5 kinh nghiệm cân bằng của những người làm sếp

Là sếp, không ai dám nói rằng mình rảnh, như thế chả hóa

công ty không ăn nên làm ra, không phát triển? Nhưng nếu

suốt ngày chỉ bù đầu với công việc, công việc trộn stress

triền miên, nhân viên cũng sẽ không thể trụ lâu. Sếp bạn đã

làm gì để có thể cân bằng cuộc sống, tạo nên một không khí

tuy ệt vời nơi công sở? Đây là những kinh nghiệm của một

bạn đọc Thể thao Hàng hiệu đã gửi đến làm phong phú hơn

các chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm, chắc chắn, bạn có thể

tham khảo, cho dù bạ có thể chỉ sắp làm sếp!

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu 5 kinh nghiệm cân bằng của những người làm sếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 kinh nghiệm cân bằng của những người làm sếp Là sếp, không ai dám nói rằng mình rảnh, như thế chả hóa công ty không ăn nên làm ra, không phát triển? Nhưng nếu suốt ngày chỉ bù đầu với công việc, công việc trộn stress triền miên, nhân viên cũng sẽ không thể trụ lâu. Sếp bạn đã làm gì để có thể cân bằng cuộc sống, tạo nên một không khí tuyệt vời nơi công sở? Đây là những kinh nghiệm của một bạn đọc Thể thao Hàng hiệu đã gửi đến làm phong phú hơn các chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm, chắc chắn, bạn có thể tham khảo, cho dù bạ có thể chỉ sắp làm sếp! Tin cậy và giao việc cho người khác Sếp thường cầu toàn. Và hình như ông sếp nào cũng thích như vậy. Công việc đạt hiệu quả tối đa, nhân viên quy củ và các kế hoạch được thực hiện chính xác với hiệu quả cao. Sếp nào chả mong muốn thế. Nhưng cầu toàn mà không biết chọn người, không tin cậy để giao việc điều hành từng mảng, thì chắc chắn công ty sẽ chỉ phát triển ở tầm thấp. Hãy tưởng tượng, sếp làm sao có đủ thời gian để tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận về ý tưởng của một mẫu quảng cáo sản phẩm mới, đọc từng phần chi tiết của kế hoạch truyền thông hay xem các kế hoạch đón tiếp khách trong hội nghị khách hàng. Sẽ có từng người thích hợp, phụ trách từng bộ phận, có thể kiểm soát chi tiết tốt hơn hẳn sếp. Tin cậy, giao việc hoàn toàn đúng người, là điều kiện tiên quyết để người đứng đầu có thể lãnh đạo công ty một cách hiệu quả nhất. Tựa như một thuyền trưởng, sẽ lèo lái con tàu tốt hơn, khi ông ta không phải làm cả công việc của thủy thủ và hoa tiêu. Lập kế hoạch tài chính chủ động Khi sếp loay hoay bị động với ngân sách thiếu hụt của công ty, lương tháng của nhân viên vẫn còn treo đó, stress có cơ hội tấn công mạnh nhất. Căng thắng sẽ tăng lên nhiều lần, khi cùng lúc các kế hoạch marketing hay PR cần được duyệt. Nếu luôn chủ động và giải quyết nhanh gọn những khoản chi kể cả bất thường, sếp sẽ ít khi chịu áp lực về tài chính. Lúc nào nhân viên cũng sẽ thấy sếp có thể lắng nghe và truyền đạt đều tốt như nhau. Làm gì để luôn đạt thế chủ động về tài chính, sếp sẽ là người biết rõ hơn cả giám đốc tài chính của công ty. Cổ phần, luôn là phương pháp thông minh và phổ biến nhất. Vay vốn ngân hàng với các kế hoạch kinh doanh khả thi... cũng là một lựa chọn không lạ. Sống lành mạnh và biết chăm sóc bản thân Các nhân viên sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn khi gặp sếp tươi tỉnh, chỉn chu và tràn đầy sinh lực. Hãy tưởng tượng, ngày đẹp mà phải nhìn thấy sếp hốc hác, nhợt nhạt, xốc xếch sau những bữa nhậu quên sầu từ đêm trước hay mệt mỏi, ủ rũ vào cuối buổi chiều…chả có gì hay! “Chiều nay, chuẩn bị giày, tôi với cậu làm vài vòng quanh sân vận động…”, nghe sếp rủ thế, là đã thấy khỏe khoắn và yêu đời. Chăm tập thể thao, quần áo, trang trọng và lịch lãm, sếp thấy hài lòng với bản thân thì nhân viên cũng dễ chịu, tin cậy và làm việc thoải mái hơn. Hài hước đúng lúc và vừa đủ Hài hước cũng giống như một chút muối trong nồi súp, quá tay thì mặn, mà chưa đủ thì nhạt. Hài hước làm cho không khí trở nên dễ chịu hơn, người ta tiếp nhận những lời phê bình dễ dàng hơn, và sếp hài hước sẽ dễ làm cho không khí trong công sở bớt căng thẳng, hiệu quả làm việc cao trông thấy. Nhân viên tin cậy, gần gũi với các sếp hài hước hơn là những người cau có, khó chịu đương nhiên là vậy. Nhưng hài hước mà vẫn nghiêm túc, không chỉ là khả năng bẩm sinh của các sếp, mà còn là nghệ thuật lãnh đạo mà bạn có thể tham khảo từ những người có kinh nghiệm. Hài hước không đúng chỗ, sẽ làm cho ranh giới cần thiết giữa sếp và nhân viên mất đi. Nguy cơ “cá đối bằng đầu” sẽ làm cho đối tác hoặc người xung quanh nhìn nhận công ty bạn “thiếu chuyên nghiệp”. Lạc quan và tự tin Các nhân viên là những người làm việc cùng sếp, trực tiếp thực thi những ý tưởng và kế hoạch của công ty, nên hơn ai hết họ hiểu sâu sát tình hình kinh doanh, kế hoạch phát triển sẽ có bao nhiêu phần trăm thành công. Tầm nhìn của sếp rộng, bao quát và xa hơn nhưng nhân viên và các báo cáo hàng ngày, hàng tuần của anh ta chính là cơ sở để những lạc quan và tự tin của sếp trở nên không hoang tưởng. Nhưng nhân viên, cũng sẽ hết sức tin cậy và ngưỡng mộ người lãnh đạo biết lạc quan một cách có cơ sở, họ nói rằng: "Sếp tôi có tầm nhìn xa". Sự lạc quan và tự tin, luôn cần thiết cho mỗi người, đặc biệt, khi người đó ở vị trí lãnh đạo vì nó luôn có khả năng lan truyền cho mỗi người trong ê-kíp của anh ta. Sự lạc quan sẽ giúp cho áp lực của người bận rộn trở nên nhẹ nhàng hơn, cân bằng hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_kinh_nghiem_can_bang_cua_nhung_nguoi_lam_sep_7569.pdf
  • pdf5_sai_lam_de_gap_cua_sep_moi_7586.pdf
Tài liệu liên quan