Thế giới kinh doanh hiện nay không giống ở thời điểm một vài thập kỉ
trước đây. Các nhà lãnh đạo trẻ khó có thể bấu víu vào bất kỳ phương pháp nào
trước kia cho gỡ rối tình thế hiện tại. Do vậy, họ phải tự nỗ lực vượt bậc mới có
thể đạt được sự thành công cho bản thân và doanh nghiệp của họ.
Với 10 lời khuyên dưới đây, tôi hy vọng có thể phần nào giúp bạn -những
nhà lãnh đạo trẻ -tìm ra lời giải cho câu hỏi đó.
1. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm
Hơn lúc nào hết, giới kinh doanh toàn thế giới trông đợi tinh thần trách
nhiệm củangười lãnh đạo. Với hàng loạt doanh nghiệp đang nguy khốn, thậm chí
mấp mé bờ vực phá sản, đã đến lúc, người đứng đầu nên đổi mới lối tư duy lãnh
đạo, luôn lắng nghe những góp ý, phê bình với thái độ cầu thị dù biết rằng không
phải lúc nào chúng cũng dễ nghe.
Là người lãnh đạo, bạn gánh trên vai trách nhiệm với khách hàng, nhà đầu
tư, cổ đông, nhà cầm quyền và hơn hết là với hành vi của chính mình. Là người
cầm lái, bạn có nghĩa vụ đưa doanh nghiệp mình vượt qua giông tố, băng băng tiến
về đích.
Chính vì thế, thay vì đóng cửa, cấm đoán mọi chất vấn, nên chăng, chúng ta
sẽ thiết lập một hệ thống và quy trình xử lý nguồn thông tin phản hồi để tăng tính
minh bạch và cũng buộc các nhà lãnh đạo phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu 10 lời khuyên thiết yếu với các nhà lãnh đạo trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 lời khuyên thiết yếu với các
nhà lãnh đạo trẻ
Thế giới kinh doanh hiện nay không giống ở thời điểm một vài thập kỉ
trước đây. Các nhà lãnh đạo trẻ khó có thể bấu víu vào bất kỳ phương pháp nào
trước kia cho gỡ rối tình thế hiện tại. Do vậy, họ phải tự nỗ lực vượt bậc mới có
thể đạt được sự thành công cho bản thân và doanh nghiệp của họ.
Với 10 lời khuyên dưới đây, tôi hy vọng có thể phần nào giúp bạn - những
nhà lãnh đạo trẻ - tìm ra lời giải cho câu hỏi đó.
1. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm
Hơn lúc nào hết, giới kinh doanh toàn thế giới trông đợi tinh thần trách
nhiệm của người lãnh đạo. Với hàng loạt doanh nghiệp đang nguy khốn, thậm chí
mấp mé bờ vực phá sản, đã đến lúc, người đứng đầu nên đổi mới lối tư duy lãnh
đạo, luôn lắng nghe những góp ý, phê bình với thái độ cầu thị dù biết rằng không
phải lúc nào chúng cũng dễ nghe.
Là người lãnh đạo, bạn gánh trên vai trách nhiệm với khách hàng, nhà đầu
tư, cổ đông, nhà cầm quyền và hơn hết là với hành vi của chính mình. Là người
cầm lái, bạn có nghĩa vụ đưa doanh nghiệp mình vượt qua giông tố, băng băng tiến
về đích.
Chính vì thế, thay vì đóng cửa, cấm đoán mọi chất vấn, nên chăng, chúng ta
sẽ thiết lập một hệ thống và quy trình xử lý nguồn thông tin phản hồi để tăng tính
minh bạch và cũng buộc các nhà lãnh đạo phải nâng cao tinh thần trách nhiệm.
2. Thay đổi phương thức lãnh đạo
Thay vì ngày qua ngày chỉ biết co cụm và chôn mình trong bốn bức tường
văn phòng, sao bạn không tạm xa rời bàn giấy và tự tin bước ra ngoài, thâm nhập
thực tế. Những cấp bậc và sơ đồ quản lý tồn tại bấy lâu nay bỗng trở nên thừa thãi
bởi trong tương lai, lãnh đạo không phải là người chỉ đạo mà phải là người đồng
hành với cấp dưới, cùng họ đương đầu với thách thức và tìm ra giải pháp vượt qua
khó khăn.
3. Hãy nhạy cảm
Có khi nào chúng ta đã quên mất câu nói bất hủ của hoàng hậu Pháp thế kỷ
XVIII - Marie Antoinette: “Nếu họ không thích bánh mỳ, hãy mời họ bánh ngọt”.
Ngày nay, chúng ta dường như chỉ luôn nhìn nhận con người như những nhóm với
đặc tính chung nhất thay vì nhìn nhận họ như chính những cá thể riêng biệt với
những bận tâm và mong muốn đặc thù.
Trong trường hợp này, những cá nhân được nói tới chính là nhân viên và
khách hàng, và đối tác của bạn; họ có những tổn thất ở nhiều mức độ và nỗi lo
không giống nhau về tương lai. Bởi bạn là lãnh đạo, bạn cần phải nắm bắt được
những ưu tư của họ và tìm ra giải pháp để gỡ bỏ mối lo trong lòng họ.
Không cần chần chừ chờ đợi hành động từ cấp quản lý, không đâu xa, bạn
hãy nhắc nhở nhóm nhân viên kinh doanh phải luôn tìm ra mọi biện pháp tăng
doanh số bán và luôn biết trăn trở với câu hỏi: “Khách hàng của chúng ta không
cần bánh mỳ, thậm chí cũng chẳng cần bánh ngọt, liệu bạn có sẵn sàng đáp ứng
món thịt rán để chiều lòng họ không?”
Làm kinh doanh trong thời buổi khó khăn, bạn càng phải nâng cao khả
năng nắm bắt nhu cầu, thấu hiểu khó khăn của khách hàng thì mới tìm ra được giải
pháp hữu hiệu cho vấn đề của họ.
4. Hướng tới những điều tích cực
Khi mọi người đều thấy tương lai ảm đạm tăm tối, là lãnh đạo bạn phải
luôn đứng vững, vén bức màn tối và tìm ra ánh sáng ở phía cuối đường hầm. Mọi
biến cố rồi sẽ qua, và vô số cơ hội đang chờ ta phía trước. Bạn càng sớm nhìn ra
lối thoát, doanh nghiệp của bạn càng sớm tận dụng được cơ hội để thoát khỏi
khủng hoảng.
5. Từ cái tôi thành cái ta
Trong khó khăn, đoàn kết là sức mạnh. Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama
là ví dụ. Khi nhận thấy ở bà Hilary Clinton những tố chất cần có của một ngoại
trưởng, ông đã không hề ngần ngại, đưa ra lời đề nghị hợp tác với chính đối thủ
tranh cử trước kia.
Lịch sử đã minh chứng rằng: từ sự tan băng Chiến tranh lạnh hay sự thành
lập của Liên minh châu Âu, tới việc giải quyết vấn nạn khủng bố, khủng hoảng tài
chính toàn cầu đều cần đến nguồn sức mạnh vô tận của sự đoàn kết. Hơn bao giờ
hết, thế giới của chúng ta đang cần nguồn sức mạnh tổng hợp của mọi quốc gia,
mọi tổ chức và mọi cá nhân để vượt qua sóng gió hiện tại.
6. Có những bước đi khôn khéo
Thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến cố ở phía trước. Với vai trò
lãnh đạo, bạn cần bình tâm, cảnh giác và có những bước đi khôn khéo để kịp thời
thay đổi chiến thuật giúp chúng ta luôn kiên định với mục tiêu đã định.
7. Đơn giản hóa vấn đề
Cuộc khủng hoảng tài chính châm ngòi bởi các khoản thế chấp dưới chuẩn
khiến chúng ta trở nên hồ nghi với các công cụ tài chính phức tạp và những điều
khoản tù mù. Đã có lúc, giới kinh doanh ưa chuộng sự phức tạp. Thế nhưng, hoàn
cảnh hiện tại buộc chúng ta phải biết cách đơn giản hóa và phải thực sự đơn giản
những điều vốn rất phức tạp trước kia.
8. Hỏi đúng câu hỏi
Đã qua rồi cái thời, lãnh đạo chỉ là người giải đáp mọi câu hỏi. Thời nay,
muốn trở thành lãnh đạo đúng nghĩa, bạn còn phải là người biết đặt câu hỏi, luôn
giữ lối suy nghĩ thoáng và một tâm hồn tươi mới để cho ra đời những ý tưởng mới
mẻ. Cuộc khủng hoảng hiện tại không có chỗ cho những lối tư duy và đường lối
lãnh đạo lỗi thời. Sự sáng tạo chính là tấm vé thông hành tới thành công và chỉ có
lối tư duy mới mới có thể đưa mọi doanh nghiệp ra khỏi bờ vực phá sản,
9. Thích nghi với trật tự thế giới mới
Từ lâu, kinh doanh đã vượt qua mọi giới hạn về địa lý. Ngày nay, kinh
doanh dựa trên nền tảng đa văn hóa, với nhiều đồng tiền thanh toán, đa sản phẩm,
đội ngũ nhân viên đa sắc tộc. Các thị trường cũng có sự chuyển dịch: các nền kinh
tế phát triển không còn là thị trường duy nhất và chiếm vị thế độc tôn như trước
nữa.
Năm 2009, để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, các nhà lãnh đạo trẻ có
nhiệm vụ giúp doanh nghiệp của mình thích ứng với nhiều múi giờ, nhiều nền văn
hóa, nhiều đồng tiền thanh toán và phải đưa ra nhiều chính sách giá cho từng thị
trường. Bình minh của ngành công nghệ thông tin Ấn Độ cũng bắt nguồn từ triết
lý kinh doanh đó. Nếu quyết tâm, chúng ta hoàn toàn có thể điều hành được những
tập đoàn toàn cầu giống những gì người Ấn Độ đã làm.
10. Hãy luôn nói: chúng ta có thể
Đây không phải khẩu hiệu suông. Khi có niềm tin, chúng ta sẽ xoay chuyển
được tinh thế. Trên cương vị lãnh đạo, nhiệm vụ lớn lao nhất của chúng ta là vực
dậy niềm tin, tạo ra động lực, và thắp lên ngọn lửa trong mỗi người để soi sáng
con đường ta đang đi tới.
Nguồn: Sưu tầm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_loi_khuyen_thiet_yeu_voi_cac_nha_lanh_dao_tre_4464.pdf