Tuyển chọn nhân sự bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất khi quyết
định thành lập một doanh nghiệp. Hãy chọn những ứng cử viên xuất sắc
nhất để tạo cơ hội thành công cho chính bạn và doanh nghiệp của mình
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 10 ghi nhớ để thành nhà quản lý tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 ghi nhớ để thành
nhà quản lý tốt
Bạn muốn trở thành một nhà quản lí tốt? Đã
đọc rất nhiều kiến thức về quản lí nhưng bạn
vẫn chưa thực sự hài lòng?
Vậy hãy xem thử bạn đã thực hiện được bao
nhiêu trong số 10 điều sau nhé.
1. Chọn những người ưu tú nhất
Tuyển chọn nhân sự bao giờ cũng là khâu quan trọng nhất khi quyết
định thành lập một doanh nghiệp. Hãy chọn những ứng cử viên xuất sắc
nhất để tạo cơ hội thành công cho chính bạn và doanh nghiệp của mình
2. Đừng tiết kiệm lời khen
Con người, ai cũng muốn làm những điều họ yêu thích và bởi những lợi
ích mà họ có được từ những công việc đó. Trong công việc cũng vậy, họ
làm để được trả lương vì muốn được khẳng định mình. Họ sẽ làm việc
thực sự chăm chỉ và nỗ lực nếu những nỗ lực và cố gắng của họ được
ghi nhận một cách xứng đáng. Đôi khi chỉ những lời khen như “Cậu làm
tốt lắm” cũng có thể khiến họ lấy lại niềm vui khi làm việc và làm việc
năng suất hơn hẳn cả tuần đó.
3. Xây dựng tập thể đoàn kết
Cảm hứng làm việc đối với một vài cá nhân chưa thể làm nên sự thành
công của một doanh nghiệp. Một tập thể muốn đạt được mục đích của
mình cần phải đoàn kết và hợp tác. Nếu "mạnh ai nấy làm" thì công ty
có lẽ chẳng cần đến một nhà quản lý như bạn phải không? Lưu ý một
điều khi làm việc trong nhóm là thay vì cái “tôi” được đề cao thì “chúng
ta” sẽ là đại từ nắm vai trò chủ đạo
4. Là một nhà tổ chức sắc sảo
Hiện giờ trong tay bạn là một đội ngũ làm việc xuất sắc và đoàn kết.
Công việc tiếp theo của bạn là tổ chức, điều phối công việc sao cho hợp
lý nhất để họ có thể phát huy được hết thế mạnh của mình. Khả năng
dẫn dắt, kỹ năng tổ chức là điều làm cho nhà quản lý khác với những
người nhân viên bình thường khác.
5. Là một nhà truyền đạt thông thái
Kỹ năng truyền đạt, giao tiếp sao cho người nghe tiếp thu được toàn bộ ý
tưởng của mình là kỹ năng tối cần thiết đối với một nhà quản lý. Hãy thử
tưởng tượng làm sao nhân viên của bạn có thể làm việc tốt khi họ không
hiểu công việc mà họ cần phải làm là gì? Nếu bạn gặp vấn đề trong
phương pháp diễn đạt thì hãy luyện tập ngay từ bây giờ.
6. Là một nhà quản lý tài chính tốt
Một doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển không thể thiếu nền móng
vững chắc là tài chính. Luôn nhớ rằng lợi nhuận bạn tạo ra cho công ty
bao giờ cũng phải lớn hơn số tiền mà bạn được chi trả cho làm việc đó.
Tùy vào vị trí của bạn trong bộ máy lãnh đạo mà bạn có thể có ảnh
hưởng tới một số lượng cá nhân nhất định hay những bộ phận nhất định.
Hãy giúp những đồng nghiệp của mình quản lý tài chính cá nhân của họ
tốt nhất để họ có thể tập trung vào chuyên môn của mình tốt hơn.
7. Quản lý thời gian
Thời gian đứng vị trí quan trọng thứ 2 sau tài chính của một doanh
nghiệp. Quản lý thời gian có hiệu quả là bước đệm tốt nhất để tiến tới
thành công. Cùng với việc quản lý thời gian cá nhân hiệu quả, nhà quản
lý đồng thời cũng là người dõi theo sát sao việc sử dụng thời gian của
nhân viên mình ra sao, họ có tận dụng hết hiệu quả năng suất làm việc
không. Có như vậy mới đảm bảo một bộ máy làm việc đồng nhất từ trên
xuống dưới.
8. Không ngừng học hỏi
Có một số người cho rằng đứng ở vị trí người quản lý rồi họ sẽ không
cần phải học thêm gì nữa. Thói quen “chỉ tay năm ngón” là thói quen
thường bắt gặp của các sếp. Tuy nhiên, đó không phải là phương pháp
làm việc của một nhà quản lý tốt. Không ngừng học hỏi, rèn luyện bản
thân, nâng cao các kỹ năng còn chưa mạnh, bạn sẽ là một tấm gương tốt
cho nhân viên của mình.
9. Đạo đức kinh doanh
Là người trong giới doanh nghiệp, bạn không thể không biết đến vụ bê
bối tài chính dẫn tới sự phá sản của tập đoàn Enron vào năm 2001 tại
Mĩ. Vụ bê bối này là hồi chuông cảnh báo cho những vụ gian lận thương
mại trong kinh doanh. Nếu có ý định về gian lận thương mại, nhớ là bạn
đã đặt bút ký cho bản hợp đồng tồn tại ngắn hạn nhất của doanh nghiệp
mình.
10. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi
Bạn không thể là một nhà quản lý tốt nếu như lúc nào bạn cũng bị áp lực
trong công việc đè nặng. Chẳng nhân viên nào muốn bắt đầu một ngày
làm việc khi phải “chạm trán” với bộ mặt cáu kỉnh và có thể nổi khùng
bất cứ lúc nào của sếp. Tụ tập bạn bè hoặc đến nơi nào đó mà bạn yêu
thích để nạp lại năng lượng và giải tỏa stress. Hãy đem lại sức sống làm
việc cho cả bộ máy của mình bằng việc bản thân bạn lúc nào cũng tràn
đầy sinh lực nhé.
Lời kết
Quản lý là một kĩ năng hoàn toàn có thể học được qua thời gian và sự
luyện tập. Hãy lưu trang này của chúng tôi vào phần những trang bạn
yêu thích và 1 click mỗi ngày trong vòng 2 tuần để xem bạn làm được
những gì so với 10 lời khuyên trên đây nhé. Đảm bảo rằng các nhân viên
của bạn và chính bạn cũng phải bất ngờ vì sự “thay đổi” mang tính đột
phá này của sếp đấy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_ghi_nho_de_thanh_nha_quan_ly_tot_1375.pdf