2 mối liên quan giữa tình trạng nha chu và độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp Das28‐crp

Mục tiêu: đánh giá tình trạng nha chu ở các độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) và xác định

mối liên quan giữa các mức trầm trọng VKDT và bệnh viêm nha chu.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 30 bệnh nhân có độ hoạt động VKDT nhẹ

tương đồng về tuổi và giới với 30 đối tượng có độ hoạt động VKDT trung bình – nặng. Viêm khớp dạng thấp

được đánh giá bằng chỉ số DAS28‐CRP. Khám nha chu thông qua chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), độ

sâu túi nha chu khi thăm dò (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL) và chảy máu khi thăm khám (BOP).

Kết quả: Độ hoạt động bệnh VKDT trung bình‐nặng có tỉ lệ viêm nha chu đáng kể (r=0,343, p= 0,028) và

mất bám dính lâm sàng tối đa cao (r=0,272, p= 0,044).

Kết luận: Có mối liên quan giữa tỉ lệ viêm nha chu, mức mất bám dính lâm sàng tối đa với độ hoạt động

bệnh viêm khớp dạng thấp (DAS28‐CRP).

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 2 mối liên quan giữa tình trạng nha chu và độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp Das28‐crp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 276 2 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ ĐỘ HOẠT ĐỘNG  BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP DAS28‐CRP  Đặng Hoàng Mai*, Nguyễn Bích Vân*  TÓM TẮT  Mục tiêu: đánh giá tình trạng nha chu ở các độ hoạt động bệnh viêm khớp dạng thấp (VKDT) và xác định  mối liên quan giữa các mức trầm trọng VKDT và bệnh viêm nha chu.   Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 30 bệnh nhân có độ hoạt động VKDT nhẹ  tương đồng về tuổi và giới với 30 đối tượng có độ hoạt động VKDT trung bình – nặng. Viêm khớp dạng thấp  được đánh giá bằng chỉ số DAS28‐CRP. Khám nha chu thông qua chỉ số mảng bám (PlI), chỉ số nướu (GI), độ  sâu túi nha chu khi thăm dò (PPD), mất bám dính lâm sàng (CAL) và chảy máu khi thăm khám (BOP).  Kết quả: Độ hoạt động bệnh VKDT trung bình‐nặng có tỉ lệ viêm nha chu đáng kể (r=0,343, p= 0,028) và  mất bám dính lâm sàng tối đa cao (r=0,272, p= 0,044).  Kết luận: Có mối liên quan giữa tỉ lệ viêm nha chu, mức mất bám dính lâm sàng tối đa với độ hoạt động  bệnh viêm khớp dạng thấp (DAS28‐CRP).    Từ khóa: viêm nha chu, viêm khớp dạng thấp, độ hoạt động bệnh VKDT  ABSTRACT  RELATIONSHIP BETWEEN PERIODONTITIS AND THE DISEASE ACTIVITY SCORE IN  RHEUMATOID ARTHRITIS DAS28‐CRP   Dang Hoang Mai, Nguyen Bich Van   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 276 ‐ 281  Objectives: Assess the periodontal condition and the disease activity in rheumatoid arthritis (RA), which  determines whether or not the relationship between the severity of RA and periodontitis.   Methods: a cross‐sectional study included 30 RA patients with moderate to high disease activity (DAS28  ≥3.2 ‐ MHD group) and 30 patients with RA having low disease activity (DAS28<3.2 ‐ LD group). RA status  was  scored  by  the  disease  activity  index  DAS28‐CRP.  After  matching  the  participants’  age  and  gender,  periodontal measurements were made via periodontal indices.   Results:  The  MHD  group  has  the  periodontitis  rate  remarkably  high(r  =  0.343,  p  =  0.028)  and  the  maximum levels in clinical attachment loss are considerable (r = 0.272, p = 0.044).     Conclusions: There  is a relationship among  the periodontitis proportion,  the maximum  levels  in clinical  attachment loss and the disease activity scores of RA (DAS28‐CRP) in RA patients with moderate to high disease  activity.   Key words: periodontitis, Rheumatoid arthritis, disease activity score (DAS28‐CRP)    MỞ ĐẦU  Viêm  khớp  dạng  thấp  (VKDT)  là  bệnh  tự  miễn hiện diện ở 0,5‐5 % người trưởng thành(7),  thường gặp  ở phụ nữ  trung niên,  đặc  trưng  là  viêm màng hoạt dịch nhiều khớp ngoại vi  đối  xứng  trong  thời  gian dài dẫn  đến phá hủy  và  biến dạng  khớp. DAS28‐CRP  (Disease Activity  Score)  là  chỉ  số  đánh  giá  độ  hoạt  động  bệnh  VKDT ở 28 khớp chi trên và chi dưới theo nồng  * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM   Tác giả liên lạc: BS. Đặng Hoàng Mai ĐT: 0909148972 Email: mijang711@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  277 độ CRP  (C‐Reactive Protein)  trong huyết  thanh  bệnh nhân VKDT(10). Mối liên hệ giữa viêm nha  chu  (VNC)  và VKDT  đã  được  các  nhà  nghiên  cứu rất quan tâm vì chúng có những điểm tương  đồng về bệnh lý, sinh bệnh học và yếu tố nguy  cơ(2,8).  Việc  đánh  giá  bệnh  nhân  VKDT  theo  DAS28‐CRP  trên  lâm  sàng  giúp  xác  định mức  độ  hoạt  động  bệnh  để  thầy  thuốc  có  chỉ  định  kiểm  soát  bệnh  tiến  triển,  tránh  gây  thêm  tổn  thương xương khớp và như một dấu hiệu cảnh  báo  cho  tình  trạng VNC  kèm  theo.  Ở  nước  ta  năm  2011,  Bùi  Thị  Bích  Thủy,  Nguyễn  Bích  Vân(3) đã thực hiện nghiên cứu đầu tiên về tình  trạng nha  chu  trên  bệnh  nhân VKDT  tại  bệnh  viện Chợ  Rẫy,  TP.HCM.  Để  tiếp  tục  xác  định  mối liên quan giữa bệnh nha chu và các mức độ  bệnh VKDT chúng tôi thực hiện nghiên cứu với  mục tiêu như sau  Mục tiêu tổng quát  Đánh giá tình trạng nha chu và mức độ hoạt  động bệnh VKDT DAS28‐CRP   Mục tiêu chuyên biệt    1) Xác định chỉ số độ hoạt động DAS28‐CRP  trên bệnh nhân VKDT và các chỉ số nha chu (PlI,  GI, PPD, CAL, BOP).    2) So sánh tình trạng nha chu giữa các mức  độ hoạt động bệnh VKDT trên lâm sàng DAS28‐ CRP.  ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu    Nghiên  cứu  cắt  ngang  mô  tả  trên  những  bệnh  nhân  khám  và  điều  trị  tại Khoa Nội Cơ  Xương  Khớp  –  Bệnh  viện  Chợ  Rẫy  từ  tháng  11/2012 đến tháng 5/2013. Cỡ mẫu gồm 60 bệnh  nhân chia làm 2 nhóm: 30 đối tượng có độ hoạt  động  bệnh VKDT  nhẹ  và  30  đối  tượng  có  độ  hoạt  động bệnh VKDT  trung bình‐ nặng. Tiêu  chuẩn  chọn mẫu  như  sau:  bệnh  nhân  có  chẩn  đoán  xác  định VKDT  theo  tiêu  chuẩn  của Hội  thấp khớp học Hoa Kỳ ACR 1987, còn tối thiểu 4  răng  thật  (trừ RCL3), bệnh nhân  đồng ý  tham  gia và có khả năng cung cấp đẩy đủ  thông  tin  cần thiết cho nghiên cứu. Chúng tôi không chọn  những đối tượng: bệnh nhân không hợp tác, có  tình trạng gút, giả gút, thoái hóa khớp, các bệnh  lý  khớp  cột  sống;  bệnh  nhân  đang mang  thai,  đái tháo đường, bệnh lý gan, thận, bệnh tự miễn  khác kèm  theo  (xơ cứng bì, viêm đa cơ, Lupus  ban đỏ, hội chứng Sjogren’s...). Bệnh nhân còn ít  hơn  4  răng  thật và không  còn khả năng  tự vệ  sinh răng miệng. Bệnh nhân đã từng điều trị nha  chu trong vòng 3 tháng trước nghiên cứu.  Đánh giá độ hoạt động VKDT DAS28‐CRP  Độ  hoạt  động  bệnh  VKDT  DAS28‐CRP  dựa trên 4 biến số là số khớp sưng, số khớp đau,  nồng độ CRP huyết thanh và đánh giá của bệnh  nhân về cơn đau PGH theo công thức(10): DAS28‐ CRP = 0,56*(Số khớp đau) +0,28*(Số khớp sưng)  + 0,014*PGH + 0,36*Ln (CRP+1) + 0,96  Bảng 1: Giá trị của DAS28‐CRP trong đánh giá độ  hoạt động bệnh VKDT  Giá trị DAS28-CRP Mức độ DAS28 < 2,6 Bệnh không hoạt động 2,6 ≤ DAS28 < 3,2 Hoạt động bệnh mức độ nhẹ 3,2 ≤ DAS28 < 5,1 Hoạt động bệnh mức độ trung bình DAS28 ≥ 5,1 Bệnh hoạt động mạnh Khám nha chu thông qua các chỉ số PlI, GI,  PPD, CAL, BOP  Chỉ  số  mảng  bám  PlI  (Plaque  index)  của  Silness và Loe 1964      Đánh  giá  tại  4  vị  trí  của  răng:  ngoài  gần,  ngoài giữa, ngoài xa và mặt trong trừ RCL3.  Bảng 2: Tiêu chuẩn chỉ số mảng bám PlI của Silness  và Loe 1964.  Điểm số Tiêu chuẩn 0 Không có mảng bám 1 Mắt thường không nhìn thấy mảng bám nhưng phát hiện được khi dùng cây thăm dò cạo trên mặt răng ở khe nướu 2 Mảng bám thấy bằng mắt (mỏng đến trung bình) 3 Mảng bám, vụn thức ăn tích tụ nhiều Chỉ số nướu GI (Gingival Index) theo Silness  và Loe 1963  Đánh  giá  tại  4  vị  trí:  gai  nướu  ngoài  gần,  nướu mặt ngoài, gai nướu ngoài xa và nướu mặt  trong trừ RCL3.  Bảng 3: Tiêu chuẩn chỉ số nướu GI của Loe và  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 278 Silness 1963  Điểm số Tiêu chuẩn 0 Nướu bình thường 1 Viêm nhẹ - đổi màu, hơi phù, không chảy máu khi thăm khám 2 Viêm trung bình – đỏ, phù, chảy máu khi thăm khám 3 Viêm nướu nặng – đỏ, phù, lở loét, chảy máu tựphát Độ  sâu  túi  nha  chu  PPD  (Probing  Pocket  Depth)   Đo  từ viền nướu đến đáy  túi nha chu,  tính  bằng mm, mỗi răng đo 6 vị trí: ngoài gần, ngoài  giữa, ngoài xa,  trong gần,  trong giữa,  trong xa  của các răng hiện diện trên cung hàm trừ RCL3.  Ngoài  ra nghiên cứu của chúng  tôi  định nghĩa  viêm nha chu theo Trung tâm kiểm soát‐phòng  ngừa bệnh Hoa Kỳ CDC và Hội Nha chu Hoa  Kỳ AAP  (2007)(9). Viêm nha chu  trung bình khi  ≥2 mặt  tiếp  cận  trên  các  răng mất  bám  dính  ≥4mm hoặc ≥2 mặt tiếp cận trên các răng có độ  sâu túi nha chu ≥5mm. Viêm nha chu nặng khi  ≥2 mặt  tiếp  cận  trên  các  răng mất bám dính  ≥  6mm và ≥1 mặt tiếp cận trên các răng có độ sâu  túi nha chu ≥5mm.  Mất  bám  dính  lâm  sàng  CAL  (Clinical  Attachment Loss)   Đo từ đường nối men‐ xê măng đến đáy túi  nha  chu,  tính  bằng mm, mỗi  răng  đo  6  vị  trí:  ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong gần, trong  giữa, trong xa của tất cả các răng hiện diện trên  cung hàm  trừ RCL3. Năm 2009, Armitage(1)  đã  chia các mức độ mất bám dính lâm sàng theo 3  mức: nhẹ (1‐2mm), trung bình (3‐4mm) và nặng  (mất bám dính ≥5mm). Để đánh giá nguy cơ tụt  nướu  và mức  độ  phá  hủy mô  nha  chu  trong  bệnh VKDT, chúng  tôi khảo sát  thêm mức mất  bám dính lâm sàng tối đa và chia thành 3 loại: 0‐ 3mm, >3mm và ≤5mm; >5mm.   Chảy máu khi thăm khám BOP (Bleeding On  Probing)  Xác định có hay không có chảy máu nướu  khi thăm khám trên 6 vị trí ở mỗi răng: ngoài  gần,  ngoài  giữa,  ngoài  xa,  trong  gần,  trong  giữa, trong xa. Tính phần trăm vị trí chảy máu  khi thăm dò.   Xử lý và phân tích số liệu  Dùng  phần mềm  SPSS  16.0,  kiểm  định  t,  kiểm  định  Chi  bình  phương  và  hệ  số  tương  quan Spearman (r).  Tiến trình nghiên cứu   Trước khi tiến hành thu thập số  liệu, người  khám nha chu và người khám khớp được huấn  luyện định chuẩn thống nhất với bác sĩ nha chu  và bác  sĩ  cơ  xương khớp,  có  độ kiên  định  cao  (Kappa  từ  0.81‐  0.9). Các  đối  tượng kí  tên vào  phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi được  giải thích mục đích nghiên cứu. Ban đầu chúng  tôi đo độ hoạt động bệnh VKDT DAS28‐CRP và  khám nha  chu dưới  ánh  sáng  đèn  đeo  đầu và  cây  đo  túi William. Người  khám  nha  chu  và  bệnh nhân nghiên cứu không biết về chỉ số độ  hoạt động bệnh VKDT DAS28‐CRP. Bệnh nhân  cũng không biết kết quả tình trạng nha chu của  họ.   KẾT QUẢ  Đặc điểm mẫu nghiên cứu  Mẫu nghiên cứu gồm 60 bệnh nhân VKDT  (54 nữ và 6 nam)  từ 18 đến 76  tuổi với độ  tuổi  trung bình là 47, trong đó phụ nữ từ 30 tuổi trở  lên chiếm tỉ lệ 78%. Chỉ số DAS28‐CRP (nồng độ  CRP huyết thanh, số khớp đau, số khớp sưng và  PGH)  trong  nhóm VKDT  trung  bình‐nặng  cao  hơn đáng kể so với nhóm VKDT nhẹ, khác biệt  có ý nghĩa thống kê (p=0.001).  Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu  Đặc điểm Nhóm VKDT nhẹ Nhóm VKDT trung bình-nặng p value Tuổi 47 ± 13,34 47,23 ± 12,46 >0,05 Giới Nam Nữ Nam Nữ 3 27 3 27 DAS28-CRP (TB±ĐLC) 2,97 ± 0,31 5,55 ± 1,26 0,001* CRP (mg/L) 7,75 ± 6,97 30,85 ± 27,46 P = 0,001* Số khớp đau 2,17 ± 1,44 11,67 ± 8,34 P = 0,001* Số khớp sưng 1,83 ± 1,74 11 ± 7,86 P = 0,001* PGH 20-30 60-80 P = 0,001* Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  279 (Kiểm định t, khác biệt có ý nghĩa thống kê)  Tình trạng nha chu   Trung bình  5  chỉ  số nha  chu PlI, GI, PPD,  CAL và % BOP của nhóm VKDT nhẹ thấp hơn  so với nhóm VKDT trung bình‐nặng. Tuy nhiên,  sự  khác  biệt  giữa  2  nhóm  không  có  ý  nghĩa  thống kê (p>0,05).   Bảng 2: Trung bình các chỉ số nha chu giữa 2 nhóm  VKDT  Chỉ số trung bình VKDT nhẹ VKDT trung bình-nặng P value PlI trung bình 1,6 ± 0,77 1,85 ± 0,65 P=0,174 GI trung bình 1 ± 0,38 1,17 ± 0,43 P= 0,112 Trung bình % BOP 7 ± 8 15,7± 24 P= 0,104 PPD trung bình 1 ± 0,38 1,25 ± 0,65 P = 0,069 CAL trung bình 1,71 ± 1,12 1,95 ± 1,22 P = 0,903 (Kiểm định t)     Xét mức độ mất bám dính  lâm sàng  tối đa:  đối tượng mất bám dính từ >3 mm và ≤5mm có  tỉ lệ cao nhất (43,3%), chiếm đa số ở nhóm có độ  hoạt  động  bệnh  VKDT  trung  bình‐nặng,mất  bám dính  lâm  sàng  0‐3mm  ở nhóm VKDT  độ  hoạt động nhẹ cao hơn có ý nghĩa  thống kê so  với nhóm VKDT trung bình‐nặng.  Bảng 3: Số lượng mất bám dính lâm sàng tối đa giữa  2 nhóm bệnh VKDT  Mất bám dính CAL tối đa VKDT nhẹ VKDT trung bình- nặng Tổng P value 0< CAL≤ 3mm 14 (23,3%) 5 (8,3%) 19 (31,6%) P= 0,044* 3< CAL ≤ 5mm 10 (16,6%) 16 (26,6%) 26 (43,3%) CAL > 5mm 6 (10%) 9 (15%) 15 (25%) Tổng 30 (50%) 30 (50%) 60 (100%) (Kiểm định Chi bình phương)    Xét mức  độ  viêm  nha  chu  (Phân  loại  theo  CDC và hội nha chu Hoa Kỳ): có 60% cá thể bị  viêm nha chu và 40% cá thể không bị viêm nha  chu. Nhóm VKDT hoạt động bệnh trung bình –  nặng có  tỉ  lệ viêm nha chu cao hơn đáng kể so  với nhóm VKDT nhẹ, tỉ lệ không viêm nha chu  chiếm  đa  số  ở  những  bệnh  nhân  VKDT  nhẹ  (28,3%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2  nhóm VKDT (p=0,028).  Bảng 4: Số lượng mức độ viêm nha chu giữa 2 nhóm  bệnh VKDT  Mức độ VKDT nhẹ VKDT trung bình-nặng Tổng P value Không viêm nha chu 17 (28,3%) 7 (11,6%) 24 (40%) P=0,02 8* VNC nhẹ, trung bình 12 (20%) 20 (33,3%) 32 (53,3%) VNC nặng 1 (1,67%) 3 (5%) 4 (6,66%) Tổng 30 (50%) 30 (50%) 60 (100%) Kiểm định Chi bình phương khác biệt có ý nghĩa khi  p<0,05  Mối tương quan giữa các chỉ số nha chu và  độ hoạt động bệnh VKDT       Mất bám dính lâm sàng tối đa và các mức độ  viêm nha  chu  có mối  tương quan  thuận  trung  bình (r  lần  lượt  là 0,272 và 0,343) và có ý nghĩa  về mặt  thống  kê  với  chỉ  số  đánh  giá  độ  hoạt  động  bệnh  VKDT  DAS28‐CRP  (p  lần  lượt  là  0,044 và 0,028). Các chỉ số nha chu PlI, GI, PPD,  CAL  và  BOP  có mối  tương  quan  rất  thấp  với  thời  gian  và  độ  hoạt  động  bệnh VKDT,  tất  cả  đều không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).  Bảng 5: Hệ số tương quan Spearman (r) giữa các chỉ  số nha chu với thời gian bị VKDT, nồng độ CRP  huyết thanh và độ hoạt động bệnh VKDT DAS28‐ CRP  Biến số CRP/ huyết thanh DAS28-CRP Thời gian VKDT p r p r p R PlI 0,455 0,098 0,413 0,108 0,227 0,158 GI 0,257 0,149 0,077 0,23 0,095 0,218 PPD 0,263 0,147 0,302 0,135 0,141 0,192 CAL 0,162 0,183 0,568 0,075 0,577 0,074 BOP 0,474 0,094 0,525 0,084 0,22 0,161 CAL tối đa 0,163 0,183 0,044* 0,272 0,51 0,087 Mức độ VNC 0,055 0,25 0,028* 0,343 0,625 0,064 (*) Mối tương quan có ý nghĩa thống kê  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 280 BÀN LUẬN  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu  Đối tượng là những bệnh nhân VKDT đang  điều trị, theo dõi định kỳ tại khoa Nội Cơ Xương  Khớp,  bệnh  viện Chợ  Rẫy  TPHCM. Các  bệnh  nhân đều được chẩn đoán xác định VKDT theo  tiêu chuẩn ACR 1987, có cùng  điều kiện khám  chữa bệnh và phác đồ điều  trị.Tuổi  trung bình  của mẫu  nghiên  cứu  là  47  tuổi,  nữ  nhiều  hơn  nam (90% so với 10%). Độ tuổi trong nghiên cứu  của  chúng  tôi  tương  đương  với  độ  tuổi mắc  bệnh VKDT ở nước ta (từ 35 đến 65 tuổi)(7). Kết  quả  này  phản  ánh  đặc  điểm  dịch  tễ  về  bệnh  VKDT: thường gặp ở tuổi trung niên, nữ có tần  suất bệnh cao hơn nam(8). Có sự chênh lệch đáng  kể về nồng độ CRP huyết thanh, số khớp đau, số  khớp sưng và PGH (đánh giá của bệnh nhân về  mức độ đau khớp trên thang nhìn 100 mm) giữa  2  nhóm  bệnh  VKDT.  Những  khác  biệt  có  ý  nghĩa này góp phần tạo ra khác biệt về độ hoạt  động  bệnh  DAS28‐CRP  giữa  2  nhóm  bệnh  VKDT.  Tình trạng nha chu  Bảng 6: So sánh trung bình các chỉ số nha chu với  những nghiên cứu khác  Kobayashi (2010)(5) Erciyas (2012)(4) Đặng Hoàng Mai (2013) PlI 1,84±0,39 1,72±0,66 GI 1,1±0,4 PPD 2,85±0,1 3±0,7 1,2±0,5 CAL 3 ± 0,1 3,2±0,9 1,83±1,16 BOP( %) 16,5±3,05 63±16 11±16 Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cho  thấy  chỉ  số  trung  bình  GI,  CAL,  PPD,  %BOP  thấp  hơn  nghiên cứu của Erciyas và cs (2012)(4), Kobayashi  và cs(6) (2010). Không có sự khác biệt có ý nghĩa  về các chỉ số này giữa 2 nhóm. Tuy nhiên  theo  định nghĩa viêm nha  chu(9),  tỉ  lệ viêm nha  chu  cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có độ hoạt  động  bệnh  VKDT  trung  bình‐nặng  (p=0,028).  Điều này phản ánh tình trạng nha chu của bệnh  nhân VKDT hiện nay: đa số những bệnh nhân  VKDT tiến triển có tình trạng viêm nha chu khu  trú tại một số răng. Điều này làm cho chỉ số độ  sâu  túi nha  chu  thấp và  rút ngắn khác biệt  số  trung bình độ sâu túi nha chu giữa 2 nhóm bệnh  VKDT. Tỉ  lệ không viêm nha  chu gặp  ở  đa  số  những bệnh nhân VKDT có độ hoạt động bệnh  nhẹ. Phần  trăm viêm nha chu càng  tăng  thì  số  người có độ hoạt động bệnh VKDT trung bình‐ nặng càng nhiều.  Chỉ  số mất bám dính  lâm  sàng  trung bình  tương đương với nghiên cứu trong nước của Bùi  Thị Bích Thủy, Nguyễn Bích Vân (2011)(3). Khi so  sánh các mức độ mất bám dính lâm sàng tối đa  giữa  2  nhóm  bệnh  VKDT,  kết  quả  cho  thấy  nhóm VKDT trung bình‐ nặng có số người mất  bám dính  lâm sàng  tối  đa  từ >3mm và  ≤5 mm  chiếm  tỉ  lệ cao nhất, đồng  thời sự khác biệt về  phần trăm các mức độ mất bám dính  lâm sàng  tối  đa  giữa  2  nhóm  là  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p=0,044). Kết quả này phù hợp với thực tế là sự  mất  bám  dính  diễn  ra  ở  từng  vị  trí  và  không  nhất thiết phải xảy ra ở tất cả các răng, mỗi vị trí  có  sự  tiến  triển  riêng. Người  có  độ  hoạt  động  bệnh VKDT mạnh  cho  thấy  có mức mất  bám  dính  lâm  sàng  tối  đa  cao  hơn  đáng  kể  so  với  những người thuộc nhóm bệnh VKDT nhẹ.  Mối tương quan giữa các chỉ số nha chu và  độ hoạt động bệnh VKDT DAS28‐CRP  Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương  đương nhau về các chỉ số nha chu giữa 2 nhóm  bệnh nhân VKDT và không có mối tương quan  về số trung bình nha chu với độ hoạt động bệnh  DAS28‐CRP. Kết quả này phù hợp  với nghiên  cứu của Erciyas và cs  (2012)(4). Nghiên cứu của  Kobayashi và cs (2010)(6) lại tìm thấy mối tương  quan thuận giữa phần trăm vị trí chảy máu khi  thăm khám (BOP) và độ hoạt động bệnh VKDT  ở  nhóm  VKDT  trung  bình‐nặng  (p=0,008,  r=0,29). Nghiên  cứu  của  Jayalath và  cs  (2011)(5)  cũng  cho  thấy  có mối  liên quan giữa mất bám  dính  lâm  sàng,  chỉ  số mảng  bám  với  độ  hoạt  động bệnh VKDT, nghiên cứu này so sánh giữa  nhóm VKDT và nhóm chứng với số lượng mẫu  lớn. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi,  mất bám dính lâm sàng tối đa và tỉ lệ viêm nha  chu có mối tương quan thuận với độ hoạt động  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  281 bệnh  VKDT  DAS28‐CRP  (p=0,044,  r=0,272  và  p=0,028, r=0,343). Hệ số tương quan ở mức trung  bình  và  cần  thêm  nghiên  cứu  chuyên  sâu  với  quy mô  và  thời  gian  rộng  cùng  với  việc  can  thiệp  điều  trị  nha  chu  trên  những  bệnh  nhân  VKDT để có kết quả khẳng định cao hơn.  Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có hạn  chế  sau:  chỉ có một nhóm bệnh VKDT và mục tiêu là cắt  ngang so sánh tình trạng nha chu giữa các mức  độ  bệnh  VKDT  với  nhau.  Trong  khi  đó  các  nghiên cứu khác có hai nhóm bệnh ‐ chứng, theo  dõi dọc hiệu quả can  thiệp  trong một  thời gian  dài. Ngoài ra cỡ mẫu nhỏ do bệnh nhân đa số là  bệnh  nặng mới  bắt  đầu  đến  điều  trị,  số  bệnh  nhân bị VKDT nhẹ không nhiều và bệnh nhân ở  tuổi  trung niên, mất  răng nhiều hoặc mất  răng  toàn  hàm  hai  hàm  nên  không  đáp  ứng  tiêu  chuẩn  chọn mẫu.  Thời  gian  nghiên  cứu  ngắn  cũng chưa đủ để chúng tôi tìm thấy mối tương  quan có ý nghĩa về mặt thống kê giữa trung bình  chỉ  số  nha  chu  và  mức  độ  hoạt  động  bệnh  VKDT.   KẾT LUẬN  Với  các  kết  quả  trên,  chúng  tôi  đi  đến  kết  luận: Có mối liên quan giữa mức trầm trọng của  bệnh  VKDT  và  viêm  nha  chu.  Độ  hoạt  động  bệnh VKDT  trung bình‐ nặng có  tỉ  lệ viêm nha  chu đáng kể (r = 0,343, p = 0,028). Tuy không tìm  thấy  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  về  chỉ  số  mảng bám PlI,  chỉ  số nướu GI,  độ  sâu  túi nha  chu khi  thăm dò PPD, mất bám dính  lâm sàng  CAL và phần trăm chảy máu nướu khi thăm dò  BOP giữa 2 mức độ hoạt động bệnh VKDT nhẹ  và  trung  bình‐nặng  (p>0,05)  nhưng  độ  hoạt  động bệnh VKDT trung bình‐ nặng có mức mất  bám dính lâm sàng tối đa tăng (r=0,272), cụ thể  là có mức mất bám dính lâm sàng tối đa từ vừa  đến cao (35mm) nhiều hơn  so  với  nhóm  viêm  khớp  dạng  thấp  nhẹ. Khác  biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,044) cho thấy cần  có  thêm những nghiên cứu can  thiệp  lâm sàng  với cỡ mẫu rộng cùng các phương tiện cận lâm  sàng đầy đủ để xác định rõ hơn ảnh hưởng giữa  viêm  nha  chu  và  bệnh  viêm  khớp  dạng  thấp  nhằm  đem  lại  kết  quả  tốt  trong  việc  điều  trị  khớp và nha chu ở những bệnh nhân VKDT.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Armitage CG (2000). Periodontal diagnoses and classification  of periodontal diseases. Periodontology 34, pp 9‐21.  2. Bartold PM, Marshall RI, and Haynes DR (2005). Periodontitis  and rheumatoid arthritis: a review. Journal of periodontology  76, pp 2066‐2074.  3. Bùi Thị Bích Thủy, Nguyễn Bích Vân (2011). Tình trạng nha  chu  trên  bệnh  nhân  viêm  khớp  dạng  thấp.  Tạp  chí  y  học  TP.HCM, phụ bản 16 tập số 1, 2012 tr 116‐121.  4. Erciyas K, Sezer U, Ustun K, Pehlivan Y, Kisacik B, Senyurt S,  Tarakcioglu  M  and  Onat  A.  (2013).  Effects  of  periodontal  therapy  on  disease  activity  and  systemic  inflammation  in  rheumatoid  arthritis  patients.  Oral  Dis.  19(4):394‐400.  doi:  10.1111/odi.12017.  5. Jayalath  AMSJ,  InokaSR, Weerasinghe  E, Wanigasekara  P,  Vasanthathilaka J. (2011). Oral hygiene and periodontal status  in  a  group  of  patients  with  rheumatoid  arthritis.  Indian  Journal of Rheumatology 6, pp 111–115.   6. Kobayashi T, Murasawa A, Komatsu Y, Yokoyama T, Ishida  K, Abe A, Yamamoto K, Yoshie H (2010). Serum cytokine and  periodontal  profiles  in  relation  to  disease  activity  of  rheumatoid  arthritis  in  Japanese  adults.  Journal  of  periodontology 8, pp 650‐657.   7. Lê Anh Thư (2009). Bệnh viêm khớp dạng thấp. NXB Y học  TP.HCM.   8. Pischon  N,  Pischon  T,  Kröger  J,  Gülmez  E,  Kleber  BM,  Bernimoulin  JP, Landau H, Brinkmann PG,  Schlattmann P,  Zernicke  J, Buttgereit  F, Detert  J  (2008). Association  among  rheumatoid arthritis, oral hygiene, and periodontitis. Journal  of periodontology 79, pp 979‐986.   9. Preshaw  PM  (2009).  Definitions  of  periodontal  disease  in  research. J Clin Periodontol, Vol 36,pp 1‐2.   10. Wells G, Becker JC, Teng J, Dougados M, Schiff M, Smolen J,  Aletaha D, and van Riel PL. (2009). Validation of the 28‐joint  Disease  Activity  Score  (DAS28)  and  European  League  Against  Rheumatism  response  criteria  based  on  C‐reactive  protein  against  disease  progression  in  patients  with  rheumatoid arthritis, and comparison with the DAS28 based  on  erythrocyte  sedimentation  rate. Annals of  the  rheumatic  diseases 68, pp 954‐960.  Ngày nhận bài báo: 22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf276_6437.pdf
Tài liệu liên quan