Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của canxi hydroxit lên độ vi cứng của ngà chân răng sau thời gian đặt
canxi hydroxit trong ống tủy 7 ngày và 30 ngày.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân đã đóng chóp.
Tất cả các răng được cắt ngay dưới đường tiếp nối men‐ xê măng và ống tủy được sửa soạn bằng trâm dũa K,
bơm rửa trong quá trình sửa soạn bằng nước cất. Các răng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm (n=10) ‐ nhóm 1
được đặt canxi hydroxit trong ống tủy trong 7 ngày ‐ nhóm 2 được đặt canxi hydroxit trong ống tủy trong 30
ngày. Các răng của mỗi nhóm được đo độ cứng theo thang đo độ cứng Vickers trước và sau thử nghiệm tại vị trí
cách gờ ống tủy 100μm với tải lực 100g trong 10 giây. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 với phép kiểm T độc lập
và T bắt cặp để ghi nhận và xử lý kết quả.
4 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 6 đánh giá ảnh hưởng ngắn hạn của canxi hydroxit lên độ vi cứng của ngà chân răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 298
6 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG NGẮN HẠN CỦA CANXI HYDROXIT
LÊN ĐỘ VI CỨNG CỦA NGÀ CHÂN RĂNG
Trần Nguyễn Anh Đào*, Đinh Thị Khánh Vân**, Bùi Huỳnh Anh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của canxi hydroxit lên độ vi cứng của ngà chân răng sau thời gian đặt
canxi hydroxit trong ống tủy 7 ngày và 30 ngày.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân đã đóng chóp.
Tất cả các răng được cắt ngay dưới đường tiếp nối men‐ xê măng và ống tủy được sửa soạn bằng trâm dũa K,
bơm rửa trong quá trình sửa soạn bằng nước cất. Các răng được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm (n=10) ‐ nhóm 1
được đặt canxi hydroxit trong ống tủy trong 7 ngày ‐ nhóm 2 được đặt canxi hydroxit trong ống tủy trong 30
ngày. Các răng của mỗi nhóm được đo độ cứng theo thang đo độ cứng Vickers trước và sau thử nghiệm tại vị trí
cách gờ ống tủy 100μm với tải lực 100g trong 10 giây. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 với phép kiểm T độc lập
và T bắt cặp để ghi nhận và xử lý kết quả.
Kết quả: Độ vi cứng ngà chân răng trong mỗi nhóm sau thử nghiệm giảm so với trước thử nghiệm, sự thay
đổi này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh độ vi cứng
ngà chân răng của hai nhóm sau thử nghiệm (p > 0,05).
Kết luận: Việc đặt canxi hydroxit ngắn hạn trong ống tủy làm giảm độ vi cứng của ngà chân răng.
Từ khóa: canxi hydroxit, độ vi cứng, ngà chân răng.
ABSTRACT
SHORT TERM EFFECT OF CALCIUM HYDROXIDE
ON THE MICROHARDNESS OF RADICULAR DENTIN
Tran Nguyen Anh Dao, Dinh Thi Khanh Van, Bui Huynh Anh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 298 ‐ 301
Objectives: The aim of this study was to evaluate the effect of calcium hydroxide on the microhardness of
radicular dentin after various intervals of time ( 7 days, 30 days).
Methods: In this in vitro study, 20 single rooted premolars were used. The crowns of the teeth were removed
and the canals were prepared. The sample were then divided into 2 groups of 10 roots each; group 1‐ having
calcium application for 7 days; group 2‐ having calcium hydroxide application for 30 days. Dentin microhardness
was measured with a Vicker’s indenter with a load of 100 g for 10 seconds before and after treatment. Data were
statistically analyzed using independent t‐test and paired t‐test.
Result: After 7 days, there was statistical reduction in dentin microhardness following the use of calcium
hydroxide. After 30 days, there was also statistical reduction in dentin microhardness. There was no statistical
difference in dentin microhardness between two groups.
Conclusion: According to the result of this study, the use of calcium hydroxide as an intracanal dressing
softens dentine.
Key words: Calcium hydroxide, microhardness, root dentin
* Bộ môn Chữa Răng‐Nội nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Trần Nguyễn Anh Đào ĐT: 01689251168 Email: Trandao0802@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 299
ĐẶT VẤN ĐỀ
Canxi hydroxit là vật liệu được dùng để
băng trong ống tủy trong thời gian ngắn hạn
hay dài hạn và là thành phần của vài xê măng
trám bít ống tủy (Holland và de Souza, 1985).
Việc sử dụng các sản phẩm có canxi hydroxit
trong ngành nha đạt được thành công đáng kể
trong việc điều trị nhiều tình trạng bệnh lý của
răng như: hỗ trợ việc tạo ra ngà sửa chữa trong
điều trị răng bị lộ tủy, kích thích đóng chóp ở
những răng đã lấy tủy chưa phát triển hoàn tất
(Fava 1994), hỗ trợ sự lành thương của sang
thương quanh chóp (Crabb, 1965; Kennedy và
Simpson 1969), ngăn ngừa hay làm ngừng lại
quá trình tiêu chân răng (Andreasen, 1971) và
sửa chữa chỗ thủng do nội tiêu chân răng (Frank
và Weine, 1973). Ngày nay, canxi hydroxit là
chất được lựa chọn để băng thuốc trong ống tủy
khi một răng không thể điều trị hoàn tất trong
một lần hẹn (Bystrom và cs, 1985).
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc
trong thời gian dài với canxi hydroxit làm giảm
có ý nghĩa thống kê độ bền cơ học của ngà chân
răng (độ bền uốn, độ bền kéo, môđun đàn hồi,
độ vi cứng..)(2,5). Tuy nhiên nhiều tranh cãi vẫn
tồn tại liên quan đến thời gian ngà chân răng
tiếp xúc với canxi hydroxit bao lâu là cần thiết
để không làm ảnh hưởng các tính chất cơ học
của ngà chân răng. Chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này nhằm xác định ảnh hưởng ngắn hạn
của canxi hydroxit lên độ vi cứng của ngà chân
răng vĩnh viễn ở người với các mục tiêu cụ thể
sau:
1. Đánh giá ảnh hưởng của canxi hydroxit
lên độ vi cứng của ngà chân răng vĩnh viễn
trưởng thành ở người sau thời gian đặt thuốc 7
ngày.
2. Đánh giá ảnh hưởng của canxi hydroxit
lên độ vi cứng của ngà chân răng vĩnh viễn
trưởng thành ở người sau thời gian đặt thuốc
30 ngày.
3. So sánh ảnh hưởng của canxi hydroxit lên
độ vi cứng của ngà chân răng vĩnh viễn trưởng
thành ở người sau thời gian đặt thuốc 7 ngày và
30 ngày.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
20 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân, nhổ vì
lý do chỉnh hình, có chân răng nguyên vẹn,
không quá cong, không bị nội tiêu hay ngoại
tiêu, được rửa sạch và bảo quản trong nước
muối sinh lý sau khi nhổ.
Chuẩn bị mẫu
Các răng được cạo vôi làm sạch; cắt bỏ thân
răng bằng đĩa cắt kim cương và tay khoan tốc độ
chậm dưới vòi nước. Sửa soạn ống tủy theo
phương pháp bước lùi, bơm rửa trong khi sửa
soạn bằng nước cất. Mẫu chân răng được vùi
trong nhựa tự cứng với mặt cắt quay lên trên. Bề
mặt ngà chân răng trong mỗi khối nhựa được
làm nhẵn bằng giấy nhám với độ mịn tăng dần.
Hình 1: Các mẫu chân răng vùi trong nhựa tự cứng.
Các mẫu chân răng được chia ngẫu nhiên
thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 10 mẫu.
Nhóm 1: đặt canxi hydroxit trong ống tủy
trong 7 ngày.
Nhóm 2: đặt canxi hydroxit trong ống tủy
trong 30 ngày.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 300
Qui trình đặt canxi hydroxit vào trong
ống tủy
Trộn canxi hydroxit với nước cất thành dạng
bột nhão và đưa vào ống tủy bằng lentulo. Sau
đó, bịt kín lỗ vào ống tủy bằng composite (theo
phương pháp của Minu Koshi và cs, 2011).
Hình 2: Mẫu chân răng sau khi đã che kín lỗ vào ống
tủy bằng composite.
Đo độ vi cứng – phân tích số liệu
Độ vi cứng của ngà chân răng được đo tại
trung tâm Kĩ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất
Lượng 3 (QUATEST3) tại 3 điểm tách biệt nhau
song song với gờ của ống tủy chân, ở độ sâu
100μm từ tiếp nối ngà tủy, sử dụng tải lực 100g
trong 10s (Hình 3). Độ vi cứng Vickers ghi nhận
là giá trị trung bình của 3 giá trị đo được.
Hình 3: Hình minh họa 3 điểm đo độ cứng trước thử
nghiệm (màu trắng) và sau thử nghiệm (màu đen).
Áp dụng phép kiểm T độc lập để đánh giá
sự khác biệt giữa hai nhóm.
Phép kiểm T bắt cặp để đánh giá sự khác
biệt độ cứng trước và sau thử nghiệm của các
mẫu chân răng trong cùng một nhóm.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Độ vi cứng ngà chân răng hai nhóm trước
và sau thử nghiệm
Thời điểm Nhóm 1 Nhóm 2 P
TB ± ĐLC
(VHN)
TB ± ĐLC
(VHN)
Trước khi đặt
canxi hydroxit
30,84 ± 1,92 32,94 ± 4,31 0,184 > 0,05
Sau khi đặt
canxi hydroxit
29,93 ± 2,11 32,24 ± 4,13 0,133 > 0,05
P 0,024 0,002
Độ vi cứng trung bình của ngà chân răng
nhóm 1 trước và sau thử nghiệm lần lượt là
30,84 ± 1,92 VHN và 29,93 ± 2,11 VHN, trong khi
đó độ vi cứng trung bình nhóm 2 trước và sau
thử nghiệm lần lượt là 32,94 ± 4,31 VHN và 32,24
± 4,13 VHN. Sử dụng phép kiểm T bắt cặp cho
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ vi
cứng trung bình trước và sau thử nghiệm của
nhóm 1 (p=0,024) và nhóm 2 (p=0,002). Tuy
nhiên, sử dụng phép kiểm T độc lập cho thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ
vi cứng của hai nhóm sau thử nghiệm.
BÀN LUẬN
Nhiều tranh cãi vẫn còn tồn tại liên quan
đến việc canxi hydroxit có làm giảm độ bền cơ
học của ngà chân răng dẫn tới nguy cơ răng nứt
gãy hay không, hay là ngà chân răng có thể tiếp
xúc với canxi hydroxit trong thời gian bao lâu để
không làm thay đổi các đặc tính cơ học của ngà
răng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả
cho thấy sau 7 ngày và sau 30 ngày đặt canxi
hydroxit trong ống tủy, độ vi cứng của ngà chân
răng đều giảm có ý nghĩa thống kê, độ vi cứng
giảm 2,95% trong nhóm 1 và giảm 2,13% trong
nhóm 2. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của một số tác giả như Yoldas, Hasheminia MS,
(2004, 2009)(1,6). Chưa có nghiên cứu in vitro nào
đưa ra cơ chế chính xác để canxi hydroxit làm
thay đổi tính chất cơ học của ngà chân răng. Tuy
nhiên Andreasen và cs (2002), White và cs (2002)
đưa ra giả thuyết ảnh hưởng của canxi hydroxit
100 μm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 301
trên ngà răng có thể do độ pH kiềm của canxi
hydroxit. Độ bền của ngà răng được xác định
bởi liên kết giữa tinh thể hydroxyapatite và
collagen dạng sợi, liên kết này có thể bị phá hủy
do độ kiềm mạnh của canxi hydroxit, điều này
gây ra sự biến tính nhóm carboxylate và nhóm
phosphate dẫn tới sự phá hủy cấu trúc ngà răng.
Sự biến đổi cấu trúc ngà răng có thể do sự trung
hòa, sự tan rã hay biến tính của phân tử protein
có tính axit và phân tử proteoglycans, hai phân
tử đóng vai trò tác nhân kết nối giữa mạng lưới
sợi collagen và tinh thể hydroxyapatite trong
ngà răng(4). Kawamoto và cs (2008) đưa ra giả
thuyết rằng tính kiềm của canxi hydroxit có thể
gây ra sự phá hủy các cấu trúc vô cơ của ngà
chân răng hoặc làm biến tính các sợi collagen
của ngà răng, làm cho ngà răng dễ bị nứt gãy
hơn. Sợi collagen chiếm gần 90% thành phần
khung hữu cơ của ngà răng, chiếm 30% thể tích
ngà răng. Những sợi collagen này được bao
quanh bởi các tinh thể hydroxyapatite vô cơ. Do
đó, một khoảng thời gian là cần thiết để canxi
hydroxit có thể đi xuyên qua các tinh thể này
đến tiếp xúc trực tiếp và gây ra sự biến tính các
sợi collagen, hậu quả là ngà răng giòn và dễ nứt
gãy hơn. Sự giải thích này có thể được củng cố
qua một số nghiên cứu in vitro cho thấy cần một
khoảng thời gian tiếp xúc tương đối dài trước
khi canxi hydroxit có thể gây ra sự giảm đáng kể
các tính chất cơ học của ngà răng(4).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả
nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa độ vi cứng ngà chân răng
sau khi đặt canxi hydroxit trong ống tủy 7 ngày
và 30 ngày. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Eun‐Jung Shin và cs(3), đánh giá
sự thay đổi độ bền kháng vi gãy (MTFS) của
mẫu chân răng sau khi băng canxi hydroxit
trong 1 tuần và 4 tuần bằng cách sử dụng lực
nén lên khối chân răng, kết quả cho thấy độ bền
kháng gãy giảm 8,2% sau 4 tuần; kết quả nghiên
cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các nhóm thử nghiệm sau 1 tuần
và sau 4 tuần và giữa MTFS của mẫu chân răng
có đặt canxi hydroxide trong ống tủy với nhóm
chứng (ống tủy để trống).
KẾT LUẬN
Việc sử dụng ngắn hạn canxi hydroxit trong
ống tủy làm giảm có ý nghĩa thống kê độ vi
cứng ngà chân răng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hasheminia MS, Norozynasab S, Feizianfard M (2009), “The
effect of three different Calcium Hydroxide Combinations on
root Dentin Microhardness”, Res. J. Biol. Sci, 4 (1), 121‐125.
2. Koshy M, Prabu M, Prabhakar V (2011), “Long Term Effect
Of Calcium Hydroxide On The Microhardness Of Human
Radicular Dentin – A Pilot Study”, The Internet Journal of
Dental Science, 9(2), DOI: 10.5580/1b82.
3. Shin EJ, Park YJ, Lee BN (2011), “The effects of short‐term
application of calcium hydroxide on dentin fracture
strength”, J Kor Acad Dent, 36(5), 435‐430.
4. White JD, Lacefield WR, Chavers LS, Eleazer PD (2002), “The
effect of three commonly used endodontic materials on the
strength and hardness of root dentin”, J Endod, (28), 828–830.
5. Yassen GH, Platt JA(2013), “The effect of nonsetting calcium
hydroxide on root fracture and mechanical properties of
radicular dentine: a systematic review”, International
Endodontic Journal, (46), 112–118.
6. Yoldaş O, Doğan C, Seydaoğlu G (2004), “The effect of two
different calcium hydroxide combinations on root den‐tine
microhardness”. International Endodontic Journal, (37), 828 –
831.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 298_6234.pdf