Đặt vấn đề: Nhằm nâng cao tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn, thời gian sống không bệnh, thời gian sống toàn bộ cho
bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) ph‐, chúng tôi đã áp dụng phác đồ GRAALL 2005 điều trị nhóm
bệnh này.
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân chẩn đoán BCCDL ph‐ từ 10/2009 đến 09/2013 tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học TP HCM được điều trị đầy đủ với phác đồ GRAALL 2005; phương pháp mô tả loạt ca.
Kết quả: 32 bệnh nhân: nam, nữ tham gia điều trị đầy đủ phác đồ, tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn 93%. Thời gian
sống không bệnh trung bình 32 ± 4 tháng, thời gian sống toàn bộ trung bình 36 ± 3 tháng. Tác dụng phụ của
thuốc ở mức có thể kiểm soát được, tỷ lệ tử vong trong điều trị tấn công 6%.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy phác đồ GRAALL 2005 có hiệu quả tốt trên BCCDL ph‐ so với
các phác đồ trước đây.
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 4 hiệu quả phác đồ graall 2005 điều trị bạch cầu cấp dòng lympho người lớn ph (‐), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 242
4 HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ GRAALL 2005 ĐIỀU TRỊ
BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO NGƯỜI LỚN Ph (‐)
Huỳnh Văn Mẫn*, Nguyễn Tấn Bỉnh*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhằm nâng cao tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn, thời gian sống không bệnh, thời gian sống toàn bộ cho
bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) ph‐, chúng tôi đã áp dụng phác đồ GRAALL 2005 điều trị nhóm
bệnh này.
Phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân chẩn đoán BCCDL ph‐ từ 10/2009 đến 09/2013 tại Bệnh viện
Truyền máu Huyết học TP HCM được điều trị đầy đủ với phác đồ GRAALL 2005; phương pháp mô tả loạt ca.
Kết quả: 32 bệnh nhân: nam, nữ tham gia điều trị đầy đủ phác đồ, tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn 93%. Thời gian
sống không bệnh trung bình 32 ± 4 tháng, thời gian sống toàn bộ trung bình 36 ± 3 tháng. Tác dụng phụ của
thuốc ở mức có thể kiểm soát được, tỷ lệ tử vong trong điều trị tấn công 6%.
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy phác đồ GRAALL 2005 có hiệu quả tốt trên BCCDL ph‐ so với
các phác đồ trước đây.
Từ khóa: Bạch cầu cấp dòng lympho Ph(‐), GRAALL 2005
ABSTRACT
TREATMENT OF PHILADELPHIA CHROMOSOME–NEGATIVE ACUTE
LYMPHOCYTIC LEUKEMIA WITH GRAALL 2005 PROTOCOLE
Huynh Van Man, Nguyen Tan Binh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 242 ‐ 246
Objectives: To report the efficacy and safety of GRAALL 2005 protocol in the treatment of patients with ph
chromosome negative acute lymphocytic leukemia (Ph(‐) ALL).
Method and patients: Adult Ph(‐) ALL patient was treated with GRAALL 2005 protocol at Blood
Transfusion and Hematology hospital since October 2009 to September 2013.
Results: Among 32 patients on chemotherapy, their average age was 36 years, the total response rate 93%
following induction chemotherapy and the median overall survival 36 ± 3 months, disease free survival 32 ± 4
months, induction death 6%.
Conclusions: GRAALL 2005 protocol is associated with significantly improved survival rates.
Key words: Ph (‐) ALL, GRAALL 2005 protocol
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết bạch cầu cấp dòng
lympho (BCCDL) người lớn là bệnh máu ác tính
chiếm khoảng 20% các trường hợp bạch cầu cấp
ở người lớn(3,6,7). Trong đó, nhóm Ph‐ có tiên
lượng tốt hơn nhóm Ph+(3,9). Theo Francoise H(4)
điều trị bạch cầu cấp lympho người lớn Ph‐
bằng phác đồ GRAALL 2003 (Group for
Research on Adult Acute Lymphoblastic
Leukemia) cho tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn là 93.5%,
tử vong trong giai đoạn tấn công là 6%, thời gian
sống không bệnh 3,5 năm là 55%, thời gian sống
toàn bộ 3,5 năm là 60%. Phác đồ GRAALL 2005
nhóm ph‐ giống phác đồ GRAALL 2003.Trên cơ
* Bộ môn Huyết học, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: Ths. BS. Huỳnh Văn Mẫn ĐT: 0975449818 Email: huynhvanman@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Huyết Học 243
sở đó, với mục đích nâng cao tỷ lệ lui bệnh hoàn
toàn, thời gian sống không bệnh, thời gian sống
toàn bộ cho bệnh nhân. Chúng tôi đã mạnh dạn
áp dụng phác đồ GRAALL 2005 điều trị bạch
cầu cấp lympho người lớn Ph‐.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bạch cầu
cấp dòng Lympho người lớn ph‐ với phác đồ
GRAALL 2005.
Mục tiêu cụ thể
Đánh giá đặc điểm lâm sàng và sinh học của
bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho người lớn ph (‐).
Xác định hiệu quả điều trị các giai đoạn theo
phác đồ GRAALL 2005.
Đánh giá độc tính và một số biến chứng điều
trị qua các giai đoạn điều trị.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán BCC lympho ph
‐ từ 10/2009 đến 09/2013 tại BV TMHH TP HCM
thỏa các tiêu chuẩn:
‐ Tuổi 15 ‐ 60, chức năng gan, thận, tim, phổi
bình thường: EF >50%.
‐ Không có bệnh lý nội khoa nặng tiến triển.
‐ Bệnh nhân có điều kiện theo dõi trong suốt
qúa trình điều trị.
Tiêu chuẩn loại trừ
‐ Tiền sử có ung thư khác; đã được điều trị
trước đó bởi hóa trị.
‐ Bạch cầu cấp Biphenotype, bạch cầu mãn
dòng tủy chuyển cấp; nữ có thai.
Phương pháp nghiên cứu
Điều trị phác đồ GRAALL 2005 Ph‐.
Giai đoạn tấn công
‐ Prednisone 60 mg/m2 PO (hoặc Solumédrol
48 mg/m2 IV) N1‐N14.
‐ Daunorubicine 50 mg/m2 (truyền TM) N1,
N2, N3, N15, N16.
‐ Vincristine 2 mg (TM) N1, N8, N15, N22.
‐ Cyclophosphamide 750 mg/ m2 truyền TM
(3h) N1, N15.
‐ L‐Asparaginase 6000 UI/m2 (TM) N8, N10,
N12, N20, N22, N24, N26, N28.
‐ Tiêm kênh tủy, G‐ CSF 5μg/kg/ngày bắt
đầu N18 đến khi bạch cầu hạt > 1000/mm3.
Giai đoạn củng cố 1 và 2
BLOC AraC : (BLOC 1 & 4)
Aracytine 2000 mg/m2 /12 giờ TTM (2h)
N1, N2.
Dexamethasone 10 mg/12h uống N1, N2.
L‐Asparaginase 10.000 UI/m2 TM N3.
G‐CSF 300 UI (TDD) N9 ÆN13.
BLOC MTX : (BLOC 2 & 5)
Vincristine 2 mg, TMC N15.
Methotrexate 3000 mg/ m2 TTM 24h N15
dùng với Lederfoline.
6‐Mercartopurine 60 mg /m2 uống N15
ÆN21.
L‐Asparaginase 10.000 UI/m2 TM N16.
G‐CSF 300 UI (TDD) N23ÆN27.
BLOC CPM : (BLOC 3 & 6)
Methotrexate 25mg/ m2 TM N29.
Cyclophosphamide 500 mg/ m2 TM (3h)
N29, N30.
Etoposide (VP‐16) 75mg/ m2 TM N29, N30.
Tiêm kênh tủy (IT) N29.
G‐CSF 300 UI (TDD) N31Æ cho đến khi BC
phục hồi > 1000/mm3.
Giai đoạn tăng cường muộn
Prednisone 60 mg/m2 uống (hoặc
Solumédrol 48 mg/m2 TM) N1ÆN14.
Daunorubicine 30 mg/m2 TTM N1, N2,
N3, N15, N16.
Vincristine 2 mg TMC N1, N8, N15, N22.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 244
Endoxan 750 mg/m² N1, N15.
L‐Asparaginase 6000 UI/m² N10, N12, N20,
N22, N24, N28.
G‐CSF 300 UI (TDD) N18Æ cho đến khi BC
phục hồi > 1000/mm3.
IT (Tiêm kênh tủy) N1, N8
Giai đoạn củng cố 3
BLOC AraC : (như trên)
BLOC MTX : (như trên)
BLOC CPM : (như trên)
Giai đoạn xạ trị
Liều xạ : 18 Gy x 10 (5lần/1 tuần) – tổng liều :
180 Gy
6‐Mercaptopurine: 60mg/ m2 /ngày, uống
trong suốt thời gian xạ trị.
Giai đoạn duy trì
Vincristine 2 mg TMC N1.
Prednisone 40 mg/m2 /ngày (uống) x 7 ngày.
6‐Mercaptopurine 60 mg/m2/ngày uống.
Methotrexate 25 mg/m2 /tuần uống (tuần
2,3,4).
Những bệnh nhân trong nhóm nguy cơ cao
được dị ghép tế bào gốc sau giai đoạn củng cố
nếu có người cho phù hợp HLA và tuổi <55.
Tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá lui bệnh dựa vào tiêu chuẩn của
Hiệp hội chống ung thư quốc tế –UICC/WHO
bằng lâm sàng, huyết‐tủy đồ. Xét nghiệm tồn
lưu tế bào ác tính bằng tế bào dòng chảy.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm vi sinh SPSS 16.0 FOR
WINDOW để xử lý và phân tích số liệu, với độ
tin cậy 95%, ngưỡng P = 0.05 được chọn có ý
nghĩa thống kê. Khảo sát thời gian sống toàn bộ
(OS) và thời gian sống không bệnh (DFS) bằng
test Kaplan‐Meier.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Đặc điểm bệnh nhân
Tổng số 32 bệnh nhân, trong đó 16 nam, 16
nữ. Tuổi trung bình 36 (16‐59). Nồng độ Hb
trung bình 9,0 g/dl (5,5‐13), Số lượng bạch cầu
85 x109/l (1‐302), Số lượng tiểu cầu 61x109/l (10‐
228).
Đặc điểm lâm sàng Số bệnh nhân Tỷ lệ
Thiếu máu 21 66%
Xuất huyết 14 44%
Sốt-nhiễm trùng 24 75%
Gan to 6 19%
Lách to 7 22%
Hạch to 12 38%
U trung thất 11 34%
FAB L1 2 6%
L2 30 94%
Dấu ấn miễn dịch Pre-B 4 12,5%
Common B 17 53%
T-ALL 8 25%
Pre-T 3 9%
Dịch não tủy CNS1 100%
FISH và RT-PCR
t(4;11) và/hoặc MLL-AF4+ 2 6%
t(1;19) và/hoặc E2A-PBX1+ 1 3%
t(12;21) và/hoặc TEL/AML+ 0 0%
Kết quả điều trị
Giai đoạn tấn công
Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn sau tấn công là 93%,
số ngày bạch cầu >1x109/l: 29 ngày, tiểu cầu >
100x109/l: 33 ngày, tử vong trong giai đoạn tấn
công: 2 bệnh nhân (6%).
Tồn lưu tế bào ác tính sau giai đoạn tấn
công: MRD (minimal residual disease) sau giai
đoạn tấn công: 0,001%‐1.74% tùy vào loại LAP
(leukemic associated phenotyping). Hai bệnh
nhân có t(4;11) và MLL‐AF4+, một bệnh nhân
có t(1;19) và E2A‐PBX1+ được xét nghiệm lại
FISH và RT‐ PCR sau điều trị cho kết quả đều
âm tính.
Một bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng
loại, từ người cho là em gái, phù hợp HLA
10/10.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Huyết Học 245
Thời gian sống không bệnh (DFS)
Trung bình 32 ± 4 tháng. Thời gian sống
không bệnh 3 năm là 45%.
Thời gian sống toàn bộ (OS)
Trung bình 36 ± 3 tháng. Thời gian sống toàn
bộ 3 năm là 53%.
Biến chứng và độc tính
Biến chứng và độc tính Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Lâm
sàng
Sốt-nhiễm trùng 32 100%
Đau thượng vị 14 44%
Tiêu chảy 12 38%
Viêm lóet miệng 13 41%
Viêm phổi 6 19%
Cận
lâm
sàng
Giảm bạch cầu hạt 32 100%
Giảm huyết sắc tố 32 100%
Giảm tiểu cầu 32 100%
Tăng men gan 11 34%
Tăng đường huyết 7 22%
BÀN LUẬN
‐ Các đặc điểm bệnh nhân tương đồng với
các nghiên cứu khác (2,3,5,6,7,8,9). Nghiên cứu này
chưa gặp bệnh nhân nào xâm lấn não ‐ màng
não, phân loại theo FAB hầu hết là L2, có hai
bệnh nhân có t(4;11) và MLL‐AF4+ (e9e4), một
bệnh nhân có t(1;19) và E2A‐PBX1+, tương
đương với tác giả Marchesi(5). Trong nghiên cứu
này có 11 bệnh nhân dòng lympho T, 21 bệnh
nhân dòng lympho B, một bệnh nhân dòng
lympho T có xâm lấn màng phổi màng tim, cũng
tương đương với Ben Abdelali(1)
‐ Tỉ lệ lui bệnh hoàn toàn theo phác đồ
GRAALL 2005 của nhóm nghiên cứu chúng tôi
đạt được 93%, tương đương với các tác giả
khác(3,4,6,9).
‐ Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có
hai bệnh nhân (6%) tử vong trong giai đoạn tấn
công do nhiễm nấm huyết Candida tropicalis
kháng với Amphotericine B, tương đương với
Francoise H (4).
‐ Trong nghiên cứu của chúng tôi có một
bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loại từ
em gái, hiện tại đang theo dõi tháng thứ 22. Số
bệnh nhân ghép của chúng tôi ít hơn so với các
tác giả khác(3,4,9) vì không tìm được người cho
phù hợp và chí phí cao.
‐ Thời gian sống: thời gian sống không bệnh
(DFS), thời gian sống toàn bộ (OS)lần lượt là
32±4 tháng và trung bình 36 ± 3 tháng, Thời gian
sống không bệnh 3 năm là 45%, thời gian sống
toàn bộ 3 năm là 53%. Theo Francoise H(4) tỷ lệ
lui bệnh hoàn toàn là 93,5%, tử vong trong giai
đoạn tấn công là 6%, thời gian sống không bệnh
3,5 năm là 55%, thời gian sống toàn bộ 3,5 năm
là 60%, khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê so với
chúng tôi. Nghiên cứu chúng tôi cho kết quả
bước đầu khả quan hơn so với kết quả của Phù
Chí Dũng(7) : DFS 14% (3 năm), trung bình 19
tháng) và OS 25% (3 năm), trung bình 27,5 tháng
và Nguyễn Đình Văn(6): DFS 39% (2 năm), trung
bình 17 tháng) và OS 45% (2 năm), trung bình 20
tháng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Nội Khoa 246
‐ Các biến chứng và độc tính của thuốc:
trong quá trình điều trị BCC lympho Ph‐ bằng
phác đồ GRAALL 2005, chúng tôi ghi nhận
những biến chứng thường gặp và độc tính của
thuốc tác động lên các cơ quan như: hầu hết
bệnh nhân đều suy tủy sau hóa trị liệu, buồn
nôn‐ nôn, rụng tóc, sốt ‐nhiễm trùng chiếm
100%, tăng men gan chiếm 34%, tăng đường
huyết 22%, còn lại các biểu hiện khác chiếm tỉ lệ
thấp, tương tự các nghiên cứu khác(Error! Reference
source not found.,4,8). Nhưng nhìn chung đa số những
bệnh nhân này được điều trị triệu chứng, nâng
đỡ thể trạng hoặc điều trị theo nguyên nhân như
những trường hợp nhiễm trùng huyết, viêm
phổi...thì hầu như không có trường hợp nào
phải ngưng điều trị.
‐ BCC lympho T chúng tôi chưa triển khai kỹ
thuật sinh học phân tử, nên MRD dựa vào kỹ
thuật tế bào dòng chảy là chính.
‐ 2 bệnh nhân có t(4;11) và MLL‐AF4+ (e9e4),
một bệnh nhân có t(1;19) và E2A‐PBX1+ thuộc
nhóm tiên lượng xấu nhưng sau điều trị cũng
đạt được lui bệnh hoàn toàn và RT‐PCR âm tính
sau điều trị.
KẾT LUẬN
Hiệu quả điều trị phác đồ GRAALL 2005 đối
với BCC lympho ph‐ bước đầu cho thấy có hiệu
quả cao đạt tỉ lệ lui bệnh cao, độc tính chấp nhận
được, mặt khác điều kiện sử dụng và theo dõi
phác đồ không phức tạp.
Chúng tôi đề xuất tiến hành nghiên cứu
thêm với số mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi dài
hơn để đánh giá toàn bộ phác đồ một cách chính
xác và đầy đủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ben Abdelali R, et al (2011). Pediatric‐inspired intensified
therapy of adult T‐ALL reveals the favorable outcome of
NOTCH1/FBXW7 mutations, but not of low ERG/BAALC
expression: a GRAALL study. Blood, 118(19): p. 5099‐5107
2. Đỗ Thị Vinh An, Phạm Quang Vinh (2011). Các bất thường tế
bào di truyền ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho tại bệnh
viện Bạch Mai. Y học thực hành. tập 783, trang 121‐123.
3. Fielding A (2008). The Treatment of Adults with Acute
Lymphoblastic Leukemia. American Society of Hematology, pp
381‐389.
4. Francoise H, Thibaut L, Emmanuel R, Xavier T, Kheira B (2009).
Pediatric‐Inspired Therapy in Adults With Philadelphia
Chromosome–Negative Acute lymphoblastic Leukemia:The
GRAALL‐2003 Study. J Clin Oncol, 27, pp 911‐918.
5. Marchesi F, Girardi K, and Avvisati G (2011). Pathogenetic,
Clinical, and Prognostic Features of Adult t(4;11)(q21;q23)/MLL‐
AF4 Positive B‐Cell Acute Lymphoblastic Leukemia. Advances
in Hematology, pp 1‐8.
6. Nguyễn Đình Văn (2010). Hiệu quả điều trị phác đồ CALGB ở
bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho người lớn. Y học Việt
Nam, Tập 373, số 2, trang 218‐224.
7. Phù Chí Dũng. (2009). Điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
người lớn bằng phác đồ LALA94. Y học Việt Nam, Tập 353, số
2, trang 9‐16.
8. Thomas X, Lepretre S, Huguet F, Vey N, Martine EB, Raouf BA,
Vahid A et al (2011). Pediatric‐inspired intensified therapy of
adult T‐ALL reveals the favorable outcome of
NOTCH1/FBXW7 mutations, but not of low ERG/BAALC
expression: a GRAALL study. Blood, 118, pp 5099‐5107.
9. Wendy S (2010). Adolescents and Young Adults with Acute
Lymphoblastic Leukemia. Hematology, pp.21‐29.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 242_1_3402.pdf