Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây nên những tác động khôn
lường đối với nền kinh tế Mỹ, với sụp đổ của nhiều định chế tài
chính vốn tưởng như không thể sụp đổ. GDP của Mỹ đã tăng
trưởng âm trong những tháng cuối năm 2008 và sẽ tiếp tục xu
hướng suy giảm trong năm 2009.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 15 vụ đầu tư “thảm bại” nhất Phố Wall năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15 vụ đầu tư “thảm bại” nhất Phố
Wall năm 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính đã gây nên những tác động khôn
lường đối với nền kinh tế Mỹ, với sụp đổ của nhiều định chế tài
chính vốn tưởng như không thể sụp đổ. GDP của Mỹ đã tăng
trưởng âm trong những tháng cuối năm 2008 và sẽ tiếp tục xu
hướng suy giảm trong năm 2009.
Chỉ số S&P 500 đã mất gần 41%, chỉ số Dow Jones mất 36%
trong năm 2008 (tính đến 15/12) kéo theo giá nhiều cổ phiếu sụt
giảm và hàng nghìn tỷ USD “bốc hơi”. Các khoản đầu tư được coi
là an toàn như kênh đầu tư trái phiếu đô thị và doanh nghiệp
cũng kém an toàn, thậm chí nay không còn hấp dẫn.Và trong bức
tranh tối đó đã nổi lên những vụ đầu tư “thảm bại”. Dưới đây là 15
vụ đầu tư có mức sụt giảm mạnh nhất trong năm 2008 trong
nhiều lĩnh vực khác nhau:
1. R.H. Donnelley
Cổ phiếu của hãng xuất bản danh bạ điện thoại những trang vàng
R.H. Donnelley (NYSE-RHD) – nằm trong chỉ số có vốn hóa thị
trường nhỏ - Russell 2000, đang được giao dịch dưới 1 USD/cổ
phiếu từ mức đỉnh cao trong 52 tuần là 39,28 USD/cổ phiếu, giảm
99% so với cuối năm 2007.
2. Các hãng bảo hiểm
Bước vào năm 2008, nhiều nhà đầu tư đã nhận định các ngân
hàng và công ty môi giới chứng khoán sẽ bị tác động mạnh nhất
từ khủng hoảng tài chính. Nhưng nhiều công ty bảo hiểm còn bị
ảnh hưởng lớn hơn khi phải đối diện với các khoản nợ xấu,
không hoặc kém tính thanh khoản - điều này sẽ làm tội tệ thêm
trên bảng cân đối kế toán.
American International Group (NYSE-AIG) cần được Chính phủ
Mỹ giải cứu mới có thể tồn tại, trong khi một hãng bảo hiểm nhỏ
hơn, Genworth Financial (NYSE-GNW) cũng đối diện với một sự
sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hình thành. Cổ phiếu AIG,
GNW hiện được giao dịch ở mức lần lượt là 1,74 USD và 2,8
USD, giảm 91% trong năm 2008.
3. Các ngân hàng đầu tư
Từ đầu năm 2007, nhiều nhà đầu tư vẫn tin tưởng các ngân hàng
đầu tư vẫn có thể trụ vững trong cuộc khủng hoảng tài chính, tuy
nhiên nhận định đó đã sai lầm.
Một năm trước vẫn tồn tại 5 ngân hàng đầu tư ở Phố Wall với
đầy đủ tên tuổi như Goldman Sachs, Morgan Stanley, Lehman
Brothers, Bear Stearns và Merrill Lynch, nhưng đến nay mô hình
này đã sụp đổ vì hai “thành trì” cuối cùng là Goldman Sachs và
Morgan Stanley đã chuyển đổi mô hình sang tập đoàn ngân hàng
tổng hợp (universal bank) với sự kết hợp giữa hoạt động ngân
hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.
Nhờ sự hậu thuẫn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Bear
Stearns vẫn tồn tại trong sự quản lý của Ngân hàng JPMorgan
Chase; Merrill Lynch phải sáp nhập với Ngân hàng Bank of
America; còn Ngân hàng Lehman Brothers chính thức phá sản.
4. Crocs
Cổ phiếu của hãng sản xuất giày Crocs (Nasdaq - CROX) đã có
mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2007 với mức tăng 70% và
được nêu danh trên kênh truyền hình CNBC trong chương trình
đầu năm 2008.
Nhưng bất ngờ khó tin đã xảy ra khi giá cổ phiếu của hãng này
chỉ dưới 1,5 USD, giảm 95% trong năm 2008, khi hoạt động kinh
doanh trở nên tồi tệ.
5. Các hãng bảo hiểm trái phiếu
Hai hãng bảo hiểm trái phiếu hàng đầu ở Mỹ - Ambac Financial
Group (NYSE-ABK), MBIA (NYSE-MBI) đã trải qua một năm sóng
gió với các khoản thua lỗ lên đến hàng chục tỷ USD do các rủi ro
từ các trái phiếu có đảm bảo bằng danh mục bất động sản và rủi
ro khác.
Hiện cổ phiếu của ABK giảm 94% và MBI mất 62% giá trị so với
cuối năm 2007.
6. General Growth Properties
Cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản đã đẩy giá bất động
sản giảm mạnh, kéo theo sự thua lỗ nặng nề của các công ty
trong ngành (REITs) năm 2008. Điều đó đã khiến cổ phiếu của
hãng General Growth Properties (NYSE-GGP) mất tới 96% giá trị
năm nay và hãng này hiện đang cần phải tăng vốn để hoạt động
nếu không sẽ bị phá sản.
7. Các nhà sản xuất ôtô
Doanh số bán xe liên tục sụt giảm khiến các hãng sản xuất xe ôtô
lớn ở Mỹ đang trước trước nguy cơ phá sản. General Motors,
Ford và Chrysler đang phải cầu viện để vay tiền cho hoạt động
kinh doanh, thế nhưng Thượng viện Mỹ đã bác đề nghị này. Điều
này khiến cổ phiếu của General Motors (NYSE-GM) mất tới 80%
năm nay.
Sự khó khăn của ba hãng xe hàng đầu ở Mỹ đã khiến những nhà
sản xuất linh kiện ôtô cũng điêu đứng, trong đó, cổ phiếu của
Lear Corp mất tới 80% giá trị trong năm 2008.
8. ATP Oil & Gas
Từ đầu năm 2007, ít nhà đầu tư dám dự báo giá dầu thô sẽ tăng
lên đến 147,27 USD/thùng (tháng 7/2008) và sau đó, lại càng ít
người dám dự báo giá dầu sẽ xuống dưới 50 USD/thùng như
hiện nay.
Khó tin nhưng đó vẫn là thực tế, nhiều hãng sau khi đạt được
khoảng lợi nhuận lớn thì nay không ít hãng đang đứng trước
khốn khó. Hãng khai thác dầu khí - ATP Oil & Gas (Nasdaq-
ATPG) là một điển hình trong số này, hiện cổ phiếu ATPG đã mất
89% so với cuối năm 2007.
9. Các ngân hàng địa phương
Khủng hoảng tài chính khiến khối ngân hàng Mỹ lâm vào tình
trạng khó khăn thực sự, khiến hơn 20 ngân hàng bị phá sản và
nhiều ngân hàng bị thâu tóm, trong đó nổi bật lên là vụ thâu tóm
Ngân hàng như Wachovia (NYSE-WB) của Wells Fargo và PNC
Financial Services mua National City (NYSE-NCC).
Tính đến ngày 12/12, cổ phiếu WB và NCC đã giảm lần lượt là
83% và 87% so với đầu năm 2008.
10. Ngành năng lượng mặt trời
Các giải pháp chính trị được nên ra nhằm ngăn chặn thay đổi khí
hậu và giá dầu dần tăng lên khiến cổ phiếu của ngành năng
lượng mặt trời khởi sắc mạnh mẽ trong năm 2007 và đầu năm
2008.
Nhưng kể từ khi giá dầu giảm, chi phí năng lượng mặt trời trở
nên đắt đỏ hơn và qua đó khiến lợi nhuận của các nhà cung cấp
năng lượng mặt trời sụt giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của
Evergreen Solar (Nasdaq -ESLR) đã giảm 85%, cổ phiếu First
Solar (Nasdaq-FSLR) mất 55%.
11. Manitowoc
Tập đoàn Manitowoc - chuyên sản xuất máy móc công nghiệp với
nhiều loại cần trục, đã có một năm thành công rực rỡ trong năm
2007 với sự mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều quốc gia,
đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Điều này đã khiến cổ phiếu
Manitowoc (NYSE-MTW) tăng tới 63% giá trị trong năm 2007.
Tuy nhiên, đến năm 2008, kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu máy
móc xây dựng cũng giảm mạnh và nhiều loại chi phí khác cũng
tăng cao khiến hãng lâm vào cảnh thua lỗ nặng. Điều này khiến
của phiếu MTW đã mất tới 82% so với cuối năm 2007.
12. Brunswick
Công ty Brunswick - nhà chế tạo tàu thuyền, động cơ tàu thủy và
cung cấp thiết bị bowling, billiard cũng đã gặt hái thành công
trong năm 2007 và cổ phiếu của Brunswick (NYSE-BC) đã tăng
47% trong năm đó. Nhưng đến năm 2008, hoạt động kinh doanh
của hãng đi xuống khiến cổ phiếu BC mất tới 82% giá trị.
13. Office Depot
Hầu hết các nhà bán lẻ ở Mỹ đều có được thành công nhất định
trong năm 2008, tuy nhiên tập đoàn bán lẻ Office Depot lại đang
phải đối mặt với những khó khăn và mới đây hãng đã phải đóng
cửa 10% chi nhánh ở Bắc Mỹ và sa thải 2.200 công nhân. Cổ
phiếu Office Depot (NYSE-ODP) đã giảm 81% trong năm 2008.
14. NYSE Euronext
Ban đầu, cuộc khủng hoảng tài chính có vẻ như sẽ là tin tốt cho
các công ty điều hành sở giao dịch tài chính, vì khối lượng giao
dịch cổ phiếu và các giao dịch phái sinh sẽ tăng cao.
Thế nhưng, thực tế Tập đoàn NYSE Euronext lại đang phải đối
mặt với những rủi ro khi doanh số và lợi nhuận gộp suy giảm.
Điều này khiến cổ phiếu của NYSE Euronext (NYSE-NYX) mất
tới 70% trong năm 2008.
15. Các công ty truyền thông
Doanh thu từ việc phát hành báo thực sự đã rơi tự do trong năm
2008 trước khi kinh tế Mỹ tăng trưởng âm. Nhiều hãng đã lâm
vào tình trạng khốn đốn, thậm chí Tập đoàn Tribune đã phải nộp
đơn xin phá sản. Trong khi đó, cổ phiếu của các hãng McClatchy
(NYSSE-MNI) mất 82%, cổ phiếu Gannett (NYSE-GCI) giảm
78%.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_vu_dau_tu.pdf