thăm
khám bác sĩ là sự lựa chọn tốt nhất.
Chị em nên thường xuyên đi khám phụ khoa. (Ảnh minh
họa)
4. Đừng ngại ngần đi khám bác sĩ khi bị rò rỉ nước tiểu
Đây có thể nói là chứng bệnh không hiếm: 25% phụ nữ ở
lứa tuổi 30 - 59. Nguyên nhân có thể do stress hoặc cũng có
thể xảy ra khi bạn ho, cười hoặc hắt hơi. Giải pháp tốt là nên
tập thể dục cho các cơ bắp xung quanh vùng âm đạo.
5. Lưu giữ những thông tin bệnh án của gia đình, nếu có
thể
Đây có thể là cách chăm sóc sức khoẻ cho gia đình bạn tốt
hơn trong hiện tại và tương lai. Ví dụ, nếu bạn đã từng bị
ung thư vú hay ung thư buồng trứng thì con gái bạn cũng có
nguy cơ tương tự . Nhờ vào những thông tin này mà bạn có
thể chuẩn bị một cuộc sống tốt hơn và khoẻ mạnh hơn cho
con mình.
6. Tìm hiểu về hội chứng tiền mãn kinh trước khi bạn
đến gần giai đoạn này
Phần lớn phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi trên dưới 50 tuổi. Tuy
nhiên cũng có vài trường hợp mãn kinh ở tuổi 35 đến 40.
Khả năng sinh sản ở phụ nữ suy giảm ở giai đoạn giữa 30
và kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường vào độ tuổi 40.
Những triệu chứng do lượng hormon lên xuống bất thường
có thể nhận thấy như: đau đầu, hoa mắt, khô âm đạo, hay
quên, tâm trạng hơi thất thường. Thuốc tránh thai liều thấp
có thể làm giảm những triệu trứng này. Tuy nhiên, nếu hiện
tượng xuất huyết xảy ra bất thường, bạn nên khám bác sĩ.
7. Cần quan tâm đến những vấn đề như:
- Tim mạch: Một chế độ ăn ít béo, ít carbohydrat, nhiều chất
xơ, nhiều rau không chỉ giúp bạn ổn định huyết áp và lượng
cholesterol mà còn giúp ổn định trọng lượng cơ thể ở độ tuổi
trung niên.
- Loãng xương: Đây là hội chứng sau giai đoạn mãn kinh do
lượng estrogen giảm. Tuy nhiên, loãng xương hoàn toàn có
thể xảy ra trong độ tuổi 30. Hãy ngăn ngừa bằng cách uống
1.500 mg canxi mỗi ngày và tập thể dục (nâng tạ) mỗi tuần 3
lần, mỗi lần 30 phút.
- Hút thuốc: May mắn là không có ở nhiều phụ nữ Việt Nam,
tuy nhiên, nếu có, hãy từ bỏ ngay từ bây giờ. Hút thuốc
không chỉ gây ung thư phổi, mà còn có thể gây ung thư
bàng quang, ngực và cổ tử cung. Phụ nữ hút thuốc sẽ mãn
kinh sớm hơn bình thường ít nhất là 2 năm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24.pdf