Một trong những vấn đề hàng đầu có thể thấy ở hầu hết các bài phát
biểu của lãnh đạo (và của mọi người) là sự cứng nhắc tới mức "đờ
cả người". Một trong những lãnh đạo cao cấp thường bị chỉ trích là
Al Gore - cựu Phó Tổng thống Mỹ. Nếu như ông cởi mở hơn và biểu
cảm hơn trong khi giao tiếp, ông có thể đã trở thành Tổng thống.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 5 sai lầm lớn nhất của lãnh đạo khi diễn thuyết ( phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 sai lầm lớn nhất của
lãnh đạo khi diễn
thuyết (phần 2)
Một trong những vấn đề hàng đầu có thể thấy ở hầu hết các bài phát
biểu của lãnh đạo (và của mọi người) là sự cứng nhắc tới mức "đờ
cả người". Một trong những lãnh đạo cao cấp thường bị chỉ trích là
Al Gore - cựu Phó Tổng thống Mỹ. Nếu như ông cởi mở hơn và biểu
cảm hơn trong khi giao tiếp, ông có thể đã trở thành Tổng thống.
Lỗi thứ ba: Quá cứng nhắc
Chúng ta nhìn thấy thường xuyên một lãnh đạo đặt cả hai tay vào bục
(cho rảnh nợ) mỗi khi phải phát biểu. Điều này không tốt chút nào.
Trước nhất, tại sao các lãnh đạo lại đặt tay như vậy (hoặc có vẻ làm như
vậy)? Họ là nhà lãnh đạo, và họ không nên căng thẳng trong mọi trường
hợp. Vậy, tại sao họ không thể hiện sức sống, nhiệt tình và sự sôi nổi về
thông điệp của họ?
Việc giao tiếp luôn có sức sống, nhưng quá nhiều người mất đi sự tự
nhiên và diễn cảm vào thời điểm quan trọng nhất - khi mà phát biểu
trước hàng trăm hay hàng ngàn người. Họ nhấn mạnh vào nội dung, và
nghĩ rằng: "Nếu tôi nói mọi người sẽ nghe". Vấn đề không phải như vậy.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Albert Mehrabian, khi bạn đưa ra một
thông điệp đầy mâu thuẫn, mọi người sẽ tin tưởng vào những gì họ nhìn
thấy và nghe được, chứ không đặt nhiều niềm tin vào những gì bạn nói.
Những nghiên cứu và kinh nghiệm đều đi đến kết luận: hãy bày tỏ sự
nhiệt tình của bạn!
Vấn đề chính yếu trong cách hành xử của lãnh đạo khi phát biểu đó là họ
không:
- Di chuyển
- Cử chỉ
- Cười
Cần phải làm gì:
Trước tiên là phải học (cũng giống như một vận động viên điền kinh).
Nếu như một lãnh đạo có thể nghĩ giống như một vận động viên điền
kinh, họ có thể tạo ra một thói quen là "luôn ở vị trí sẵn sàng". Đôi chân
của bạn, cũng giống như của vận động viên điền kinh, luôn sẵn sàng để
di chuyển. Nếu bạn tiến về phía trước, bạn muốn tiến về phía trước, cả
về mặt thể chất và tâm lý. Sau đó, bạn có thể rời khỏi cái bục mà bạn
đang đứng, và di chuyển xung quanh căn phòng. Một cách hoàn toàn tự
nhiên. Đừng có đứng "đóng đinh" và "đờ người" ra tại một vị trí duy
nhất.
Hãy để đôi tay làm việc. Vấn đề ở chỗ, chúng ta có xu hướng có các cử
chỉ biểu lộ sự căng thẳng và chúng ta cảm thấy thoải mái với các cử chỉ
đó. Đừng để sự thoải mái đó của bạn trở thành chỉ dẫn, hãy giúp cho
khán thính giả trở nên hài lòng với bạn khi bạn biểu lộ sự tự tin và chắc
chắn trong các cử chỉ.
Tỏa sáng. Hãy nhìn vào nụ cười - nó có sức ảnh hưởng to lớn không
kém gì hàng triệu USD.
Tự ghi hình. Chúng ta phải nhìn thấy bản thân mình để biết được thực sự
thì chúng ta xuất hiện trong bộ dạng như thế nào, và nhìn thấy cả những
điểm mạnh cũng như điểm yếu. Các lãnh đạo thường nhẩm lại nội dung
của bài diễn văn, nhưng chỉ có vài người "sáng suốt" mới diễn tập các kỹ
năng về mặt cử chỉ. Giống như các vận động viên điền kinh chuyên
nghiệp, họ cần phải luyện tập liên tục và liên tục, có sự hướng dẫn và
phản hồi. Đặc biệt là các video phản hồi.
Hãy quan sát các thay đổi trong cử chỉ.
Lỗi thứ tư: Lãnh đạo không thường xuyên sáng tạo
Tất cả chúng ta đều quá bận rộn, và càng leo lên các nấc thang cao hơn,
càng nhiều người đặt gánh nặng lên đôi vai của chúng ta. Do đó, các
lãnh đạo thường xuyên bận rộn - nhưng đó là cuộc sống, và không có lý
do gì để không thực hiện một trong các chức năng quan trọng nhất của
họ - là tạo ra truyền thông. Lãnh đạo không chỉ tạo ra một tầm nhìn và
văn hóa, mà còn khuyến khích một môi trường của sự sáng tạo trong tổ
chức của họ. (Bài học này cũng có thể áp dụng cho tất cả chúng ta).
Vấn đề số 1: Các lãnh đạo bị mắc vào cách nghĩ hàn lâm truyền thống,
tư duy phân tích và theo tuyến. Các con số và sự kiện, sức ép tài chính,
các nhiệm vụ và quyết định, mọi người gây sức ép về các quyết định.
Giải pháp cho vấn đề số 1:
Mở rộng tư duy vượt ra khỏi vùng "dễ chịu" của bạn - tự "công não"
trước các vấn đề. Không may thay, chúng ta hiếm khi được dạy về "công
não" tại trường học, và điều đó không thể đủ cho công việc sau này.
Dưới đây là 3 nguyên tắc của việc "công não"
- Số lượng không phải là chất lượng
- Đặt ra một giới hạn thời gian từ 3-5 phút để "ép" đầu óc sáng tạo thật
nhanh chóng
- Không biên tập trước - hãy để cho các ý tưởng "tấn công" lẫn nhau
Thật là kinh ngạc khi mà bạn có thể đặt ra vấn đề thảo luận trong một
thời gian ngắn, và có những ý tưởng mà bạn sẽ không bao giờ nghĩ ra
theo một cách truyền thống của việc "sáng tạo". "Công não" cũng ngăn
ngừa được các rào cản của những thư ký (và rào cản của việc tạo ra
thông điệp).
Vấn đề số 2:
Các bài diễn văn của lãnh đạo luôn do những người khác viết nên. Điểm
then chốt ở đây chính là, lãnh đạo (và tất cả chúng ta) phải tạo ra các
"điểm nhấn" khi khơi dậy sự say mê của chúng ta nếu như chúng ta
muốn trở thành đáng tin cậy và hiệu quả.
Giải pháp cho vấn đề số 2:
Luôn tạo ra các thông điệp và sử dụng các ý tưởng của riêng bạn. Hãy
nghĩ tới các câu chuyện, và các nguyên tắc mới về SHARP(*) xung
quanh những thứ quan trọng đối với tầm nhìn và quyết định của tổ chức.
Liên tục tạo ra ý tưởng. Ghi vào một cuốn sổ các câu chuyện cười.
Vấn đề số 3:
Với một số ít ngoại lệ, các tổ chức càng lớn, thì tư duy quan liêu lại càng
nặng nề. Và bóp nghẹt sự sáng tạo ra các ý tưởng mới. Và quá nhiều
lãnh đạo đang dẫn dắt cả một bộ máy quan liêu, được bảo hộ bởi những
cấp dưới tại nơi mà công việc (và khả năng tồn tại) thực sự diễn ra.
Giải pháp cho vấn đề số 3:
Chỉ đạo nhiệm vụ sáng tạo. Tạo động lực cho mọi người sáng tạo liên
tục. Dưới đây là gợi ý về một số cách thức:
- Giảm bớt các cuộc họp không cần thiết
- Chủ trương "công não" trong các cuộc họp thường xuyên
- Có các cuộc họp bất thường ở bên ngoài
- Tạo ra một nếp nghĩ mới khi trả lời cho câu hỏi: "đó có phải là cái tốt
nhất mà chúng ta có thể làm?"
- Sáng tạo theo mẫu hình, chứ không phải là quan liêu
Chúng ta nghĩ tới Steve Jobs(*) - nhà truyền thông xuất sắc nhất của
năm 2005 vì nhiều lý do, nhưng một điều khác mà chúng ta không đề
cập tới đó là, Jobs luôn là người truyền cảm hứng cho người khác để
vươn lên các tầm cao mới trong sáng tạo khi nói: "Đây là phiên bản cuối
cùng của bạn?". Điều đó không có nghĩa là anh ta sẽ dễ dàng hơn trong
việc xem xét các vấn đề, nhưng nó sẽ khiến cho mọi người tìm kiếm giải
pháp mới hơn, sáng tạo hơn, tốt nhất và đầy sáng kiến trước khi họ mang
tới cho anh ta. Bài học là ở đó.
K. Minh
Theo Berk Decker
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_sai_lam_lon_nhat_cua_lanh_dao_khi_dien_thuyet_phan_2__5997.pdf