Các máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android Honeycomb ngày càng phổ biến do được
trang bị vi xử lí hai nhân mạnh mẽ, dung lượng RAM cùng chip đồ hoạ tốt chúng có thể
thay thế cho nhiều công việc thường ngày của chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không tận
dụng chúng để có thể thực hiện thao tác chỉnh sửa ảnh với những phần mềm mà Tinh Tế sẽ
giới thiện đến bạn dưới đây.
30 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu 5 ứng dụng chỉnh sửa ảnh tốt dành cho máy tính bảng Android, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 ứng dụng chỉnh sửa ảnh tốt dành cho máy tính bảng
Android
Các máy tính bảng sử dụng hệ điều hành Android Honeycomb ngày càng phổ biến do được
trang bị vi xử lí hai nhân mạnh mẽ, dung lượng RAM cùng chip đồ hoạ tốt chúng có thể
thay thế cho nhiều công việc thường ngày của chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không tận
dụng chúng để có thể thực hiện thao tác chỉnh sửa ảnh với những phần mềm mà Tinh Tế sẽ
giới thiện đến bạn dưới đây.
1. PicSay Pro
PicSay Pro là ứng dụng được nhiều người biết đến ngay từ những ngày đầu ra ắt do cung cấp
nhiều tuỳ chỉnh phong phú về màu sắc, hình ảnh hoặc thêm thắt những chi tiết như khung hội
thoại, các sticker dễ thương,… Việc sử dụng ứng dụng cũng rất đơn giản nhờ vào giao diện trực
quan. PicSay pro có giá khoảng 88.000 đồng trên Android Market.
Sau khi khởi chạy ứng dụng, bạn sẽ được ứng dụng hỏi chọn ảnh để bắt đầu quá trình xử lí. Bạn
có thể chọn ảnh từ thư viện có sẵn của máy hay những phần mềm ngoài. Chọn ảnh xong, bạn sẽ
được đưa đến giao diện chính. Giao diện này đã được tối ưu hoá cho máy tính bảng nên khi dùng
trên Android Honeycomb, mình không gặp khó khăn nào. Những tính năng mà PicSay Pro cung
cấp cho chúng ta gồm có:
+ New Title: Thêm tiêu đề cho bức ảnh với nhiều kiểu chữ lạ mắt. Chúng ta có thể tận dụng nó
để làm chức năng đóng dấu ảnh cũng được. Một textbox nhỏ cho phép nhập nội dung vào và
xem lại ngay phía trên. Khi đã hoàn thành, nhấn dấu Check màu xanh để thêm vào ảnh. Chữ đã
thêm có thể di chuyển (bằng cách kéo chữ đến vị trí mong muốn) và sửa kích thước (bằng cách
để ngón tay lên biểu tượng các mũi tên màu cam rồi di chuyển). Muốn xoá, bạn nhấn vào chữ đó,
trong menu hiện ra, chọn Delete.
+ Word Ballon: thêm vào ảnh bong bóng hội thoại. Có nhiều mẫu bong bóng cho bạn chọn lựa
với màu nền, kiểu chữ khác nhau. Ngoài ra, bạn còn có thể chỉnh bong bóng theo kiểu hội thoại
thông thường, bong bóng khi hét lên, bong bóng biểu hiện ý nghĩ,… bằng cách nhấn vào mũi tên
nhỏ cạnh hình xem trước. Bong bóng sau khi đã thêm vào hình vẫn có thể chỉnh sửa tương tự
như thêm tiêu đề vậy. Nhiều hiệu ứng cũng có thể áp dụng cho chỉ bong bóng này (nhấn hai lần
vào bong bóng, trong menu hiện ra, chọn vào Effects).
+ Sticker: thêm các "miếng dán" vào ảnh để bức ảnh trở nên sinh động hơn. Có rất nhiều Sticker
để bạn thoải mái lựa chọn như nón, mũ, đôi mắt, râu, mũi tên các loại, biểu tượng mặt cảm xúc
(emoticon), dấu chân, các kí hiệu truyện tranh,… Bạn cũng có thể điều chỉnh kích thước, hiệu
ứng như đã nói ở trên.
+ Effects: phần hay nhất của ứng dụng nằm ở đây. Ta trả phí cho ứng dụng này thì phải được tuỳ
chỉnh màu sắc, hiệu ứng các loại, đúng không nào? Với PicSay Pro, bạn có thể thể áp dụng hơn
20 hiệu ứng. Về hiệu ứng, bạn có thể vẽ lên ảnh, chèn thêm một ảnh khác vào, tạo hiệu ứng ảnh
màu một phần (Pop color), các kiểu biến dạng ảnh như mắt cá, kéo dãn, méo,… cũng xuất hiện ở
mục (Distort). Các tuỳ chọn để tinh chỉnh ảnh cũng được tích hợp sẵn trong mục Effects này
luôn nên bạn đừng tìm kiếm nó ở đâu khác nhé. PicSay Pro hỗ trợ chúng ta chỉnh độ phơi sáng,
tương phán, bão hoà màu, nhiệt màu, RGB, làm nét hay mờ ảnh, sửa mắt đỏ,… Bạn hãy tự mình
khám phá những hiệu ứng này nhé.
Khi chọn các tuỳ chọn hiệu ứng, bạn có thể tương tác với ảnh bằng cách chạm, kéo thanh trượt
trên màn hình để tăng hay giảm cường độ áp dụng của hiệu ứng. Các tinh chỉnh về màu sắc thì
bạn còn có thể chỉnh theo từng màu R, G, B nữa.
Sau khi đã tinh chỉnh được một bức ảnh vừa ý, bạn nhấn vào nút Export để xuất ảnh. Việc chia
sẻ ảnh được tích hợp chung nút này, do đó bạn có thể gửi trực tiếp tấm ảnh lên Facebook, gửi
qua Email, bluetooth hay bất cứ ứng dụng nào mà bạn đã cài vào máy. Một nhược điểm của
PicSay Pro đó là ảnh xuất ra bị giảm độ phân giải xuống. Khi thử nghiệm chỉnh sửa với ảnh có
độ phân giải gốc là 2048x1536, ảnh sau khi chỉnh bị giảm chỉ còn 1067x800. Những ảnh to hơn
cũng bị đưa về mức 1000 pixel mỗi chiều. Việc này chỉ thích hợp để chia sẻ trực tuyến chứ
không thể in hay lưu trữ lâu dài được. Hi vọng trong các phiên bản sau, PicSay Pro sẽ cho chúng
ta lựa chọn độ phân giải cao hơn để xuất ảnh.
2. Vignette
Vignette ngoài tính năng chính là một máy ảnh nâng cao thì ứng dụng này còn có thể được tận
dụng để chỉnh sửa ảnh. Ngay sau khi chạy lên thì bạn sẽ được đưa đến giao diện chụp ảnh ngay.
Nếu chỉ muốn chỉnh ảnh có sẵn, bạn nhấn vào nút Menu, chọn Import rồi chọn ảnh bằng một
ứng dụng nào đó tuỳ thích.
Khi ảnh đã tải hoàn chỉnh, bạn lại tiếp tục nhấn vào nút Menu rồi chọn Effects để chỉnh ảnh. Một
màn hình khác sẽ hiện ra để bạn chọn hiệu ứng, khung ảnh. Hơi buồn một chút vì khi chọn
những hiệu ứng này, bạn không thấy được sự thay đổi trên bức hình của mình. Hiệu ứng chỉ
được liệt kê bằng chữ cùng một dòng mô tả bằng tiếng Anh bên dưới mà thôi. Bù lại, Vignette có
rất nhiều hiệu ứng cho chúng ta, chẳng hạn như viền đen, tăng độ màu, tạo ảnh trắng đen, ảnh
chụp bằng máy ảnh đồ chơi, các hiệu ứng như khi dùng kính lọc, các kiểu màu sắc ảnh cổ, mô
phỏng hiệu ứng ống kính trượt,… Trong mỗi mục hiệu ứng còn có nhiều tuỳ chỉnh riêng cho nó
nữa.
Có lẽ chúng ta hơi vất vả một chút khi mới làm quen với Vignette vì phải chọn hiệu ứng, chuyển
qua lại với giao diện chính để xem sự thay đổi. Nếu chưa vừa lòng lại tiếp tục chọn hiệu
ứng…Tương tự như vậy cho việc chọn lựa khung ảnh.
Điểm hay của Vignette đó là cho phép bạn lưu các hiệu ứng và khung ảnh vào một mục ưa thích
(favorite) để dùng lại sau này hoặc dùng ngay khi chụp ảnh. Điều này có nghĩa là sau này bạn
thích kiểu ảnh như thế, khung như thế thì chỉ cần chạy ứng dụng lên, nhấn nút Menu > Effects >
mục Favourites rồi chọn cái mình đã lưu, đỡ tốn công sức.
Khi xuất ảnh, Vignette giữ nguyên độ phân giải của ảnh gốc cho chúng ta, trừ khi bạn áp dụng
khung ảnh để cắt xén mà thôi. Điểm này thật đáng khen so với PicSay Pro.
3. BeFunky Pro
BeFunky Pro có giao diện sử dụng dễ dùng hơn Vignette với các biểu tượng lớn do đã được tối
ưu hoá cho máy tính bảng. Phần trên cùng là các tính năng chính. Khi nhấn vào những biểu
tượng này thì nội dung của chúng sẽ hiện ở phần dưới của màn hình với nhiều chức năng nhỏ.
BeFunky Pro cho phép bạn chụp ảnh hoặc lấy ảnh từ trong thư viện để xử lí. Tuy nhiên hơi lạ
lùng là BeFunky không xoay ngang khi chúng ta cầm máy ở tư thế đó, vì vậy khung nhìn của
chúng ta sẽ hạn chế đôi chút.
BeFunky Pro có những chức năng chính như:
+ Edit: tinh chỉnh chi tiết của ảnh. Ứng dụng cho phép bạn chỉnh độ sáng, tương phản, độ nét,
xoay ảnh và crop ảnh. Với mỗi tính chất của ảnh như vậy, bạn có một thanh trượt để điều chỉnh
sao cho phù hợp với ý muốn. Riêng tính năng làm nét ảnh có thêm một thanh cuộn Smart
Sharpen. Theo cảm nhận cá nhân thì Smart Sharpen làm nét ảnh nhưng không hỏng ảnh, dùng tốt
hơn Basic Sharpen nhiều.
+ Effects: Khoảng 50 hiệu ứng được BeFunky Pro cung cấp cho bạn, chia làm các nhóm
sau:[list][*]Instant: ảnh đương thời[*]Old Photo: hiệu ứng ảnh cũ[*]Basics: hiệu ứng cơ bản như
màu ám vàng (sepia), màu tím, màu xanh, ống kính Tilt-Shift,…[*]HDR[*]Pop Art: chia ảnh
thành nhiều khung nhỏ với màu sắc khác nhau[*]Cartoonish: mô phỏng dạng hoạt hình cho
ảnh[*]Toycam: hiệu ứng máy ảnh đồ chơi thời xưa[*]Pinhole: ảnh chụp qua lỗ nhỏ, một nghệ
thuật thời khai sinh máy ảnh[*]Grunge: đè thêm một lớp lên tấm ảnh, bạn cứ thử sẽ biết tác dụng
của nó[*]B&W: ảnh trắng đen [*]Cyanotype: ảnh có phủ một lớp màu, mình không biết phải
diễn tả sao cho đúng nữa[*]ViewFinder: hiệu ứng như nhìn ảnh qua ống ngắm máy ảnh.
Bên cạnh đó, BeFunky Pro cung cấp rất nhiều khung ảnh cho bạn lựa chọn ở mục Frames.
Tương tự như mục Effects, bạn có thể lọc khung theo chủ đề cho dễ chọn lựa.
Sau khi đã chỉnh sửa vừa ý, bạn có thể lưu ảnh vào thư viện của máy hoặc chia sẻ lên tài khoản
của mình trên Facebook, Flickr hay trang chia sẻ của BeFunky. Tuy nhiên, ảnh khi lưu vào thư
viên lại bị thu nhỏ kích thước, nhưng cũng ở mức vừa phải.
4. Adobe Photoshop Express
Adobe thật sự rất nổi tiếng với ứng dụng Photoshop, và hãng đã mang lên Android bộ ứng dụng
này ở dạng phiên bản rút gọn. Hầu hết các tính năng cơ bản như chỉnh độ sáng, bão hoà màu,
hiệu ứng các loại,… đều xuất hiện ở ứng dụng này. Tinh Tế đã có bài viết chi tiết về Adobe
Photoshop Express ở đây. Ứng dụng này dùng tốt cho cả điện thoại lẫn máy tính bảng, giao diện
không khác gì nhau ngoại trừ khi chạy trên Android Honeycomb thì kích thước biểu tượng lớn
hơn.
5. Trình sửa ảnh của Samsung TouchWiz UX
Nếu bạn đang sở hữu một chiếc máy tính bảng Android đến từ Samsung và đang dùng bản ROM
TouchWiz UX, hãy tìm một ứng dụng có tên "Photo Editor" hay "Trình sửa ảnh" nếu bạn đang
để chế độ hiển thị theo tiếng Việt. Đây là ứng dụng có sẵn của Samsung, có nhiều tính năng hấp
dẫn không hề thua kém những ứng dụng mình đã liệt kê ở trên.
"Trình sửa ảnh" có thể giúp bạn hoàn thành những việc cơ bản trong việc điều chỉnh lại một bức
ảnh sau khi chụp, chẳng hạn như xoay ảnh, crop, resize. Các thao tác tinh chỉnh khác như Tự
điều chỉnh, Phơi sáng, Độ bão hoà, Độ tương phản, Độ sáng, Hue (Samsung ghi là Huế!), cấp độ
xám và nhiệt độ màu cũng xuất hiện đầy đủ trên "Trình sửa ảnh".
Điều đặc biệt ở đây là bạn có thể chỉ áp dụng việc chỉnh sửa của mình cho một khu vực xác định.
Những công cụ để bạn chọn lựa vùng ảnh được bố trí ở cạnh phải của màn hình. Khi nhấn vào
nút "Chọn", bạn sẽ kéo ngón tay trên màn hình để lựa khu vực, tương tự như khi chúng ta dùng
chuột trên máy tính. Nếu đã chọn một vùng nào đó rồi, bạn vẫn có thể thêm một khu vực khác
vào sự chọn lựa của mình bằng những nút bên dưới. Rất hay đúng không nào?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_ung_dung_chinh_sua_anh_tot_danh_cho_may_tinh_bang_android_5163.pdf