10 sự thật bị che giấu của nhà lãnh đạo

Khi Tony Smith đưa cho tôi bản thảo quyển sách này và đề nghị tôi viết lời giới

thiệu, tôi nói với anh ấy rằng mình không thuộc dạng người đọc tiểu tuyết. Sau khi

được một trận cười thỏa thuê, tôi đã đọc thật kỹ những gì Tony thể hiện và cảm

thấy rất ấn tượng. Các quyển sách về lãnh đạo thường chất đầy lý thuyết và ý

tưởng không mấy phù hợp với những người đang thật sự làm công tác lãnh đạo.

Người viết về nghệ thuật lãnh đạo thường ngại ngần phải đối mặt với sự thật hoặc

không mấy hào hứng thừa nhận rằng một ngày làm việc của nhà lãnh đạo cũng đầy

lộn xộn: cái tôi, môi trường, quyền lực, và những ý thích đơn thuần. Trong quyển

sách này, Tony không hề tránh né những vấn đề như thế. Nghiêm túc mà nói, đây

có thể xem là quyển sách đầu tiên về nghệ thuật lãnh đạo không có yếu tố tiểu

thuyết mà tôi từng đọc.

pdf11 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu 10 sự thật bị che giấu của nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 sự thật bị che giấu của nhà lãnh đạo Khi Tony Smith đưa cho tôi bản thảo quyển sách này và đề nghị tôi viết lời giới thiệu, tôi nói với anh ấy rằng mình không thuộc dạng người đọc tiểu tuyết. Sau khi được một trận cười thỏa thuê, tôi đã đọc thật kỹ những gì Tony thể hiện và cảm thấy rất ấn tượng. Các quyển sách về lãnh đạo thường chất đầy lý thuyết và ý tưởng không mấy phù hợp với những người đang thật sự làm công tác lãnh đạo. Người viết về nghệ thuật lãnh đạo thường ngại ngần phải đối mặt với sự thật hoặc không mấy hào hứng thừa nhận rằng một ngày làm việc của nhà lãnh đạo cũng đầy lộn xộn: cái tôi, môi trường, quyền lực, và những ý thích đơn thuần. Trong quyển sách này, Tony không hề tránh né những vấn đề như thế. Nghiêm túc mà nói, đây có thể xem là quyển sách đầu tiên về nghệ thuật lãnh đạo không có yếu tố tiểu thuyết mà tôi từng đọc. Tony là một anh chàng đặc biệt trong cuộc đời tôi đã hơn mười sáu năm. Anh là một trong những người đầu tiên tôi gọi điện sau khi nhận chức CEO tại kênh ESPN năm 1990; và tôi đã thuyết phục anh cùng về làm việc với tôi trong nhiều tổ chức khác nữa, kể cả tại NFL. Tôi cho rằng anh là người giỏi nhất trong kinh doanh. Anh không đưa ra những lý thuyết trung dung trong phòng họp, hay cố tình bóp méo hoàn cảnh thực tế để buộc nó trông có vẻ phù hợp với những ý tưởng anh đã nghĩ từ trước. Thay vào đó, anh suy tính rõ ràng mạch lạc, nhìn nhận thực tế bằng trực giác nhạy bén, và cảm nhận được cả khía cạnh tình cảm của công việc. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng lãnh đạo là làm thế nào để quản lý được đội ngũ nhân viên. Tony hiểu rõ cách vận hành của nhóm làm việc.Anh biết rằng đây là những cơ cấu vận hành phức tạp, chưa đầy các yếu tố tế nhị khó nói ra. Anh trình bày sự tương tác nhóm bằng từ ngữ đơn giản, cho tôi thấy cái được và mất, và giúp tôi thiết lập kế hoạch để chiến thắng. Một nhà lãnh đạo còn cần gì hơn ở cánh tay phải của mình ? mọi nhà lãnh đạo đều cần một người như thế. Trong quá trình làm việc, tôi đã học được rất nhiều về nghệ thuật lãnh đạo từ những người thật sự rất giỏi - những nhà lãnh đạo như Dan Burke và Tom Murphy tại Cap Cities và ủy viên Paul Tagliabue tại NFL. Tôi đã chứng kiến nghệ thuật lãnh đạo đạt đến đỉnh cao danh vọng và cả những lúc thất bại thảm hại, và tôi biết Tony nói đúng khi cho rằng nhiều điều người ta gắn với nghệ thuật lãnh đạo thật sự rất khó mang ra thảo luận. Lấy ví dụ về vấn đề cân bằng công việc và cuộc sống. Ai cũng biết một cách chính thống là phải ủng hộ sự cân bằng, nhưng tôi chẳng biết có nhà lãnh đạo thành công nào mà lại không ăn ngủ với công việc. Tôi cho rằng chẳng có mấy nhà lãnh đạo quan tâm đến cân bằng, và sự thật là thế. Một ví dụ khác, mọi nhà lãnh đạo đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc tìm người kế nhiệm, nhưng tôi đã chứng kiến sự bất an và bản ngã ngăn cản họ ủng hộ một người có đủ năng lực thay thế họ trong tương lai. Một số nhà lãnh đạo cảm thấy bất an đến mức chỉ tập họp quanh mình những người hèn kém hơn họ. Tôi không thể nào ngưỡng mộ những người như thế. Họ có thể là những người rất thu hút và vui tính, nhưng chính bản ngã của họ đã làm hại bản thân và cả tổ chức mà họ đang làm việc nữa. Thực tế, vai trò của bản ngã có thể được xem là điều khó nói nhất về lãnh đạo mà tôi từng trải nghiệm. Khi các con hỏi tôi sống thế nào, tôi nói với chúng rằng cả ngày tôi phải cố gắng quản lý những bản ngã - cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp ngang hàng. Tôi dám cá không ai nói ra điều này trong các trường day kinh tế. Phải thừa nhận rằng bản thân tôi cũng không thể hiện quan điểm này một cách công khai với nhân viên của mình, có chăng chỉ là với một vài người tôi tin cậy. Nhưng đúng công việc của tôi là thế: 98% quản lý bản ngã và 2% tư duy, mà cũng là xoay quanh vấn đề làm thế nào để khiến mọi người đi theo đúng hướng như tôi muốn. Tony hiểu được điều này. Anh hiểu được tầm quan trọng của bản ngã trong công việc và phải vất vả như thế nào mới lèo lái cả nhóm cùng nhau làm việc, tập trung vào những mục tiêu chung, và đạt mục tiêu cuối cùng là chiến thắng. Nếu tôi phải tóm gọn những suy nghĩ Tony thể hiện trong quyển sách này cũng như những gì anh đã chia sẻ với tôi trong nhiều năm qua, đó chính là tầm quan trọng của việc quản lý bản ngã - bản chất thật sự của những trò chơi mà chúng ta là một phần trong đó. Tuy nhiên toou cũng có một điểm tranh luận với quyển sách của Tony. Có một điều người ta ngại nói ra mà anh không đề cập, và đó là may mắn. Ngoài việc quản lý tình thế quyền lực một cách hiệu quả, một nhà lãnh đạo thành công cũng cần đến một chút may mắn nữa. Tôi không nghĩ có ai nhắc đến điều này, nhưng sự thật là bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng khôn tránh khỏi số phận phải đi bơm ga chứ không phải ngồi đây lãnh đạo cả công ty. Đôi khi những kế hoạch tốt nhất của bạn tan nát, thế mà bạn vẫn là người trụ lại được. Chúng ta có thể gọi đó là kỹ năng, hoặc trong trường hợp khác là sự tinh khôn, nhưng theo tôi chúng ta nên dẹp bỏ mấy thứ lòng vòng mà đi thẳng vào thừa nhận đây đơn giản chỉ là may mắn. Tôi cảm thấy rất may mắn ở giai đoạn này trong sự nghiệp khi được chung tay với những người tôi yêu quý và tôn trọng, trong một lĩnh vực tôi thật sự yêu thích. Công việc lấy đi rất nhiều từ mọi người. Bạn dành thời gian cho đồng nghiệp nhiều hơn so với cho gia đình. Khi bạn may mắn sống trong một môi trường với những người bạn thích, với công việc bạn thích, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng cống hiến hết mình. Tôi biết Tony cảm thấy may mắn được làm việc với những CEO của mình trong những năm qua và được tiếp xúc với những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trên thế giới. Tình yêu và niềm đam mê của anh dành cho nghệ thuật lãnh đạo thât sự chói chang qua từng trang sách. Bạn sẽ học được rất nhiều về thực tế lãnh đạo khi bạn đọc qua quyển sách này. Điều tôi kính trọng nhất ở Tony là trên hết anh không bao giờ âm thầm đưa nghị trình riêng của mình vào cuộc chơi. Điều duy nhất anh muốn thấy là sự thành công của bạn, và cũng vì thế mà tôi luôn mời anh về với mình tại bất cứ công ty mới nào của tôi. Trong quyển sách này, bạn sễ cảm nhận được quan điểm chân chất tỏa ra từ Tony : không nghi trình, không gánh nặng, sẵn sàng nói lên những điều mà mọi người luôn cố tránh né. Tôi đã phải chi rất nhiều tiền trong những năm qua để được anh cho lời khuyên. Giờ đây bạn chỉ phải trả môt số tiền nhỏ so với tôi mà vẫn nhận được kiến thức của anh. Giới thiệu Giá mà bạn hiểu được… Trong suốt hai mươi lăm năm qua, tôi vẫn luôn bị mê hoặc bởi các khía cạnh thực tế về hành vi của con người, khả năng thuyết phục, và tâm lý trong bối cảnh tổ chức hiện đại. Mối quan tâm này đã mang đến cho tôi đặc quyền được làm việc gần gũi với các nhà lãnh đạo – CEO, lãnh đạo cấp cao, nhà quản lý – tại các tập đoàn trên khắp thế giới. Với tư cách là một nhà nghiên cứu có thâm niên trong lĩnh vực lãnh đạo, tôi biết rất rõ con số đầu sách đã được xuất bản vốn cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn trong ngành nghệ thuật này. Tuy vậy, tôi vẫn tin rằng người ta cần một quyển sách như quyển này. Cái gì đầu tiên của tôi về thực thể to tát mà chúng ta gọi là "tập đoàn" hay "tổ chức" đến thông qua cha tôi. Cha tôi là tài xế xe tải của một công ty khai thác dầu cỡ lớn, và mỗi buổi tối trở về nhà sau một ngày dài làm việc, cha tôi rất thích kể về những gì đã diễn ra trong ngày. Khi mọi thứ đều ổn, những câu chuyện của cha làm tôi nghĩ đi làm là một điều thật tuyệt. Nhưng thường thì trong đa số các ngày, mọi thứ không mấy tuyệt vời. Cha tôi thường ca thán rằng sếp mình đối xử không tốt với ông, và ông cũng thường bực bội vì các bạn đồng nghiệp không chịu làm tốt phần việc của mình. Thường thì điều này xảy ra vì những đồng nghiệp này biết cách tham gia vào cuộc chơi vận động quyền lực giỏi hơn, một hành động mà cha tôi gọi là « cun cút bợ đít sếp ». Rất nhiều đêm, cha tôi phải chạy thêm chuyến và làm thêm giờ mà không được trả thêm tiền gì cả. Tôi còn nhớ mặc dù mình mới chỉ là một thằng nhóc, tôi đã nghĩ giá mà tôi được đến chỗ công ty của cha, ngồi xuống với sếp của cha, và nói cho ông ấy biết tình hình thực tế đang diễn ra, và tôi sẽ khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Tôi muốn giải thích cho ông sếp của cha rằng khi ông ấy đối xử không tốt với cha tôi, cha tôi về nhà mà không thấy vui vẻ ; và khi cha tôi về nhà mà không vui, thì mẹ tôi cũng không vui và cả nhà tôi dều cảm thấy nặng nề. Tôi cũng biết rằng kết quả công việc của cha tôi cũng bị tác động bởi cách đối xử này của sếp. Cha tôi là người chăm chỉ, không quản ngại trách nhiệm ; nhưng hơn thế nữa, tôi từng chứng kiến dòng năng lượng và nhiệt tình tỏa ra khi ông phấn khởi và tôi biết rằng điều này cũng sẽ đem lại lợi ích cho công ty. … Dĩ nhiên, mọi thứ không dễ dàng, và có những điều khó nói trong nghệ thuật lãnh đạo mang mức độ "nguy hiểm" vượt quá mức của bảng đo lường phóng xạ. Đó cũng là lý do vì sao tôi viết quyển sách này. Khi tiết lộ những điều tế nhị và khó nói này ra giấy trắng mực đen và sử dụng những ví dụ ẩn danh mà tôi đã thu thập trong quá trình huấn luyện của mình, tôi hy vọng mình tạo được nhịp cầu nối hai bờ ngăn cách giữa hiểu biết của nhân viên và nhà lãnh đạo. Giá mà bạn hiểu được… Mục lục Lời nói đầu Giới thiệu Phần một Giới thiệu về những điều “khó nói ra” 1. Nghệ thuật lãnh đạo và những điều khó nói 2. Bí mật1 Chúng ta chỉ thấy bề ngoài của nghệ thuật lãnh đạo Phần hai Những điều khó nói về khả năng thuyết phục 3. Bí mật 2 Sức thu hút không phải là yếu tố tạo khác biệt (nhưng sự thật là có) 4. Bí mật 3 Nhà lãnh đạo thực thụ không chơi trò ngoại giao quyền lực (họ xem đó là một vấn đề nghiêm túc) 5. Bí mật 4 Phụ nữ làm lãnh đạo tốt hơn (nhưng chỉ khi họ muốn như thế) Phần ba Những điều khó nói liên quan đến chức vụ 6. Bí mật 5 Tiêu chuẩn kép chỉ dành cho người tiền sử (và những người chiếm giữ căn phòng góc) 7. Bí mật 6 Cấm ưu ái gia đình và bạn bè (trừ khi điều đó thật sự hợp lý) 8. Bí mật 7 Nhiệm vụ căn bản của nhà lãnh đạo là đào tạo người kế thừa (nhưng việc này thật đau đớn) Phần bốn Điều khó nói về con người 9. Bí mật 8 Lãnh đạo phải làm gương trong vấn đề cân bằng cuộc sống và công việc (có gì khó đâu; vì công việc cũng chính là cuộc sống) 10. Bí mật 9 Tư lợi tối đa rất nguy hiểm (đối với người dưới quyền, không phải với nhà lãnh đạo) 11. Bí mật 10 Trên đỉnh cao rất cô đơn (nhưng nhà lãnh đạo không chấp nhận tình hình khác đi) 12. Thế là các điều kiêng kỵ đã bị tiết lộ, tiếp theo thì sao ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_su_that_bi_che_giau_cua_nha_lanh_dao_6471.pdf