Đặt vấn đề: Chấn thương là nguyên nhân thường gặp và gây tử vong cao nhất là các trường hợp đa chấn
thương và sốc chấn thương. Tử vong do chấn thương nhất là các trường hợp đa thương hay sốc chấn thương
vẫn còn rất cao từ 10‐50 % tùy mức độ nặng. Tìm kiếm những đối tượng có nguy cơ cao, nguyên nhân, cơ chế
và tổn thương thường gặp để phòng tránh và giảm tỉ lệ tử vong là vấn đền cấn thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, cơ chế chấn thương, tổn thương của nhóm bệnh nhân tử
vong tại khoa cấp cứu do chấn thương
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân tử vong tại khoa
cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy do chấn thương từ 1/12/2012‐ 31/5/2013
5 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu 10 (06 hscc) đặc điểm dịch tễ và tổn thương của bệnh nhân tử vong tại khoa cấp cứu bệnh viện chợ rẫy do chấn thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 479
10 (06 HSCC) ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ TỔN THƯƠNG CỦA BỆNH NHÂN
TỬ VONG TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY DO CHẤN THƯƠNG
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chấn thương là nguyên nhân thường gặp và gây tử vong cao nhất là các trường hợp đa chấn
thương và sốc chấn thương. Tử vong do chấn thương nhất là các trường hợp đa thương hay sốc chấn thương
vẫn còn rất cao từ 10‐50 % tùy mức độ nặng. Tìm kiếm những đối tượng có nguy cơ cao, nguyên nhân, cơ chế
và tổn thương thường gặp để phòng tránh và giảm tỉ lệ tử vong là vấn đền cấn thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, cơ chế chấn thương, tổn thương của nhóm bệnh nhân tử
vong tại khoa cấp cứu do chấn thương
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt ca. Tất cả bệnh nhân tử vong tại khoa
cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy do chấn thương từ 1/12/2012‐ 31/5/2013
Kết quả: Có 86 bệnh nhân tử vong tại khoa cấp cứu do chấn thương, trong đó, tỉ lệ nam/ nữ là 3,3/ 1, tuổi
trung bình là 36,5, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 17‐60 chiếm 91%, nông dân và công nhân chiếm 58,1 %.
Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn giao thông chiếm 81,4 % và thời điểm thường gặp là 16‐24 giờ,
tổn thương chủ yếu là chấn thương sọ não 92%.
Kết luận: Bệnh nhân tử vong do chấn thương tại khoa cấp cứu chủ yếu là nam, gấp 3,3 lần nữ, tuổi trung
bình là 36,5, nguyên nhân chủ yếu là do tại nạn giao thông khi đi xe gắn máy, thời điểm bị tai nạn chủ yếu vào
khoảng 16‐24 giờ. Tổn thương chủ yếu gây tử vong trong giai đoạn cấp cứu là do chấn thương sọ não.
Kiến nghị: Cần nâng cao y thức tham gia giao thông của người dân, đặc biệt tập trung giáo dục về thức
tham gia giao thông cho đối tượng là nam ở lứa tuổi lao động để hạn chế tai nạn giao thông. Xây dụng hệ thống
cấp cứu chấn thương trước bệnh viện và tại cấp cứu để kịp thời cứu chữa các trường hợp chấn thương đặc biệt là
đa thương và sốc chấn thương
Từ khóa: Chấn thương, tử vong, khoa cấp cứu
ABSTRACT
DERMOGRAPHIC FEATURES AND INJURIES OF TRAUMATIC PATIENTS DECEASED
AT EMERGENCY DEPARTMENT ‐ CHO RAY HOSPITAL
Ton Thanh Tra, Pham Thi Ngoc Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 479 ‐ 483
Backgound: Trauma is the leading cause of death at the age 19‐44. Multiple trauma and traumatic shock
patients still a difficult condition for emergency physician and still at high mortality. Find out the dermographic
features and injuries to prevent trauma and reduce the mortality are very importnant.
Objectives: To describle the dermocraphic featues, injuries of traumatic patients deceasesed at emergency
department, Cho ray Hospital from 12/2012‐5/2013.
Method and participants: Retrospective, case series.
Result: In 6 months at emergency department, Cho Ray hospital, 86 traumatic patients deceasesed. The
average age is 36.5, most of them are 17‐ 60 age, male is 3.3 times to female. Most cases are due to motorbike
* BV Chợ Rẫy, ** Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Tôn Thanh Trà ĐT: 0903673451 Email: tonthanhtra@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 480
accident and the main injury causes death are intracranial bleeding.
Conclusion: Traumatic patients deceasesed in emergency department rate 3.3 male to female. Average age is
36.5 and most causes were motorbike accident with intracranial bleeding.
Suggestion: The medical education should be focussed on men at 17‐60 years old and an emergency system
for trauma should be created and linked to all levels of medical settings.
Key words: Trauma, decease, emergency department.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu ở nhóm tuổi từ 1‐44 trên thế giới. Năm
2000, có hơn 5 triệu người chết vì chấn thương
trên toàn thế giới, gánh nặng hậu quả của chấn
thương chiếm 12% trong tổng số chi phí của
nghành y tế và khoảng 4% tổng thu nhập quốc
dân ở Mỹ(3). Ước tính đến năm 2020, cứ 10 người
chết thì có một người do chấn thương, chi phí
cho chăm sóc chấn thương trên toàn cầu khoảng
500 triệu Đô la Mỹ mỗi năm(3). Ở Việt Nam, chỉ
riêng chấn thương do tai nạn giao thông, theo
thống kê của Ban an toàn giao thông quốc gia,
mỗi năm có khoảng 13 ngàn người chết và 46
ngàn người bị thương do tai nạn giao thông, chi
phí y tế và hậu quả để lại cho nạn nhân gia đình
và xã hội rất nặng nề(10). Việc cấp cứu trước bệnh
viện và hồi sức tích cực bệnh nhân chấn thương
tại các khoa cấp cứu ở các tuyến có ý nghĩa sống
còn trong việc cứu chữa bệnh nhân chấn thương
nhất là trong những giờ đầu(8). Việc hồi sức tích
cực trong những giờ đầu tạo điều kiện cho việc
điều trị triệt để tổn thương, cải thiện tỉ lệ sống
còn cũng như biến chứng rối loạn chức năng đa
cơ quan trong thời gian hồi sức. Tỉ lệ tử vong
chung trong chấn thương khoảng 3% trong đó,
tử vong trong các trường hợp nặng, đa thương,
sốc chấn thương có khi lên đến 54%(4). Do đó
việc tìm hiều đặc điểm dịch tễ, cơ chế chấn
thương, tổn thương thường gặp trong các
trường hợp chấn thương nặng giúp phòng ngừa
chấn thương, phát hiện sớm tổn thương, điều trị
tích cực cũng như chuyển viện hợp ly góp phần
cứu sống bệnh nhân(5).
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả đặc điểm dịch tễ học, tổn thương của
những bệnh nhân tử vong tại khoa cấp cứu do
chấn thương
Mục tiêu chuyên biệt
‐ Mô tả đặc điểm dịch tễ học, nguyên nhân,
thời điểm bị chấn thương, cơ chế chấn thương
của bệnh nhân tử vong tại khoa cấp cứu do chấn
thương
‐ Mô tả đặc điểm tổn thương của các bệnh
nhân chấn thương tử vong tại khoa cấp cứu
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
‐ Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả
hàng loạt ca
‐ Đối tượng: Bệnh nhân bị chấn thương tử
vong tại khoa cấp cứu Bệnh viện chợ Rẫy trong
thời gian nghiên cứu
‐ Thời gian: Từ 1/12/2012‐31/5/2013
‐ Quy trình nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân
bị chấn thương vào khoa cấp cứu sẽ được phân
loại theo nguyên tắc ưu tiên. Các bệnh nhân
nặng, cần hồi sức tích cực sẽ được tập trung
trong khu vực hồi sức của khoa cấp cứu. Bệnh
nhân sẽ được tiến hành hồi sức theo nguyên tắc
A,B,C,D,E,F,G,H và theo hướng dẫn cấp cứu
chấn thương của bệnh viện Chợ Rẫy(8). Những
bệnh nhân thất bại trong hồi sức, tử vong tại
khoa cấp cứu sẽ được đưa vào nghiên cứu dựa
vào hồ sơ lưu trữ.
‐ Số liệu thu thập về tuổi, giới, nghề nghiệp,
cơ chế chấn thương, thời gian từ lúc chấn
thương đến khi vào cấp cứu, thời điểm chấn
thương, tình trạng bệnh nhân khi vào cấp cứu,
cơ quan tổn thương, chỉ số ISS, một số kết quả
cận lâm sàng sẽ được thu thập và xử lý bằng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 481
phần mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Trong 6 tháng nghiên cứu từ 1/12/2012 đến
31/5/2013 có 47.805 bệnh nhân vào khoa cấp cứu
Bệnh viện Chợ Rẫy trong đó có 676 bệnh nhân
tử vong và tử vong tại cấp cứu do chấn thương
là 86 không kể 25 trường hợp chấn thương tử
vong trước khi vào khoa cấp cứu. Đặc điểm của
86 trường hợp được ghi nhận như sau:
Đặc điểm dịch tễ học của nhóm nghiên cứu
Tuổi trung bình là 36,5 trong đó, nhỏ nhất là
1 tuổi, lớn nhất là 82 tuổi, độ tuổi thường gặp
nhất là 17‐ 60 chiếm 91% trong tổng số bệnh
nhân nghiên cứu.
9
56
31
15
0
10
20
30
40
50
60
60
Series1
Biểu đồ 1: Phân bố theo lứa tuổi
Giới
Nam chiếm 66, nữ 20, tỉ lệ nam/ nữ là 3,3.
Nghề nghiệp
Nông dân và công nhân chiếm 50% trong
tổng số bệnh nhân.
Bảng 1: Phân bố nghề nghiệp
Nghề Số lượng Tỉ lệ %
Nông 37 43
Công nhân 13 15,1
Học sinh, trẻ em 8 9,3
Kỹ sư, Sinh viên 3 3,5
Khác 25 29,1
Tổng 86 100
Nguyên nhân chấn thương
Tai nạn giao thông chiếm 91,9 % mà nguyên
nhân do đi xe gắn máy chiếm 70/86 (81,4 %).
Thời gian từ lúc bị tai nạn cho đến khi vào
cấp cứu sớm nhất là 15 phút, trung bình là 3
giờ, lâu nhất là 20 giờ (ghi nhận được trên 48
bệnh nhân, số còn lại không nhớ rõ thời điểm
bị tai nạn).
Bảng 2: Nguyên nhân tai nạn
Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ %
Tai nạn giao thông 79 91,9
Tai nạn lao động 1 1,1
Tai nạn sinh hoạt 2 2,3
Đả thương 1 2,7
Không rõ 3 11,1
Tổng 86 100
Thời điểm bị tai nạn: 51 % bệnh nhân bị chấn
thương ở thời điểm 16‐24 giờ.
Tỉ lệ có cấp cứu ở tuyến trước là 63 (chiếm
73,2 %) vào cấp cứu trong tình trạng choáng 54
và 16 trường hợp huyết áp ổn định.
Bảng 3: Tình trạng bệnh nhân khi vào cấp cứu
Tình trạng Số lượng Tỉ lệ %
Sốc 54 85,7
Ổn định 9 24,3
Tổng 63 100
Đặc điểm tổn thương
‐ Điểm GCS ở những bệnh nhân tử vong tại
cấp cứu: phần lớn bệnh nhân vào viện trong tình
trạng mê sâu, điểm Glasgow thấp.
Bảng 4: Điểm Glasgow coma score khi vào cáp cứu
GCS Số lượng Tỉ lệ
3-8 83 96,5
9-12 2 3.5
13-15 1 1
Tổng 86 100
Cơ quan tổn thương: Sọ não và các cơ quan
kèm theo với chấn thương sọ não như cột sống,
ngực, vết thương tim, bụng, khung chậu, tứ chi
hoặc đa chấn thương
Bảng 5: Tổn thương đi kèm với chấn thương sọ não
Cơ quan Số lượng
Tứ chi 29
Ngực 11
Bụng 11
Khung chậu 2
Cột sống cổ 1
Đa thương 29
Chỉ số ISS trung bình trên 86 bệnh nhân là
38,67, phân bố như sau:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Chuyên Đề Ngoại Khoa 482
Bảng 6: Chỉ số điểm ISS
Điểm ISS Số lượng Tỉ lệ
9-16 0 0
16-24 3 3,5
25-40 51 59,3
> 40 32 37,2
Tổng 86 100
Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ở khoảng
gần 40 điểm 96,5 % tức khả năng không thể sống
sót cho dù được hồi sức như thế nào.
BÀN LUẬN
Chấn thương thường xảy ra ở người trẻ và
nam giới chiếm tỉ lệ lớn vì phần lớn các trường
hợp tử vong do chấn thương là do tai nạn giao
thông. Cho dù từ tháng 12 năm 2007, quy định
đội nón bảo hiểm đối với các trường hợp đi xe
mô tô, gắn máy được thực hiện tại Việt Nam
nhưng chấn thương sọ não do tai nạn giao thông
vẫn là nguyên nhân hàng đầu (chiếm 99,1%)
trong các trường hợp tử vong do chấn thương,
tiếp theo tổn thương các chi và ngực bụng. Phần
lớn các nạn nhân ở tuổi lao động chiếm 87%
trong nhóm nghiên cứu. Trong tổng số nạn
nhân, phần lớn là nam giới, gấp 3,3 so với nữ vì
nam giới vẫn là đối tượng tham gia nhiều hơn
các hoạt động bên ngoài, mặt khác phần lớn
nguyên nhân tử vong ở đây là do tai nạn giao
thông khi đi xe gắn máy (81,4%) có lẽ liên quan
đến vấn đề an toàn giao thông khi điều khiển xe
gắn máy hoặc liên quan đền tình trạng sử dụng
rượu bia. Phần lớn những nạn nhân tử vong do
chấn thương ở lứa tuổi lao động (81%), đây là
nhóm đối tượng có nhiều cống hiến cho xã hội
vì vậy họ mất đi để lại nhiều mất mát cho xã hội,
gia đình và người thân, để lại những hậu quả
nặng nề cho gia đình, tổ chức và xã hội. Chính vì
lẽ đó, trong chương trình giáo dục an toàn giao
thông, chúng ta nên tập trung vào đối tượng
này. Về số liệu, nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương tự như tác giả Lê Hữu Quy năm 2012 cho
thấy những nạn nhân chấn thương ở lứa tuổi lao
động từ 19‐59 chiếm 74,8% và tỉ lệ nam/ nữ cũng
ở tỉ lệ 2,5 lần và tai nạn phổ biến vẫn là tai nạn
giao thông chiếm 91,9% chủ yếu vẫn là xe máy
(68,6%). Những số liệu này không có sự khác
biệt có nghĩa thống kê so với báo cáo của tác giả
Lê Hữu Quý thực hiện ở Bắc Ninh năm 2012(6).
Phần lớn các bệnh nhân chấn thương đến
khoa cấp cứu trong tình trạng nặng, trong đó có
85,7% bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc
và 96,5% trong tình trạng mê sâu, Glasgow 3‐8
điểm cần phải hồi sức ngay khi vào cấp cứu.
Ngoài ra ISS rất nặng là những yếu tố tiên lượng
tử vong tại khoa cấp cứu. Nghiên cứu của
Faruquzzanan và cộng sự năm 2012 trên 27 bệnh
nhân chấn thương vào cấp cứu cần hồi sức hô
hấp tuần hoàn khẩn cấp cho thấy 100 % bệnh
nhân tử vong trong vòng 72 giờ(2). Mặc dù được
trang bị khá đầy đủ về trang thiết bị, con người,
không gian nhưng do phần lớn các trường hợp
chấn thương tử vong tại khoa cấp cứu có chỉ số
ISS cận kề 40 là mức độ tổn thương rất nghiêm
trọng và khả năng cứu sống là rất ít. Trong số 86
bệnh nhân trên chỉ có 3 bệnh nhân vào viện
trong tình trạng tri giác GCS 9‐13 điểm và có
huyết động ổn định nhưng sau đó diễn tiến
nhanh và tử vong tại cấp cứu do tình trạng chảy
máu nội sọ (máu tụ dưới màng cứng lượng
nhiều) gây tụt não không kịp phẫu thuật, đây là
một khó khăn trong tiên lượng ở những bệnh
nhân chấn thương sọ não(1). Do tình trạng quá tải
thường xuyên của khu vực hồi sức, việc theo dõi
diễn tiến các bệnh nhân chấn thương nặng còn
khó khăn nên vẫn còn một số lượng rất ít bệnh
nhân lẽ ra cần được hồi sức sớm hơn.
Thời điểm xảy ra tai nạn chủ yếu là chiều và
đêm, tập trung ở những người làm nông và
công nhân chiếm 58,1 % trường hợp có lẽ đây là
thời điểm tham gia các hoạt động xã hội và có lẽ
liên quan đến vấn đề sử dụng bia rượu, ý thức
của người tham gia giao thông. Chính vì lẽ đó,
việc giáo dục ý thức cho người tham gia giao
thông cần tập trung ở nhóm đối tượng này.
Tổn thương chính gây tử vong trong giai
đoạn cấp cứu là chảy máu nội sọ và sốc mất
máu không hồi phục(3). Vì vậy, việc giáo dục ý
thức cho người tham gia giao thông đội nón bảo
hiểm đúng quy cách, đúng chất lượng để phòng
ngừa tổn thương vùng đầu khi không may bị tai
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chấn Thương Chỉnh Hình 483
nạn là hết sức cần thiết và hiệu quả. Nguyên
nhân thứ hai thương gặp tử vong tại thương
điểm cấp cứu do chấn thương là sốc mất máu
không hồi phục. Để phát hiện và điều trị kịp
thời bệnh cảnh này cần phát hiệm sớm tình
trạng mất máu dựa vào cơ chế bệnh sinh, tình
trạng lâm sàng và một số kết quả cận lâm sàng
cấp cứu. Hơn nữa, cần ước lượng số lượng máu
mất ngay khi vào cấp cứu và thực hiện nhanh kỹ
thuật siêu âm cấp cứu để tìm dịch tự do trong ổ
bụng, màng phổi, màng ngoài tim là việc cần
làm ngay ở bệnh nhân chấn thương vào cấp cứu
trong tình trạng sốc(7). Một nguyên lý rất cơ bản
trong hồi sức sốc chấn thương là chấm dứt sự
chảy máu. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi việc
thực hiện thủ thuật, phẫu thuật chấm dứt sự
chảy máu thì vấn đề hồi sức bằng dịch truyền để
bồi hoàn thể tích tuần hoàn, bảo đảm tưới máu
mô cải thiện tỉ lệ sống còn cũng như nguy cơ rối
loạn chức năng đa cơ quan về sau(1).
KẾT LUẬN
Bệnh nhận tử vong do chấn thương tại khoa
cấp cứu chủ yếu là nam gấp 3,3 lần so với nữ,
tuổi trung bình là 36,5, tập trung chủ yếu ở lứa
tuổi lao động 17‐60 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu
là do tại nạn giao thông chiếm 91,9 % trong đó
đi xe gắn máy chiếm 81,4 %, thời điểm bị tai nạn
chủ yếu vào khoảng 16‐ 24 giờ, bệnh nhân chủ
yếu là nông dân và công nhân chiếm 58,1%. Tổn
thương chủ yếu gây tử vong trong giai đoạn cấp
cứu là do chấn thương sọ não. Phần lớn bệnh
nhân vào cấp cứu trong tình trạng sốc nặng, tri
giác mê sâu và chỉ số chấn thương ISS rất nặng
nên khả năng tử vong là không tránh khỏi.
KIẾN NGHỊ
‐ Cần nâng cao y thức tham gia giao thông
của người dân, đặc biệt tập trung giáo dục về
thức tham gia giao thông cho đối tượng là nam
ở lứa tuổi từ 17‐60 để hạn chế tai nạn giao thông.
‐ Xây dụng hệ thống cấp cứu chấn thương
trước bệnh viện để cấp cứu kịp thời các trường
hợp tai nạn giao thông đồng thời xây dựng hệ
thống hồi sức cấp cứu chấn thương ở các tuyến
y tế nhằm tranh thủ thời gian vàng trong cấp
cứu chấn thương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dematriades D (2009), ʺAssessment and management of
traumaʺ. 5th ed, www.surgery.usc.edu/divisions/trauma.
2. Faruquzzanan MS, Rahman MM (2012), ʺCPR on admission
in severe injured patients‐ Is it a prognostic factor for
evaluation of trauma patients ʺ. Surgery curr Res 2(4).
3. Fildes J (2008), ʺAdvanced Trauma Life Support ʺ. American
College of surgeons committee on trauma Eight edition.
4. Joosse P, Smit G, Arendshorst RJ, Soedarmo S, Ponsen KJ,
Goslings JC (2009), ʺOutcome and Prognostic Factors of
Traumatic Brain Injury in a Jakarta University Hospital; a
Prospective Evaluation of 49 Patientsʺ Journal of Clinical
Neuroscience, 16(7), 925‐928.
5. Katusin M L, Belavic M (2010), ʺResuscitation of a
polytraumatized patient with large volume crystalloid
infusions ‐ correlation bettwen global and regional
hemodynamics: Case report ʺ. Acta Clin Croat 49, 335‐341.
6. Lê Hữu Quý (2012), ʺNghiên cứu giá trị của bảng điểm RTS,
ISS, TRISS để đánh giá độ nặng và tiên lượng tử vong ở bệnh
nhân chấn thương ở bệnh viện tuyến tỉnh ʺ. Luận án tiến sĩ y
học chuyên ngành Hồi sức‐Cấp cứu và chống độc ‐Viện nghiên cứu
y học lâm sàng 108.
7. Mesquida J, Borratb X, Lorentec JA (2011), ʺObjectives of
hemodynamic resuscitation1ʺ. Med Intensiva., 35, 499‐508.
8. Midwinter M J, Woolley T (2011), ʺResuscitation and
coagulation in the severely injuried trauma patientʺ. Biological
sciences 366(0220), 192‐203.
9. Nguyễn Trường Sơn (2013), ʺCấp cứu nội khoa ʺ. Nhà xuất bản
y học 1, 1‐4.
10. Nguyễn Xuân Phúc (2013), ʺTình hình tai nạn giao thông 5
tháng đầu năm 2013 ʺ. Ban an toàn giao thông Quốc gia.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 479_3414.pdf