Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của sodium hypochlorite 3% lên độ vi cứng của ngà chân răng sau 1 giờ
tiếp xúc tại hai vị trí cách thành ống tủy 100 μm và cách thành ống tủy 1000 μm.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân đã đóng chóp,
bảo quản trong nước muối sinh lý trước giai đoạn thử nghiệm. Cắt bỏ thân răng theo chiều ngang ở tiếp nối men
‐ xê măng vuông góc với trục răng. Ống tủy được làm sạch, tạo dạng và giai đoạn này bơm rửa bằng nước cất.
Mỗi chân răng được chôn trong một khuôn nhựa tự cứng hình trụ. Đo độ vi cứng của ngà chân răng bằng máy
đo độ vi cứng Vicker. Các mẫu được bơm rửa bằng sodium hypochlorite 3% trong vòng 1 giờ và độ vi cứng của
ngà chân răng được đo tại hai vị trí 1 và 2 vào trước giai đoạn bơm rửa và sau khi bơm rửa đối với mỗi mẫu. Vị
trí 1: cách thành ống tủy 100 μm. Vị trí 2: cách thành ống tủy 1000 μm. Ghi nhận kết quả đo của mỗi mẫu. Phép
kiểm t để đánh giá sự khác biệt độ vi cứng giữa hai lần đo trước và sau khi bơm rửa và khác biệt giữa hai vị trí
trong cùng một nhóm.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 5 đánh giá ảnh hưởng của dung dịch bơm rửa sodium hypochlorite 3% lên độ vi cứng của ngà chân răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 293
5 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG DỊCH BƠM RỬA SODIUM
HYPOCHLORITE 3% LÊN ĐỘ VI CỨNG CỦA NGÀ CHÂN RĂNG
Lê Thị Hương*, Phạm Văn Khoa*, Huỳnh Thị Thùy Trang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của sodium hypochlorite 3% lên độ vi cứng của ngà chân răng sau 1 giờ
tiếp xúc tại hai vị trí cách thành ống tủy 100 μm và cách thành ống tủy 1000 μm.
Phương pháp: Nghiên cứu in vitro được thực hiện trên 20 răng cối nhỏ vĩnh viễn một chân đã đóng chóp,
bảo quản trong nước muối sinh lý trước giai đoạn thử nghiệm. Cắt bỏ thân răng theo chiều ngang ở tiếp nối men
‐ xê măng vuông góc với trục răng. Ống tủy được làm sạch, tạo dạng và giai đoạn này bơm rửa bằng nước cất.
Mỗi chân răng được chôn trong một khuôn nhựa tự cứng hình trụ. Đo độ vi cứng của ngà chân răng bằng máy
đo độ vi cứng Vicker. Các mẫu được bơm rửa bằng sodium hypochlorite 3% trong vòng 1 giờ và độ vi cứng của
ngà chân răng được đo tại hai vị trí 1 và 2 vào trước giai đoạn bơm rửa và sau khi bơm rửa đối với mỗi mẫu. Vị
trí 1: cách thành ống tủy 100 μm. Vị trí 2: cách thành ống tủy 1000 μm. Ghi nhận kết quả đo của mỗi mẫu. Phép
kiểm t để đánh giá sự khác biệt độ vi cứng giữa hai lần đo trước và sau khi bơm rửa và khác biệt giữa hai vị trí
trong cùng một nhóm.
Kết quả: Ở vị trí cách thành ống tủy 100 μm, độ vi cứng trung bình của ngà chân răng trước khi bơm rửa
là 28,6 ± 5,6 VHN và sau khi bơm rửa là 26,4 ± 4,7 VHN. Vị trí cách thành ống tủy 1000 μm, độ vi cứng trung
bình của ngà chân răng trước khi bơm rửa là 57,7 ± 10,1 VHN và sau khi bơm rửa 52,8 ± 4,9 VHN. Độ vi cứng
trung bình của ngà chân răng giảm đáng kể sau khi bơm rửa với sodium hypochlorite 3% ở cả hai vị trí cách
thành ống tủy 100 μm (p = 0,02) và vị trí cách thành ống tủy 1000 μm (p = 0,01). Đánh giá mức độ giảm độ vi
cứng của ngà chân răng giữa hai vị trí này sau bơm rửa khác nhau không có ý nghĩa (p < 0,05).
Kết luận: Độ vi cứng của ngà chân răng giảm đáng kể sau khi bơm rửa với dung dịch sodium hypochlorite
3% trong 1 giờ ở cả hai vị trí khảo sát. Mức độ giảm độ vi cứng của ngà chân răng sau khi bơm rửa sodium
hypochlorite 3% giữa vị trí 100 μm và 1000 μm khác nhau không có ý nghĩa.
Từ khóa: bơm rửa, sodium hypochlorite, độ vi cứng
ABSTRACT
THE EFFECT OF 3% SODIUM HYPOCHLORITE ON MICROHARDNESS OF ROOT DENTINE
Le Thi Huong, Pham Van Khoa, Huynh Thi Thuy Trang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 293 ‐ 297
Objective: The purpose of this study was to investigate the effect of one hour exposure of 3% sodium
hypochlorite on dentine micro‐hardness.
Methods: A total of 20 single – rooted premolar extracted human teeth were selected. These teeth were
previously extracted for orthodontic reasons and were preserved in sterile water.
Teeth were fully developed and with closed apecies. All teeth selected were free from cracks, caries and
restorations in the root region. The crowns of the teeth were removed at the CEJ. The root canal was cleaned and
shaped and roots were embedded in acrylic resin. After polishing the coronal surface of each section,
microhardness was measured using Vickers Microhardness Tester (Karl Frank Microhardness Tester, Germany)
* Bộ môn Chữa răng‐nội nha, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Hương ĐT: 0982057489 Email: lehuong7489@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 294
at a distance of 100 μm and 1000 μm from the root canal lumen. Speciments were then irrigated with 3% sodium
hypochlorite for one hour and microhardness was measured again.
Results: The median dentine microhardness values in any root after irrigation with 3% sodium hypochlorite
solution were significantly lower than the values taken before irrigation (p<0.05). Lower Vickers microhardness
values were obtained at 100 μm compared with 1000 μm from the pulp space in all groups, without significant
difference (p>0.05).
Conclusion: It could be concluded that 3% NaOCl solutions significantly reduced the microhardness of root
canal dentin at100μm and 1000μm from the pulp‐dentin interface.
Key words: irrigation, sodium hypochlorite, microhardness.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sodium hypochlorite là chất bơm rửa phổ
biến nhất trong điều trị nội nha với ưu điểm nổi
bật là khả năng hòa tan mô tủy và thành phần
hữu cơ trong lớp mùn(4). Chính vì sự thông dụng
của dung dịch sodium hypochlorite mà đã có
nhiều nghiên cứu xem xét các khía cạnh khác
nhau của việc sử dụng sodium hypochlorite
trong nội nha, trong đó có cả ảnh hưởng của
sodium hypochlorite đối với cấu trúc mô ngà.
Độ cứng là một trong những tính chất cơ
bản của vật liệu và có liên quan đến các tính
chất cơ học khác của vật liệu nói chung. Câu
hỏi đặt ra là dung dịch bơm rửa sodium
hypochlorite có ảnh hưởng đến độ vi cứng của
ngà răng hay không?
Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch bơm rửa
sodium hypochlorite 3% trên độ vi cứng của ngà
chân răng sau 1 giờ tác động” với những mục
tiêu sau:
1. So sánh độ vi cứng của ngà chân răng
trước và sau bơm rửa với sodium hypochlorite
3% trong vòng 1 giờ tại vị trí cách thành ống tủy
100 μm.
2. So sánh độ vi cứng của ngà chân răng
trước và sau bơm rửa với sodium hypochlorite
3% trong vòng 1 giờ tại vị trí cách thành ống tủy
1000 μm.
3. Đánh giá mức độ thay đổi độ vi cứng
ngà chân răng giữa hai vị trí 100 μm và 1000
μm sau khi bơm rửa với sodium hypochlorite
3% trong 1 giờ.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
20 răng cối nhỏ một chân với lỗ chóp đóng
hoàn toàn, nhổ vì lý do chỉnh hình. Các răng
được lựa chọn không có các vết nứt, sâu răng và
phục hồi ở vùng chân răng. Sau khi nhổ các răng
được rửa sạch và ngâm trong dung dịch nước
muối sinh lý cho đến khi tiến hành nghiên cứu.
Xử lý mẫu
Làm sạch răng bằng cây cạo vôi tay. Cắt bỏ
thân răng ở tiếp nối men ‐ xê măng. Loại bỏ mô
tủy và sửa soạn ống tủy theo phương pháp bước
lùi tới trâm dũa số 80. Bơm rửa bằng nước cất
với mỗi lần thay trâm. Bít kín lỗ chóp bằng
composite.
Hình 1: Mẫu chân răng vùi trong nhựa tự cứng
Sau đó, cố định răng trong khối nhựa
(Hình 1). Trộn nhựa tự cứng và đổ vào khuôn
tròn cho đến khi bao phủ hoàn toàn phần chân
răng. Đánh số các mẫu từ 1 tới 20. Bề mặt cắt
của mỗi chân răng được làm nhẵn bằng giấy
nhám chịu nước với độ mịn tăng dần để loại
bỏ các vết trầy xước.
Phương tiện đo độ vi cứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 295
Phương pháp đo: sử dụng phương pháp đo
độ vi cứng Vickers.
Thiết bị đo: máy đo chuyên dụng Karl Frank
Microhardness Tester 35836, Germany tại Trung
tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
3, số 7 đường 1, Khu Công Nghiệp 1, Biên Hòa,
Đồng Nai.
Quan sát trên màn hình hiển thị có độ phóng
đại X40 để ghi nhận kết quả.
Vị trí đo: đo độ vi cứng tại 2 vị trí trên mỗi
bề mặt tại 2 vùng T và S.(Hình 2).
Hình 2: Vị trí đo độ vi cứng trên mẫu chân răng.
‐ Vùng T được đo trước khi bơm rửa ống
tủy.
‐ Vùng S được đo sau khi bơm rửa ống tủy.
‐ Vị trí 1: cách thành ống tủy 100 μm (giá trị
đo ở mỗi vị trí là giá trị trung bình của 3 điểm
cách đều thành ống tủy 100 μm ở vùng T hoặc
vùng S).
‐ Vị trí 2: cách thành ống tủy 1000 μm (giá trị
đo ở mỗi vị trí là giá trị trung bình của 3 điểm
cách đều thành ống tủy 1000 μm ở vùng T hoặc
vùng S).
Quy trình thử nghiệm
Lau khô ống tủy bằng côn giấy.
Đo độ vi cứng lần 1 ‐ trước khi bơm rửa ống
tủy với sodium hypochlorite 3% tại hai vị trí 1 và
2 của vùng T.
Bề mặt cắt của mỗi chân được dán một
miếng giấy dán không thấm nước, dùng dao mổ
khoét lỗ ở giữa vừa khít với lỗ ống tủy (để đảm
bảo dung dịch bơm rửa chỉ hiện diện trong lòng
ống tủy).
Ống tủy được bơm đầy dung dịch sodium
hypochlorite 3% để trong thời gian 1 giờ.
Lau khô ống tủy bằng côn giấy.
Thực hiện đo độ vi cứng lần thứ 2 ‐ sau khi
bơm rửa ống tủy với sodium hypochlorite 3% tại
hai vị trí 1 và 2 của vùng S.
Mỗi lần đo, đầu đo được đặt thẳng góc 900
tiếp xúc với bề mặt ngà của mẫu tại các vị trí cần
đo với một lực đo 300 g trong khoảng thời gian
10 giây.
Ghi nhận kết quả trên màn hình hiển thị.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Độ vi cứng trung bình của ngà chân răng
trước và sau bơm rửa ở vị trí cách thành ống tủy 100
μm và cách thành ống tủy 1000 μm
Vị trí Cách thành ống tủy 100 µm
Cách thành ống tủy
1000 µm
Trước khi bơm
rửa 28,6 ± 5,6 57,7 ± 10,1
Sau khi bơm
rửa 26,4 ± 4,7 52,8 ± 4,9
P 0,002* 0,001*
Đơn vị tính: VHN
Phép kiểm t
* khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Ở hai vị trí khảo sát trong thử nghiệm, độ vi
cứng của ngà chân răng được ghi nhận, sử dụng
phép kiểm t nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa từng cặp nhóm:
‐Độ vi cứng ngà chân răng giảm có ý nghĩa ở
sau bơm rửa với sodium hypochlorite 3% ở vị trí
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 296
cách thành ống tủy 100 μm (p = 0,002).
‐Độ vi cứng ngà chân răng giảm có ý nghĩa ở
sau bơm rửa với sodium hypochlorite 3% ở vị trí
cách thành ống tủy 1000 μm (p = 0,001).
Bảng 2: Độ vi cứng của ngà chân răng giữa hai vị trí
của mỗi mẫu thử nghiệm
Trước bơm rửa Sau bơm rửa
Vị trí cách thành ống tủy
100 µm ( TB ± ĐLC) 28,6 ± 5,6 26,4 ± 4,7
Vị trí cách thành ống tủy
1000 µm (TB ± ĐLC) 57,7 ± 10,1 52,8 ± 4,9
p 0,198 0,06
Đơn vị tính: VHN
Phép kiểm t
Khảo sát độ vi cứng tại hai vị trí 100 μm và
1000 μm của mỗi mẫu chân răng. Kết quả cho
thấy ngà chân răng ở vị trí cách thành ống tủy
100 μm (gần thành ống tủy) có độ vi cứng thấp
hơn so với ngà chân răng tại vị trí cách thành
ống tủy 1000 μm (xa thành ống tủy). Phép kiểm
t không cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa về độ vi
cứng của hai vị trí khảo sát này (p > 0,05).
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
NaOCl 3% làm giảm độ vi cứng của ngà chân
răng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
một số tác giả trên thế giới như Saleh và Ettman
(1999)(4), Oliveira (2007)(5). Al‐Weshah (2010,
2012)(1,2).
Từ các nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng
dung dịch NaOCl ở các nồng độ và thời gian
khảo sát khác nhau đều làm giảm độ vi cứng
của ngà chân răng. Trong nghiên cứu của chúng
tôi thời gian khảo sát là 1 giờ cũng cho kết quả
tương tự.
Sự giảm đáng kể độ vi cứng của ngà sau
bơm rửa NaOCl chỉ ra khả năng ảnh hưởng tới
thành phần cấu trúc của ngà chân răng. Driscool
(2000) cho thấy sự mất mô ngà sau khi ngâm
trong NaOCl 5%, Dogan và Qualt (2001) xác
định sự thay đổi mô khoáng hóa của ngà sau khi
sử dụng NaOCl 2,5%(3). Baumgartner và Mader
(1992) cho rằng NaOCl có thể bộc lộ các chất vô
cơ, là chất mà có thể ngăn việc hòa tan mô ngà
và có thể hòa tan thành phần hữu cơ của mô ngà
[2]. Tác động NaOCl đối với ngà răng được giải
thích ra sao? Ngà răng có thành phần chính là
collagen, chủ yếu là collagen I và các ống ngà
hầu như là tạo bởi thành phần collagen. Sự thâm
nhập của dung dịch bơm rửa vào ống ngà, ảnh
hưởng lên collagen ống ngà làm cho thành phần
hữu cơ của ngà răng bị thay đổi(7,8). NaOCl có thể
bẻ gãy chuỗi peptide dài, clo hóa nhóm cuối
protein, chia N ‐ chloramines thành nhiều mảnh
khác nhau. Do đó, dung dịch sodium
hypochlorite có thể ảnh hưởng đến tính chất cơ
học của ngà răng bằng việc ảnh hưởng tới các
thành phần hữu cơ của ngà(5).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngà ở vị
trí cách thành ống tủy 100 μm (ngà gần thành
ống tủy) có độ vi cứng thấp hơn vị trí cách thành
ống tủy 1000 μm (ngà xa thành ống tủy) ở cả hai
nhóm thử nghiệm: nhóm trước bơm rửa và
nhóm sau bơm rửa NaOCl 3%. Nhưng khác biệt
này không có ý nghĩa (p > 0,05). Kết quả này
cũng phù hợp với các nghiên cứu khác như
Slutzky‐Goldberg (2002, 2004)(7,8), Oliveira
(2007)(5) và Al‐Weshah (2010, 2012)(1,2).
Ghi nhận này góp phần khẳng định lại phát
hiện trước đây chỉ ra rằng độ vi cứng của ngà có
liên quan tới vị trí của ngà và giá trị này giảm
dần khi khảo sát ở ngà gần buồng tủy [2]. Điều
này có thể giải thích do sự khác nhau về mật độ
và đường kính các ống ngà giữa ngà gần buồng
tủy và ngà xa buồng tủy. Mật độ ống ngà giảm
dần từ tủy răng tới tiếp nối men ‐ xê măng, hay
càng gần buồng tủy mật độ ống ngà càng cao.
Trong khi đó, đường kính ống ngà giảm dần từ
trong ra ngoài ứng với các đường kính của các
đuôi nguyên bào ngà ở vùng ngà gần tủy là 1 ‐ 3
μm và ở ngà xa buồng tủy 0,5 ‐ 1 μm(2). Điều đó
tạo cho ống ngà có hình dạng tượng trưng là
hình tam giác với đỉnh ở tiếp nối men ‐ xê măng,
đáy ở vùng gần buồng tủy. Sự gia tăng số lượng
ống ngà và mở rộng đường kính ống ngà vùng
gần tủy cung cấp sự kháng lại lực đo kém hơn(2).
Cho nên, ngà bên trong xốp và “mềm” hơn ngà
bên ngoài.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 297
Trong nghiên cứu này, trước giai đoạn bơm
rửa, bề mặt phía cổ răng của mỗi mẫu được che
phủ bằng một băng dính không thấm nước.
Băng dính này đảm bảo cho dung dịch bơm rửa
chỉ khuếch tán trong lòng ống tủy mà không
tiếp xúc trực tiếp ngà bề mặt cắt ở cổ răng và còn
giúp tránh trầy xước bề mặt ngà do đầu kim
bơm rửa. Trong khi đó, nếu thay băng dính
bằng vécni sẽ gặp nhiều bất lợi do khó loại bỏ
hoàn toàn véc ni và dung acetone trên bề mặt
ngà răng có thể gây mất nước mô ngà và có thể
ảnh hưởng tới độ vi cứng của ngà răng(1,2). Việc
kiểm soát rò rỉ của băng dính đã được Saleh
(1999) chứng minh qua nghiên cứu với mực in
Ấn Độ nhận thấy là kiểm soát tốt hơn so với véc
ni(2).
Đối với quy trình nghiên cứu, nghiên cứu
của chúng tôi, mỗi mẫu được kiểm tra trước và
sau khi bơm rửa. Bằng cách này, mỗi mẫu được
sử dụng như là nhóm chứng cho riêng mình.
Điều này có thuận lợi là giảm thiểu sự sai biệt do
thay đổi cấu trúc của từng răng và thiết lập một
cơ sở hợp lý cho đánh giá sau này.
Trong điều trị nội nha, sodium hypochlorite
là một dung dịch bơm rửa thông dụng, phổ biến
với nhiều ưu điểm so với các dung dịch khác, vì
thế, đánh giá ảnh hưởng của dung dịch bơm rửa
này trên ngà răng là cần thiết để khảo sát những
yếu tố bất lợi có thể xảy ra trên răng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
sự giảm có ý nghĩa độ vi cứng của ngà chân
răng ở cả hai vị trí cách 100 μm và cách thành
ống tủy 1000 μm sau khi bơm rửa với NaOCl 3%
trong thời gian 1 giờ. Mặc dù tác dụng làm mềm
tương đối của tác nhân bơm rửa lên thành ngà
của ống tủy có thể có lợi ích lâm sàng bởi vì cho
phép việc sửa soạn ống tủy nhanh chóng hơn,
nhưng những thay đổi này ảnh hưởng đến độ vi
cứng của ngà chân răng. Ảnh hưởng của sodium
hypochlorite lên độ vi cứng của ngà răng được
thấy ở nghiên cứu của chúng tôi và nhiều
nghiên cứu khác trên thế giới. Qua đó, các nhà
lâm sàng cần lưu ý thời gian tiếp xúc tối thiểu và
giảm nồng độ sodium hypochlorite để hạn chế
những tác dụng không mong muốn.
KẾT LUẬN
Độ vi cứng của ngà chân răng giảm đáng kể
sau khi bơm rửa với dung dịch sodium
hypochlorite 3% trong 1 giờ ở cả hai vị trí khảo
sát. Mức độ giảm độ vi cứng của ngà chân răng
sau khi bơm rửa sodium hypochlorite 3% giữa
vị trí 100 μm và 1000 μm khác nhau không có ý
nghĩa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al‐Weshah M, Hammad M (2012), ʺThe in vitro effect of two
different concentrations of Sodium hypochlorite on dentine
hardnessʺ, J of Royal Medical services, 19(2): 69 ‐ 75.
2. Al‐Weshah M, Hammad M, (2010) ʺEffect of 5.25% sodium
hypochlorite on root dentine microhardness.ʺ J of Royal
Medical services 17: 55 ‐ 61.
3. Ari H, Erdemir A, Belli S (2004), ʺ Evaluation of the effect of
endodontic irrigation solution on microhardness and the
roughness of root canal dentinʺ, J Endod 30: 792 ‐ 795.
4. Mohammadi Z, (2008) ʺSodium hypochlorite in endodontics:
Update review.ʺ International Dental Journal, 58(6): 329 ‐ 341.
5. Oliveira LD, Carvalho CA, et al (2007), ʺEffect of
chlorhexidine and sodium hypochlorite on the microhardness
of root canal dentinʺ, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral
Radiol Endod, 104 (4): 125 ‐ 127.
6. Saleh AA,Ettman WM (1999), ʺEffect of endodontic irrigation
solutions on microhardness of root canal dentineʺ, Journal of
Dentistry 27:43 ‐ 46.
7. Slutzky‐Goldberg I, Liberman R, Heling I (2002), ʺThe effect
of instrumentation with two different file types, each with
2,5% NaOCl irrigation on the microhardness of root dentinʺ, J
Endod, 28: 311 ‐ 312.
8. Slutzky‐Goldberg I, Maree M, Liberman R, et al, (2004) ʺEffect
of sodium hypochlorite on dentin microhardness.ʺ J Endod 30:
880 ‐ 882.
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 293_122.pdf