10 quy tắc của John Murphy

Học biểu đồ dài hạn. Bắt đầu phân tích biểu đồ với biểu đồ tháng

và biểu đồ tuần liền trong vài năm. Một biểu đồ rộng cung cấp sự

dễ nhận biết và một viễn cảnh dài hạn cho thị trường. Một khi

biểu đồ dài hạn được xác lập thì hãy tham khảo biểu đồ ngày và

trong ngày. Một sự nhìn nhận ngắn hạn riêng lẻ có thể dẫn đến

nhầm lẫn. Ngay cả bạn chỉ giao dịch ngắn hạn, bạn sẽ trade tốt

hơn nếu bạn trade cùng hướng với xu hướng trung hạn và dài

hạn.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 10 quy tắc của John Murphy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 quy tắc của John Murphy Nếu là trader chắc ai cũng một lần được nghe tên John Murphy. Ông là một cây đại thụ của giới trader và đã viết rất nhiều sách hay. 1. Định xu hướng: Học biểu đồ dài hạn. Bắt đầu phân tích biểu đồ với biểu đồ tháng và biểu đồ tuần liền trong vài năm. Một biểu đồ rộng cung cấp sự dễ nhận biết và một viễn cảnh dài hạn cho thị trường. Một khi biểu đồ dài hạn được xác lập thì hãy tham khảo biểu đồ ngày và trong ngày. Một sự nhìn nhận ngắn hạn riêng lẻ có thể dẫn đến nhầm lẫn. Ngay cả bạn chỉ giao dịch ngắn hạn, bạn sẽ trade tốt hơn nếu bạn trade cùng hướng với xu hướng trung hạn và dài hạn. 2. Phát hiện xu hướng và đi theo nó: Xác định xu hướng và đi theo nó. Xu hướng thị trường với nhiều kích cỡ khác nhau: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Đầu tiên, xác định xu hướng nào bạn sẽ trade với nó và sử dụng biểu đồ thích hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang trade theo đúng hướng của xu hướng đó. Mua đáy khi xu hướng lên và bán đỉnh khi xu hướng xuống. Nếu bạn đang trade theo trung hạn, bạn nên sử dụng biểu đồ ngày và tuần. Nếu bạn trade trong ngày, bạn nên dùng biểu đồ ngày và trong ngày. Nhưng trong mỗi trường hợp, hãy để biểu đồ dài hơn (về time frame) xác định xu hướng và biểu đồ ngắn hơn xác định thời điểm 3. Tìm điểm cao và thấp: Xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Nơi tốt nhất để mua là gần điểm support. Các điểm support thường là đáy trước. Ngược lại, nơi tốt nhất để bán là đường resistance. Resistance thường là đỉnh trước. 4. Nhận biết khả năng điều chỉnh đến bao nhiêu: Đo phần trăm dội lại (retrace). Sự điều chỉnh lên hoặc xuống thường nằm trong những phần quan trọng của cái xu hướng trước. Bạn có thể đo sự điều chỉnh của cái xu hướng hiện tại bằng những phần trăm dội lại (retrace). Mức độ dội lại 50% là phổ biến nhất. Mức dội lại thấp nhất thường là 1/3 của cái xu hướng trước. Mức dội lại cao nhất thường là 2/3. Fibonacci retrace với mức 38% và 62% thường được quan tâm nhất. Trong suốt quá trình dội lại của một xu hướng tăng, điểm mua thường nằm trong khu vực dội 33%-38% 5. Vẽ đường thẳng:Vẽ đường xu hướng (trendline): Đường xu hướng là một trong những công cụ đơn giản và hiệu quả nhất. Cái bạn cần là tìm 2 điểm trên biểu đồ nằm trên những đỉnh. Xu hướng lên được vẽ qua 2 điểm thấp và xu hướng xuống được vẽ qua 2 điểm cao. Một xu hướng đúng nên được chạm ít nhất 3 lần. Xu hướng càng lâu, số lần giá chạm đường xu hướng càng nhiều, đường xu hướng đó càng trở nên quan trọng 6. Theo dõi các chỉ số trung bình: Theo dõi các đường trung bình động (MA). Các đường MA này có thể cung cấp tín hiệu Mua hoặc Bán. Nó sẽ nói cho chúng ta biết nếu đã xuất hiện xu hướng và giúp chúng ta xác nhận sự thay đổi của xu hướng. Có thể kết hợp 2 đường MA để tìm tín hiệu. Những cặp MA phổ biến khi trade là đường MA4 và MA9, MA9 và MA18, MA 5 và MA20. Tín hiệu xuất hiện khi MA ngắn kì cắt lên hoặc cắt xuống so với MA dài kì. Giá cắt lên hoặc xuống so với đường MA 40 ngày có thể xem là tín hiệu giao dịch tốt. Vì MA là một chỉ số theo xu hướng nên nó chỉ làm việc tốt khi thị trường có xu hướng. 7. Học các điểm đảo chiều: Kiểm tra các chỉ số dao động (oscillator). Chỉ số loại này giúp xác định tình trạng quá mua và quá bán của thị trường. Các đường MA thì giúp xác nhận xu hướng trong khi các chỉ số dao động giúp xác định thị trường đã chạy quá nhanh và sẽ quay lại (điều chỉnh). Có thể dùng RSI và Stochastics để xác đinh tình trạng này. Sự chệch ra (divergence) có thể thông báo sự đổi chiều của thị trường. Những chỉ số này làm việc tốt khi thị trường dao động trong range. Có thể dùng tín hiệu tại các biểu đồ có khung thời gian lớn để lọc lại tín hiệu trong biểu đồ có khung thời gian nhỏ. 8. Nhận biết các tín hiệu cảnh báo: Có thể trade theo MACD. MACD là sự kết hợp giữa các đường MA. Ngoài ra cũng có thể dùng MACD histogram để xem trước các tín hiệu cảnh báo. Histogram có thể giúp xem được sự thay đổi về khoảng cách của 2 đường cấu tạo nên MACD. 9. Xác định có phải xu hướng hay không: Dùng ADX. ADX có thể giúp xác định thị trường có xu hướng hay không. Nếu ADX càng tăng thì xu hướng càng mạnh và ngược lại. ADX tăng có thể kết hợp với các đường MA, ADX giảm có thể kết hợp với các chỉ số oscillator. Sử dụng ADX có thể giúp các trader xác định xem dùng chỉ số (indicator) nào là phù hợp 10. Nhận biết các dấu hiệu xác nhận: Bao gồm khối lượng và open interest. 2 cái này dùng làm chỉ số xác nhận trong thị trường futures.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_quy_tac_cua_john_murphy.pdf
Tài liệu liên quan