Trong quá khứ, chúng ta có thể sáng chế ra thứ gì đó và vui vẻ
với lợi ích của nó đem lại cho tới mãi cuối đời. Thời gian đã
thay đổi. Ngày nay chúng ta cần tiếp tục đổi mới và giữ vững sự
lãnh đạo – điều đó có nghĩa là chúng ta cần có các kỹ năng tư
duy mạnh để có thể tiếp tục sản sinh ra những ý tưởng chiến
thắng mới. Nhưng đâu là sự khác biệt giữa các kỹ năng tư duy
thông thường và kỹ năng tư duy sức mạnh?
Do bản chất tự nhiên của công việc, tôi có cơ hội duy nhất để
gặp rất nhiều người: nhà tư duy bên ngoài, nhà sáng chế và các
nhà đổi mới đến từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau: công
nghệ, kinh doanh, nghệ thuật. Dưới đây tôi sẽ tổng kết ở 12 khía
cạnh khác biệt, dựa trên kinh nghiệm rút ra từ rất nhiều năm.
17 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 10/12/2023 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 12 đặc điểm của sức mạnh tư duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 đặc điểm của sức mạnh tư duy
Trong quá khứ, chúng ta có thể sáng chế ra thứ gì đó và vui vẻ
với lợi ích của nó đem lại cho tới mãi cuối đời. Thời gian đã
thay đổi. Ngày nay chúng ta cần tiếp tục đổi mới và giữ vững sự
lãnh đạo – điều đó có nghĩa là chúng ta cần có các kỹ năng tư
duy mạnh để có thể tiếp tục sản sinh ra những ý tưởng chiến
thắng mới. Nhưng đâu là sự khác biệt giữa các kỹ năng tư duy
thông thường và kỹ năng tư duy sức mạnh?
Do bản chất tự nhiên của công việc, tôi có cơ hội duy nhất để
gặp rất nhiều người: nhà tư duy bên ngoài, nhà sáng chế và các
nhà đổi mới đến từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau: công
nghệ, kinh doanh, nghệ thuật. Dưới đây tôi sẽ tổng kết ở 12 khía
cạnh khác biệt, dựa trên kinh nghiệm rút ra từ rất nhiều năm.
1. Tư duy đa hệ và Tư duy một điểm (tập trung)
Trong hầu hết các trường hợp, khi chúng ta cố gắng giải quyết
một vấn đề, chúng ta thường tập trung vào những điểm rất hẹp
nơi vấn đề xuất hiện. Kết quả là chúng ta tự giới hạn bản thân
chỉ quan tâm tới những thành phần liên quan trực tiếp tới vấn đề.
Tuy nhiên nhìn nhận vấn đề từ những góc nhìn liên quan tới
phần còn lại của hệ thống nơi vấn đề xuất hiện giúp chúng ta
nhận ra phạm vi cơ hội lớn hơn, hiểu biết sâu hơn về nguồn gốc
của vấn đề, và nhận ra những chiến lược giải quyết một vấn đề
rất khác biệt theo những mức độ khác nhau. Do vậy, chúng ta
luôn luôn nên nhìn vấn đề như một thành phần của hệ thống lớn
hơn và đồng thời cũng nhận biết giải pháp của chúng ta sẽ gây
ra ảnh hưởng như thế nào tới tương lai của hệ thống và môi
trường xung quanh. Khi chúng ta muốn cải tiến (một cách sáng
tạo) một hệ thống – kỹ thuật, kinh doanh... -- chúng ta nên nhìn
nhận về quá khứ để tìm thấy so với quá khứ, hệ thống đã trải
qua những thay đổi nào và đâu là động lực của những sự thay
đổi đó.
Nhìn nhận một vấn đề hoặc một hệ thống dưới một góc nhìn
khác cũng giúp nhận ra những dạng giải pháp khác nhau và các
chiến lược tiến hoá khác nhau. (“Sơ đồ tư duy đa hệ” là một
trong những công cụ rất mạnh chủ chốt của TRIZ, còn được biết
tới dưới tên gọi “Toán tử hệ thống,” hoặc “Màn hình chín hệ.”)
2. Tư duy trừu tượng với Tư
duy cụ thể
Tư duy cụ thể bắt chúng ta
phải đứng tại một mức độ
chi tiết nằm bên trong phạm
vi đã biết của các giải pháp
và khái niệm và cố gắng thích nghi chúng với vấn đề của chúng
ta. Kết quả là, chúng ta hoặc bị bế tắc hoặc sẽ đi tới những cải
tiến nhỏ (dần dần). Tư duy trừu tượng (khái niệm hoá) đưa quá
trình giải quyết vấn đề lên một tầm cao mới và phá vỡ tính ỳ tâm
lý do những hình ảnh hoặc thông tin cụ thể, chi tiết tạo ra. Nó
cũng giúp nhận ra sự tương tự (về giải pháp cho vấn đề) nằm ở
những lĩnh vực rất khác biệt nhau.
Nếu nói từ “bức tường” và bạn sẽ hình dung ngay ra một ngôi
nhà làm bằng đá hoặc gạch. Tuy nhiên, nếu bạn thay thế từ “bức
tường” với từ “hàng rào” chúng ta sẽ mở rộng không gian ngữ
nghĩa về những điều có thể. Nhưng từ “bức tường” có thể là một
thác nước, một dòng khí, hoặc một khoá ánh sáng... Nếu bạn nói
từ “công ty” chúng ta ngay lập tức liên tưởng tới một văn phòng
với nhân viên và bàn ghế trong khi một công ty có thể là ảo, với
những nhân viên làm việc tại nhà... Khái niệm “tổ chức” sẽ làm
cho chúng ta trở nên trừu tượng hóa hơn.
Những khái niệm cụ thể luôn tạo ra ràng buộc cho cách tư duy
sáng tạo bởi vì chúng gắn liền với những hình ảnh cụ thể và làm
gia tăng tính ỳ tâm lý của chúng ta. Tư duy trừu tượng trái lại
giúp nhận ra sự liên kết giữa những sự vật không liên quan và
các sự kiện và đi đến những ý tưởng và khái niệm rất khác biệt.
Sự phát triển của tư duy trừu tượng sẽ làm gia tăng khả năng
sáng tạo của chúng ta.
3. Tư duy đột phá với Tư duy thoả hiệp
TRIZ phát biểu sự xuất hiện của các mâu thuẫn là một động lực
của sự phát triển của các hệ thống kỹ thuật, và cách giải quyết
mâu thuẫn thông qua loại bỏ thoả hiệp giúp đạt tới những bước
phát triển nhảy vọt của hệ thống. Ý tưởng giải quyết các mâu
thuẫn để đạt tới giải pháp đột phá không phải do TRIZ đưa ra:
điều này đã được các nhà tư tưởng vĩ đại Immanuel Kant và
Georg Hegel giới thiệu từ thế kỷ 17 và 18. TRIZ cố gắng đưa lý
thuyết duy vật biện chứng áp dụng vào ngành khoa học. Ví dụ,
tốc độ của xe ngựa sẽ bị giới hạn bởi chính tốc độ của con ngựa
kéo, không kể bạn có nỗ lực thiết kế lại chiếc xe ngựa tốt tới
đâu, hoặc bạn cho con ngựa ăn tốt thế nào, hoặc bạn sử dụng tới
bao nhiêu con ngựa đi chăng nữa.
Để tìm ra một giải pháp đột phá – để đạt tới tốc độ cao hơn
chẳng hạn, chúng ta cần thách thức cả những khái niệm hiện có
và suy nghĩ về khả năng thay thế con ngựa với điều gì đó có khả
năng làm cho chiếc xe đi nhanh hơn, ví dụ như một chiếc động
cơ đi-ê-den (diesel) chẳng hạn.
Hiển nhiên đây là một hạn chế của
rất nhiều dạng hệ thống do con
người tạo ra. Ví dụ, trong quá
trình phát triển, các ngành kinh
doanh, xã hội và các hệ thống
chính trị trải qua rất nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên khi chúng ta
đối mặt với mâu thuẫn, bộ não của chúng ta có xu hướng tiếp
cận mềm mại hoá các nhu cầu và tìm kiếm giải pháp thoả hiệp
thay vì tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp đột phá cho
phép loại bỏ hoàn toàn các mâu thuẫn và giúp chúng ta đi tới
những sáng tạo huỷ diệt. Do các mâu thuẫn vần tồn tại (chưa
được giải quyết) – và chúng trở nên ngày một sâu sắc hơn theo
thời gian. Sự nhận biết sớm về các mâu thuẫn và giải quyết
chúng là một trong những chức năng quan trọng nhất của “sức
mạnh” tư duy.
4. Tư duy đấu tranh/nổi bật với tư duy bảo hộ
Chúng ta thường sợ khi phải tư duy đi ra bên ngoài những khái
niệm hay ý tưởng đã có. Nhưng tất cả những đột phá thường chỉ
xảy ra khi bạn vượt qua các rào cản do chính tính ỳ tâm lý tạo
nên. Để phá vỡ các rào cản này, cần tới sự quyết liệt ở hành
động, điều kiện, hay các yêu cầu. Thông thường chúng ta cần
phải quyết liệt tới độ chúng ta thấy tưởng chừng như là không
thể.
Ví dụ, chúng ta muốn phát triển một khái niệm mới về điện
thoại di động. Vậy chiếc điện thoại di động cần phải nhỏ như thế
nào? Chúng ta bắt đầu nghĩ về những kích thước bình thường
của một chiếc điện thoại – ví dụ, nó có thể dài 10 cm. Vậy có
thể sẽ chỉ là 6 cm? SAI! Tưởng tượng chiếc điện thoại chỉ dài cỡ
1 cm, hoặc tốt hơn là 1mm, hoặc thậm chí đạt tới kích thước của
một tế bào sinh học. Điều này rõ ràng tới mức sẽ tạo ra một khái
niệm về chiếc điện thoại di động hoàn toàn khác biệt. Hoặc nếu
bạn muốn một màn hình điện thoại di động to tới mức choán hết
cả tầm mắt của mình. Bạn sẽ tạo ra những khái niệm hoàn toàn
mới mẻ về chiếc màn hình: có lẽ, một màn hình máy chiếu, hoặc
một màn hình gắn liền với tấm kính chắn... Chủ động đẩy giới
hạn ra xa, chúng ta sẽ gia tăng cơ hội khám phá những giải pháp
đột phá mới mẻ.
5. Tư duy phi tuyến với tư duy tuyến
tính
Có một thực tế là gần như 80-90% dự
báo dài hạn của những nhà tương lai học
đều sai. Một sai lầm phổ biến là họ
thường dự báo dựa trên các xu hướng
mà thiếu đi sự quan sát các yếu tố mới hay nhân tố mới có khả
năng gây ảnh hưởng hoặc trở nên quan trọng vào ngày mai
nhưng lại hoàn toàn ẩn mình hoặc không thể dự báo từ hôm nay.
Điều tương tự xảy ra với lĩnh vực giải quyết vấn đề: đứng yên
trong vòng một khuôn khổ khái niệm và các mối quan hệ thật
khó để nhận ra những mối kết nối phi tuyến. Tư duy phi tuyến
cũng giúp gắn kết những sự vật không hề liên quan ngày hôm
nay nhưng có thể kết nối với nhau trong tương lai và tạo ra ảnh
hưởng lớn tới công nghệ hay xã hội, ví dụ như, sự phát triển của
máy vi tính cá nhân chẳng hạn.
Tư duy phi tuyến không phải là dễ dàng, do hiểu những nhân tố
dẫn tới sự phát triển phi tuyến của một hệ thống cụ thể, chúng ta
cần nhận ra cách thức hệ thống hoạt động, cũng như các hệ trên
đang vận hành thông qua cách phân tích những mâu thuẫn của
ngày hôm nay sẽ được giải quyết ra sao ở ngày mai.
6. Tư duy đa dạng và tư duy đơn nhất (nhất thể)
Các sáng tạo đổi mới đột phá hầu hết đều dựa trên tri thức đến
từ bên ngoài. Do đó chẳng ngạc nhiên khi tôi nhận thấy một
điều chung trong những nhà sáng chế và tư duy tôi may mắn
được gặp gỡ là họ đều “kẻ sát thủ của tri thức.” Và một điều
cũng quan trọng không kém, tất cả những con người này đều
không giới hạn bản thân vào một lĩnh vực cụ thể nào: đó là một
nguyên tắc, họ xử lý rất nhiều thông tin đến từ nhiều lĩnh vực
khác nhau. Một thư viện của Voltaire sống vào thế kỷ 18 có tới
6.814 cuốn sách, và hơn 2000 cuốn có dấu vết ghi chép của nhà
khoa học. Thư viện của Thomas Edison có tới hơn 10.000 cuốn
sách. Một người bạn của tôi, người có sáng chế đột phá trong
ngành hoá học, cũng có thư viện với hơn 10.000 cuốn sách khoa
học và kỹ thuật, và ông ta đã đọc gần hết chúng.
Sự đa dạng giúp bạn nhìn thấy những giải pháp trong các lĩnh
vực khác nhau và phát triển những trải nghiệm ít gặp giúp nhận
ra các hình mẫu giữa những sự việc tưởng như không có bất cứ
mối liên hệ nào.
7. Tư duy cấu trúc (hệ thống) và tư duy ngẫu nhiên
Chúng ta thường suy nghĩ để giải quyết một vấn đề “lớn” theo
cách thức sáng tạo chúng ta phải “không cần học hỏi và phi cấu
trúc hoá” càng nhiều càng tốt. Đúng, bởi vì điều đó giúp chúng
ta chống lại tính ỳ tâm lý. Nhưng như tác giả G. Altshuller, cha
đẻ của TRIZ, không học hỏi và phi cấu trúc chỉ làm việc tốt khi
chúng ta giải quyết các vấn đề có mức khó thấp đòi hỏi số phép
thử không nhiều để tìm ra giải pháp. Một lúc nào đó trong đời,
bạn sẽ may mắn.
Nhưng khi chúng ta liên tục gặp vấn đề với độ phức tạp cao,
chúng ta cần cấu trúc lại quy trình giải quyết vấn đề. Chúng ta
phải có một lộ trình để định hướng từ vấn đề tới giải pháp, tái sử
dụng những trải nghiệm quá khứ, và các mẫu cho phép tạo ra
giải pháp mạnh mẽ.
Các quy trình có giết chế tính sáng tạo hay không? Không một
chút nào cả. Người Rome cổ xưa coi công việc tính toán là một
nghệ thuật và dựa trên các nguyên tắc sáng tạo. Ngày nay các
phép tính này đã hoàn toàn được tự động hóa và không còn ai
phải làm việc này nữa. Đưa các quy trình có cấu trúc chặt chẽ
vào hỗ trợ giải quyết vấn đề không có nghĩa là giết chết sáng tạo
thông qua việc hành chính hoá: sức tưởng tượng sáng tạo vẫn
còn nguyên ý nghĩa to lớn để tìm ra một giải pháp cuối cùng.
Nhưng chúng ta có thể đi xa hơn trong việc tiết kiệm thời gian
và nỗ lực thông qua quy trình có cấu trúc và do vậy tránh được
những lỗi lầm đắt giá. Điều quan trọng nhất là một quy trình có
mạnh mẽ có cấu trúc và định nghĩa rõ ràng.
8. Tư duy lý tưởng với Tư duy tiêu
thụ (hưởng thụ)
Ngay từ nhỏ chúng ta đã học nếu
muốn thứ gì, chúng ta cần phải trả giá
bằng thứ gì đó. Nếu bạn muốn có một
chiếc xe, bạn cần phải bỏ tiền ra để
mua nó. Nếu bạn muốn khởi sự doanh
nghiệp, bạn cần phải đầu tư, tìm người hợp tác, mua một công
nghệ mới, thiết bị văn phòng,... Nếu bạn muốn xây một ngôi
nhà, chúng ta cần gạch, kính, gỗ... Tuy nhiên, “cái giá phải trả”
hoàn toàn khác nhau cho cùng một kết quả, và đó là điều mà
chúng ta không được học rõ ràng.
Một lần, tôi phải giúp khách hàng có vấn đề với chiếc robot
không được điều chỉnh phù hợp với công việc, và kết quả là họ
mất hoàn toàn một sản phẩm. Khách hàng liên hệ với nhà sản
xuất robot người đề xuất một phiên bản nâng cấp robot trong vài
tháng thông qua việc thêm một số bộ phận điện tử và cơ khí,
nhưng giải pháp như vậy đòi hỏi khách hàng phải mất thêm gần
500 nghìn Euro. Một chút quá đắt, nhưng cũng là một lựa chọn
duy nhất. Tuy nhiên, thông qua cách phát biểu khái niệm “Kết
quả lý tưởng cuối cùng” chúng tôi có thể giải quyết vấn đề trong
vòng một giờ và có thể đưa vào triển khai thực tế trong vòng
một ngày: chúng tôi chỉ sử dụng các nguồn lực có sẵn trong quy
trình sản xuất. Kết quả: không có sản phẩm nào bị mất mát.
Lý tưởng là một khái niệm rất mạnh bắt buộc chúng ta phải
nhận ra những nguồn lực dự trữ để đạt tới mục tiêu đề ra. Một
vài năm trước đây, nếu bạn muốn có xuất bản một đoạn băng
video trên trang web của công ty, chúng ta sẽ phải trả rất nhiều
cho những kênh truyền thông băng thông lớn. Ngày nay chúng
ta chỉ cần nạp đoạn video đó lên trên trang YouTube, liên kết
(link) với nó, và chẳng phải trả bất cứ xu nào. Những nguồn lực
như vậy tồn tại ở khắp mọi nơi – và những người tư duy khôn
ngoan sẽ có thể đạt tới kết quả cực kỳ bất ngờ thông qua việc sử
dụng đúng nguồn lực vào đúng thời điểm, hoặc thậm chí tạo ra
những nguồn lực có giá trị cho người khác sử dụng.
9. Tư duy “Mục tiêu cuối cùng” với Tư duy hời hợt
Các mục tiêu là tất cả. Các mục tiêu quyết định kết quả của
chúng ta, thiện chí của chúng ta, và cả chiến lược của chúng ta.
Nếu chúng ta thiết lập một mục tiêu sai lầm, chúng ta sẽ phải trả
giá; nếu chúng ta thiết lập mục tiêu yếu kém, chúng ta sẽ đạt tới
kết quả yếu kém. Tôi còn nhớ vài năm trước tôi đã đọc một bài
báo trên tạp chí Times, của một nhà nghiên cứu về chữa trị bệnh
ung thư. Kết luận của ông ta là hầu hết các nghiên cứu của Mỹ
đều tập trung vào việc làm tiêu từng phần (giảm kích thước) hơn
là định hướng làm thế nào để tiêu diệt toàn bộ khối u... Nhưng
giảm kích thước khối u không có nghĩa là loại bỏ được nó?
Không nhất thiết cứ phải làm như thế mãi. Với TRIZ, G.
Altshuller đưa ra khái niệm về một “Mục tiêu cuối cùng”: hãy
thiết lập các mục tiêu có vẻ là không thể với ngày hôm nay:
vươn tới các vì sao, hay loại bỏ hoàn toàn nạn đói, và các mục
tiêu tương tự như vậy. Có thể, chúng ta sẽ không thể đạt tới mục
tiêu viễn tưởng đó trong suốt cuộc đời của mình, nhưng quá
trình thực hiện điều đó sẽ chắc chắn là lớn hơn rất nhiều so với
mục tiêu nhỏ đặt ra ngay ở bước khởi đầu.
10. Tư duy tiến hoá với tư duy thử-và-sai
Trước TRIZ, hầu hết các sáng tạo đều được tạo ra nhờ phương
pháp thử và sai. Tuy nhiên các nghiên cứu của TRIZ đã khám
phá ra các luật và xu hướng của các hệ thống nhân tạo, và tri
thức về những xu hướng này trở thành cần thiết để chúng ta nhìn
thấy tương lai của các hệ thống mà không phải đoán mò. Ví dụ,
chúng ta biết về những hệ thống cụ thể ở giai đoạn đầu tiên sẽ
có xu hướng gia tăng mức độ linh hoạt thông qua tăng kích
thước, phân nhỏ thành nhiều thành phần, và tăng cường mức độ
linh hoạt của các mối liên kết giữa các thành phần; nhưng khi hệ
thống vượt qua một điểm nhất định của quá trình tiến hoá, một
số lượng các thành phần, kích thước, và mức độ linh hoạt của
toàn bộ hệ thống sẽ bị suy giảm. Ví dụ, hãy xem xét quá trình
phát triển của hệ thống lưu trữ của máy tính: đầu tiên là các thiết
bị từ tính nhằm lưu trữ thông tin gồm có những tệp băng từ rất
lớn với các thành phần dịch chuyển và chiếm rất nhiều chỗ. Sau
đó chúng được thay thế bằng các tệp ghi, ổ cứng, và cả đĩa
quang (DVD). Ngày nay, chúng ta thậm chí còn tiến tới loại bỏ
cả các ổ cứng: chúng sẽ không còn cần thiết khi chúng ta có thể
thay bằng những thiết bị nhỏ, tiết kiệm năng lượng, dung lượng
lớn (tương tự như thẻ nhớ USB) mà không có bất cứ thành phần
chuyển động cơ nào.
Dưới sự phát triển của cơ khí sẽ giúp làm giảm thời gian một ý
tưởng mới ra đời, phát triển và gia nhập thị trường vào đúng thời
điểm.
11. Tư duy dài hạn với Tư duy ngắn hạn
Sửa chữa ngay lỗi lầm ngắn hạn hay đầu tư vào tương lai? Tất
nhiên, trong một vài trường hợp sửa lỗi ngay là cần thiết và chấp
nhận được, nhưng khi chúng ta tư duy chỉ giới hạn vào những sự
vụ chúng ta sẽ bị chúng “đè” nghiến. Cho đến một ngày chúng
ta sẽ nhận ra những đối phó ngắn hạn sẽ không còn mấy tác
dụng nhưng chúng ta cũng không còn đủ thời gian và nguồn lực
để tránh thảm hoạ đang tới gần. Do vậy những đối phó ngắn hạn
sẽ chỉ có giá trị nếu chúng cân bằng với các mục tiêu đầu tư dài
hạn.
12. Tư duy viển vông với Tư duy thực tiễn
Đây chính là điểm vai trò của tưởng
tượng sáng tạo trở nên cực kỳ cần thiết.
Trong cuốn sách “Tâm lý học sáng tạo”
xuất bản vào năm 1896, nhà tâm lý học
người Pháp Theodule Ribot đã cho biết
chúng ta đạt tới đỉnh cao sáng tạo vào những năm 12 – 14 tuổi,
sau đó năng lực này suy giảm dần theo thời gian. Và điều đó là
sự thật: khi chúng ta còn trẻ, chúng ta chơi các trò chơi, sáng
chế ra nhiều nhân vật tưởng tượng, khám phá không gian... và
do vậy chúng ta tăng cường kỹ năng tưởng tượng sáng tạo với
các trò chơi đó, không có bất cứ ai yêu cầu chúng ta chỉ được
phép chơi trong phạm vi của những “lý do” (ND – hạn chế
mang tính chất lý do). Do đó chúng ta thường xuyên vượt qua
giới hạn của kiến thức và trở nên thư giãn với những giới hạn
của tâm trí. Khi chúng ta trở nên già hơn, chúng ta bị ngập vào
thế giới của các lý do và thậm chí còn bị trừng phạt về những tư
duy điên rồ. Nhưng không có con đường nào khác: di chuyển
“ra ngoài biên giới của chiếc hộp” bắt buộc chúng ta phải vượt
qua các giới hạn của trí tuệ. Thật may mắn, trí tưởng tượng sáng
tạo không phải là điều huyền bí; bất cứ ai cũng sở hữu nó và có
thể phát triển trí tưởng tượng của bản thân.
Cuối cùng, tôi cho rằng điều quan trọng nhất G. Altshuller và
TRIZ đóng góp không phải là một hộp công cụ nhằm hỗ trợ các
giai đoạn của sáng tạo, mà còn vượt xa hơn thế, giúp cho chúng
ta học hỏi và xây dựng sức mạnh tư duy của mỗi cá nhân.
www.SAGA.vn l Valeri V. Souchkov
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_dac_diem_cua_suc_manh_tu_duy.pdf