5 sai lầm lớn nhất của lãnh đạo khi diễn thuyết ( phần cuối)

Lãnh đạo xuất sắc nhất luôn "sống" và "thở" với tầm nhìn của họ.

Có quá nhiều lãnh đạo nghĩ rằng "Tuyên bố tầm nhìn" trang trọng

dài tới một trang giấy và các nhân viên có nghĩa vụ học thuộc lòng

chúng. Không phải như vậy!

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 5 sai lầm lớn nhất của lãnh đạo khi diễn thuyết ( phần cuối), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 sai lầm lớn nhất của lãnh đạo khi diễn thuyết (phần cuối) Lãnh đạo xuất sắc nhất luôn "sống" và "thở" với tầm nhìn của họ. Có quá nhiều lãnh đạo nghĩ rằng "Tuyên bố tầm nhìn" trang trọng dài tới một trang giấy và các nhân viên có nghĩa vụ học thuộc lòng chúng. Không phải như vậy! Lỗi thứ năm: Lãnh đạo không thường xuyên truyền thông về tầm nhìn Công việc đầu tiên của bất kỳ một lãnh đạo về vấn đề này, đó là tiếp tục truyền thông về tầm nhìn - tầm nhìn (nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu) của tổ chức. Điều này là hiển nhiên đối với lãnh đạo, nhưng vẫn có một số lý do giải thích cho việc tại sao lại có quá nhiều lãnh đạo mắc phải lỗi này. 1. Họ có sự "cách ly" về mặt tinh thần Trong lỗi thứ 4, chúng ta nói về tư duy quan liêu làm thui chột sự sáng tạo. Trong cùng môi trường đó, các lớp người ở giữa các nhà quản lý và khách hàng có thể "dập tắt" tư duy về tầm nhìn của nhà lãnh đạo nếu như lãnh đạo không nỗ lực ngăn chặn điều này. Điều cần làm: - Cô đọng tầm nhìn vào trong một câu. Đó là điều cốt lõi của tổ chức - Starbucks: "Starbucks sẽ là nhà cung cấp hàng đầu loại cafe nguyên chất trên thế giới trong khi vẫn duy trì được các nguyên tắc không khoan nhượng khi chúng ta phát triển". - Henry Ford: "Chúng tôi sẽ tạo nên một chiếc ô tô cho đám đông rộng lớn". - Hãng phim hoạt hình Pixar: "Để kể các câu chuyện. Để làm nên những bộ phim chân thực. Để làm nên bộ phim truyện hoàn toàn bằng hoạt hình đầu tiên trên thế giới". Đừng bao giờ lo lắng vì việc có cả tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và mục đích... Mọi việc chỉ đơn giản là truyền thông về những gì là bản chất. Bill Hybels là người sáng lập nên Nhà thờ Willow Creek - một trong những nhà thờ rộng lớn nhất của Mỹ cũng tương đương với Hiệp hội Willow, nơi mà các giáo viên dẫn dắt hàng trăm nhà thờ khác. Ông viết cuốn sách vĩ đại "Lãnh đạo dũng cảm". Trong cuốn sách này, ông không đồng ý với các cố vấn lãnh đạo - những người phân biệt giữa một bản tuyên bố về "tầm nhìn", một bản tuyên bố về "sứ mệnh", và một bản tuyên bố về "mục đích". Theo Hybels, điều mà mọi người cần phải biết và nhớ, đó là điều "cốt yếu". - Truyền thông về điều "cốt yếu" đó không ngừng. - Hãy nghĩ theo một cách hoàn toàn mới. Hãy tìm kiếm các câu chuyện phản ánh tầm nhìn thông qua chính các khác hàng, nhân viên và xa hơn nữa. Tìm kiếm các phép ẩn dụ và các câu chuyện trong sự kiện hàng ngày, thiên nhiên, thế giới loài vật, các tin tức mới... Sau đó, truyền đạt lại tầm nhìn trong các buổi họp, bữa ăn, tại hội trường và tất nhiên là trong các bài diễn thuyết trang trọng. Hãy kể câu chuyện của bạn một cách thú vị, có thật nhiều kiến thức trong đó. 2. Họ có sự "cách ly" về mặt không gian Trong các tổ chức lớn, các lãnh đạo đặc biệt khó khăn khi muốn nhìn thấy nhiều khách hàng hơn bớt nhân viên. Và tầm nhìn là điều then chốt cho cả hai - vậy phải làm gì? Điều cần làm: - Dẫn dắt bằng việc tìm hiểu xung quanh. Hãy rời khỏi đó. Tom Peters coi "quản lý bằng cách tìm hiểu xung quanh" như là nền tảng của khả năng lãnh đạo và tài năng, và gọi đó là "công nghệ của sự rõ ràng", nhưng rất ít lãnh đạo thực sự làm điều này. - Jack Welch - CEO của General Electric - nói rằng các công ty giành chiến thắng "lôi kéo" được sự tham gia đầy đủ của tất cả mọi người - và bạn không thể làm được điều đó nếu bạn dành hầu hết thời gian của mình tại các cuộc họp của ban quản trị, hoặc dán mắt vào máy tính. - Sử dụng các phương tiện truyền thông khác - Sử dụng email: Đặt các câu nói "hấp dẫn", hoặc thậm chí câu nói về tầm nhìn của bạn vào cuối email, gần chỗ chữ ký của bạn. Mặc dù email là dạng văn bản, và không thể truyền đạt được âm giọng và ấn tượng nghe nhìn, nhưng nó có thể hữu dụng, và nó không tốn nhiều thời gian. - Suy nghĩ về tất cả khoảng thời gian mà chúng ta dành ra cho việc nghe điện thoại - Hãy đặt tầm nhìn vào vị trí cao nhất trong đầu bạn và bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng có rất nhiều cơ hội nảy ra có liên quan tới nó. Và nhớ rằng, điện thoại có thể truyền tải (sự nhiệt tình, sức sống, sự sôi nổi) còn hơn email rất nhiều. 3. Không có tầm nhìn Thử hỏi mọi người đang làm việc về tầm nhìn của tổ chức họ, nhiều người sẽ trả lời là không biết. Và nhiều lãnh đạo cũng không nắm chính xác để trả lời câu hỏi. Luôn có một tầm nhìn - nhưng nó cần được nghĩ tới và được lắp ráp với nhau. Điều cần làm: - Hãy nhìn vào sự khác biệt. Nếu tầm nhìn của bạn không có sự khác biệt, công việc của bạn sẽ không thể kéo dài. - Những tầm nhìn rộng lớn là tốt, nhưng thậm chí một tầm nhìn nhỏ cũng còn hơn là không có - cho dù là dựa trên khách hàng hay nhân viên, lợi ích hay nét đặc trưng, vi mô hay vĩ mô, địa phương hay quốc gia, giá cả hay chất lượng... Luôn có một thứ gì đó, và về mặt lý tưởng, luôn có cái gì đó hài hòa với nó. Teddy Roosevelt đã nói về sự vĩ đại mang tính dân tộc: "Giống như tất cả người Mỹ, tôi thích những thứ thật to lớn, các thảo nguyên bao la, những khu rừng rộng lớn, những cánh đồng lúa mì bất tận, con đường sắt xa vạn dặm - và cả những bầy gia súc lớn nữa - các nhà máy thật to, các tàu thủy cao lớn, và nhiều thứ khác nữa". - Sự nhiệt tình là động cơ hành động Thomas John Watson, Sr. là người sáng lập nên IBM nói rằng: "Tài nghệ vĩ đại của con người do chính sự chuyển đổi ý tưởng về nhiệt tình". Dưới đây là một số tầm nhìn nhằm khuyến khích bạn tạo nên tầm nhìn cho riêng mình. Xét cho cùng, chúng ta đều là lãnh đạo của một nơi nào đó, hoặc của ai đó, thậm chí là của bản thân chúng ta: "Nếu chúng ta quyết theo đuổi, chúng ta phải có các ý tưởng, tầm nhìn, và sự can đảm. Những điều này hiếm khi được tạo nên bởi các ủy ban. Tất cả mọi điều quan trọng trong đời sống trí tuệ và đạo đức đều bắt đầu bằng việc một cá nhân tự đương đầu với trí tuệ và lương tâm của riêng anh ta khi ngồi trong một căn phòng của anh ta". Arthur M. Schlesinger, Jr. "Một tầm nhìn không phả là một tầm nhìn trừ khi nó nói "có" với các ý tưởng, và nói "không" với những thứ khác, truyền cảm hứng cho mọi người và là lý do để bước ra khỏi chiếc giường vào buổi sáng và bắt tay vào làm việc". Gifford Pinchot "Điều vô cùng cốt lõi của việc lãnh đạo là bạn phải có tầm nhìn. Bạn không thể thổi một chiếc kèn trumpet một cách ngập ngừng". Theodore Hesburgh "Trí tuệ đều có giới hạn. Chừng nào trí tuệ có thể mường tượng ra sự thật là bạn có thể làm được điều gì, bạn có thể làm được điều đó - miễn là bạn thực sự tin tưởng 100%" Arnold Schwarzenegger "Nhìn lên các vì sao, và đôi chân bạn đặt trên mặt đất" Theodore Roosevelt "Không ai quan tâm tới việc bạn biết bao nhiêu, cho tới khi họ biết bạn quan tâm nhiều tới mức nào". Theodore Roosevelt "Mọi người muốn biết về sự khác nhau giữa một lãnh đạo và một ông chủ. Lãnh đạo là người dẫn đường, ông chủ là người điều khiển". Theodore Roosevelt "Vì vậy, những người Mỹ của tôi, đừng hỏi đất nước có thể làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn có thể làm gì cho đất nước mình". John F. Kennedy "Trước khi thập kỷ này trôi qua, tôi tin rằng đất nước này nên cam kết vào việc đạt được mục tiêu về việc đưa một người lên mặt trăng và đưa anh ta trở về trái đất an toàn". John F. Kennedy K. Minh Theo Berk Decker

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_sai_lam_lon_nhat_cua_lanh_dao_khi_dien_thuyet_phan_cuoi__3518.pdf
Tài liệu liên quan