Mục tiêu nghiên cứu: xác định và so sánh sự mất màu đỏ trên BruxChecker giữa hai đối tượng có và không
nghiến răng khi ngủ để đánh giá giá trị của BruxChecker trong chẩn đoán nghiến răng khi ngủ.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân đến khám và sinh viên của khoa Răng
Hàm Mặt ‐ ĐH Y Dược Tp.HCM. Thu thập thông tin, trả lời bảng câu hỏi và khám lâm sàng để chọn 40 đối
tượng cho 2 nhóm, mỗi nhóm 20 đối tượng, cho đeo BruxChecker trong 2 đêm liên tiếp, đánh giá và so sánh sự
mất màu trên BruxChecker giữa hai nhóm sau khi chấm bằng thang điểm đánh giá BruxChecker. Phân loại các
kiểu mẫu nghiến ở nhóm có nghiến răng khi ngủ.
Kết quả: Có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) về sự mất màu đỏ trên BruxChecker ở 2 nhóm có
nghiến răng khi ngủ và không nghiến răng khi ngủ. Về phân loại các kiểu mẫu nghiến trên BruxChecker của
nhóm có nghiến răng khi ngủ với tỉ lệ khá cao
7 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 10 giá trị của bruxchecker trong chẩn đoán nghiến răng khi ngủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 325
10 GIÁ TRỊ CỦA BRUXCHECKER TRONG CHẨN ĐOÁN
NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ
Nguyễn Vũ Thúy Quỳnh*, Nguyễn Thị Kim Anh*, Nguyễn Phúc Diên Thảo*, Đoàn Hồng Phượng*
Trần Thị Nguyên Ny*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định và so sánh sự mất màu đỏ trên BruxChecker giữa hai đối tượng có và không
nghiến răng khi ngủ để đánh giá giá trị của BruxChecker trong chẩn đoán nghiến răng khi ngủ.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên bệnh nhân đến khám và sinh viên của khoa Răng
Hàm Mặt ‐ ĐH Y Dược Tp.HCM. Thu thập thông tin, trả lời bảng câu hỏi và khám lâm sàng để chọn 40 đối
tượng cho 2 nhóm, mỗi nhóm 20 đối tượng, cho đeo BruxChecker trong 2 đêm liên tiếp, đánh giá và so sánh sự
mất màu trên BruxChecker giữa hai nhóm sau khi chấm bằng thang điểm đánh giá BruxChecker. Phân loại các
kiểu mẫu nghiến ở nhóm có nghiến răng khi ngủ.
Kết quả: Có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) về sự mất màu đỏ trên BruxChecker ở 2 nhóm có
nghiến răng khi ngủ và không nghiến răng khi ngủ. Về phân loại các kiểu mẫu nghiến trên BruxChecker của
nhóm có nghiến răng khi ngủ với tỉ lệ khá cao
Kết luận: có thể sử dụng BruxChecker để chẩn đoán nghiến răng khi ngủ. Bên cạnh đó từ sự mất màu đỏ
trên máng thể hiện những tiếp xúc của các răng trên hai hàm có thể phân loại các kiểu mẫu nghiến ở đối tượng
có nghiến răng khi ngủ.
Từ khóa: nghiến răng khi ngủ, kiểu mẫu nghiến
ABSTRACT
THE EFFICIENCY OF BRUXCHECKER IN THE DIAGNOSIS OF SLEEP BRUXISM
Nguyen Vu Thuy Quynh, Nguyen Thi Kim Anh, Nguyen Phuc Dien Thao, Doan Hong Phuong,
Tran Thi Nguyen Ny * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 325 ‐ 331
Purpose: The object to identify and compare the loss of red on BruxChecker between two groups: no
sleep bruxism (No SB) and sleep bruxism (SB) and to assess the efficiency of BruxChecker in the diagnosis of
sleep bruxism.
Materials and methods: A cross‐sectional study was conducted on 40 participants from the Clinic of
the Faculty of Odonto‐Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. Gathering
information, wearing BruxChecker in 2 consecutive nights, identifying and comparing between the two
groups, classifying models the tooth grinding pattern.
Results: There are significant differences (p<0.001) in discoloured level of red on BruxChecker between
2 groups: no sleep bruxism and sleep bruxism. The result that overall rate of mediotrusive grinding is 80%
in sleep bruxism group.
Conclusions: It is able to diagnose sleep bruxism by BruxChecker. Besides, the BruxChecker is shown
to be a useful tool in examining the grinding pattern during sleep bruxism.
Keywords: Sleep bruxism, BruxChecker, the grinding pattern
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: TS. Trần Thị Nguyên Ny ĐT: 01662019680 Email: nytran11@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 326
MỞ ĐẦU
Chẩn đoán và kiểm soát nghiến răng luôn là
đề tài hấp dẫn với nhiều nhà nghiên cứu và các
bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều
quan điểm chưa đồng thuận quanh việc phân
loại, chẩn đoán và định nghĩa về nghiến răng.
Một loạt các vấn đề liên quan đến hệ thống nhai
có thể một phần do thói quen cận chức năng
như nghiến răng bao gồm chấn thương nhai,
mòn răng, di chuyển răng, rối loạn thái dương
hàm, thất bại các phục hồi nha khoa và thậm chí
gây ra những cơn đau vùng mặt(10). Mặc dù
đây không phải là một rối loạn đe dọa đến tính
mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống(4). Kể từ khi nghiến răng được coi là
một yếu tố góp phần các vấn đề về răng, xem xét
thói quen cận chức năng đã thật cần thiết trong
chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị trước khi
thực hiện bất kỳ can thiệp nào. Tuy nhiên, hiện
nay việc chẩn đoán nghiến răng vẫn chủ yếu
dựa trên bảng câu hỏi hay đến khi xuất hiện
diện mòn trên răng, và không có phương pháp
dứt khoát đáng tin cậy để đánh giá nghiến răng
trên lâm sàng hợp lý, hiệu quả, chi phí thấp và
có tác động vào quyết định điều trị(4). Những
phương pháp mới gần đây như ghi điện đồ cơ
nhai, đa ký giấc ngủ cho một cái nhìn tổng thể,
chi tiết về nghiến răng đáng tin cậy. Tuy nhiên
có những hạn chế nhất định, khó sử dụng trên
dân số lớn, chi phí mắc, thay đổi môi trường
giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến hành vi thực tế
của nghiến răng. BruxChecker là một tấm nhựa
polyvinyl mỏng, dày 0,1 mm, được chế tạo bằng
máy ép chân không Biostar (Scheu Dental ‐
Đức), các tấm trong suốt được làm nóng tại
2300C trong 15 giây và ép trên mẫu hàm, sau đó
đã được cắt dọc theo rìa nướu, bề mặt nhai được
sơn với thuốc nhuộm màu đỏ. Axit màu đỏ 51,
còn được gọi là Red số 3 hoặc erythrosin B, là
một loại thuốc nhuộm được sử dụng màu thực
phẩm nhân tạo [10]. Một lợi thế của BruxChecker
đã được chứng minh hầu như không gây nhiễu
hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của hàm dưới,
và không gây sự co thắt không cần thiết của cơ
nhai. Sau thời gian 2 đêm liên tiếp mang loại
máng này, các kiểu mẫu nghiến giữa các mặt
răng được thể hiện trên bề mặt máng bởi những
nơi mất màu sơn đỏ(10, 11). Và câu hỏi được đặt ra:
liệu có thể dùng BruxChecker để chẩn đoán
nghiến răng hay không?
Từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt
ngang, có nhóm chứng với các mục tiêu sau: Xác
định giá trị của BruxChecker trong chẩn đoán
nghiến răng khi ngủ. Với các mục tiêu cụ thể:
Xác định mức độ mất màu đỏ trên
BruxChecker của nhóm không nghiến răng khi
ngủ.
‐ Xác định mức độ mất màu đỏ trên
BruxChecker của nhóm có nghiến răng khi ngủ.
‐ So sánh sự khác biệt về mức độ mất màu
đỏ trên BruxChecker giữa 2 nhóm có và không
có nghiến răng khi ngủ.
‐ Phân loại các kiểu mẫu nghiến dựa trên sự
mất màu đỏ trên BruxChecker của nhóm có
nghiến răng khi ngủ.
ĐỐI TƯỢNG‐PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả có nhóm chứng. Mẫu gồm
40 người chia làm 2 nhóm: có nghiến răng khi
ngủ (n=20); không nghiến răng khi ngủ (n=20).
Các đối tượng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu chung:
tự nguyện tham gia nghiên cứu, người trưởng
thành, tuổi từ 20 – 40, không đang trong giai
đoạn chỉnh hình, không đau cấp. Các đối tượng
được xếp vào nhóm có nghiến răng khi ngủ khi
thỏa các tiêu chuẩn của AASM (Koyano ‐ 2008)
với 2 điều kiện: (1) Bệnh nhân tự nhận biết hoặc
được người khác cho biết có nghiến răng trong
vòng 6 tháng gần đây: trả lời “có” từ 2 câu trở
lên trong bảng câu hỏi với: Câu 1 “Có ai nghe
thấy hay tự bạn biết mình nghiến răng khi
ngủ?” (bắt buộc) và trả lời “Có” thêm từ 1 câu
trở lên trong những câu còn lại. (2) Khám lâm
sàng có: diện mòn (bắt buộc) và có thêm từ 1 trở
lên các dấu hiệu sau: tiếng kêu khớp, đau khớp,
đau cơ, mỏi hàm, giới hạn vận động hàm: há
miệng hạn chế khi biên độ há tối đa < 40 mm,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 327
lệch hàm: độ lệch khi há miệng tối đa > 2 mm.
Dữ liệu được thu thập qua các bước
(1) Chọn trong các bệnh nhân và sinh viên
tại khoa Răng Hàm Mặt ĐH Y Dược Tp.HCM
thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu chung, sau đó
các đối tượng được cho trả lời bảng câu hỏi và
khám lâm sàng để chia thành 2 nhóm: có
nghiến răng khi ngủ (n=20), không có nghiến
răng khi ngủ (n=20). (2) Lấy dấu hàm trên, gửi
labo làm BruxChecker. (3) Cho bệnh nhân cả 2
nhóm đeo trong 2 đêm liên tiếp (theo Odonera
‐ 2006). (4) Thu thập mẫu BruxChecker và lấy
số liệu. (5) Tư vấn, hướng dẫn, điều trị bệnh
nhân nếu cần thiết.
Phương pháp đánh giá
Xác định và so sánh mức độ mất màu đỏ trên
BruxChecker giữa 2 nhóm:
Các BruxChecker được mã số hóa không
được cho biết của nhóm nào.
Đánh giá sự mất màu đỏ trên BruxChecker
do bác sĩ không tham gia nghiên cứu chấm.
Xác định độ tin cậy của người chấm: chọn
ngẫu nhiên 30% số mẫu nghiên cứu gồm 15 mẫu
chấm lại lần 2. Độ kiên định tính được là.
Cách đánh giá:
Dụng cụ: một lưới có chia ô (mỗi ô cạnh 1mm)
gắn trên tấm kính trong được cố định song song với
mặt phẳng sàn nhà. Xác định sự song song với mặt
phẳng sàn nhà bằng thước thủy tĩnh.
Hình 1: Dụng cụ chấm BruxChecker
Cách chấm: khi chấm mẫu hàm được đặt áp
sát vào dưới tấm kính sao cho chạm tại 3 điểm: 1
điểm ở răng trước và 2 điểm ở răng sau. Sử
dụng thêm kính lúp để hỗ trợ cho quan sát
chính xác hơn. Kính và mắt người quan sát luôn
đặt vuông góc với tấm lưới.
Sự mất màu đỏ trên BruxChecker được đánh
giá theo thang điểm bán định lượng do nhóm
nghiên cứu đề nghị với các mức độ như sau:
0: không mất màu.
1: mất màu dạng điểm: S1 rộng <1 ô; dài <1.
2: mất màu đỏ dạng đường: S2 rộng < 1 ô; dài
> 1 ô.
3: mất màu đỏ dạng diện:S3 1 ô ≤ rộng < 3 ô; 1
ô ≤ dài.
4: mất màu đỏ dạng diện lớn: S4rộng ≥ 3 ô;
dài ≥ 3 ô.
5: lủng.
Mỗi răng được cho 1 điểm, tính điểm trung
bình của cá nhân:
Chỉ số TB = ∑chỉ số từng răng/∑ số răng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 328
Hình 3. Các mức điểm của thang bán định lượng
Phân loại các kiểu mẫu nghiến dựa trên sự
mất màu đỏ trên BruxChecker của nhóm có
nghiến răng khi ngủ.
20 BruxChecker của nhóm có nghiến răng
khi ngủ được xếp loại theo phân loại các kiểu
mẫu nghiến theo nghiên cứu của Park và cs.
(2008). Mỗi BruxChecker được phân thành 2
bên: phải, trái; mỗi bên được quan sát và xếp
vào 1 trong 6 loại sau:
Hình 4: Một số kiểu mẫu nghiến
(1): IC+MG (T); IC+MG (P); (2): ICPM+MG
(T); ICP (P); (3): IC (P); ICP (T)
IC: vùng nghiến thuộc răng nanh có hoặc
không răng cửa.
IC + MG: vùng nghiến thuộc răng nanh có
hoặc không răng cửa có kèm vùng nghiến bên
hướng tâm.
ICP: vùng nghiến thuộc răng tiền cối có hoặc
không răng nanh và răng cửa
ICP + MG: vùng nghiến thuộc răng tiền cối
có hoặc không răng nanh và răng cửa có kèm
vùng nghiến bên hướng tâm
ICPM: vùng nghiến thuộc răng cối có hoặc
không răng tiền cối, răng nanh và răng cửa
ICPM + MG: vùng nghiến thuộc răng cối có
hoặc không răng tiền cối, răng nanh và răng cửa
có kèm vùng nghiến bên hướng tâm.
Nhập và xử lý số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Excel và xử lý
số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Dùng phép kiểm t‐test để đánh giá sự khác
nhau giữa 2 nhóm có ý nghĩa hay không.
KẾT QUẢ
Xác định và so sánh mức độ mất màu đỏ
trên BruxChecker giữa 2 nhóm
Sự mất màu đỏ trên BruxChecker giữa 2
nhóm có khác nhau có ý nghĩa thống kê.
Bảng 1: Điểm trung bình chấm BruxChecker của 2
nhóm
No SB SB
Trung bình 2,03 ± 0,80 3,36 ± 0,35
p < 0,001
Phép kiểm định t độc lập
Bảng 2: Tỉ lệ % số răng của 2 nhóm ứng với các mức
điểm theo thang điểm bán định lượng
Nhóm
Điểm No SB SB
n % n %
0 47 16,8 5 1,8
1 52 18,6 6 2,1
2 32 11,4 8 2,9
3 129 46,1 156 55,7
4 12 4,3 55 19,6
5 0 0 43 15,4
X 8 2,8 7 2,5
3 4 5
1 2
(1)
(2)
(3)
0
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 329
Phân loại các kiểu mẫu nghiến dựa trên
sự mất màu đỏ trên BruxChecker ở nhóm
có nghiến răng khi ngủ:
Bảng 3: Tỉ lệ % các kiểu mẫu nghiến quan sát trên
BruxChecker của nhóm có nghiến răng khi ngủ
Kiểu hướng dẫn n %
IC 1 2,5%
IC+MG 5 12,5%
ICP 2 5%
ICP+MG 6 15%
ICPM 5 12,5%
ICPM+MG 21 52,5%
MG 32 80%
BÀN LUẬN
Xác định và so sánh mức độ mất màu đỏ
trên BruxChecker giữa 2 nhóm:
Để giải thích sựu khác biệt giữa hai nhóm,
chúng tôi xem xét điểm của từng răng ở hai
nhóm và nhận thấy: ở nhóm không nghiến
răng khi ngủ, chủ yếu sự mất màu đỏ trên
BruxChecker ở bốn mức điểm đầu theo thứ tự
là điểm 3 với 46,1%; điểm 1 với 18,6%; điểm 0
với 16,8%; điểm 2 với 11,4%. Số răng ở mức
điểm 4 thấp với 4,3%, không có răng nào ở
mức điểm 5. Điều này cho thấy vẫn có những
tiếp xúc răng giữa 2 hàm trong khi ngủ, chủ
yếu ở các răng sau. Sự tiếp xúc răng này có thể
giải thích do tiếp xúc hai hàm trong một số
hoạt động xảy ra khi ngủ. Kato và cs. liệt kê
một số hoạt động sinh lý thuộc hàm mặt có thể
hiện diện trong bất kỳ giai đoạn nào của giấc
ngủ gồm: nuốt, hoạt động nhịp nhàng của cơ
nhai, nói mớ, thay đổi biểu hiện trên khuôn
mặt, ho, thở dài, những co giật không đặc hiệu
của cơ hàm(5) Trong đó, nuốt là hoạt động
phổ biến nhất(5), diễn ra thường xuyên suốt
ngày đêm: khoảng 40 lần/giờ khi thức(1) và
giảm còn 6 ‐ 10 lần/giờ khi ngủ(5). Trong động
tác nuốt trống điển hình, các răng ở vị trí lồng
múi hoặc tiếp xúc lui sau. Như vậy, trong một
đêm số lần nuốt khá nhiều, có thể giải thích
cho kết quả mất màu trên những vùng nhỏ
mức độ 1, 2, 3. Ngoài ra, còn một số hoạt động
khác như: hoạt động nhịp nhàng của cơ nhai
xảy ra từ 1 ‐ 2 lần/giờ có ở 60% dân số ‐ đây là
hoạt động bảo vệ liên quan đến sự tăng độ ẩm
của đường hô hấp. Nói mớ, thay đổi biểu hiện
trên khuôn mặt cũng là hoạt động thường gặp,
ở trẻ em nhiều hơn người lớn ‐ được giải thích
là những biểu hiện cảm xúc liên quan đến giấc
mơ. Ho, hắt hơi, thở dài là những hoạt động
với tần suất ít hơn, thường liên quan đến phản
xạ bảo vệ đường hô hấp. Cuối cùng là hoạt
động co giật không đặc hiệu của cơ hàm thuộc
phản ứng vận động để tỉnh giấc(5). Một nghiên
cứu của Suwa và cs. (2009)(14) khảo sát trên trẻ
em tiểu học cho thấy tỉ lệ trẻ có một số hoạt
động như ngáy, nói mớ khá cao ở nhóm có
nghiến răng khi ngủ. Và tỉ lệ thấp hơn ở trẻ
thuộc nhóm không nghiến răng. Đáng tiếc là
BruxChecker chỉ giúp thấy được các tiếp xúc
răng hai hàm đã xảy ra trong khi ngủ chứ
không giúp phân biệt tiếp xúc đó là do hoạt
động nào gây ra. Khắc phục điều này thì phải
cần đến thiết bị đa ký giấc ngủ hay ghi điện cơ
đồ cơ nhai để giúp phân biệt nghiến răng thật
sự với các hoạt động sinh lý khác xảy ra trong
khi ngủ.
Ở nhóm có nghiến răng khi ngủ, sự tiếp xúc
răng giữa 2 hàm xảy ra liên tục với cường độ
mạnh hơn rất nhiều so với tiếp xúc răng khi
nuốt. Có nhiều định nghĩa về nghiến răng từ
trước đến nay, thế nhưng tất cả đều chung nhất
ở điểm là “có sự tiếp xúc mạnh giữa các bề mặt
răng” (theo American Academy of Pediatric
Dentistry)(8) và “sự ma sát với cường độ cao và
kéo dài” (từ điển tiếng Pháp Y học và Sinh học).
Và theo phân loại nghiến răng của Hartmann
(1993) thì nghiến răng ban đêm thường rơi vào
dạng nghiến răng lệch tâm, tức là có sự chuyển
động nhịp nhàng của hàm thực hiện các vận
động không theo diện khớp thông thường mà
phát triển lực nằm ngang với trục của răng(9).
Chúng tôi cho rằng sự liên hệ giữa các răng như
vậy đã tạo ra vùng mất màu theo những diện
trên BruxChecker. Và theo thang chấm điểm bán
định lượng sự mất màu đó ở ba mức điểm sau
của thang điểm là mức 3, 4, 5. Xem xét trên từng
răng ở nhóm có nghiến răng khi ngủ có: 55,7%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 330
mức điểm 3; 19,6% mức điểm 4; 15,4% mức
điểm 5. Mức điểm 4 thường thấy trên răng sau,
nếu gặp ở các răng trước thì thường sẽ thấy diện
mòn làm phẳng rìa cắn khá rõ trên những răng
này. Cuối cùng, mức độ nghiến cao nhất theo
thang điểm chúng tôi đánh giá là mức 5 tức lủng
máng, những múi ghi nhận mức độ 5 thường ở
đỉnh múi răng nanh hoặc múi ngoài một số răng
sau. Như đã nói ở trên, trước đây nhiều nhà
nghiên cứu đã dựa vào số lớp nhựa lủng trên
máng Bruxcore để đánh giá mức độ nghiến
răng(4,13), và vì có nhiều lớp nên Bruxcore khá
dày, được mang trong vòng 5 đêm. Vì vậy, dù
BruxChecker khá mỏng hơn Bruxcore, chỉ
0,1mm nhưng do trong thời gian ngắn hơn chỉ 2
đêm nên mức độ nghiến mức lủng máng cũng
có thể xếp vào mức nghiến nhiều.
Phân loại các kiểu mẫu nghiến dựa trên sự
mất màu trên BruxChecker ở nhóm có
nghiến răng khi ngủ
Phân loại các kiểu mẫu nghiến thể hiện trên
BruxChecker đã được báo cáo bởi các tác giả
Onodera và cs. (2006), Park và cs. (2008),
Sugimoto và cs. (2011), và Atlas Occlusion
Diagnosis by BruxChecker được xuất bản bởi
trường Kanagawa ‐ Nhật Bản(10,11,12,15). Đối với các
tác giả này, trên lâm sàng, khi thực hiện một
phục hình hay can thiệp trên khớp cắn, điều
quan trọng là các bác sĩ phải xác định được vị trí
trên răng sẽ chịu những lực quá mức hay nói
cách khác là những vị trí và khu vực múi răng sẽ
bị mòn, đặc biệt ở những người có thói quen cận
chức năng mà cụ thể là nghiến răng. Tuy nhiên,
thường có sự khác biệt khi quan sát giữa mẫu
vận động trên giá khớp và các diện mòn xuất
hiện trên lâm sang(10). Nói cách khác, mặc dù
trên giá khớp hay quan sát trên lâm sàng không
thấy có sự tiếp xúc ở một số vị trí, thế nhưng các
diện mòn có thể thấy ở các răng này. Điều này
chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa hướng dẫn răng
quan sát trên lâm sàng và hướng dẫn răng trên
thực tế trong hoạt động nghiến răng khi ngủ.
Một số khái niệm như hướng dẫn răng nanh,
hướng dẫn nhóm, khớp cắn thăng bằng từ lâu
đã được biết đến dựa trên quan sát trong miệng
trên lâm sàng hoặc trên giá khớp. Tuy nhiên,
những hoạt động chức năng của hàm dưới,
chẳng hạn như nhai và nói là những vận động
tự do trong “không gian chức năng”(11). Do đó
để quan sát/xác định chính xác răng hướng dẫn
cần được căn cứ vào những hoạt động cận chức
năng như nghiến răng(11).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện
phân loại 20 BruxChecker của đối tượng có
nghiến răng khi ngủ theo phân loại trong
nghiên cứu của Park và cs. (2008)(11). Với kết
quả tỉ lệ khá cao của ICPM + MG đến 52,5%;
tiếp theo là ICP + MG chiếm 15%, lần lượt kế
tiếp là ICPM 12,5%; IC + MG 12,5%; ICP 5%;
cuối cùng là IC 2,5%; đặc biệt tổng tỉ lệ MG
chiếm đến 80%. Kết quả tỉ lệ MG trong nghiên
cứu chúng tôi khá cao tương tự nghiên cứu
của các tác giả Park và cs. (2008)(11) là 51%;
Onodera và cs. (2006)(10) là 84%. Các nghiên
cứu trên cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tỉ lệ các
kiểu mẫu nghiến với độ mở, sự di chuyển
khớp thái dương và những dấu hiệu rối loạn
thái dương hàm. Tuy nhiên, nghiên cứu này
không đi sâu xem xét các mối quan hệ đó nên
chỉ dừng ở việc đưa ra thêm kết quả phân loại
các mẫu nghiến để tham khảo. Kết quả nghiên
cứu chúng tôi hy vọng góp thêm số liệu phát
triển những đề tài xoay quanh sử dụng
BruxChecker để xem xét những tiếp xúc răng
có liên quan thói quen cận chức năng nghiến
răng trong tương lai.
KẾT LUẬN
Có thể sử dụng BruxChecker trong chẩn
đoán nghiến răng khi ngủ. Kết quả nghiên
cứu này đóng góp thêm thông tin về giá trị sử
dụng BruxChecker trong chẩn đoán nghiến
răng khi ngủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tử Hùng (2005), Cắn Khớp Học, Nhà xuất bản Y Học
Thành phố Hồ Chí Minh, tr.98‐103.
2. Khan F, Young WG, Daley TJ (1998), “Dental erosion and
bruxism. A tooth wear analysis from South East
Queensland”, Aust Dent J, 43(2), p.117‐127.
3. Klasser GD, Greene CS, Lavigne GJ (2010), “Oral appliances
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Răng Hàm Mặt 331
and the management of sleep bruxism in adults: A century of
clinical applications and search for mechanisms”, International
Journal of Prosthodontics, 23(5), p.453‐455.
4. Koyano K, Tsukiyama Y, Ichiki R, Kuwata T (2008),
“Assessment of bruxism in the clinic”, Journal of Oral
Rehabilitation, 35(7), p.495‐508.
5. Lavigne GJ, Cistulli PA, Smith MT (2012), Odontologie et
Médecine du sommeil, Quintessence, p.101‐107.
6. Lobbezoo F, Ahlberg J, Glaros AG, Kato T, Koyano K,
Lavigne GJ, Leeuw RD, Manfredini D, Svensson P, Winocur E
(2012), “Bruxism defined and graded: an international
consensus”, Journal of Oral Rehabilitation, Blackwell
Publishing, DOI 10.1111/joor.12011.
7. Nadler SC (1957), “Bruxism, a classification: critical review”, J.
Am. Dent. Assoc, 54(5), p.615‐622.
8. Okeson JP (1996), Orofacial Pain: Guidelinesfor Assessment,
Diagnosis and Management. Quintessence Publishing, Chicago,
p.19‐44.
9. Omarjee R (2006), Le Bruxisme Du Sommeil. Mieux le
comprendre pour mieux le prendre en charge, Thèse pour
l’obtention du Diplome d’état de Docteuren Chirurgie
Dentaire, Saint‐Pierre, p.21‐40.
10. Onodera K, Kawagoe T, Sasaguri K, Protacio‐Quismundo C,
Sato S (2006), “The use of a bruxchecker in the evaluation of
different grinding patterns during sleep bruxism”, Cranio,
24(4), p.292‐299.
11. Park BK, Tokiwa O, Takezawa Y, Takahashi Y, Sasaguri K,
Sato S (2008), “Relationship of tooth grinding pattern during
sleep bruxism and temporomandibular join status”, The
Journal of Craniomandibular Practice, 26(1), p.8‐15.
12. Sato S (2005), Atlas occlusion Diagnosis by BruxChecker,
Kanagawa Dental CollegeResearch Institute of Occlusion
Medicine, p.14‐33.
13. Shilpa S, Varun P, Satish B, Surendra K (2010), “Bruxism: A
Literature Review”, J Indian Prosthodont Soc, 10(3), p.142‐147.
14. Suwa S, Takahara K, Shirakawa S, Komada Y, Sasaguri K,
Onozuka M, Sato S (2009), “Sleep bruxism and its relationship
to sleep habits and lifestyle of elementary school children in
Japan”, The Authors Journal compilation, 7(2), p.93‐102.
15. www.kdcnet.ac.jp/college/occmed/brux‐e.htm
Ngày nhận bài báo: 22/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/12/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 325_1943.pdf