5 chướng ngại vật khiến lãnh đạo “ngã ngựa”

Ai ở cương vị lãnh đạo cũng muốn mình "yên thân, ấm chỗ", nhưng

vẫn có tham vọng thăng tiến cao hơn. Bất chấp tất cả những nỗ lực

ấy, nhiều người vẫn phải từ bỏ vị trí của mình.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 5 chướng ngại vật khiến lãnh đạo “ngã ngựa”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 chướng ngại vật khiến lãnh đạo “ngã ngựa” Ai ở cương vị lãnh đạo cũng muốn mình "yên thân, ấm chỗ", nhưng vẫn có tham vọng thăng tiến cao hơn. Bất chấp tất cả những nỗ lực ấy, nhiều người vẫn phải từ bỏ vị trí của mình... 1. Cải cách quá vội vã Cải cách là một công việc đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ càng cũng như một tầm nhìn thực sự, điều này không mấy dễ dàng với những người vừa bước vào địa hạt quản lý. Những biện pháp đưa ra không có những nghiên cứu kỹ càng cũng như sẽ làm xáo trộn cả một hệ thống. Không nên đưa ra những cải cách thay đổi hoàn toàn cơ cấu quản lý sản xuất. Mọi công việc cần có nền tảng, sự nóng vội luôn đưa đến những kết cục không hay. Vì thế trước khi vào cương vị mới bạn cần có sự tìm hiểu kỹ càng cơ cấu của tổ chức, tìm hiểu về cấp dưới. Cải cách phải đi liền với dân chủ, đặc biệt là tránh xa sự dân chủ nửa vời. Khi bạn có một định hướng nào đó, hãy đưa ra để cả tập thể bàn bạc và sẵn sàng chuẩn bị cho những ý kiến phản biện. Một điểm đáng chú ý khác là bạn nên dành sự tôn trọng nhất định cho những nhân vật được những nhân viên của bạn tôn trọng. Những người này có thể không phải là lãnh đạo chính thức nhưng tiếng nói của họ lại có những tác động lớn đến tập thể của bạn. Đừng vội vã làm giảm ảnh hưởng của họ bằng sự lật đổ hay hạ thấp uy tín, hợp tác vẫn là hơn. 2. Phê bình quá nhiều mà không đưa ra những ý kiến xây dựng Công việc thường xuyên mà nhiều “sếp” tự mặc định cho mình là luôn theo sát và phê bình những biểu hiện của cấp dưới. Nhưng điểm dở nhất của các sếp cũng là việc chỉ biết phê bình mà không chỉ ra cho nhân viên cách cần phải thay đổi như thế nào. Các sếp đề cao tinh thần hợp tác và khả năng khơi gợi, thúc đẩy nhân viên sáng tạo. Việc bạn tàn nhẫn vùi dập cấp dưới chỉ khiến cho hình ảnh của bạn dễ lung lay trong mắt nhân viên và bất lực trong công tác chuyên môn. 3. Phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, cư xử thiếu tình người Việc thiếu chuyên nghiệp trong phong cách lãnh đạo thể hiện ở nhiều khía cạnh: không phân công công việc hợp lý, thúc ép nhân viên không có động viên, khích lệ, không thông cảm đến khó khăn của nhân viên, không ghi nhận cố gắng của nhân viên... Ngoài ra việc bạn không kiềm chế được cảm xúc của cá nhân cũng rất nguy hại: thiên vị hay trù dập đều tạo nên một không khí đố kỵ, căng thẳng của tổ chức của bạn. 4. Công việc không phân biệt nặng nhẹ, khẩn cấp hay trì hoãn Nhận việc từ cấp trên một cách bừa bãi không dựa trên tình hình thực tế khiến cho nhân viên của bạn luôn trong trạng thái bị động. Thậm chí ngay bản thân bạn cũng không có bảng thời gian chi tiết để tiến hành việc gì làm trước, việc gì làm sau, việc gì cần ưu tiên hoàn thành trước. Tất cả những biểu hiện này đều thể hiện năng lực quản lý của bạn có vấn đề và sớm hay muộn cấp trên của bạn cũng nhận ra rằng nên có sự thay đổi. 5. Làm việc không có kế hoạch dài hạn Tầm nhìn là một nhân tố không thể thiếu được của người lãnh đạo. Thế nên việc bạn không đưa ra được những kế hoạch khả thi trong vài năm tới thì sẽ thực sự là nguy hiểm cho vị trí của bạn. Phát triển tổ chức của bạn không chỉ theo những gì mà cấp trên giao cho bạn, bạn cần phải có những phương hướng phát triển và củng cố riêng. Hãy thực tế một chút, mục tiêu cao nhất là lợi nhuận cho tổ chức của bạn và đảm bảo cho lợi nhuận đó được chia công bằng. Bạn sẽ có nguy cơ phải rời khỏi vị trí bởi chính cấp dưới nếu như việc vẫn chạy đều mà “lương thưởng vẫn thế!” Mỹ Trang Theo Tạp chí lãnh đạo Trung Quốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_chuong_ngai_vat_khien_lanh_dao_nga_ngua__3688.pdf
  • pdf5_nguyen_tac_cho_viec_lanh_dao_1344.pdf
Tài liệu liên quan