20 lời khuyên cho các Seoers

Thay đổi luôn là cách bạn sử dụng trong SEO.

Mặc dù chúng ta thường nói rằng những nguyên

tắc cơ bản của tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là

không được thay đổi, nhưng đôi khi chúng ta vẫn

phải làm vậy. Nếu bạn thực sự, thực sự muốn làm

công việc này tốt thì bạn không thể không linh

động. Bạn không thể theo đuổi một ý tưởng cụ thể

nào mãi được.

pdf12 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 20 lời khuyên cho các Seoers, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 lời khuyên cho các SEOers Thay đổi luôn là cách bạn sử dụng trong SEO. Mặc dù chúng ta thường nói rằng những nguyên tắc cơ bản của tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là không được thay đổi, nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải làm vậy. Nếu bạn thực sự, thực sự muốn làm công việc này tốt thì bạn không thể không linh động. Bạn không thể theo đuổi một ý tưởng cụ thể nào mãi được. 1. Thiết kế lại trang Web 1 hoặc 2 lần một năm. Tại sao nhỉ? Bởi vì bạn sẽ có thể tìm ra một số lỗi hoặc một số tính năng chưa tối ưu, và bây giờ bạn có thể khắc phục nó. Và cũng bởi vì bạn có thể giúp việc tối ưu hoá cho những trang mà bạn có thể làm tốt hơn nhưng trước đây bạn không có thời gian để thực hiện. Một điều nữa, bạn sẽ có cơ hội để thu hút được nhiều khách “viếng thăm” hơn và tạo lợi thế cạnh tranh cho trang Web của bạn. Tất nhiên, không phải bản thiết kế lại toàn bộ site mà hãy khắc phục những gì chưa tối ưu. 2. Mỗi tuần nên có 5 bài viết được cập nhật. Tại sao? Bởi vì Website của bạn sẽ có cơ hội mở rộng khả năng và lĩnh vực tìm kiếm. Bạn cũng sẽ tạo thêm được nhiều đường link và có thêm được những ý kiến mới, và điều quan trọng hơn, nó giúp tăng chất lượng cho trang Web của bạn. Bạn nên nhớ, các Search Engines rất thích điều này. 3. Thay đổi title cho những trang kém “chất lượng” nhất 2 lần một năm. Tại sao? Vì những title trước đây không giúp trang của bạn thành công, vậy thì không có lý do gì không làm mới nó. 4. Dừng ngay việc sử dụng nhiều keywords trong các URLs. Tại sao vậy? Bởi vì bạn không nên lạm dụng quá nhiều từ khoá trong các URLs. Nếu bạn không biết cách tối ưu hoá một trang mà không sử dụng keywords trong URLs, thì bạn không biết cách tối ưu hoá một trang Web rồi. Quá nhiều từ khoá sẽ làm loãng URLs, có nghĩa là URLs này không tập trung vào một từ khoá nào cả. Bạn cứ hình dung nếu sinh viên giỏi sẽ nổi trội hơn khi đứng với nhiều sinh viên bình thường. 5. Dừng ngay việc sử dụng keywords trong titles. Tại sao vậy nhỉ? Cũng như với các URLs, bạn cũng không nên dùng quá nhiều keywords trong thẻ Title. Titles và URLs là các lựa chọn chứ không phải là các yêu cầu trong SEO. Bạn cần hiểu rõ và đánh giá đúng đắn sự khác nhau giữa có thể làm điều gì và cần thiết phải làm điều gì. 6. Tìm 3 diễn đàn về SEO chấp nhận các review requests và viết 20 reviews lên mỗi diễn đàn trước khi định hỏi 1 câu hỏi gì. Tại sao? Bởi vì xem xét lỗi hay những ý tưởng sáng tạo của ai đó với quan điểm dù đúng đắn đến đâu thì cũng chỉ giúp phát triển khả năng phân tích của riêng bạn thôi. Bạn chỉ giữ những ý kiến và ý tưởng đó cho riêng mình. Hãy đóng góp ý kiến phản hồi cho những trang khác, đấy là cách học hỏi nhanh nhất vì bạn có thể giao lưu, trao đổi kiến thức với những members thực sự am hiểu. Hơn nữa, nó thể hiện bạn cũng rất chuyên nghiệp. 7. Hãy tạo 1 quyển sách về SEO có đuôi .PDF bằng cách chọn lựa những bài viết hay từ các diễn đàn, blog, báo chí và đưa nó lên trang Web của bạn 1 lần một tháng. Tại sao vậy? Đây là một lời khuyên rất thú vị! Qua quyển sách, bạn có thể tóm tắt được nội dung những kiến thức cơ bản về SEO. Điều này rất hấp dẫn đối với các visitors, họ sẽ tìm đến bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn không nên bán nó. Hãy cho họ sử dụng free! 8. Sau một năm, hãy tổng hợp những quyển sách phát hành hàng tháng để cho ra một quyển sách mới với nội dung bao quát hơn. Bởi vì sao? Sau một năm cho ra 1 tá những quyển sách, chắc hẳn lượng kiến thức của bạn về SEO sẽ được nâng cao đáng kể. Vì vậy, không lý do gì bạn không viết một cuốn chất lượng hơn, nội dung phong phú hơn, và đặc biệt là cuốn hút người đọc hơn. Và chắc chắn rằng, cuốn này sẽ tốt hơn hẳn so với những ấn bản hàng tháng. 9. Tối ưu hoá tốt nhất trang Web để phản ánh chính xác sự diễn đạt từ khoá hướng tới (chuyển một trang ABCD thành 1 trang DCBA). Nếu bạn không thể làm tốt hơn để chiếm lấy vị trí số một được truy vấn, tại sao bạn lại không quan tâm đến vị trí thứ 2? Nó cũng tốt đấy chứ! Bạn nên học tối ưu hoá một trang bằng mọi cách, bạn có thể chấp nhận 1 bước lùi để rồi sẽ có 2 bước tiến. Nếu biết chấp nhận, có thể bạn sẽ thành công. 10. Tìm 5 diễn đàn hay blog có lượng traffic thấp và chia sẻ với họ những comments, links và các refferrals mà không cần phải tự quảng bá mình. Nó dạy bạn phải khó nhọc như thế nào để xây dựng được một cộng đồng tốt, và có thể bạn sẽ đánh giá được một “cộng đồng tốt” sẽ như thế nào để không bị biến thành “thằng ngố” trên các blog hãy diễn đàn SEO và nổi xung với bất cứ ai không đồng tình với bạn. 11. Viết 10 đoạn quảng cáo (không nhiều hơn 25 từ cho mỗi đoạn) mỗi tuần. Đưa chúng lên Web, với điều kiện là đừng làm phiền những ai không muốn đọc nó. Sao phải làm thế? Vì bạn không bao giờ viết được quá nhiều quảng cáo. Độc giả của bạn luôn thay đổi. Vị trí của bạn cũng luôn thay đổi. Và một nội dung quảng cáo Tốt (chứ không phải là rẻ, vì những thứ vớ vẩn chỉ làm bạn mất thời gian thôi) sẽ tạo nên các thẻ Meta Description tốt. BTW - bạn nên viết những đoạn quảng cáo đó cho các trang web cho tới khi bạn học được cách thôi sử dụng những cụm từ rẻ tiền, chán ngắt như "Rất hãnh diện thông báo", "vui lòng thưa nhận", "giá cả hợp lý nhất", vv... Hãy đưa ra thông tin. Hãy hấp dẫn. Hãy là người xuất sắc. 12. Viết một bài công bố về Website của bạn mỗi tuần. Hãy đặt nó ở những nơi “tế nhị”, tránh làm phiền người đọc nếu họ không thích. Tại sao vậy? Bởi vì bạn cũng nên giành một ít thời gian để quảng bá Website của mình trong khi vẫn học cách làm thế nào để trở thành một người tối ưu hoá tìm kiếm tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng “Nói phải đi đôi với hành!”. 13. Sử dụng các phần mềm biên tập văn bản như Wordpad (càng đỡ rờm rà càng tốt) để mã hoá một trong những trang Web của bạn. Đôi khi, những đoạn mã CSS lại đem lại nhiều rắc rối phức tạp cho bạn. Nếu vậy, bạn nên mã hoá lại nó bẵng những phần mềm đơn giản hơn. Lúc này bạn sẽ hiểu tại sao “xấu” lại tốt hơn “đẹp”. 14. Học cách viết Ai, Cái gì, Ở đâu, Khi nào và Tại sao trong 4 đoạn hoặc ít hơn. Vì sao vậy? Vì bạn sẽ không bao giờ viết một thông cáo báo chí bắt đầu bằng câu "Ông John Shlock Smith – nhà Shmuck ... - rất lấy làm vinh dự được thông báo..." 15. Tạo một trang danh sách 20 UNKNOWN Website mà bạn mong muốn sẽ xây dựng. Post trang đó lên Website của bạn. Tại sao vậy? Bởi vì đó là một cơ hội cho bạn tạo được lòng tin cho người đọc trên thế giới Web. Bởi vì mọi người thường quan tâm đến những ý kiến của bạn về trang Web của người khác hơn là những ý kiến về chính Website của bạn. Nếu bạn không tìm được 20 trang đó, không ai còn hứng thú để nói về những cộng đồng Web phổ biến của bạn. Bạn nên giành ít thời gian cho tán tỉnh những cô gái, hay tập trung nhiều thời gian hơn và thế giới Web. 16. Tạo chữ ký diễn đàn mà không cần quảng bá trang web của bạn. Cho chữ ký đó vào mỗi profile mà bạn tạo được ở diễn đàn. Tại sao? Vì điều đó giúp trông bạn tự tin, chuyên nghiệp và không giống với một kẻ luôn tự khoe khoang, chẳng biết forum là gì cả. Quan trọng hơn, nó sẽ dạy bạn cách viết ra những nội dung hấp dẫn (hãy nghĩ đến những quảng cáo chỉ dài 25 chữ mà tôi đã nhắc đến trên đây) 17. Thiết kế từ 5 – 10 trang Web về các dự án cộng đồng hay các hoạt động từ thiện. Đưa những trang này lên vị trí số một. Bây giờ hay lặp lại quá trình đó mà không thay đổi hay xây dựng thêm các links cho trang chính của bạn. Tại sao? Các trang về cộng đồng và các hoạt động từ thiện thường cuốn hút được rất nhiều người tham gia. Tuy nhiên, công việc của các SEOers không chỉ là tối ưu hoá các trang này, mà là một “núi” các trang khác nhau với nội dung rất phong phú. Cái mà họ học được từ việc thiết kế những trang về cộng đồng này là cái cách suy nghĩ, các ý tưởng hay các phương thức để tối ưu hoá trang Web một cách hiệu quả nhất! 18. Tìm một niche directory mà bạn chưa bao giờ nghe đến, miễn là bạn cảm thấy đó là những Website hữu ích, chất lượng. Hãy phát triển niche directory này thông qua các links và comments trên trang Web của bạn cho đến khi bạn thấy sự tiến triển rõ rệt trên các công cụ đếm Alexa, Quantcast và Compete. Cách này giúp bạn có những kinh nghiệm phát triển Website quí báu. Bạn nhanh chóng trờ thành người có tầm ảnh hưởng mà không phải đánh lừa các Website thông tin xã hội bằng các spam. 19. Tìm một người bạn hoặc họ hàng nào đó không biết tí gì về trang web và thuyết phụ họ lập một trang web. Bạn đừng làm gì cả nhé và CHỈ cho họ lời khuyên về việc nên xây dựng và phát triển trang web thế nào thôi. Tại sao chứ? Vì tôi đã từng phải rất thất vọng vì không thể nào lấy cái máy tính ra khỏi một người muốn cứ muốn tự làm việc đó. Càng khó thì người ta càng bị hấp dẫn. Ngoài ra, nó cũng dạy chúng ta biết khiêm tốn và tôn trọng những người lắng nghe chúng ta, dù chỉ là 1 nửa. 20 Tìm ra từ 3 đến 5 công cụ ngoài những công cụ như Google PageRank, Alexa Rankings, Compete Rankings, Quantcast Rankings, và các công cụ đếm backlink. Sử dụng những công cụ này để theo dõi từ 5 đến 10 trang mà bạn đã không kiểm soát từ 6 tháng nay. Làm vậy để làm gì? Bởi vì bạn cần lợi thế so sánh, điều mà bạn không thể đạt được bằng việc sử dụng công cụ kiểm tra backlink của một ai đó. Bạn cũng cần hiểu là những công cụ này có lợi cho chính trang Web chứ không đơn thuần là các links. Bạn nên bắt đầu ngay, nếu không muốn là người luôn “đi sau”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20_loi_khuyen_cho_cac_seoers_4323.pdf
Tài liệu liên quan