Bài 1:Tâm đi xe đạp từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, Tâm chợt nhớ mình quên
đem theo hộp chì màu. Tâm vộ i trở về lấy và đi ngay đến trường. Do đó thời gian
chuyển động của Tâm lần này bằng 1,5 lần thời gian Tâm đi từ nhà đến trường khi
không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe khôngđáng kể và Tâm luô n
chuyển động với vận tốc không đổ i. T ính quãng đường từ nhà Tâm đến trường và thời
gian Tâm đi từ nhà đến trường nếu không quên hộp chì màu.
35 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1791 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu 450 bài tập vật lý 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐỘNG HỌC
Bài 1: Tâm đi xe đạp từ nhà đến trường. Khi đi được 6 phút, Tâm chợt nhớ mình quên
đem theo hộp chì màu. Tâm vội trở về lấy và đi ngay đến trường. Do đó thời gian
chuyển động của Tâm lần này bằng 1,5 lần thời gian Tâm đi từ nhà đến trường khi
không quên hộp chì màu. Biết thời gian lên hoặc xuống xe khôngđáng kể và Tâm luôn
chuyển động với vận tốc không đổi. Tính quãng đường từ nhà Tâm đến trường và thời
gian Tâm đi từ nhà đến trường nếu không quên hộp chì màu.
Bài 2: Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Nếu đi liên tục không nghỉ
thì sau 2h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi
mới đi t iếp. Hỏi ở quãng đường sau, người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để kịp đến
B.
Bài 3: Một người đi mô tô toàn quãng đường dài 60km. Lúc đầu, người này dự định đi
với vận tốc 30km/h. Nhưng sau khi đi được1/4 quãng đường, người này muốn đến nơi
sớm hơn 30ph. Hỏi ở quãng đường sau người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu?
Bài 4: Tâm dự định đi thăm một người bạn cách nhà mình 19km bằng xe đạp. Chú Tâm
bảo Tâm chớ 15 phút và dùng mô tô đèo Tâm với vận tốc 40km/h. Sau khi đi được 15
phút, xe hư phải chờ sửa xe trong 30 ph.Sau đó chú Tâm và Tâm t iếp tục đi với vận tốc
10m/s. Tâm đến nhà ban sớm hơn dự định đi xe đạp là 15 phút. Hỏi nếu đi xe đạp thì
Tâm đi với vận tốc bao nhiêu?
Bài 5: Một người đi xe mô tô từ A đến B để đưa người thứ hai từ B về A. Người thứ
hai đến nơi hẹn B sớm hơn 55 phút nên đi bộ (với vận tốc 4km/h) về phía A. Giữa
đường hai người gặp nhau và thứ nhất đưa người thứ hai đến A sớm hơn dự định 10
phút (so với trường hợp hai người đi mô tô từ B về A). Tính:
1. Quãng đường người thứ hai đã đi bộ
2. Vận tốc của người đi xe mô tô.
Bài 6: An và Bình cùng chuyển động từ A đến B (AB = 6km).An chuyển động với vận
tốc v1= 12km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút.
1. Tìm vận tốc chuyển động của Bình.
2. Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với vận tốc bao nhiêu ?
Bài 7: Một người đi từ A đến B với vận tốc v1= 12km/h.Nếu người đó tăng vận tốc
thêm 3km/h thì đến nơi sớm hơn 1h.
1. Tìm quãng đường AB vừ thời gian dự định đi từ A đến B.
2. Ban đầu người đó đi với vận tốc v1= 12km/h được quãng đường s1 thì xe bị hư phải
sửa chữa mất 15 phút.Do đó trong quãng đường còn lại người ấy đi với vận tốc v2=
15km/h thì đến nơi vẫn sớm hơn dự định 30 ph.Tìm quãng đường s1 .
Bài 8: Một người đi bộ khởi hành từ C đi đến B với vận tốc v1 = 5km/h. Sau khi đi
được 2h, người ấy ngồi nghỉ 30 phút rồi đi tiếp về B. Một người khác đi xe đạp khởi
hành từ A (AB > CB và C nằm giữa AB) cùng đi về B với vận tốc v2 = 15km/h nhưng
khởi hành sau người đi bộ 1h.
1. Tính quãng đường AC và CB. Biết cả hai người đến B cùng lúc và khi người đi bộ
bắt đầu ngồi nghỉ thìngười đi xe đạp đã đi được ¾ quãng đường AC.
2. Để gặp người đi bộ tại chỗ ngồi nghỉ người đi xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu
?
Bài 9: Lúc 6h20ph hai bạn chở nhau đi học bằng xe đạp với vận tốc v1 = 12km/h. Sau
khi đi được 10 phút,một bạn chợt nhớ mình bỏ quên b út ở nhà nên quay lại và đuổi
theo với vận tốc như cũ.Trong lúc đó bạn thứ hai t iếp tục đi bộ đến trường với vận tốc
v2 = 6km/h và hai bạn đến trường cùng một lúc.
1. Hai bạn đến trường lúc mấy giờ? Muộn học hay đúng giờ?Biết 7h vào học.
2. Tính quãng đường từ nhà đến trường.
3. Để đến nơi đúng giờ học, bạn quay về bằng xe đạp phải đi với vận tốc bao nhiêu ?
Hai bạn gặp lại nhaulúc mấy giờ và cách trường bao xa (để từ đó chở nhau đến trường
đúng giờ) ?
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài 10: Mỗi ngày, ô tô thứ nhất khởi hành từ A lúc 6h đi về B, ô tô thứ hai khởi hành
từ B lúc 7h đi về A và hai xe gặp nhau lúc 9h.Một hôm, ô tô thứ nhất khởi hành trễ hơn
2h nên hai xe gặp nhau lúc 9h48ph.Hỏi mỗi ngày, 2 ô tô đến nơi (A và B) lúc mấy giờ
? Biết vận tốc của mỗi xe không đổi.
Bài 11: Giang và Huệ cùng đứng một nơi trên một chiệc cầu AB = s và cách đầu cầu
một khoảng s’ = 50m.Lúc Tâm vừa dến một nơi cách đầu cầu A một quãng bằng s thì
Giang và Huệ bắt đầu đi hai hướng ngượcnhau. Giang đi về phía Tâm và Tâm gặp
Giang ở đầu cầu A, gặp Huệ ở đầu cầu B. Biết vận tốc của Giang bằng nửa vận tốc của
Huệ. Tính s.
Bài 12: Lúc 6h sáng, một người khởi hành từ A chuyển động thẳng đều với vận tốc
20km/h.
1. Viết phương trình chuyển động.
2. Sau khi chuyển động 30ph, người đó ở đâu ?
3. Người đó cách A 30km lúc mấy giờ ?
Bài 13: Lúc 7h sáng người thứ nhất khởi hành từ A về B với vận tốc 40km/h. Cùng lúc
đó người thứ hai đi từ B về A với vận tốc 60km/h. Biết AB = 100km.
1. Viết phương trình chuyển động của 2 người trên.
2. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ ? Ở đâu ? Khi gặp nhau mỗi người đã đi được
quãng đường là bao nhiêu ?
Bài 14: Lúc 7h, một người đang ở A chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h đuổi
theo một người ở B đang chuyển động với vận tốc 5m/s. Biết AB = 18km.
1. Viết phương trình chuyển động của hai người.
2. Người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ ? ở đâu ?
Bài 15 : Lúc 7h, một người đi bộ khởi hành từ A đi về B với vận tốc 4km/h. Lúc 9h,
một người đi xe đạpcũng xuất phát thừ A đi về B với vận tốc 12km/h.
1. Viết phương trình chuyển động của hai người.
2. Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2km.
Bài 16: Lúc 6h, xe thứ nhất chuyển động đều từ A về C. Đến 6h30ph, xe thứ hai đi từ
B về C với cùng vậntốc xe thứ nhất.(Hình 1)Lúc 7h, một xe thứ ba đi từ A về C. Xe thứ
ba gặp xe thứ nhất lúc 9h và gặp xe thứ hai lúc 9h30ph. Biết AB= 30km.Tìm vận tốc
mỗi xe. (Giải bằng cách lập phương trình chuyển động.)
Bài 17: Giải lại câu 2 của bài 13 bằng phương pháp đồ thị.
Bài 18 : Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả như hình vẽ.(Hình 2)1. Hãy nêu
đặc điểm chuyển động của mỗi xe.2. Xe thứ hai chuyển động với vận tốc bao nhiêu thì
có thể gặp được xe thứ nhất hai lần.
Bài 19: Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả trên hình vẽ.1. Hãy nêu đặc
điểm chuyển động của hai xe.2. Tình thời điểm hai xe gặp nhau, lúc đó mỗi xe đi được
quãng đường là bao nhiêu ?(Hình 3)
Bài 20: Xét hai xe chuyển động có đồ thị như bài 19.
1. Hãy cho biết khi xe thứ nhất đã đến B thì xe thứ hai còn cách A bao nhiêu kilômét ?
2. Để xe thứ hai gặp xe thứ nhất lúc đó dừng lại thì xe thứ hai phải chuyển động với
vận tốc bao nhiêu ?
Bài 21: Cho đồ thị chuyển động của hai xe được mô tả trên hình vẽ.
1. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của hai xe.
2. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.(Hình 4)
Bài 22: Xét hai chuyển động có đồ thị như bài 21.
1. Để xe thứ hai gặp xe thứ nhất bắt đầu chuyển động sau khi dừng lại thì vận tốc của
xe hai là bao nhiêu ?
2. Vận tốc xe hai phải là bao nhiêu thì nó gặp xe thứ nhất hai lần ?
3. Tính vận tốc trung bình của xe thứ nhất cả quãng đường đi và về.
Bài 23: Cho đồ thị chuyển động của ba xe được mô tả trên hình vẽ.
1. Hãy nêu đặc điểm chuyển động của ba xe.
2. Xác định thời điểm và vị trí các xe gặp nhau.(Hình 5)
Bài 24: Xét ba chuyển động của ba xe có đồ thị như bài 23.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
1. Để xe 1 và xe 2 có thể gặp xe 3 lúc xe 3 dừng lại thì vận tốc xe 1 và xe 2 là bao
nhiêu ?
2. Xe 1 và xe 2 cùng lúc gặp xe 3 (Khi xe 3 đang dừng lại) lúc mấy giờ ? Vận tốc xe 1
và xe 2 là bao nhiêu ?Biết khi này vận tốc xe 2 bằng 2,5 lần vận tốc xe 1.
Bài 25: Một người đi bộ khởi hành từ A với vận tốc 5km/h để đi về B với AB = 20km.
Người này cứ đi 1 h lại dừng lại nghỉ 30ph.
1. Hỏi sau bao lâu thì người đó đến B và đã dừng lại nghỉ bao nhiêu lần2. Một người
khác đi xe đạp từ B về A với vận tốc 20km/h, khởi hành cùng lúc với người đi bộ. Sau
khi đếnA rồi lại quay về B với vận tốc cũ, rồi lại t iếp tục quay trở lại A. Hỏi trong quá
trình đi từ A đến B, người đi bộ gặp người đi xe đạp mấy lần ? Lúc gặp nhau người đi
bộ đang đi hay dừng lại nghỉ ? Các thời điểm và vị trí gặp nhau ?
Bài 26: Một người đi bộ khởi hành từ trạm xe buýt A với vận tốc v1 = 5km/h về B cách
A 10km. Cùng khởi hành vớingười đi bộ tại A, có một xe buýt chuyển động về B với
vận tốc v2 = 20km/h. Sau khi đi được nửa đường,người đi bộ dừng lại 30ph rồi đi t iếp
đến B với vận tốc cũ.
1. Có bao nhiêu xe buýt đuổi kịp người đi bộ ? (Không kể xe khởi hành cùng lúc tại A
và biết mỗi chuyến xe buýt khởi hành từ A về B cách nhau 30ph.)
2. Để chỉ gặp 2 xe buýt (không kể xe tại A) thì người ấy phải đi không nghỉ với vận tốc
như thế nào ?
Bài 27: Trên một đường thẳng có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi. Nếu
đi ngược chiều thì sau 15ph,khoảng cách giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều thì
sau 30ph, khoảng cách giữa hai xe thay đổi 10km. Tính vận tốc của mỗi xe. (Chỉ xét
bài toán trước lúc hai xe có thể gặp nhau.)
Bài 28: Trên một đường thẳng, có hai xe chuyển động đều với vận tốc không đổi. Xe 1
chuyển động với vận tốc35km/h. Nếu đi ngược chiều nhau thì sau 30ph, khoảng cách
giữa hai xe giảm 25km. Nếu đi cùng chiều nhauthì sau bao lâu khoảng cách giữa chúng
thay đổi 5km ?
Bài 29: Một hành khách ngồi trong một đoàn tầu hoả chuyển động đều với vận tốc
36km/h, nhìn qua cửa sổ thấy mộtđoàn tàu thứ hai dài l = 250m chạy song song, ngược
chiều và đi qua trước mặt mình hết 10s.
1. Tìm vận tốc đoàn tàu thứ hai.
2. Nếu đoàn tàu thứ hai chuyển động cùng chiều với đoàn tàu thứ nhất thì người hành
khách trên xe sẽ thấyđoàn tàu thứ hai đi qua trước mặt mình trong bao lâu ?
Bài 30: Hai người đều khởi hành cùng một lúc. Người thứ nhất khởi hành từ A với vận
tốc v1 , người thứ hai khởihành từ B với vận tốc v2 (v2 < v1 ). Biết AB = 20 km. Nếu
hai người đi ngược chiều nhau thì sau 12 phút họ gặp nhau. Nếu hai người đi cùng
chiều nhau thì sau 1h người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai. Tính vận tốc của mỗi
người.
Bài 31: Đoàn tàu thứ nhất có chiều dài 900m chuyển động đều với vận tốc 36km/h.
Đoàn tàu thứ hai có chiều dài 600m chuyển động đều với vận tốc 20m/s song song với
đoàn tàu thứ nhất. Hỏi thời gian mà một hành khách ở đoàn tàu này nhìn thấy đoàn tàu
kia đi qua trước mặt mình là bao nhiêu ? Giải bài toán trong hai trường hợp:
1. Hai tàu chạy cùng chiều.
2. Hai tàu chạy ngược chiều.
Bài 32: Một chiếc canô đi từ A đến B xuôi dòng nước mất thời gian t1 , đi từ B trở về
A ngược dòng nước mất thờigian t2 . Nếu canô tắt máy và trôi theo dòng nước thì nó đi
từ A đến B mất thời gian bao nhiêu ?
Bài 33: Một thuyền đi từ A đến B (với s = AB = 6km) mất thời gian 1h rồi lại đi từ B
trở về A mất 1h30ph. Biết vận tốc của thuyền so với nước và vận tốc của nước so với
bờ không đổi. Hỏi:
1. Nước chảy theo chiều nào ?
2. Vận tốc thuyền so với nước và vận tốc nước so với bờ ?
Bài 34: Trong bài 33, muốn thời gian đi từ B trở về A cũng là 1h thì vận tốc của
thuyền so với nước phải tăng thêm bao nhiêu so với trường hợp đi từ A đến B.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài 35: Một thuyền máy dự định đi xuôi dòng từ A đến B rồi lại quay về A. Biết vận
tốc của thuyền so với nước là 15km/h, vận tốc của nước so với bờ là 3km/h và AB = s
= 18km.
1. Tính thời gian chuyển động của thuyền.
2. Tuy nhiên, trên đường quay về A, thuyền bị hỏng máy và sau 24h thì sửa xong. Tính
thời gian chuyển động của thuyền.
Bài 36: Một chiếc thuyền xuôi dòng từ A đến B, rồi ngược dòng từ B về A hết
2h30ph.Biết rằng vận tốc thuyền khi xuôi dòng là v1 = 18km/h và khi ngược dòng là v2
= 12km/h. Tính khoảng cách AB, vận tốc của dòng nước, thời gian xuôi dòng và thời
gian ngược dòng.
Bài 37: Trong bài 36, trước khi thuyền khởi hành 30ph, có một chiếc bè trôi theo dòng
nước qua A. Tìm thời điểm các lần thuyền và bè gặp nhau và t ính khoảng cách từ nơi
gặp nhau đến A.
Bài 38: Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng trệt lên lầu (khách đứng yên trên
thang) mất thời gian 1 phút. Nếu thang chạy mà khách bước lên đều thì mất thời gian
40s. Hỏi nếu thang ngừng thì khách phải đi lên trong thời gian bao lâu ? Biết vận tốc
của khách so với thang không đổi.
Bài 39: Một người đi trên thang cuốn. Lần đầu khi đi hết thang người đó bước được n1
= 50 bậc. Lần thứ hai đi vớivận tốc gấp đôi theo cùng hướng lúc đầu, khi đi hết thang
người đó bước được n2 = 60 bậc. Nếu thang nằm yên, người đó bước bao nhiêu bậc khi
đi hết thang?
Bài 40: Một người lái xuồng dự định mở máy cho xuồng chạy ngang một con sông rộng
240m theo phương vuông góc với bờ sông. Nhưng do nước chảy nên xuồng bị trôi theo
dòng nước và sang đến bờ bên kia tại điểm cách bến dự định 180m và mất thời gian 1
phút. Xác định vận tốc của xuồng so với bờ sông.
Bài 41: Từ A, hai ô tô chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau với vận tốc 60km/h
và 80km/h. t ính vận tốc củaô tô thứ nhất đối với ô tô thứ hai.
Bài 42: Một người đi từ A đến B. Nửa đoạn đường đầu, người đó đi với vân tốc v1 ,
nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2 , quãng đường cuối cùng đi vớivận tốc v3 . Tính
vận tốc trung bình của người đó trên cả quãngđường.
Bài 43: Hai xe ô tô cùng khởi hành từ A đến B, AB có chiều dài s. Ô tô thứ nhất đi nửa
quãng đường đầu với vận tốc v1 và đi quãng đường sau với vận tốc v2 . Ô tô thứ hai đi
với vận tốc v1 trong nửa thời gian đầu và vận tốc v2 trong nửa thời gian sau. Tính vận
tốc trung bình của mỗi ô tô trên cả quãng đường.
Bài 44: Có hai ô tô chuyển động giống như Bài 43. Hỏi:
1. Ô tô nào đến B trước và đến trước bao nhiêu lâu?
2. Khi một trong hai ô tô đã đến B thì ô tô còn lại cách B một quãng b ao
nhiêu?
Bài 45: Một ô tô khởi hành từ A đi đến B. Trên nửa quãng đường đầu, ô tô đi với vân
tốc v1 = 30km/h, nửa quãngđường sau ô tô đi với vận tốc v2 . Vận tốc trung bình trên
cả quãng đường là 37,5 km/h.
1. Tính vận tốc v2.
2. Nếu nửa thời gian (cần thiết đi từ A đến B) ô tô đi với vận tốc v1, nửa thời gian còn
lại ô tô đi với vận tốc v2 thì vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường là bao
nhiêu?
Bài 46: Hai ô tô cùng khởi hành từ A để đi đến B. Ô tô thứ nhất đi nửa quãng đường
với vận tốc v1 = 20km/h và đi nửa quãng đường sau với vận tốc v2 . Ô tô thứ hai đi với
vận tốc vv trong nửa thời gian đầu và vân tốc v2 trongnửa thời gian sau. Tính v2
để khi một ô tô đã đi đến B thì ô tô còn lại mới đi nửa quãng đường.
Bài 47: Một vật chuyển động trên một quãng đường AB. Ở đoạn đường đầu AC, vật
chuyển động với vân tốc trung bình là vtb1= V1. Trong đoạn đường CB còn lại, vật
chuyển động với vận tốc trung bình vtb2 = V2. Tìm điều kiện để vận tốc trung bình trên
cả quãng đường AB bằng trung bình cộng của hai vận tốc trung bình trên.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài 48: Một xe ô tô rời bến chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 20s đạt vận tốc
18km/h. Tìm gia tốc của ô tô.
Bài 49: Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9km/h thì hãm phanh và chuyển động
chậm đần đều với gia tốc 0,5m/s2. Hỏi kể từ lúc bắt đầu hãm phanh thì sau bao lâu xe
dừng hẳn ?
Bài 50: Một xe chuyển động biến đổi đều với gia tốc 0,25m/s2. Hỏi trong thời gian bao
lâu thì vận tốc tăng từ18km/h tới 72km/h.
Bài 51: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chạy chậm dần
đều với gia tốc 2,5m/s2.
1. Lập công thức t ính vận tốc tức thời.
2. Tính thời gian để xe dừng hẳn kể từ lúc hãm phanh.
3. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian.
Bài 52: Cho đồ thị vận tốc 2 ô tô như hình vẽ.
1. Xác định loại chuyển động. Lập công thức tính vận tốc.
2. ý nghĩa giao điểm của hai đồ thị.(Hình 6)
Bài 53: Hãy vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ đồ thị vận tốc thời gian của hai vật chuyển
động thẳng biến đổi đều theo chiều dương trong trường hợp sau:- Vật một chuyển động
thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 và vận tốc đầu 36 km/h.- Vật một chuyển động
thẳng chậm dần đều với gia tốc 0,8m/s2 và vận tốc đầu 15 m/s. Dùng đồ thị hãy xác
định sau bao lâu hai vật có vận tốc bằng nhau và bằng bao nhiêu ?
Bài 54: Đồ thị vận tốc - thời gian của một vật chuyển động như sau: (H.7)
1. Nêu tính chất chuyển động của mỗi giai đoạn.
2. Lập phương trình vận tốc cho mỗi giai đoạn.(Hình 7)
Bài 55: Phương trình vận tốc của một vật chuyển động là vt = 5 + 2t (m/s). Hãy t ìm
phương trình t ính đường đi trong chuyển động đó.
Bài 56: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều và qua A với vận tốc v1 , qua B với
vận tốc v2. Tính vận tốc trung bình của vật khi chuyển động giữa hai điểm A vàB.
Bài 57: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều như
sau: x = 5 - 2t + 0,25t2 (với x tính bằng mét và t tính bằng giây)Hãy viết phương
trình vận tốc và phương t rình đường đi của chuyển động này.
Bài 58: Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu. Trong giây thứ
ba kể từ lúc bắt đầu chuyểnđộng, xe đi được 5m. Tính gia tốc và quãng đường xe đi
được sau 10s.
Bài 59: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và đi
được quãng đường s trong t giây.Tính thời gian đi ¾ đoạn đường cuối.
Bài 60: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc v0, gia tốc a. Sau khi đi
được quãng đường 10m thì có vận tốc 5m/s, đi thêm quãng đường 37,5m thì vận tốc
10m/s. Tính v0 và a.
Bài 61: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tăng tốc chuyển động thẳng
nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2 và sau khi đi quãng đường s kể từ lúc tăng tốc, ô tô
có vận tốc 20m/s. Tính thời gian ô tô chuyển động trên quãng đường s và chiều dài
quãng đường s ?
Bài 62: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều qua A với vận tốc vA và đi đến B
mất thời gian 4s. Sau đó 2s, vật đến được C. Tính vA và gia tốc của vật. Biết AB =
36m, BC = 30m.
Bài 63: Một vật chuyển động nhanh dần đều đi được những đoạn đường 15m và 33m
trong hai khoảng thời gian lien t iếp bằng nhau là 3s. Xác định vận tốc ban đầu và gia
tốc của vật.
Bài 64: Chứng tỏ rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu,
quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên t iếp tỷ lệ với các số
lẻ liên t iếp 1, 3, 5, 7...
Bài 65: Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động nhanh dần đều với vận tốc 2m/s2
và đi được quãng đường 100m. Hãy chia quãng đường đó ra làm 2 phần sao cho vật đi
được hai phần đó trong khoảng thời gian bằng nhau.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài 66: Một ô tô khởi hành từ O chuyển động thẳng biến đổi đều. Khi qua A và B, ô tô
có vận tốc lần lượt là 8m/s và 12m/s. Gia tốc của ô tô là 2m/s. Tính:
1. Thời gian ô tô đi trên đoạn AB.
2. Khoảng cách từ A đến B, từ O đến A.
Bài 67: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động như
sau: x = 25 + 2t + t2. Với x tính bằng mét và t tình bằng giây.
1. Hãy cho biết vận tốc đầu, gia tốc và toạ độ ban đầu của vật.
2. Hãy viết phương trình đường đi và phương trình vận tốc của vật.
3. Lúc t = 3s, vật có tọa độ và vận tốc là bao nhiêu ?
Bài 68: Một vật chuyển động thẳng biên đổi đều với phương trình chuyển động là:
x = 30 - 10t + 0,25t2 với x t ính bằng mét và thời gian t ính bằng giây.Hỏi lúc t = 30s vật
có vận tốc là bao nhiêu ? Biết rằng trong quá trình chuyển động vật không đổi chiều
chuyển động.
Bài 69: Giải lại bài toán trên, biết rằng trong quá trình chuyển động vật có đổi chiều
chuyển động. Lúc t = 30s, vật đã đi được quãng đường là bao nhiêu ?
Bài 70: Một xe bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5m/s2 đúng lúc
một xe thứ hai chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h vượt qua nó. Hỏi khi xe thứ
nhất đuổi kịp xe thứ hai thì nó đã đi được quãng đường và có vận tốc bao nhiêu ?
Bài 71: Một xe bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên và đi
hết kilômét thứ nhất vận tốc của nó tăng lên được 10m/s. Tính xem sau khi đi hết
kilômét thứ hai vận tốc của nó tăng thêm được một lượng là bao nhiêu ?
Bài 72: Một xe bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên.
Trong 1km đầu tiên có gia tốc a1 và cuối đoạn đường này nó có vận tốc 36km/h. Trong
1km kế t iếp xe có gia tốc là a2, và trong 1km này vận tốc tăng thêm được 5m/s. So sánh
a1 và a2.
Bài 73: Một ô tô bắt đầu khởi hành từ A chuyển động thẳng nhanh dần đều về B với
gia tốc 0,5m/s2. Cùng lúc đó một xe thứ hai đi qua B cách A 125m với vận tốc 18km/h,
chuyển động thẳng nhanh dần đều về phía A với gia tốc 30cm/s2. Tìm:
1. Vị trí hai xe gặp nhau và vận tốc của mỗi xe lúc đó.
2. Quãng đường mà mỗi xe đi được kể từ lúc ô tô khởi hành từ A.
Bài 74: Một thang máy chuyển động như sau:
Giai đoạn 1: Chuyển động thẳng nhanh dần đều, không vận tốc đầu, với gia tốc 1m/s2
trong thời gian 4s.
Giai đoạn 2: Trong 8s sau đó, nó chuyển động đều với vận tốc đạt được sau 4s đầu.
Giai đoạn 3: 2s sau cùng, nó chuyển động chậm dần đều và dừng lại.Tính quãng đường
mà nó đa đi được và vẽ đồ thị vận tốc của chuyển động này.
Bài 75: Sau 20s, một ô tô giảm vận tốc từ 72km/h đến 36km/h, sau đó nó chuyển động
đều trong thời gian 0,5ph,cuối cùng nó chuyển động chậm dần đều và đi thêm được
40m thì dừng lại.
1. Tính gia tốc trên mỗi giai đoạn.
2. Lập công thức t ính vận tốc ở mỗi giai đoạn.
3. Vẽ đồ thị vận tốc diễn tả cả quá trình chuyển động của ô tô.
4. Tính vận tốc trung bình trên toàn bộ quãng đường đó.
Bài 76: Một vật chuyển động trên đoạn thẳng AB = 300m. Vật bắt đầu chuyển động
không vận tốc đầu tại A vàchuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2m/s2, tiếp theo
chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1m/s và dừnglại tại B.
1. Tính thời gian đi hết đoạn AB.
2. Xác định vị trí của C trên AB mà tại đó vật bắt đầu chuyển động chậm dần đều.
Bài 77: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động thẳng
là: x = 20t + 4t2 với x t ính bằng cm và t ính bằng s.
1. Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ t1= 2s đến t2= 5s và vận tốc
trung bình trong khoảng thời gian này.
2. Tính vận tốc của vật lúc t1= 2s.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Bài 78: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều, khởi hành lúc t = 0 tại điểm A có tọa
độ xA= -5m đi theo chiều dương với vận tốc 4m/s. Khi đến gốc tọa độ O, vận tốc vật là
6m/s. Tính:
1. Gia tốc của chuyển động.
2. Thời điểm và vận tốc của vật lúc qua điểm B có tọa độ 16m.
Bài 79: Hai vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên đường thẳng AB và ngược chiều
nhau. Khi vật một qua A nó có vận tốc 6m/s và sau 6s kể từ lúc qua A nó cách A 90m.
Lúc vật một qua A thì vật hai qua B với vận tốc 9m/s, chuyển động chậm dần đều với
gia tốc 3m/s2. Viết phương trình chuyển động của hai vật và tính thờiđiểm chúng gặp
nhau. Giải bài toán trong hai trường hợp:
1. AB = 30m
2. AB = 150m.
Biết trong quá trình chuyển động, hai vật không đổi chiều chuyển động.
Bài 80: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có:Khi t1= 2s thì x1= 5cm và v1=
4cm/s .Khi t2= 5s thì v2= 16cm/s
1. Viết phương trình chuyển động của vật.
2. Xác định thời điểm mà vật đổi chiều chuyển động và vị trí của vật lúc này.
Bài 81: Lúc t = 0, một thang máy khởi hành từ mặt đất không vận tốc đầu để đi lên
theo đường thẳng đứng tới đỉnh một tháp cao 250m. Lúc đầu thang có chuyển động
nhanh dần đều và đạt được vận tốc 20m/s sau khi đi được50m. Kế đó thang máy chuyển
động đều trong quãng đường 100m và cuối cùng thang máy chuyển động chậm dần đều
và dừng lại ở đỉnh tháp. Viết phương trình chuyển động của thang máy trong ba giai
đoạn.
Bài 82: Một người đứng ở sân ga nhìn đoàn tàu chuyển bánh nhanh dần đều. Toa (1) đi
qua trước mặt người ấy trong t giây. Hỏi toa thứ n đi qua trước mặt người ấy trong bao
lâu ?
Bài 83: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a từ trạng thái đứng yên
và đi được quãng đường s trong thời gian t. Hãy t ính:
1. Thời gian vật đi hết 1m đầu tiên.
2. Thời gian vật đi hết 1m cuối cùng.
Bài 84: Một người đứng ở sân ga nhìn một đoàn tàu chuyển động chậm dần đều qua
trước mặt. Người này thấy toa thứ nhất qua trước mặt mình trong thời gian 5s, toa thứ
hai trong 45s. Khi đoàn tàu dừng lại thì đầu toa thứ nhất cách người ấy 75m. Tính gia
tốc của đoàn tàu.
Bài 85: Hai xe cùng khởi hành từ A chuyển động thẳng về B. Sau 2h thì cả hai xe cùng
đến B một lúc.Xe thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 45km/h. Xe thứ hai đi
trên quãng đường AB không vận tốcđầu và chuyển động biến đổi đều.Xác định thời
điểm mà ở đó hai xe có vận tốc bằng nhau.
Bài 86: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc của
vật khi vừa khi vừa chạm đất.Lấy g = 10m/s2.
Bài 87: người ta thả rơi tự do hai vật A và B ở cùng một độ cao. Vật B được thả rơi sau
vật A một thời gian là 0,1s. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc thả vật A thì khoảng cách giữa
chúng là 1m. Lấy g = 10m/s2.
Bài 88: Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất.Lấy g = 10m/s2. Tìm:
1. Quãng đường vật rơi được sau 2s
2. Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng.
Bài 89: Một vật rơi tự do tại nơi có g = 10m/s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 450_bai_tap_vl_10_13015.pdf