Trong quá trình phát triển, xuất hiện 4 loại giới tính:
Giới tính di truyền: do sự có mặt của NST giới tính quyết định.
Giới tính nguyên thuỷ: do sự có mặt của tuyến sinh dục quyết định.
Giới tính nguyên phát: do sự có mặt của đường sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài quyết định.
Giới tính thứ phát: xuất hiện sau tuổi dậy thì.
33 trang |
Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 3419 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Phôi thai học hệ sinh dục - Nguyễn Thị Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÔI THAI HỌC HỆ SINH DỤC PGS.TS Nguyễn Thị Bình Mục tiêu: Xác định được nguồn gốc và mối liên quan về nguồn gốc của cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ. Mô tả được sự phát triển của các cơ quan sinh dục nam và nữ ở đời sống trong bụng mẹ. Xác định được những yếu tố gây ra sự biệt hoá các cơ quan sinh dục nam và nữ. Giải thích được những phát triển bất thường về hình thái và về giới tính của các cơ quan sinh dục nam và nữ HỆ SINH DỤC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH DỤC Gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn trung tính. Giai đoạn có giới tính. Mỗi giai đoạn : Sự tạo tuyến sinh dục. Sự hình thành đường sinh dục Sự tạo thành cơ quan sinh dục ngoài. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ SINH DỤC Trong quá trình phát triển, xuất hiện 4 loại giới tính: Giới tính di truyền: do sự có mặt của NST giới tính quyết định. Giới tính nguyên thuỷ: do sự có mặt của tuyến sinh dục quyết định. Giới tính nguyên phát: do sự có mặt của đường sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài quyết định. Giới tính thứ phát : xuất hiện sau tuổi dậy thì. 1. Giai đoạn trung tính.( tuần thứ 3 -> 6)1.1. Sự tạo tuyến sinh dục trung tính Cuối tuần thứ 3, Tb SD nguyên thuỷ xuất hiện ở thành túi noãn hoàng gần niệu nang. Tế bào SDNT có nhiều Glycogen và giọt mỡ siêu vi trong bào tương. Tế bào SDNT di cư theo mạc treo ruột lưng đến mầm tuyến SD. Mầm tuyến SD nằm phía trước trung thận. Dây SD nguyên phát Mạc treo ruột lưng Tế bào SDNT tác động cảm vào các Tb trung mô của trung bì trung gian -> các tế bào này tăng sinh bao lấy các tế bào SDNT-> tạo ra dây sinh dục nguyên phát. Dây sinh dục nguyên phát dài ra. Xen giữa các dây SDNP là các tế bào trung mô đứng thưa thớt. Những dây SDNP + Biểu mô phủ -> tuyến sinh dục trung tính ( tuần thứ 6) Trung thận Trung thận và tuyến SD trung tính ( mào niệu –SD) treo vào thành lưng bởi mạc treo niệu - SD. Tuyến SD phát triển-> treo vào trung thận bởi mạc treo SD. Trung thận treo vào thành lưng bởi mạc treo trung thận. Mạc treo trung thận đầu trên tạo dây chằng hoành, đầu dưới tạo dây chằng bẹn. Trung thận thoái hoá -> tuyến SD trung tính treo vào thành lưng. Dây chằng bẹn Phôi 6 tuần 1.2. Sự hình thành đường sinh dục trung tính ( tuần thứ 6 – 7) Dây nối niệu sinh dục. Ống trung thận ngang. Ống trung thận dọc. Ống cận trung thận. Xoang niệu sinh dục 1.3. Sự hình thành cơ quan sinh dục ngoài trung tính ( Tuần thứ 5 – 8) Trong tuần thứ 5, xuất hiên: Hai nếp ổ nhớp Củ ổ nhớp Hai gờ ổ nhớp Ổ nhớp bị ngăn thành xoang niệu SD và ống hậu môn TT. Màng nhớp chia thành màng niệu SD và màng hậu môn. Nếp ổ nhớp chia thành nếp niệu SD và nếp hậu môn Gờ ổ nhớp phát triển trùm lên gốc củ ổ nhớp -> gờ SD. Củ ổ nhớp dài ra -> củ SD. 2. Giai đoạn có giới tính2.1. Sự biệt hoá thành cơ quan sinh dục nam. 2.1.1. Sự hình thành tinh hoàn ( tuần thứ 7). Dây SD tuỷ dài ra -> dây tinh hoàn. Dây tinh hoàn tách rời khỏi biểu mô phủ tuyến SD. Trung mô tạo màng trắng. Biểu mô phủ tinh hoàn thoái hoá. Vách xơ chia tinh hoàn thành các tiểu thuỳ. Thuỷ bào có cuống Ống trung thận dọc Ống mào tinh Ống ra Lưới tinh Ống thẳng Ống tinh Dây niệu SD Màng trắng ỐNg sinh tinh Dây chằng bẹn Dây tinh hoàn phân thành 3- 4 ống sinh tinh. Một số tế bào SDNT thoái hoá. Những tế bào còn lại biệt hoá thành tinh nguyên bào. Những tế bào trung mô trong dây SDNP biệt hoá thành tế bào Sectoli. Ống sinh tinh chưa có lòng, không có sự biệt hoá của tế bào dòng tinh. Tuyến kẽ hình thành từ trung mô xen giữa các dây SDNP. Tế bào Sectoli Tinh nguyên bào Sự phát triển của tinh hoàn Sự phát triển của buồng trứng 2.1.2. Sự hình thành đường dẫn tinh * Dây nối niệu SD -> ống thẳng và lưới tinh; * Ống trung thận ngang: Phía trên tinh hoàn thoái hoá hoặc để lại di tích ( tiểu quản lạc chỗ). Ngang tinh hoàn -> 10-12 đôi ống ra. Phía dưới tinh hoàn : thoái hoá -> paradidymis * Ống trung thận dọc: Phía trên tinh hoàn: thoái hoá ( túi thưad tinh hoàn). Ngang tinh hoàn-> ống mào tinh. Phía dưới tinh hoàn-> ống dẫn tinh. * Ống trung thận ngang: thoái hoá, còn túi bầu dục. * Xoang niệu SD: không tham gia 2.1.3. Sự hình thành dương vật Củ SD dài ra, kéo theo 2 nếp SD dài ra phía trước. Mặt dưới củ SD xuất hiện rãnh niệu SD Rãnh niệu SD được phủ bởi lá niệu SD( Có nguồn gốc là nội bì ). Xoang niệu SD tạo thành khe niệu SD Hai bờ khe và rãnh khép lại -> niệu đạo dương vật Hai nếp SD, hai mép củ SD sát nhập -> thân dương vật Đoạn đầu của củ SD biệt hoá thành quy đầu. Trung mô mặt lưng chia ngoại bì quy đầu thành 2 lá: lá quy đầu và lá ngoại bì của bao quy đầu. Nếp quy đầu xen giữa 2 lá. Nếp quy đầu phát triển sang hai bên và xuống dưới, sát nhập tạo ra cái hãm của bao quy đầu. Lá quy đầu bị xẻ thành 2 lớp biểu mô từ trước ra sau . Ngoại bì tăng sinh tạo mào biểu mô của quy đầu. Mào biểu mô tạo niệu đạo quy đầu. Thể hang và thể xốp do trung ôm củ SD tạo thành. Hai gờ môi bìu sát nhập tạo ra bìu. Sự hình thành dương vật 2.1.4. Sự di cư của tinh hoàn. Tháng thứ 5 , tinh hoàn nằm gần bẹn. Khoang màng bụng tạo ống màng bụng màng tinh, kéotinh hoàn theo. Tháng thứ 6 nằm ở lỗ bẹn sâu. Tháng thứ 7 đi qua ống bẹn. Cuối tháng thứ 8 về đến bìu. Phía đầu của ống âm đạo và ống bẹn bị bịt kín. 2.1.5.Sự phát triển bất thường. *Dị tật bẩm sinh của tinh hoàn Tinh hoàn lạc chỗ Thoát vị bẹn bẩm sinh Thiếu tinh hoàn Thừa tinh hoàn Dính tinh hoàn *Dị tật bẩm sinh của đường SD trong và cơ quan SD ngoài Ống dẫn tinh mở vào niệu quản Thiếu túi tinh, túi tinh nằm ở vị trí bất thường Thiếu ống phóng tinh Lỗ đái dưới (tỉ lệ 1/300) Lỗ đái trên ( tỉ lệ 1/30.000) Tịt niệu đạo Dương vật kép, dương vật nhỏ Hẹp bao quy đầu Thoát vị bẹn Tật lỗ đái dưới ( tỉ lệ 1/300) 2.2. Sự biệt hoá thành cơ quan sinh dục nữ 2.2.1.Sự hình thành buồng trứng( tuần thứ 8) Dây SD tuỷ thoái hoá Dây SD thứ phát( dây SD vỏ)hình thành. Dây SD vỏ tách khỏi biểu mô phủ tuyến SD. Trung mô tạo màng trắng. Biểu mô phủ buồng trứng tồn tại. Vòi trứng Trung thận Ống trung thận dọc Reteovari Ống cận trung thận Dây SD tuỷ thoái hoá Dây SD vỏ Biểu mô phủ buồng trứng Dây niệu SD Dây chằng bẹn BM phủ BT Noãn bào 1 Dây SD vỏ đứt thành từng đoạn.Mỗi đoạn gồm 1 tế bào SDNTvà các TB trung mô. Tế bào SDNT biệt hoá thành noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phân chia , biệt hoá thành noãn bào 1. Noãn bào 1 phân chia và dừng ở cuối kỳ đầu. TB trung mô biệt hoá thành TB nang. Tháng thứ 4 nang trứng nguyên thuỷ hình thành. Khi ra đời có 700.000- 2 triệu nang trứng nguyên thuỷ. 2.2.2. Sự hình thành vòi trứng, tử cung, âm đạo. Dây nối niệu SD: thoái hoá hoặc để lại di tích là reteovari. Ống trung thận dọc và trung thận ngang: + Phía trên buồng trứng: thoái hoá hoặc để lại di tích là thuỷ bào có cuống. + Nằm ngang buồng trứng -> epoophoron. + Nằm ngay dưới buồng trứng -> paraphoron. + Đoạn cuối của ống trung thận dọc -> u nang. - Ống cận trung thận -> vòi trứng, tử cung, 1/3 âm đạo Sự tạo thành âm đạo: Củ Muler kích thích thành sau xoang niệu SD tăng sinh - > lá biểu mô âm đạo ( 1/3 trên có nguồn gốc từ củ Muler, 2/3 dưới có nguồn gốc từ thành xoang niệu SD). Lá biểu mô tạo thành âm đạo . Tạo màng trinh Tạo tiền đình âm hộ 2.2.3. Sự hình thành âm hộ Củ SD -> âm vật Nếp SD -> môi nhỏ Gờ môi bìu -> môi lớn 2.2.4. Phát triển bất thường Dị tật bẩm sinh của buồng trứng: - Buồng trứng lạc chỗ - Thiếu buồng trứng - Thừa buồng trứng - Dính buồng trứng Dị tật của vòi trứng: - Thiếu vòi trứng - Tịt vòi trứng Dị tật của âm đạo: Bất sản âm đạo, hẹp âm đạo, tịt âm đạo, u nang. Dị tật của cơ quan sinh dục ngoài: - Hẹp âm hộ - Màng trinh dày, màng trinh không có lỗ thủng. - Trực tràng mở vào âm đạo - Thoát vị bẹn bẩm sinh - Dị tật của tử cung Vòi trứng Buồng trứng Thân tử cung Cổ tử cung Lỗ ngoài Âm đạo PHÔI THAI HỆ SINH DỤC 3. Sự biệt hoá của các cơ quan sinh dục theo giới tính Nhiễm sắc thể Y quyết định giới tính + Có nhiễm sắc thể Y -> nam giới + Không có NST Y -> nữ giới Yếu tố quyết định sự phát triển của tinh hoàn TDF( Testis determining factor) + Có TDF trên NST: tuyến sinh dục trung tính phát triển thành tinh hoàn. + Không có TDF: tuyến sinh dục trung tính phát triển thành buồng trứng. TDF nằm ở đoạn xa ngành ngắn NST Y + Gen ZFY( ZFX)( zinc finger code Y ) : liên quan đến sự có mặt của tế bào SDNT ở mầm tuyến SD. + Gen SRY( Sex determining region of the Y chromosome): gen của vùng quyết định giới tính trên NST Y * Ở giai đoạn sớm, có SRY: phôi -> con trai * Ở giai đoạn sớm, không có SRY: phôi -> con gái Những yếu tố quyết định sự biệt hóa của cơ quan sinh dục trung tính Ở phôi có giới tính di truyền nam: SRY(+) TDF Tế bào Sectoli, tiết AMH( Anti Mulerian Hormone) Tế bào Leydig Ống cận trung thận thoái hoá 5alpha redutase Testosteron Dihydrotestosteron Dây nối niệu SD, ống trung thận ngang và dọc biệt hoá và phát triển thành đường dẫn tinh. - Khi dậy thì: lòng ống sinh tinh xuất hiện, giới tính thứ phát phát triển Củ SD, nếp SD, gờ SD phát triển thành dương vật Các tuyến phụ thuộc phát triển Ở phôi có giới tính di truyền là nữ: - Không có tế bào Sectoli -> không có AMH -> ống cận trung thận phát triển thành vòi trứng , tử cung và 1/3 âm đạo. - Không có tế bào Leydig -> không có testosteron -> ống trung thận dọc vá trung thận ngang thoái hoá tiêu đi. - Không có dihydrotestosteron -> củ SD, nếp SD, gờ SD kém phát triển. Phát triển giới tính bất thường - Giảm sản buồng trứng : + Thấy trong hội chứng Turner ( 45,X ). + Tế bào SDNT có di cư đến mầm tuyến SD + Có nang trứng nguyên thuỷ nhưng thoái hoá dần. + Cơ quan SD ngoài nhi tính. Loạn sản tuyến SD đơn giản: + Kiểu nhân 46,XX hoặc 46,XY + Tuyến SD trung tính không biệt hoá. + Cơ quan SD ngoài nhi tính. Tinh hoàn nữ hoá: + Kiểu nhân 46, XY + Có tinh hoàn và thường lạc chỗ. + không có tử cung , âm đạo. + Cơ quan SD ngoài giống của nữ. Phát triển giới tính bất thường Giảm năng tuyến SD: + Giảm năng tuyến SD nguyên phát: vùng dưới đồi và tuyến yên tiết hormon bình thường , nhưng tuyến SD không đáp ứng tốt.Thường gặp trong hội chứng Klinefelter và hội chứng Turner. + Giảm năng tuyến SD thứ phát: do thiểu năng vùng dưới đồi hoặc thuỳ trước tuyến yên. Lưỡng tính: + Lưỡng tính giả: * Lưỡng tính giả nam: - Lưỡng tính giả nam do thiếu 5 alpha reductase - Lưỡng tính giả nam do thiếu testosteron. * Lưỡng tính giả nữ + Lưỡng tính thật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PT he SD.ppt