10 cách để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất

Mọi người trong chúng ta đều lo lắng

và phải tự co mình lại trong thời điểm kinh tế

khó khăn như hiện nay. Thậm chí tâm lý lo

sợ cũng xuất hiện ở không ít người hoạt động

trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, ngay

cả trong thời kỳ khó khăn như vậy, một số

chuyên gia bán hàng vẫn có thể xây dựng được những kênh khách hàng mới và

vẫn gia tăng được doanh số bán hàng. Vậy bí quyết của họ là ở đâu? Để giải đáp

cho câu hỏi này, Vietnamlearning xin giới thiệu với các bạn 10 yếu tố có thể mang

tới thành công cho công việc kinh doanh của bạn trong bất kể trạng thái của nền

kinh tế ra sao.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu 10 cách để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 cách để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất Mọi người trong chúng ta đều lo lắng và phải tự co mình lại trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Thậm chí tâm lý lo sợ cũng xuất hiện ở không ít người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, ngay cả trong thời kỳ khó khăn như vậy, một số chuyên gia bán hàng vẫn có thể xây dựng được những kênh khách hàng mới và vẫn gia tăng được doanh số bán hàng. Vậy bí quyết của họ là ở đâu? Để giải đáp cho câu hỏi này, Vietnamlearning xin giới thiệu với các bạn 10 yếu tố có thể mang tới thành công cho công việc kinh doanh của bạn trong bất kể trạng thái của nền kinh tế ra sao. 1. Biết rõ sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp Điều này tưởng chừng quá thừa? Nhưng thực tế lại chứng mình rằng hiện nay không ít nhân viên kinh doanh không có những khái niệm cơ bản về sản phẩm mà họ đang chào bán. Các nhân viên này có thể đã đạt được một số thành công nhất định tại thời kỳ ổn định của nền kinh tế, tuy nhiên họ sẽ là những người thất bại đầu tiên khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Vì thế, bạn càng hiểu rõ sản phẩm mà mình đang chào bán bao nhiêu, khả năng thuyết phục của bạn đối với khách hàng càng hiệu quả bấy nhiêu. Hãy coi điều này là một vấn đề ưu tiên cho công việc kinh doanh của bạn. 2. Hiểu rõ thị trường mục tiêu Việc hiểu rõ về đối tượng mà bạn muốn bán sản phẩm hoặc dịch vụ cũng quan trọng như việc nắm vững sản phẩm mà công ty bạn cung cấp. Điều này thực sự quan trọng bởi nó liên quan tới các kế hoạch kinh doanh mà bạn đã và đang dự tính thực hiện, đồng thời việc này sẽ thực sự hiệu quả trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, khi bạn buộc phải cắt giảm tối đa các chi phí dành cho việc quảng bá và tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới. 3. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh và các lợi thế kinh doanh của bạn Thường thì các công ty đều có các đối thủ cạnh tranh không ít thì nhiều, nhưng áp lực từ các đối thủ lên công ty bạn không cần phải quan tâm quá nhiều khi lượng khách hàng của họ ít hơn của công ty bạn. Tuy nhiên, “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, bạn hãy lên danh sách các đối thủ cạnh tranh trước đây và hiện thời; bên cạnh đó bạn cũng phải cố gắng trong việc nhận diện các đối thủ tiềm năng. Tiếp theo, bạn cần xác định những gì làm nên sự khác biệt giữa công ty bạn và các công ty đối thủ và cách mà bạn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, đừng quên việc đánh giá các lợi thế về: chi phí, lĩnh vực hoạt động, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, mạng lưới phân phối, địa thế kinh doanh, danh tiếng của công ty và các hoạt động xã hội khác; việc này vẫn được thực hiện dựa trên bài tính so sánh giữa công ty bạn và các công ty đối thủ. 4. Hãy trở thành một nhà phát triển kinh doanh năng động Đây không phải là thời điểm mà bạn chờ đợi những cuộc gọi từ khách hàng. Hãy tự tạo ra các cơ hội cho bản thân bằng cách thiết lập mạng lưới đại lý, quảng cảo, thực hiện các cuộc gọi trực tiếp cho khách hàng. Bạn càng chủ động bao nhiêu, khả năng thành công càng cao bấy nhiêu. 5. Đãi “cát” tìm khách hàng ngay trong danh sách khách hàng hiện thời của bạn Không nên đánh giá thấp lượng khách hàng hiện thời của bạn. Khi công việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, hãy sử dụng các biện pháp quảng bá để thông báo cho họ về những sản phẩm mới, các cơ hội để tham gia vào những đợt khuyến mại giảm giá…. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội kinh doanh chỉ bởi bạn không liên hệ với họ sớm hơn. 6. Không chỉ thực hiện câc giao dịch đơn thuẩn; hãy thực hiện việc giao dịch chéo đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn Phương pháp này có liên hệ chặt chẽ với phương pháp vừa nói ở trên. Hãy cung cấp các dịch vụ hoặc sản phẩm phụ trợ có liên quan tới những gì mà khách hàng đã mua hoặc sử dụng. Và khi khách hàng đã đánh giá cao giải pháp phụ trợ của bạn, lòng tin và sự trung thành của họ đối với các sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ được bền lâu hơn gấp bội. 7. Theo dõi quá trình và kết quả kinh doanh Nếu bạn không thực hiện việc theo dõi quá trình và kết quả kinh doanh, bạn khó có thể nắm được những gì đã làm được và những gì chưa làm được trong một khoảng thời gian. Hiện nay, rất nhiều phần mềm quản lý quan hệ khách hàng có thể hỗ trợ bạn trong việc kiểm soát quy trình kinh doanh kể từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc. 8. Nhanh chóng học hỏi từ những sai lầm Đã bao giờ bạn gặp khó với một nhóm đối tượng khách hàng nào chưa? Hay đã từng có khách hàng nào khiến bạn phát điên lên chưa? Ý tôi ở đây chỉ là với mỗi tình huống như vậy, bạn có thể học hỏi được khá nhiều điều. Vì thế, đừng quá phiền lòng nếu có khách hàng nào chỉ hỏi han mà không mua sản phẩm của bạn. 9. Hãy kiên trì Đã từng có câu “Kinh doanh là một trò chơi số học”, điều này hoàn toàn chính xác khi công việc kinh doanh của bạn trở nên trì trệ. Kiên trì là một trong những đặc tính cần thiết để làm nên một nhân viên kinh doanh thành công. Hãy tâm niệm cụm từ “đừng từ bỏ” bởi nó có thể là chìa khóa để giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. 10. Hãy dũng cảm đối mặt với khó khăn Không phải ai sinh ra cũng trở thành nhân viên bán hàng. Chính vì vậy, nếu bạn đã lựa chọn nghề này, hãy vững tâm để đối mặt với những thách thức và tận hưởng cảm giác hồi hộp khi một khách hàng mới đồng ý làm ăn với bạn. Đã có khá nhiều người phải từ bỏ nghề nghiệp này để chuyển sang một công việc ít có tính cạnh tranh hơn. Vì thế, nếu đây là lựa chọn của bạn, hãy cố gắng để đạt tới thành công.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_cach_de_dat_hieu_qua_kinh_doanh_tot_nhat_333.pdf
  • pdf10_dac_diem_co_ban_cua_mot_chuyen_gia_ban_hang_thanh_cong_687.pdf
Tài liệu liên quan